K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trên những cành phượng cao tít, chim chóc thường đến clây ca hát líu lo làm cho cả sân trường không chỉ rộn rã tiếng trẻ thơ mà còn âm vang cả một bản hợp xướng của nhiều loài chim.

Giữa khoảng trời mênh mông, những chùm phượng nổi lên một màu đỏ rực. Đây là hình ảnh đọng lại trong tâm tưởng em mỗi khi tiếng ve sầu bắt đầu râm ran trên các cành phượng và phượng bắt dầu ra hoa đón mùa hè đến.

Hè sắp về thời gian thúc giục tụi nhỏ chúng em mau mau luyện bài chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Và đây cũng là khoảng thời gian chuẩn bị chia tay nhau trong mấy tháng hè. Rồi đây nữa, những trang lưu bút hồn nhiên, ngây thơ nhưng chứa đầy những cảm xúc tình bạn .

Giã từ những cành phượng thắm, lòng em lại cảm thấy xao xuyến bâng khuâng khi phải chia tay với cây phượng thân yêu, chia tay với những người bạn cùng trường với biết bao lưu luyến.

8 tháng 5 2018

Tả cây phượng trong sân trường em:

Trong sân trường em có rất nhiều loài cây gắn bó với những ngày tháng đi học của chúng em. Nhưng em vẫn ấn tượng nhất với cây phượng. Hoa phượng – hoa học trò, loài hoa gắn bó thân thiết nhất với những bạn học sinh.

Em không biết cây phượng năm nay bao nhiêu tuổi nhưng từ khi em bước chân vào trường, cây phượng đã hiên ngang ở giữa sân trường. Cây cao hơn hai tầng học của trường em, tán rộng sum suê. Thân cây phượng màu nâu xù xì, 2 bạn học sinh ôm không hết, có nhiều con mắt nổi lên. Lá của cây phượng giống như lá của cây me, những chiếc lá nhỏ xíu bằng hạt cơm. Rễ phượng ngoằn nghèo, nổi hẳn lên trên mặt đất.

Mùa xuân, phượng cũng ra lá non. Những chiếc lá xanh non, mơn mởn. Nhưng phượng đẹp nhất vẫn là mùa hè. Mùa hè dường như là mùa của hoa phượng. Mỗi mùa hè đến, phượng nở rực một góc sân trường. Nhìn từ xa, em thấy cây phượng như một ngọn đuốc đang cháy sáng giữa bầu trời. Mỗi khi có làn gió thổi qua, từng chùm phượng rung rinh trong gió. Hoa phượng màu đỏ thắm, cánh hoa mỏng tang dập dờn chao liêng trong gió.

Chúng em thường nhặt hoa phượng đem nó ép vào trang vở trắng cất giữ những kỉ niệm. Hoa phượng là hoa học trò, báo hiệu mùa hè về, mùa thi đã đến và cũng là mùa chia tay thầy cô, bạn bè và mái trường yêu dấu. Nhặt cánh phượng, học trò ai cũng cảm thấy xao xuyến và nôn nao một cảm xúc khó tả. Khi mùa hè đến, những chú ve kêu râm ran trên vòm lá phượng tạo thành âm hưởng quen thuộc không thể thiếu của mùa hè.

Cây phượng trên sân trường là người bạn gắn bó với rất nhiều thế hệ học trò chúng em. Có lẽ sau này khi rời xa mái trường này, em vẫn sẽ luôn luôn nhớ cây phượng đáng kính này.

