K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 6 2021

Tham khảo

Nhớ rừng không chỉ để lại trong lòng người đọc những tâm sự của chú hổ trong những tháng ngày giam hãm, đầy căm hận và uất ức, Đó còn là bức tranh tranh thiên nhiên tuyệt sắc về núi rừng, được tác giả khắc họa qua khổ 3 của bài thơ. Kỷ niệm về thời kì huy hoàng tiếp tục hiện về khung cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng. Hổ nằm ngủ ngon lành trong khúc nhạc của tiếng chim muôn. Bức tranh trên hiện ra đầy màu sắc và âm thanh, màu hồng bình minh, màu vàng nhạt nắng sớm, màu xanh cây rừng, âm thanh vui nhộn của đàn chim. Tất cả đều tạo ra một không gian nghệ thuật, cảnh sắc hệt như xứ sở thần tiên. Nhưng than ôi tất cả chỉ còn là kí ức huy hoàng, quá khứ càng oanh liệt nỗi tiếc nuối, hoài niệm càng đau đớn. Các cụm từ trước mỗi câu thơ như “nào đâu”, “đâu những”, càng cho thấy niềm nuối tiếc khôn cùng, sự xót xa trong chính con hổ. Bức tranh tứ bình đã khép lại, chỉ còn lại hình ảnh hiện thực tối tăm, gian cầm, tù túng và sự khát khao mãnh liệt được tự do.

22 tháng 6 2021

Tham khảo nha em:

Đoạn thơ trên nói về sự tiếc thương một thời oanh liệt của chúa sơn lâm trong văn bản " Nhớ rừng " của Thế Lữ . Những kỉ niệm  khi còn tại vị trên ngai vàng phần nào thể hiện một nỗi niềm khát khao muốn quay về khu rừng . Điều đó cũng diễn tả được một sự oán hận của con Hổ với con người . Qua cây bút tinh hoa của tác giả , hình ảnh tiếc thương trở nên đẹp đẽ hơn . Bằng những từ gợi tả phong phú , đặc sắc và nghệ thuật tu từ tinh tế , nỗi niềm ấy đã được cụ thể , sinh động hoá . Còn những kí ức đẹp đẽ xưa kia đã khơi dậy chúa sơn lâm vùng lên và than khóc , ... Những điều trên làm cho sự tù đày  , nỗi oán hận , nỗi nhớ rừng , tiếc thương vị thế khi xưa được đọc giả bốn phương thấu hiểu và cảm nhận được qua từng câu thơ , qua đó chúng ta càng ngợi ca tài năng của Thế Lữ . 

trong bài thơ lào hở bn

11 tháng 3 2022

em tham khảo dàn ý nha:

1. Mở bài

Giới thiệu về khổ 3 bài thơ Viếng lăng Bác.

2. Thân bài

- Sự xúc động trào dâng khi gặp Bác:

Bác đang chìm trong giấc ngủ yên bình.“Vầng trăng sáng dịu hiền”: hình ảnh thiên nhiên thơ mộng là ẩn dụ cho tình yêu thương, trân trọng của nhà thơ cũng như con người Việt Nam dành cho Bác.

--> Câu thơ đã miêu tả vừa khái quát nhưng cũng không kém phần tinh tế không gian trang nghiêm trong lăng Bác.

--> Bác dù đã ra đi nhưng trong mắt những người con Việt Nam, Bác chỉ đang ngủ một giấc yên bình, không còn những lo toan, trăn trở.

- Nỗi xót xa, nghẹn ngào trước sự ra đi của Bác:

Nghệ thuật tương phản “vẫn biết”- “mà sao” diễn tả sự mâu thuẫn, đối lập giữa lí trí và con tim.Bác luôn sống mãi trong con tim mỗi người nhưng lại nhưng sự ra đi của Bác vẫn mang đến những nghẹn ngào, đau xót khôn xiết.

3. Kết bài

Cảm nhận chung.
15 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

Tế Hanh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng văn học đồ sộ nhưng nổi bật nhất có lẽ là "Quê hương". Thi phẩm đã thể hiện độc đáo vẻ đẹp của quê hương cùng tình yêu của tác giả dành cho mái nhà rất đỗi thân thương ấy. Điều này được bộc lộ rõ nét qua khổ thơ cuối của bài "Nay xa cách .... nồng mặn quá". Ngay từ những dòng thơ đầu tiên, chúng ta đã bắt gặp được nỗi nhớ mà thi nhân dành cho quê hương. Cái nỗi nhớ ấy luôn ẩn sâu trong trái tim người con xa xứ ấy. Và Tế Hanh như nói lên rằng dù xa đến đâu, dù ở phương trời nào thì lòng thi sĩ vẫn luôn hướng về mái nhà êm ấm ấy. Bên cạnh đó, đến câu thơ thứ hai, người đọc như đắm chìm vào những vẻ đẹp đặc trưng của quê hương "Màu nước xa, cá bạc, chiếc thuyền vôi". Hẳn phải là người yêu quê lắm thì tác giả mới có thể đặc tả chân thật vẻ đẹp ấy. Một nét đẹp giản dị, chân chất của người dân vùng biển. Hơn thế nữa, hình ảnh "thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi" như lột tả một cách chân thật nỗi nhớ của tác giả. Tế Hanh như đang mường tượng ra hình ảnh những con thuyền nối đuôi nhau vươn ra biển khơi. Để rồi đến câu thơ cuối cùng Tế Hanh đã phải thốt lên rằng "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn này quá". Thật vậy, nhờ có những vần thơ của thi nhân mà người đọc như đắm chìm, như say vào vẻ đẹp của quê hương. Đoạn thơ cuối là đoạn thơ nói lên hết nỗi lòng của tác giả.

