K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2 2016

a) Các đặc điểm của nền KT thế giới hiện nay:

- KT thế giới chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, hay nói cách khác là chuyển từ gia tăng nguồn lực sang nâng cao hiệu quả (Ví dụ: sử dụng các nguồn nguyên – nhiên liệu, năng lượng mới, nghiên cứu phát triển các loại vật liệu mới, các kĩ thuật công nghệ cao…)

- KT thế giới phát triển gắn liền với cuộc CM KH và CN hiện đại

- KT thế giới ngày càng hướng tới nền KT tri thức

- Quá trình toàn cầu hóa KT ngày càng phát triển mạnh mẽ

- KT thế giới tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức như: sự bất ổn về tài chính, tiền tệ, khủng hoảng…

- Phát triển KT bền vững trở thành xu thế lựa chọn của nhiều quốc gia trên thế giới

b) Ảnh hưởng của tình hình đó tới VN:

- Tất yếu nước ta phải mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và khu vực trên mọi lĩnh vực; từ đó có thêm nhiều thời cơ mới, điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ phát triển (như: chuyển giao công nghệ, nguồn vốn, học hỏi kinh nghiệm sản xuất và quản lí, tận dụng thành tựu khoa học và công nghệ…)

- Trong hoàn cảnh nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, nước ta cũng có thêm nhiều thách thức mới tác động theo xu hướng tiêu cực (có thể lấy ví dụ cụ thể)

17 tháng 2 2016

a. Đặc trưng.

- Xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao.

- Dựa vào các thành tựu khoa học mới với hàm lượng tri thức cao.

- Tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển KT – XH.

b. Biểu hiện.

- Công nghệ sinh học: Tạo ra những giống mới không có trong tự nhiên cùng những bước tiến quan trọng trong chuẩn đoán và điều trị bệnh…

- Công nghệ vật liệu: Tạo ra những vật liệu chuyên dụng mới với những tính năng mới (vật liệu composit, vật liệu siêu dẫn, gốm tổng hợp, sợi thủy tinh…).

- Công nghệ năng lượng: Sử dụng ngày càng nhiều các dạng năng lượng mới (…).

- Công nghệ thông tin: Tạo ra các vi mạch, chíp điện tử có tốc độ cao, kỹ thuật số hóa, nâng cao năng lực của con người trong truyền tải, xử lí và lưu trữ thông tin.

c. Tác động.

* Tích cực.

- Khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, trước đây sức sản xuất của con người chủ yếu là lao động thể lực, ngày nay người máy dần thay thế sức lao động con người.

- Xuất hiện các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao (…) có tác dụng giảm nguyên liệu, năng lượng, không gian sản xuất, lao động...tạo ra các sản phẩm nhiều hàm lượng KHKT.

- Làm thay đổi cơ cấu lao động, tăng tỉ lệ lao động trí óc để trực tiếp tạo ra sản phẩm.

- Phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa cao, gắn bó chặt chẽ với nhau.

* Tiêu cực.

- Ỉ lại vào máy móc.

- Tình trạng mệt nhọc, căng thẳng hoặc phát sinh bệnh nghề nghiệp…

- Sự ra đời của các loại vũ khí nguy hiểm, ô nhiễm môi trường, bệnh tật, tai nạn giao thông…

- Gia tăng khoảng cách giàu – nghèo.

 

10 tháng 1 2023

- Vai trò: Là hoạt động dịch vụ quan trọng, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng; đồng thời phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.

- Đặc điểm: Hoạt động thương mại là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua, đồng thời tạo ra thị trường. Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu. Sự biến động của thị trường dẫn đến sự biến động về giá cả.

- Các nhân tố ảnh hưởng: vị trí địa lí, trình độ phát triển kinh tế, quy mô dân số, toàn cầu hóa, tiến bộ khoa học - công nghệ,…

- Ngành thương mại trên thế giới ngày càng phát triển và phân bố ngành rộng khắp nhưng khác nhau giữa các nước, khu vực trên thế giới.

NG
16 tháng 10 2023

Câu 1:
1. Ngành thủy sản:

- Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu về xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Sản lượng thủy sản của Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây.
- Ngành thủy sản góp phần quan trọng vào nền kinh tế quốc gia, cung cấp công việc cho hàng triệu người dân và đóng góp vào xuất khẩu của Việt Nam.

2. Ngành lâm nghiệp:
- Lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng của Việt Nam.
- Sản xuất gỗ và các sản phẩm liên quan từ ngành lâm nghiệp đóng góp một phần quan trọng vào xuất khẩu của Việt Nam.
- Tuy nhiên, việc khai thác nguồn tài nguyên rừng cần được quản lý bền vững để đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành này.