29 tháng 4 2018

Nếu như mùa xuân là mùa của muôn hoa thì mùa đông mới là mùa của hoa hồng.
Hoa hồng nhung là "nữ chúa các loài hoa". Hoa hồng nhung không mọc xùm xòa thành bụi, thành khóm tự nhiên mà được trồng riêng lẻ. Rễ cây nhỏ và dài, ngày đêm tận tụy hút chất dinh dưỡng từ lòng đất mẹ nuôi cây. Thân cây mảnh mai, trông có vẻ yếu ớt nhưng thật ra lại rất cứng cáp, chẳng thế mà nó có thể đỡ trên mình cả một thảm hoa dày đặc. Những chiếc lá xanh bóng khỏe được mẹ thiên nhiên ban cho những đường răng cưa làm hoa càng thêm kiêu sa. Những nụ hoa như những bàn tay nhỏ xíu vẫy vẫy trong nắng sớm. Hồng cần mẫn chắt chiu từng giọt nắng của ba mùa xuân, hạ, thu để sang đông đâm bông hồng đỏ thắm. Đầu tiên là một nụ hoa, sau đó như gọi nhau, từng tầng lớp hoa đồng loạt bung ra khoe sắc đỏ thắm dịu dàng. Một bông hồng nhung nở ra có vài tầng lớp hoa, kết tròn khum khum lại như e ấp, thẹn thùng. Dưới nắng sớm mùa đông, bông hồng nhung nào cũng có vẻ kiêu hãnh vì chúng là loài hoa duy nhất đọng những giọt sương đêm mát lành trong mùa lạnh giá này.
Tả cây hoa hồng
Hồng đâm bông mang đến sự ngọt ngào cho mùa đông. Nói đến hoa không thể không nhắc đến hoa hồng. Hoa hồng không những là chúa tể các loài hoa mà còn được rất nhiều người yêu thích. Hoa hồng còn được tôn làm sứ giả của tình yêu trên toàn thế giới. Hoa hồng nhung đỏ thắm như màu máu được tượng trưng cho sự nồng nàn, son sắt trong tình yêu. Hoa hồng có thật nhiều màu nhưng có lẽ màu đỏ là màu duy nhất được dùng để diễn tả tình yêu.
Cám ơn thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta một loài hoa đẹp kiêu sa như hồng nhung. Em yêu hoa hồng nhung không chỉ vì nó đẹp mà nó còn là sứ giả của tình yêu, một sự son sắt vững bền.  

29 tháng 4 2018

Có rất nhiều loài cây có bóng mát nhưng em rất thích cây phượng. Cây phượng thường được trồng ở các sân trường, khuôn viên, hay công viên.

Ở trường em học có rất nhiều cây phượng. Trường em từ khoá học sinh đầu tiên đến nay đã là 30 khoá nên những cây phượng đã chừng nấy tuổi rồi. Bởi thế thân phượng đã cao khoảng 15 m và tán rộng nên phủ cả hết sân trường. Cây che ánh nắng mặt trời tạo bóng mát sân trường cho chúng em vui chơi thỏa thích mà không bị nắng. Lá cây phượng nhỏ giống như lá me, rất thanh mảnh. Những lá ấy dính song song vào hai bên của chiếc cành dài. Chúng rất dễ rụng, nhất là khi có cơn gió mạnh lay động thân và lá thì lá phượng trở nên cơn mưa lá bay khắp san trường. Khi lá non có màu xanh mướt, đến khi già chúng mặc áo màu vàng và nhanh rụng hơn. Các cô lao công hàng ngày đều quét và dọn sân trường sạch đẹp cho chúng em vui chơi. Em thật biết ơn các cô chú vì giúp cho chúng em có môi trường sạch đẹp để học tập.

Mùa cây phượng nở hoa là mùa hè. Những  chùm hoa màu đỏ cam tươi lấp ló dưới nền lá xanh thanh mảnh rất đẹp. Kết hợp với tiếng chim kêu nữa nên lúc nào ở trường cũng có âm thanh rộn ràng. Màu hoa phượng nở điểm tô nét đẹp cho ngôi trường thân yêu của chúng em khiến em càng yêu trường hơn. Nhưng khi mùa hoa phượng nở sắp tàn thì ấy cũng là lúc chúng em sắp kết thúc một năm học. Khi ấy xa bạn bè, xa thầy cô và xa cây phượng một thời gian nên em cũng buồn.

  Mái trường chúng em có hình ảnh cây phượng thật đẹp nên em cũng yêu cây phượng che bóng mát.


 

20 tháng 4 2016

ở trường em trồng rất nhiều cây bóng mát .Cây nào cũng to lớn , xanh tốt nhưng hơn cả là cây bàng được trồng giữa sân trường.

Nhìn từ xa cây bàng như 1 chiếc ô xanh mát rượi . Thân cây to , màu nâu sẫm 1 vòng tay e ôm k xuể . Những chiếc rễ nổi lên ngoằn ngeò  như những con rắn hổ mang. Nó có những chiếc rễ to ram ráp .Cây có hàng chục cành nhánh vươn ra như những cánh tay dài vươn rộng để đón ánh nắng mặt trời .Từ những cành to mọc ra những cành nhỏ chi chít la1la1 bàng hình bầu dục, dày vs xanh bóng . Cây bàng tạo bóng mát cho chúng e vui chơi học tập. Mỗi khi có gió thổi qua  lá bàng vẩy vẩy như những bàn tay đang vẩy chào chúng e đến trường 

Em mong cây bàng mãi xanh tốt để đem niềm vui cho chúng e. Và để chúng e lưu giữ nhưng kỉ niệm đẹpvề tuổi học trò 

đây là văn mà bạn

5 tháng 12 2016

Trong cuộc sống hiện đại hiện nay, việc sử dụng các loại viết để học tập và làm việc là không thể thiếu nhưng để lựa chọn loại viết phù hợp với thời đại công nghệ thông tin sao cho vừa nhanh, tiện lợi và ít tốn kém cũng là điều vô cùng quan trọng và sự ra đời của bút bi đáp ứng nhu cầu đó.