 

15 tháng 3 2021

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi.

Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

 
27 tháng 12 2021

Đây là phần thứ hai bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên, một bài thơ ngũ ngôn kiệt tác trong phong trào Thơ mới trước năm 1945. Hình tượng thơ, giọng thơ buồn tê tái, cứ thấm vào hồn người.
Nhiều năm tháng đã trôi qua. Đâu còn những mùa xuân rực rỡ nữa? Đâu còn cảnh những ngày tưng bừng, rộn ràng bên đường phố, khi ông đồ "Hoa tay tháo những nét - Như phượng múa rồng bay”. Đâu còn nữa một thời vang bóng: "Bao nhiêu người thuê viết - Tẩm tắc ngợi khen tài”. Tương phản với một quá khứ huy hoàng là một hiện tại cô đơn, trơ trọi. Câu hỏi tu từ cất lên như một tiếng thở dài ngao ngán. Chua xót vì sự đổi thay của thế sự, vì sự lạnh nhạt của người đời. Dòng chảy thời gian trôi buồn dài lê thê, càng trở nên trống vắng:
"Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?"
Vũ Đình Liên đã lấy sự vật để đặc tả hổn người, tình người tê tái:
"Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu"...
"Giấy đỏ" vì nỗi đau của người mà đã nhạt phai, nhạt nhòa "buồn không thắm" nữa. Nghiên mực xưa ngát thơm mực Tàu đen nhánh nay trở thành “ nghiên sầu" đáng thương; mực đã bị khô, bị chết, bị đọng lại một cách buồn đau. Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa để cực tả nỗi buồn cô đơn của một lớp người tài hoa sinh bất phùng thời trong cõi bể dâu, cái thời "Thỏi có ra gì cái chữ Nho" - khi Hán tự đã mạt vận!
Những mùa hoa đào nối tiếp đi qua... Giữa một không gian rét mướt, chỉ còn thấy hình bóng một ông đồ già trơ trọi đáng thương:
"Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay".
Ba chữ "vẫn ngồi đây" gợi tả một hình nhân bất động, vô cảm và vô hồn. Bị lãng quên trong lòng người và trong dòng đời, còn ai đoái hoài ồng đồ nữa: "Qua đường không ai hay"! Dư vị của vần thơ là cả một nỗi buồn cay đắng, chua xót!
Bài thơ "Chợ Đồng" của Tam nguyên Yên Đổ đã ghi lại bao cảnh buồn thê lương của phiên chợ Tết nơi làng quê trong những năm đầu của thế kỉ trước. Người đi chợ về lầm lũi, tầm tã trong một không gian "Dở trời mưa bụi còn hơi rét", chỉ nghe một nỗi buồn cơ cực "xáo xác" mà thôi:
"Hàng quán người về nghe xáo xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung".'
Ta lại bắt gặp làn mưa bụi trong bài thơ "ông đồ". Một thân phận hiện hữu đáng buồn và đáng thương, xót xa và sầu tủi:
"Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài trời mưa bụi bay...
Giấy đỏ bị phủ đầy lá vàng sao mà chẳng "buồn không thắm"? Màu vàng tàn tạ của lá rụng, làn mưa bụi tiết đại hàn cuối đông, như phủ mờ đất trời, làm xót xa, tê tái lòng người. "Lá vàng", "mưa bụi bay" là hai hình ảnh tượng trưng cho một sự lụi tàn để lại nhiều thương cảm. Hình bóng ông đồ già bất động như một pho tượng cổ cứ mờ dần, nhạt nhòa dần trên nền "vàng" của lá rụng, trong màu trắng đục, trắng mờ của làn "mưa bụi bay" buổi đông tàn.
Thơ hay bao giờ cũng để lại, đọng lại một cái gì đó trong lòng người. Nỗi cảm thương xót xa là cái tình, là chất nhân văn của đoạn thơ này đã đọng lại trong hồn ta. Hình tượng thơ mang ý nghĩa tượng trưng mà sâu sắc, gợi cảm. Thương ông đồ già, thương một lớp người tài hoa, ta lại tiếc thương nền văn hóa Nho học truyền thống của quê hương đã lụi tàn. Cái nghiên sầu của ông đồ già cứ ám ảnh hoài, ám ảnh mãi.
Ông đồ già "Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ?

27 tháng 12 2021

Đây được tính là đoạn văn không ạ

27 tháng 8 2023

8 ngày rồi cần nữa ko

27 tháng 8 2023

bình dương vô tận 

14 tháng 12 2022