K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 2 2016

a. Công cuộc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước dưới triều Nguyễn

* Chính trị:

Sau khi đánh bại Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long, quyết định xây dựng chế dộ quân chủ chuyên chế, trong đó vua là người đứng đầu và quyết định mọi việc hệ trọng của đất nước.

- Trung ương:

+ Thời Gia Long: xây dựng theo mô hình thời Lê sơ

+ Thời Minh Mạng: tổ chức bộ máy chặt chẽ hơn, thêm một số cơ quan: Đô sát viện, Cơ mật viện, Nội các…

- Địa phương:

+ Gia Long: Chia cả nước làm 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và các Trực dinh. Tuy nhiên, triều đình chỉ cai quản từ Thanh Hòa đến Bình Thuận. Còn Bắc thành (11 trấn Dafdngf Ngoài) và Gia Định thành (5 trấn ở vùng Gia Định – Nam Bộ ngày nay) do Tống trấn đứng đầu quyết định, báo lại trung ương những việc quan trọng.

+ Minh Mạng: bãi bỏ Bắc Thành, Gia Định thành và các Trực dinh, chia cả nước làm 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên, mỗi tỉnh đều có Tổng đốc và Tuần phủ cai quản, cùng hai ti Bố chính và Án sát, dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng và xã, thôn.

- Để bảo vệ quyền uy tuyệt đối của Hoàng Đế, triều Nguyễn  không đặt chức Tể tướng, không lấy Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu và không phong tước Vương cho người ngoài họ

* Luật pháp

Năm 1815, Gia Long ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long), gồm 398 điều, 7 chương. Nội dung: chủ yếu đề cao uy quyền của Hoàng đế và đề ra những hình phạt để trừng trị ai phạm tội.

* Quân đội

Xây dựng một đội quân thường trực mạnh với trên 20 vạn quân, chia làm 4 binh chủng (bộ binh, thủy binh và tượng binh)

* Chính sách ngoại giao

- Đối với Trung Quốc: thần phục tuyệt đối

- Đối với Lào, Cao Miên: bắt họ thần phục, có lúc thiết lập chế độ bảo hộ ở Cao Miên.

- Đối với Phương Tây: đóng cửa, không đặt quan hệ, thi hành chính sách đàn áp Thiên chúa giáo.

b. Đánh giá

- Đấy là cuộc cải cách được đánh giá cao

- Cuộc cải cách đã thống nhất đơn vị hành chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh, huyện sau này.

2 tháng 3 2016

a. Cơ cấu tổ chức của Vương triều Nguyễn

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Gia Long lập nên Vương triều Nguyễn.

- Vua Gia Long thiết lập một hệ thướng chính quyền cai trị từ trung ương đến địa phương trên một lãnh thổ rộng lớn. Gia Long xây dựng một thể chế quân chủ quan liêu chuyên chế, vua là người đứng đầu và toàn quyền quyết định mọi công việc hệ trọng của đất nước. Dưới vua có sáu bộ, đứng đầu là Thương thư. Dưới bộ có các ti chuyên trách.

- Đến thời Minh Mạng, tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện chặt chẽ hơn. Ngoài sáu bộ còn có các việc và các cơ quan chuyên trách như Đô sát viện, Nội các, Cơ mật viện…

- Kinh đô thời Nguyễn là Phú Xuân (Huế). Thời Gia Long, ông chia nước làm ba vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành do Tổng trấn thay mặt vua quyết định mọi việc và các Trực doanh do triều đình trực tiếp cai quản. Các trấn, dinh vẫn như cũ.

- Năm 1831-1832, vua Minh Mạng bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành , cả nước chia thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là Tổng đốc Tuần phủ. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng và xã, thôn.

- Nhà Nguyễn coi trọng luật pháp. Năm 1815, bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) được ban hành.

- Nhà Nguyễn chủ trương xây dựng một đội quân thường trực mạnh với khoảng trên 20 vạn, chia làm 4 binh chủng.

b. Ý nghĩa cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng.

- Sự phân chia đơn vị hành chính thành các tỉnh của vua Minh Mạng được dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp về mặt địa lí, dân cư, phong tục tập quán từng địa phương phù hợp với phạm vi một tỉnh.