Từ những năm bắt đầu việc học người ta đã biết sử dụng các công cụ để có thể viết chữ. Thô sơ nhất là sử dụng lông vịt, lông ngỗng chấm vào mực, mực được bào chế từ các loại lá, quả, hoa có màu sắc giã nát ra. Nhưng đó là trong những năm còn lạc hậu việc sử dụng viết lông ngỗng để viết rất bất tiện vì lúc nào cũng phải mang theo lọ mực, sử dụng xong lại phải lau sạch và việc cứ phải liên tục chấm đầu lông ngỗng vào mực cũng rất mất thời gian và sau đó một nhà báo người Hungari đã chế tạo ra cây viết mực Lazso Biro. Việc sử dụng bút mực để rèn chữ là một điều rất tốt vì nét chữ sẽ đẹp song giá thành một cây bút máy khá đắt, nặng và khi viết khá chậm. Cho đến những năm gần đây người ta mới phát minh ra bút bi. Nó vừa đáp ứng nhu cầu rẻ, tiện lợi và nhẹ nữa phù hợp với nhiều đối tượng, nhất là học sinh, sinh viên.

Cấu tạo bên trong của bút cũng khá là đơn giản: vỏ bút được làm bằng nhựa hoặc bằng các kim loại dẻo trong suốt. Bên trong là ruột bút, ống dẫn mực, ngòi bút, lò xo. Ngòi bút có đường kính từ 0,25mm đến 0,7mm tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Còn về việc sử dụng bút cũng khá là dễ dàng, khi cần thiết chỉ cần ấn vào đầu bút ngòi bút sẽ tự động lộ ra để

 

chúng ta có thể sử dụng. Khi không sử dụng nữa ta chỉ cần ấn lại đầu bút, ngòi bút sẽ tự động thụt lại, lúc đó bạn có thể mang bút đi khắp mọi nơi mà vẫn yên tâm tránh được các tác nhân bên ngoài va chạm vào ngòi bút.

Hiện nay người ta còn tìm ra cách để chế tạo những bút lạ hơn như bút nhũ, bút nước, bút dạ quang… phù hợp với người tiêu dùng, vừa phù hợp với túi tiền vừa có thể theo học sinh đến trường, theo các nhân viên văn phòng đến cơ quan,… Ngoài ra còn có các phát minh về một số loại viết có thể viết được dưới nước, ở những nơi có áp suất khí quyển thấp. Nói gì thì nói, ta cũng không thể phủ nhận những khuyết điểm còn có ở bút bi là rất khó rèn chữ vì ngòi bút nhỏ, trơn và rất cứng không phù hợp với những học sinh cấp Một đang luyện chữ vì khi nào nét chữ đã cứng và đẹp ta hãy sử dụng, ngoài ra bút còn rất dễ bị tắc nghẽn mực trong khi sử dụng có thể là do lỗi của các nhà sản xuất hoặc cũng có thể do chúng ta làm rơi viết xuống đất và làm ngòi bút va chạm vào các vật cứng.

 

Do vậy, sử dụng bút tuy là đơn giản nhưng chúng ta cũng nên biết cách bảo quản bút sao cho bút có thể sử dụng được lâu và bền hơn như: sau khi sử dụng bút xong thì nên bấm đầu bút thụt lại để không bị rớt xuống đất, khô mực hoặc va chạm vào các vật cứng sẽ dễ làm vỡ vỏ bút hoặc làm bể đầu bi.

Một đặc điểm nhỏ mà ít ai nghĩ đến là có thể biến những cây bút bi thành những món quà nhỏ, xinh xắn, dễ thương và vô cùng ý nghĩa để làm món quà tặng người thân, bạn bè, thầy cô. Bút còn là người bạn đồng hành với những anh chiến sĩ ngoài mặt trận, để các anh có thể viết nhật kí, viết thư về cho gia đình. Viết xong, các anh có thể giắt cây bút vào túi áo không sợ rơi mất, khi cần thiết có thể lấy ra dễ dàng và sử dụng ngay.