3. Ngành lúa:
- Là nguồn thực phẩm chính của người dân Việt Nam, ngành lúa đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực.
- Chính sách hỗ trợ của chính phủ cùng với sự phát triển công nghệ đã giúp tăng năng suất và chất lượng lúa.
- Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu lúa hàng đầu thế giới.

NG
16 tháng 10 2023

Câu 2:

Sự phát triển công nghiệp ở Việt Nam phụ thuộc vào nhiều nhân tố, bao gồm cả các yếu tố Điều kiện tự nhiên và Kinh tế - Xã hội. Dưới đây là một số nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển công nghiệp ở nước ta:

1. Điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lý: Với vị trí gần biển và nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có lợi thế trong việc phát triển công nghiệp xuất khẩu.
- Tài nguyên thiên nhiên: Các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản và năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, thủy điện) góp phần quan trọng vào phát triển công nghiệp ở Việt Nam.

2. Kinh tế - Xã hội:
- Chính sách và Quy định: Chính sách hỗ trợ của chính phủ, đặc biệt là các chính sách thuế, đầu tư và thương mại, ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển công nghiệp.
- Hạ tầng: Sự phát triển và cải thiện hạ tầng về giao thông, viễn thông, điện lực và nước sạch là yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư trong ngành công nghiệp.
- Lao động: Sự có mặt của lao động giỏi và giá cả hợp lý là yếu tố quan trọng trong sự phát triển công nghiệp.

3. Công nghệ và Đổi mới:
- Việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất và quản lý làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Sự đổi mới và sáng tạo trong các quy trình sản xuất và sản phẩm cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghiệp.

4. Hội nhập và thị trường:
- Việc tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định EVFTA (EU - Việt Nam Free Trade Agreement) đã mở ra cơ hội mới cho sự phát triển công nghiệp ở Việt Nam.

28 tháng 12 2020

Lúa là cây lương thực quan trọng nhất ở châu Á vì:

- Phần lớn các nước châu Á đều có thế mạnh trồng cây lúa nước (khí hậu nhiệt đới ẩm, đồng bằng châu thổ, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào)

- Lúa nước là cây trộng từ lâu đời, gắn liền với nền văn minh của nhiều quốc gia ở châu Á từ thời cổ đại cho đến nay (Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan,..)

- Gạo là nguồn lương thực không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của người châu Á.

28 tháng 12 2020

Help me!! mình sắp thi rồi!khocroi

7 tháng 11 2023

- Du lịch có vai trò, đặc điểm

+ Vai trò: Góp phần khai thác hiệu quả nguồn lực của đất nước; Tạo nguồn thu (cả về ngoại tệ) cho đất nước; Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

+ Đặc điểm: Du lịch là ngành đặc biệt, là ngành kinh tế tổng hợp liên quan đến nhiều ngành nghề khác, hoạt động du lịch thường có tính mùa vụ,…

- Nhân tố ảnh hưởng: Tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, thị trường (khách du lịch), cơ sở vật chất - kĩ thuật,…

- Tình hình phát triển và phân bố: Hoạt động du lịch trên thế giới phát triển nhanh; Số lượng khách du lịch quốc tế không ngừng tăng; Doanh thu từ du lịch cũng tăng nhờ lượng khách du lịch tăng,..

28 tháng 7 2023

Tham khảo

a) Địa hình và đất đai

Địa hình

+ Đặc điểm: Đại bộ phận lãnh thổ Nhật Bản là địa hình đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp. Một số dãy núi cao tập trung ở vùng trung tâm của đảo Hôn-su, trong đó, núi Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất Nhật Bản. Đồng bằng nhỏ, hẹp phân bố tập trung ở ven bờ Thái Bình Dương, trong đó lớn nhất là đồng bằng Can-tô nằm trên đảo Hôn-su.

Ảnh hưởng: Địa hình của Nhật Bản tạo thuận lợi cho phát triển ngành lâm nghiệp và du lịch nhưng cũng gây khó khăn trong giao thông vận tải. Do nằm trong vùng không ổn định của lớp vỏ Trái Đất nên Nhật Bản thường xuyên chịu ảnh hưởng của hoạt động động đất, núi lửa,... gây thiệt hại về người và tài sản.

Đất đai

+ Đặc điểm: Nhật Bản có nhiều loại đất như đất pốtdôn, đất nâu, đất đỏ, đất phù sa,...; tài nguyên đất rất hạn chế với diện tích đất canh tác chi chiếm khoảng 11% diện tích lãnh thổ.