- Là cơ sở để phân chia đơn vị hành chính ngày nay. Vì vậy, cải cách của vua Minh Mạng được đánh giá cao, rất có ý nghĩa.

2 tháng 3 2016

Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông:

*Nội dung

- Vào những năm 60 của thế kỉ XV, thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn, toàn diện.

- Trung ương: bỏ chức Tể tướng, Đại hành khiển. Vua trực tiếp quyết định mọi việc. Bên dưới là 6 bộ do Thượng thư đứng đầu. Cơ quan Ngự sử đài, Hàn lâm việc được duy trì với quyền hành cao hơn trước.

- Địa phương: cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti trông coi các mặt dân sự, quân sự, an ninh. Dưới là các phủ, huyện, châu, xã như cũ. Người đứng đầu xã là xã trưởng, do dân bầu.

- Năm 1483, một bộ luật mới được ban hành với tên gọi Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) gồm 722 điều 16 chương được coi là bộ luật tiêu biểu nhất thời phong kiến, có tính đức trị và nhân văn sâu sắc đánh dấu trình độ phát triển cao về ý thức pháp lí của dân tộc Việt.

- Quân đội được tổ chức quy củ, chặt chẽ, theo chế độ ngụ  binh ư nông.

- Chính sách đối nội và đối ngoại: đoàn kết dân tộc,… quan hệ láng giềng êm đẹp…

*Nhận xét

- Cải cách hành chính lớn của vua Lê Thánh Tông đưa đất nước phát triển lên tầm cao mới.

- Cuộc cải cách mang tính toàn diện, sâu sắc đó được tiến hành từ trung ương đến địa phương đảm bảo sự thống nhất trong chính quyền, có ý nghĩa nâng cao quyền lực của nhà nước phong kiến Đại Việt, nhất là quyền lực tập trung vào tay nhà vua. Điều đó chứng tỏ bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế nhà Lê sơ đạt đến đỉnh cao.

- Tổ chức nhà nước ngày càng chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn tạo điều kiện ổn định về chính trị và phát triển kinh tế, văn hóa.

- Tuy nhiên, trong hoàn cảnh xã hội phong kiến, sự tập trung quyền lực trên kéo theo tình trạng tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ, nảy sinh mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt.

21 tháng 4 2021

* Nội dung cải cách hành chính của Minh Mạng:

-  Chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên.

-  Mỗi tỉnh đều có Tổng đốc, Tuần phủ cai quản cùng hai ti, hoạt động theo sự điều hành của triều đình.

- Các phủ, huyện, châu, tổng, xã vẫn giữ như cũ.

* Ý nghĩa:

- Hệ thống cơ quan hành được tổ chức chặt chẽ, gọn nhẹ chưa từng có.

- Thống nhất hệ thống đơn vị hành chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh huyện ngày nay.

-Các quan lại giám sát lẫn nhau khi thực thi công vụ, trong khi còn chịu sự kiểm tra giám sát của các khoa đạo, viện, nội các và nhà vua nên  hạn chế rất nhiều sự tham nhũng và lộng hành của quan lại.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương 



 

19 tháng 2 2016

Sự thành lập của Vương triều nhà Nguyễn:

- Lợi dụng tình hình Tây Sơn đang dồn sức giải quyết các công việc ở Bắc Hà, Nguyễn Ánh đem quân trở về đánh chiếm Gia Định, biến vùng này thành căn cứ mở các cuộc tấn công chống lại Tây Sơn. Từ Gia Định, Nguyễn Ánh tổ  chức các cuộc tập kích quân Tây Sơn. Tháng 6 – 1801, Nguyễn Ánh tấn công Phú Xuân (Huế). Ngày 21-6-1802, Nguyễn Ánh đánh chiếm Thăng Long.

- Vương triều Tây Sơn chấm dứt. Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Gia Long, lập nên vương triều Nguyễn (1802 - 1945).

* Tổ chức Vương triều:

- Chính quyền trung ương:

+ Gia Long tập trung thiết lập một hệ thống cai trị từ trung ương đến địa phương trên một lãnh thổ rộng lớn, tương đương với lãnh thổ Việt Nam hiện nay.

+ Gia Long quyết định xây dựng một chính thể quân chủ quan liêu chuyên chế, trong đó vua là người đứng đầu trong triều đình và toàn quyền quyết định mọi công việc hệ trọng của đất nước.

