K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 1 2016

a) Chứng minh rằng nguồn lao động của nước ta phân bố không đều giữa khu vực nông thôn với khu vực thành thị : Lao động ở nông thôn nhiều hơn 3 lần so với lao động ở thành thị (tương ứng là 75% và 25% lao động của cả nước, năm 2005).

b) Phân tích tác động tích cực của đô thị hoá :
- Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của các vùng trong nước (khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP, 84% GDP công nghiệp - xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách cả nước, năm 2005).

- Các thành phố, thị xã là thị trường tiêu thụ lớn ; lực lượng lao động đông và có trình độ, cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

14 tháng 4 2017

Nguồn lao động nước ta phân bố không đều giữa khu vực nông thôn với khu vực thành thị: Lao động  nông thôn chiếm 75,8%, lao động thành thị chiếm 24,2% lao động cả nước, năm 2003.

5 tháng 2 2016

Lao động ở nông thôn nhiều gấp 3 lần lao động ở thành thị, tương ứng là 75% và 25% lao động của cả nước năm 2005.

13 tháng 2 2016

a) Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta

- Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp

- Tỉ lệ dân thành thị tăng

- Phân bố đô thị không đều giữa các vùng

b) Tác động tích cực của quá trình đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế

- Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của các vùng trong nước (khu vực đô thị đóng góp 70.4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp - xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách Nhà nước)

- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng; lực lượng lao động đông và có trình độ, cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế.

 

20 tháng 8 2018

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực thành thị, nông thôn nước ta, năm 1996 và năm 2005

 

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Lao động ở khu vực nông thôn chiếm tỉ trọng cao nhất (75,0% năm 2005).

- Từ năm 1996 đến năm 2005, cơ cấu lao động phân theo khu vực thành thị, nông thôn có sự thay đổi rõ rệt:

+ Tỉ trọng lao động ở khu vực thành thị tăng (dẫn chứng).

+ Tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn giảm (dẫn chứng).

* Giải thích

Do nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự phát triển của ngành công nghiệp - xây dựng

và dịch vụ ở các đô thị thu hút ngày càng nhiều lao động.

 

3 Nguồn lao động - Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động- Năm 2003, phân bố về nguồn lao động tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn với tỷ lệ 75,8%. Trong khi đó, khu vực thành thị chỉ chiếm 24,2%, tương đương với 1/3 số lao động nông thôn. Nguyên nhân cho sự tập trung lao động ở khu vực nông thôn là do Việt Nam là một quốc gia thuần nông, nền kinh tế...
Đọc tiếp

3 Nguồn lao động 
- Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động
- Năm 2003, phân bố về nguồn lao động tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn với tỷ lệ 75,8%. Trong khi đó, khu vực thành thị chỉ chiếm 24,2%, tương đương với 1/3 số lao động nông thôn. Nguyên nhân cho sự tập trung lao động ở khu vực nông thôn là do Việt Nam là một quốc gia thuần nông, nền kinh tế của chúng ta phát triển từ nông nghiệp. Do đó, phần lớn người lao động có kinh nghiệm trong sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp tập trung ở khu vực nông thôn. 
- Chất lượng nguồn lao động hiện nay so với trước đây có nhiều hạn chế. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo vẫn còn thấp, thiếu hụt lao động có tay nghề cao để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập. Khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động ngày càng lớn. Năng suất lao động cũng vẫn ở mức thấp
- Hạn chế về nguồn lao động so với trước đây bao gồm: tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp, thiếu hụt lao động có tay nghề cao; khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động ngày càng lớn; năng suất lao động vẫn ở mức thấp, đặc biệt trong các ngành thâm dụng lao động và dịch vụ sử dụng nhiều lao động phổ thông

0
13 tháng 1 2019

Hướng dẫn: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài => Biểu đồ cột miền là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực thành thị và nông thôn của nước ta giai đoạn 2005 – 2014.

Chọn: C.

9 tháng 6 2019

Hướng dẫn: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài => Biểu đồ miền là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực thành thị và nông thôn của nước ta giai đoạn 2005 – 2014.

Chọn: C.

31 tháng 7 2023

Tham khảo

- Đặc điểm dân cư:

+ Mỹ Latinh có dân số khoảng 652 triệu người. Quy mô dân số có sự chênh lệch giữa các quốc gia.

+ Thành phần dân cư đa dạng, bao gồm: người bản địa, người có nguồn gốc châu âu, người da đen, người gốc châu á và người lai...

+ Tỷ lệ gia tăng dân số của khu vực khá thấp, khoảng 0,94% (năm 2020) và có sự chênh lệch giữa các quốc gia.

+ Mật độ dân số trung bình của khu vực là 33 người/km2, Tập Trung Đông đó khu vực ven biển thưa thớt ở vùng nội địa.

+ Dân số khu vực Mỹ Latinh đang có xu hướng già hóa tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao; cơ cấu dân số theo giới tính của khu vực Mỹ Latinh khá cân bằng giữa nam và nữ.

- Đặc điểm đô thị hóa:

+ Mỹ Latinh là khu vực có quá trình đô thị hóa sớm, mức độ đô thị hóa cao với trên 81% dân số sống ở khu vực thành thị (năm 2020). Các quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh có tỉ lệ dân thành thị cao trong khu vực là: Urugoay, Ác-hen-ti-na, Chi Lê,…

+ Trình độ đô thị hóa thấp, do: vùng nông thôn gặp nhiều khó khăn trong canh tác, vì vậy người dân kéo ra thành phố để mong muốn tìm kiếm việc làm, gây ra tình trạng đô thị hóa tự phát.

+ Một số siêu đô thị ở Mỹ La-tinh là: Mê-hi-cô Xi-ti; Xao Pao-lô; Ri-ô đê Gia-nê-rô,…