+ Ảnh hưởng: thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau; tuy nhiên, do diện tích đất canh tác rất hạn chế nên đặt ra vấn đề phải sử dụng hiệu quả tài nguyên đất.

b) Khí hậu:

- Đặc điểm:

+ Phần lớn lãnh thổ Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn đới mang tính chất gió mùa, có lượng mưa lớn.

+ Do lãnh thổ kéo dài nên khí hậu có sự phân hóa từ bắc xuống nam: phía bắc có khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài, khá khắc nghiệt, tuyết rơi nhiều, mùa hè ấm áp; phía nam có khí hậu cận nhiệt đới, mùa hạ nóng, mùa đông ít lạnh, thường có mưa và bão.

+ Ngoài ra, khí hậu còn có sự phân hóa ở những khu vực địa hình núi cao.

Ảnh hưởng: Sự phân hóa của khí hậu tạo thuận lợi cho Nhật Bản đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển du lịch nhưng cũng thường xảy ra thiên tai.

c) Sông, hồ

Đặc điểm:

+ Sông: Mạng lưới sông ngòi của Nhật Bản khá dày đặc, nhưng do diện tích các đảo nhỏ và địa hình núi nên các sông thường nhỏ, ngắn và dốc. Hầu hết các sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam, có lưu lượng nước lớn, dòng chảy mạnh. Nguồn cung cấp nước cho sông ngòi chủ yếu từ nước mưa và tuyết tan. Một số sông lớn như Sin-a-nô, Tôn,...

+ Nhật Bản có nhiều hồ, nhưng chủ yếu là hồ nhỏ, lớn nhất là hồ Bi-oa (Biwa).

Ảnh hưởng:

+ Sông ngòi ở Nhật Bản tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp, du lịch và thuỷ điện, ít có giá trị trong giao thông và nguy cơ xảy ra lũ lụt vào mùa mưa.

+ Hồ ở Nhật Bản không chỉ cung cấp nước cho đời sống và sản xuất mà còn là những địa điểm du lịch nổi tiếng.

d) Sinh vật

- Đặc điểm: Nhật Bản có diện tích rừng bao phủ lớn với tỉ lệ che phủ rừng đạt 68,4% (năm 2020). Rừng lá rộng chiếm ưu thế, một số ít là rừng lá kim, phân bố ở các đảo phía bắc.

- Ảnh hưởng:

+ Tài nguyên rừng lớn là điều kiện để Nhật Bản phát triển ngành lâm nghiệp.

+ Phong cảnh tự nhiên đa dạng và tài nguyên sinh vật phong phú đã tạo thuận lợi cho quốc gia này phát triển ngành du lịch. Một số vườn quốc gia là địa điểm du lịch nổi tiếng của Nhật Bản như vườn quốc gia Phu-gi Ha-cô Ni-giu, Nic-cô, Y-ô-si-nô Cu-ma-nô,...

e) Khoáng sản

Đặc điểm: Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên khoáng sản. Khoáng sản của Nhật Bản chỉ có một số loại như: than, dầu mỏ, quặng sắt, đồng, vàng,... với trữ lượng không đáng kể, phân bố tập trung chủ yếu ở hai đảo lớn là Hôn-su và Hốc-cai-đô.

Ảnh hưởng: Để phục vụ cho sản xuất công nghiệp trong nước, Nhật Bản phải nhập khẩu hầu hết các loại khoáng sản.

g) Biển

- Đặc điểm:

+ Nhật Bản có vùng biển rộng lớn thuộc biển Nhật Bản, biển Ô-khốt và Thái Bình Dương.

+ Các vùng biển của Nhật Bản đều nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa.

Ảnh hưởng:

+ Nhật Bản có nhiều điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển do có đường bờ biển dài, nguồn tài nguyên biển phong phú: giao thông vận tải biển phát triển với nhiều cảng biển lớn như: Na-gôi-a, Ô-xa-ca, Y-ô-cô-ha-ma, Tô-ky-ô,...; vùng biển xung quanh Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên những ngư trường cá lớn, tạo thuận lợi cho ngành khai thác thuỷ sản; dọc bờ biển Nhật Bản có nhiều bãi biển đẹp là điều kiện để phát triển du lịch biển.

+ Tuy nhiên, vùng biển của Nhật Bản cũng gặp nhiều thiên tai (bão, sóng thần,...), gây thiệt hại cho đời sống và phát triển kinh tế của Nhật Bản.