+ Dưới vua có 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư. Dưới bộ có các ti chuyên trách.

+ Đến thời Minh Mạng, tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện chặt chẽ hơn. Ngoài 6 bộ còn có các viện và các cơ quan chuyên trách như Đô sát viện, Nội các, Cơ mật viện…

+ Phú Xuân được chọn làm kinh đô, laftrung tâm đầu não của cả nước.

- Chính quyền địa phương:

+ Thời Gia Long, đất nước được chia thành Bắc thành và Gia Định thành do Tổng trấn thay mặt Hoàng đế quyết định mọi việc và các trực doanh do trực tiếp triều đình quản li.

+ Thời Minh Mạng, trong hai năm 1831 – 1832 lần lượt bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành cùng các chức Tổng trấn, chia lại cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa thiên, các đều do Tổng đốc hay Tuần phủ đứng đầu nhưng đều trực thuộc chính quyền trung ương. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng, xã, thôn.

+ Để bảo vệ quyền uy tuyệt đối của Hoàng đế, nhà Nguyễn không đặt chức Tể tướng, không lấy đỗ Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu và không phong tước vương cho người ngoài họ.

- Luật pháp:

Nhà Nguyễn rất coi trọng luật pháp. Năm 1815, bộ Hoàng Việt luật lệ (luật Gia Long) được chính thức ban hành.

Đây là bộ luật được soạn thảo với tinh thần đề cao quyền uy của Hoàng đế, triều đình; sử phạt rất hà khắc, nhất là những tội gây phương hại đến chính quyền.

- Quân đội:

+ Chủ trương xây dựng một đội quân thường trực mạnh, được chia làm binh chủng (bộ binh, thủy binh, pháo binh, tượng binh). Binh lính phục vụ trong quân đội được hưởng các chế độ ưu đãi.

+ Quân đội nhà Nguyễn từng bước được chính quy hóa từ tổ chức đến trang bị vũ khí và là một đội quân khá mạnh ở khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ.

* Ý nghĩa của cuộc cải cách của vua Minh Mạng  

- Thống nhất hệ thống đơn vị hánh chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh, huyện ngày nay.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương.

8 tháng 5 2019

Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý – Trần

Để học tốt Lịch Sử 10 | Giải bài tập Lịch Sử 10

Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông

Để học tốt Lịch Sử 10 | Giải bài tập Lịch Sử 10

Đánh giá cải cách hành chính của Lê Thánh Tông

- Đây là cuộc cải cách hành chính toàn diện được tiến hành từ trung ương đến địa phương

- Cải cách nhằm tăng cường quyền lực của nhà vua

- Chứng tỏ nhà nước quân chủ chuyên chế dưới thời vua Lê Thánh Tông đạt mức độ cao và hoàn thiện.

12 tháng 4 2017

Nhà nước thời Lý, Trần và thời Lê Thánh Tông:

- Đây là cuộc cải cách lớn nhằm xây dựng một bộ máy hành chính hoàn thiện, đầy đủ từ trên xuống dưới.

- Cải cách được thực hiện theo hướng tập trung toàn bộ quyền lực vào tay vua, vua trực tiếp điều hành bộ máy nhà nước. Tăng cường các cơ quan chuyên môn và sự giám sát hoạt động chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.

- Quan lại làm việc trong bộ máy hành chính chủ yếu được tuyển chọn bằng con đường thi cử.

- Cuộc cải cách đã đưa chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đến đỉnh cao.


Câu 21: Nguyên nhân cơ bản khiến nhà Lê đánh mất vai trò tích cực của mình trong tiến trình xây dựng đất nước?A.  Do vua quan ăn chơi sa đọa, nội bộ triều đình tranh giành quyền lực.B. Do Mặc Đăng Dung cướp ngôi, lập ra nhà Mạc.C. Do cuộc khởi nghĩa của nông dân chống đối nhà Lê diễn ra khắp nơi.D. Do nhà Lê thần phục nhà Minh của Trung Quốc.Câu 22: Sự thay thế từ nhà Lý sang nhà Trần và từ nhà Lê sơ sang nhà...
Đọc tiếp

Câu 21: Nguyên nhân cơ bản khiến nhà Lê đánh mất vai trò tích cực của mình trong tiến trình xây dựng đất nước?