Bút là người bạn nhỏ, luôn sát cánh đồng hành trong công việc, học tập của mọi người, không tốn kém nhiều chi phí lại có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh, điều kiện ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta hãy biết ơn những người đẽ chế tạo ra cây bút để nhở đó chúng ta có sự hỗ trợ đắc lực trong học tập và trong công việc hiện nay vẫn đáp ứng được theo xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

20 tháng 11 2017

1. Mở bài: Nêu khái quát vai trò của bút bi trong xã hội ngày nay (Bút máy là một dụng cụ học tập rất cần thiết cho người học sinh. Trong thời đại ngày nay, khi bút bi đang chiếm ưu thế thì bút máy vẫn được nhiều người sử dụng với ưu điểm mà bút bi không có được).

2. Thân bài: * Cấu tạo: + Ngày xưa bút (bút tay) chỉ có ngòi cắm vào cán bút (cán này không thể đựng mực hoặc dẫn mực được). Người viết phải luôn cầm theo lọ mựa, viết đến đâu chấm vào mực đến đó. + Ngày nay bút có câu tạo phức tạp hơn có phần ruột chứa được nhiều hơn, người viết chỉ cần bơm đầy mực là có thể sử dụng cả ngày không cần phải xách theo bình mực rất bất tiện gọi là bút máy. Bút máy có cấu tạo gồm hai phần: Vỏ viết: Được làm bằng nhựa (có khi bằng sắt …). Bên dưới là phần thân viết bao bọc bên ngoài để bảo quản cho ruột viết. Phần nắp đậy phía trên phần thân. (hai phần này có khi đồng bộ cùng màu hoặc có màu sắc tương phản, phần nắp thường có màu sáng nổi bật). Ruột viết: Phần đầu để viết (tạo nét chữ) gồm có ngòi bằng kim loại. Có một lưỡi gà đỡ ngòi viết và điều hoà mực vừa đủ khi ngòi tạo chữ. – Phần dưới gồm một ống dẫn mực nhỏ xíu bên trong có một đầu cắm vào lưỡi gà. Một ống nhựa mềm dẻo đựng mực nối vào phần giữa bao bọc ngòi và lưỡi gà ở phần trên. -> Nhìn chung thì cấu tạo của cây viết rất đơn giản nhưng cũng rất tinh vi dần theo tháng năm. * Các loại bút: Bút Hồng Hà, bút Hê-rô, bút Trung Quốc 307, bút Kim Tinh … * Tác dụng, cách bảo quản: – Bơm mực đầy ống nhựa bằng cách bóp mạnh rồi cấm phần đầu bút vào bình mực vào buông tay từ từ, mực bị hút vào ruột rất nhiều có thể sử dụng suốt buổi học rất tiện lợi. Không bị mực đổ vấy bẩn áo quần, tay chân, tập vở rất sạch sẽ. – Phần ngòi bút là phần quan trọng cho nên khi mua bút, người sử dụng cần lựa chọn ngòi thật kĩ. An nhẹ mũi ngòixuống giấy để tạo chữ kiểm tra độ êm tay của ngòi. – Cần giữ ngòi không bị tróc ra (gai) thì sẽ không thể viết được. Tránh mạnh tay để xuống bàn, ngòi đâm mạnh vào vật cứng tưa ra, đầu viết sẽ bị sốc, khó viết. Khi viết xong phải đậy nắp bút lại rồi mới đặt xuống bàn. – Mực lọc không có cặn để không làm tắc ống dẫn mực. Khi sử dụng lâu lâu ta cần phải rửa bút bằng nước nóng, lau khô bơm mực sử dụng tiếp. – Không vặn nắp bút quá chặt tay, nắp sẽ bể. Bỏ bút vào trong hộp dựng tránh rớt xuống đất dễ hư ngòi, bể vỏ. KB: Bút rất thiết thực của mọi người dân đặc biệt là với học sinh. Quí trọng và giữ gìn bút kĩ hơn.
29 tháng 3 2016

Tet den xuan ve muon hoa khoe sac nhung nhu da tro thanh truyen thong hoa dao la bieu tuong mua xuan mien bac va cua ca nuoc ta nhin hoa dao ta biet mua xuan da den nhung dua con xa nha lai chuan bi tro ve voi ngoi nha than yeu

29 tháng 3 2016

Tết đến xuân về hoa đào là biểu tượng của mùa xuân miền bắc và của cả nước ta nhìn hoa đào mùa xuân đã đến những đứa con cái xa nhà đã chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu alô