A.  Do vua quan ăn chơi sa đọa, nội bộ triều đình tranh giành quyền lực.

B. Do Mặc Đăng Dung cướp ngôi, lập ra nhà Mạc.

C. Do cuộc khởi nghĩa của nông dân chống đối nhà Lê diễn ra khắp nơi.

D. Do nhà Lê thần phục nhà Minh của Trung Quốc.

Câu 22: Sự thay thế từ nhà Lý sang nhà Trần và từ nhà Lê sơ sang nhà Mạc có điểm gì giống nhau?

 

A. Đó là sự bất lực của triều đại trước         

B. Đó là sự thay thế tất yếu và hợp quy luật

C. Đó là sự thay thế bằng vũ lực                

D. Đều do sự tranh giành của các thế lực phong kiến.

 

Câu 23: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo" là câu nói nổi tiếng  thể hiện sự tự tôn dân tộc, ý chí quyết  tâm chống giặc giữ nước của  danh tướng nào dưới thời Trần?

 

A.Trần Thủ Độ. 

B.Trần Bình Trọng.

C. Trần Quốc Tuấn.

D. Trần Quốc Toản.

 

Câu 24: Chiến thắng có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ khởi nghĩa Lam Sơn là trận nào?

 

A. Chí Linh (1424)

B. Diễn Châu (1425)

C. Tốt Động – Chúc Động (1426).

D.  Chi Lăng – Xương Giang (1427) .

 

Câu 25: Chiến thắng mãi mãi ghi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên là

 

A. Chiến thắng Bạch Đằng năm  938.

B. Chiến thắng Như Nguyệt năm 1075.

C. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.

D. Chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang năm 1427.

 

Câu 26: “ Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu Thần trước đã ”, là câu nói của ai ?

 

A. Trần Hưng Đạo .

B. Trần Thủ Độ.

C. Trần Quốc Toản.

D. Trần Quang Khải.

 

Câu 27: Hội nghị Diên Hồng do nhà Trần tổ chức đã triệu tập những thành phần chủ yếu nào để bàn kế đánh giặc?

 

A.các vương hầu quý tộc.

B. các bậc phụ lão có uy tín.

C. đại biểu của các tầng lớp nhân dân.          

D. Nội bộ tướng lĩnh nhà Trần.

 

Câu 28: Nguyên nhân chủ yếu khiến cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ năm 1407 thất bại?

 

A. Thế giặc mạnh.                                         

B. Nhà Hồ không có tướng tài giỏi.

C.  Nhà Hồ không đoàn kết được nhân dân.

D.  Nhà Hồ không có đường lối kháng chiến đúng đắn.

 

Câu 29: Đầu thế kỉ XV, nước Đại Việt rơi vào ách đô hộ tàn bạo của quân xâm lược nào?

 

A. Nhà Thanh.

B. Nhà Minh.

C. Nhà Tống.

D. Nhà Nguyên.

 

Câu 30: Cuộc khởi nghĩa chống quân Minh do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo chính thức nổ ra vào năm nào? ở đâu?

 

A. Năm 1417, núi Lam Sơn - Thanh Hoá

B. Năm 1418, ở núi Chí Linh - Nghệ An

C. Năm 1418, ở núi Lam Sơn - Thanh Hoá

D. năm 1418, ở núi Lam Sơn - Hà Tĩnh

 

Câu 31: Khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài trong khoảng thời gian nào dưới đây?

 

A. 1418 - 1428                                               

B. 1418 - 1427

C. 1418 - 1429                                               

D. 1417  - 1428

 

Câu 32: Nguyên nhân cơ bản nào đã giúp nhà Trần đã đánh bại được hoàn toàn ba lần xâm lược của quân Mông – Nguyên hung bạo?

 

A, Nhà Trần có vũ khí tốt,                             

B, Nhà Trần có quân đội mạnh

C, Các vua Trần đã huy động được sức mạnh của toàn dân

D, Được sự giúp đỡ của các nước bên ngoài


 

1
25 tháng 3 2022

Câu 21: Nguyên nhân cơ bản khiến nhà Lê đánh mất vai trò tích cực của mình trong tiến trình xây dựng đất nước?

A.  Do vua quan ăn chơi sa đọa, nội bộ triều đình tranh giành quyền lực.

B. Do Mặc Đăng Dung cướp ngôi, lập ra nhà Mạc.

C. Do cuộc khởi nghĩa của nông dân chống đối nhà Lê diễn ra khắp nơi.

D. Do nhà Lê thần phục nhà Minh của Trung Quốc.

Câu 22: Sự thay thế từ nhà Lý sang nhà Trần và từ nhà Lê sơ sang nhà Mạc có điểm gì giống nhau?

 

A. Đó là sự bất lực của triều đại trước         

B. Đó là sự thay thế tất yếu và hợp quy luật

C. Đó là sự thay thế bằng vũ lực                

D. Đều do sự tranh giành của các thế lực phong kiến.

 

Câu 23: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo" là câu nói nổi tiếng  thể hiện sự tự tôn dân tộc, ý chí quyết  tâm chống giặc giữ nước của  danh tướng nào dưới thời Trần?

 

A.Trần Thủ Độ. 

B.Trần Bình Trọng.

C. Trần Quốc Tuấn.

D. Trần Quốc Toản.

 

Câu 24: Chiến thắng có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ khởi nghĩa Lam Sơn là trận nào?

 

A. Chí Linh (1424)

B. Diễn Châu (1425)

C. Tốt Động – Chúc Động (1426).

D.  Chi Lăng – Xương Giang (1427) .

 

Câu 25: Chiến thắng mãi mãi ghi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên là

 

A. Chiến thắng Bạch Đằng năm  938.

B. Chiến thắng Như Nguyệt năm 1075.

C. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.

D. Chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang năm 1427.

 

Câu 26: “ Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu Thần trước đã ”, là câu nói của ai ?

 

A. Trần Hưng Đạo .

B. Trần Thủ Độ.

C. Trần Quốc Toản.

D. Trần Quang Khải.

 

Câu 27: Hội nghị Diên Hồng do nhà Trần tổ chức đã triệu tập những thành phần chủ yếu nào để bàn kế đánh giặc?

 

A.các vương hầu quý tộc.

B. các bậc phụ lão có uy tín.

C. đại biểu của các tầng lớp nhân dân.          

D. Nội bộ tướng lĩnh nhà Trần.

 

Câu 28: Nguyên nhân chủ yếu khiến cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ năm 1407 thất bại?

 

A. Thế giặc mạnh.                                         

B. Nhà Hồ không có tướng tài giỏi.

C.  Nhà Hồ không đoàn kết được nhân dân.

D.  Nhà Hồ không có đường lối kháng chiến đúng đắn.

 

Câu 29: Đầu thế kỉ XV, nước Đại Việt rơi vào ách đô hộ tàn bạo của quân xâm lược nào?

 

A. Nhà Thanh.

B. Nhà Minh.

C. Nhà Tống.

D. Nhà Nguyên.

 

Câu 30: Cuộc khởi nghĩa chống quân Minh do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo chính thức nổ ra vào năm nào? ở đâu?

 

A. Năm 1417, núi Lam Sơn - Thanh Hoá

B. Năm 1418, ở núi Chí Linh - Nghệ An

C. Năm 1418, ở núi Lam Sơn - Thanh Hoá

D. năm 1418, ở núi Lam Sơn - Hà Tĩnh

 

Câu 31: Khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài trong khoảng thời gian nào dưới đây?

 

A. 1418 - 1428                                               

B. 1418 - 1427

C. 1418 - 1429                                               

D. 1417  - 1428

 

Câu 32: Nguyên nhân cơ bản nào đã giúp nhà Trần đã đánh bại được hoàn toàn ba lần xâm lược của quân Mông – Nguyên hung bạo?

 

A, Nhà Trần có vũ khí tốt,                             

B, Nhà Trần có quân đội mạnh

C, Các vua Trần đã huy động được sức mạnh của toàn dân

D, Được sự giúp đỡ của các nước bên ngoài

29 tháng 3 2019

Đây là sơ đồ bộ máy nhà nước của nước Việt Nam ở thời Lê sơ. Lê Thánh Tông là người đã tiến hành cải cách bộ máy nhà nước như trên.