2 tháng 5 2017

-Bạn nên gửi câu hỏi ở môn Ngữ Văn

-Lần sau bạn nên viết chữ có dấu để mn dễ đọc=>dễ giúp

30 tháng 11 2017

“Phượng không thơm, phượng chưa hẳn đã là đẹp, nhưng phượng đỏ và phượng nhiều, phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang. Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực.... Màu hoa phượng chói lói như sắc máu người.... Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui, mới thực là nỗi niềm bông phượng. Một làn gió hẩy tới; từng đợt sóng rào rào trên biển hoa.... Người ta trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay trồng phượng trong các sân trường... Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học sinh hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa-học-trò. Còn ai quen với phượng cho bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi ! Còn ai có linh hồn tươi thắm để quan hoài cùng với phượng thắm tươi ?”
Mấy câu của Xuân Diệu không hiểu vì sao cứ ám ảnh tôi mỗi lần tôi thấy bóng hình hoa phượng. Tôi còn nhớ trong tủ sách cũ của anh chị tôi, tôi thường ghiền gẫm cuốn Trường ca, xuất bản vào khoảng năm 1945. Đoạn trích dẫn nằm trong chương “Hoa học trò”, phần cuối của sách. Trong chương này, trừ một đôi chữ đã cũ với năm tháng ; những nhận xét của nhà thơ thường gần gũi và đượm chất thơ, có sức quyến rũ người đọc. Khó kiếm một tác phẩm viết về phượng với những ý tưởng cô đọng như thế.
Kể từ khi sách ra đời đã hơn 60 năm, hôm nay người viết có cảm tưởng gì khi đọc lại mấy dòng trên ?
Nói tới “hoa phượng” tưởng cần biết sơ về hoa phượng ta. Phượng ta, cây không lớn, có ở Việt Nam hình như từ lâu, ít ra so với “hoa phượng” tức “hoa phượng tây”.
Từ điển tiếng Việt (chủ biên Hoàng Phê) ghi rằng cây phượng ta, dùng như chữ “kim phượng”, là loại “cây nhỡ cùng họ với vang, muồng, hoa màu đỏ hay vàng, có nhị mọc thò ra ngoài như đuôi phượng, thường trồng làm cảnh”. “Phượng vĩ” trước đây dùng để chỉ cây phượng ta, nhưng vì từ mấy chục năm nay cố đô Huế đã biến thành ‘thủ đô của phượng’, “phượng vĩ” đã trở thành “hoa phượng”. Dĩ nhiên một khi đã có “hoa phượng” rồi thì chẳng ai truy nguyên gốc gác của nó là “hoa phượng tây” làm gì !

Phượng, cũng theo từ điển trên, là “loài cây to cùng họ với cây vang, lá kép lông chim, hoa mọc thành chùm, màu đỏ, nở vào đầu hè, thường trồng lấy bóng mát. Mùa hoa phượng”. Tiếng Anh gọi phượng là Royal Poinciana, hay Flamboyant có gốc của tiếng Pháp cổ. Tên khoa học là Delonix Regia. Thân cây cao chừng trên 10 m và chỉ mất vài năm để ra hoa. Phượng có xuất xứ từ Madagascar, trước đây thuộc Pháp. Ngay trong từ điển người ta cũng không để, hay là không ý thức, đến gốc gác cây phượng nguyên ở đâu – huống hồ là người thường ! Từ Madagascar đến Việt Nam có bao xa, dẫu thuở ấy là thời Pháp thuộc ...
Khi viết ngang mấy dòng trên, tôi chợt nghĩ thi sĩ Xuân Diệu có lẽ cũng vô tình cảm thấy cây phượng có một lịch sử dài như vô tận. Với nhà thơ, cây phượng tuồng như không có điểm khởi đầu. Nhưng Xuân Diệu và chúng ta nào đâu có dè rằng cây phượng ở Việt Nam chỉ có 40, 50 năm lịch sử là nhiều nhất ! Đó là tính từ ngày cuốn Trường ca ra đời. Phượng làm quen với đất thuộc địa mới ở Đông Nam Á của người Pháp vào cuối thế kỷ 19 -- đầu thế kỷ 20 qua mảnh đất Việt Nam. Tôi lật những sách như từ điển Huỳnh Tịnh Của ra năm 1896 hoặc Khai Trí Tiến Đức xuất bản năm 1931 để kiếm một đôi điều nói về cây phượng vốn là “cây phượng tây” này, nhưng các cuốn đó tuyệt nhiên không đề cập gì cả. Ví dụ từ điển Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của chỉ có từ “phụng” với nghĩa là “Chúa các loài cầm, lông năm sắc, ở trong số tứ linh”. Từ “Hoa phụng” có trong từ điển là cây có lá “dùng làm thuốc tẩy trường”, nhưng thuộc “thứ cây nhỏ” – như vậy chắc chắn là khác với cây phượng mà ta đang kiếm rồi. Chúng ta có thể phỏng đoán cuối thế kỷ 19, cây phượng chưa có tại Việt Nam, hay nếu có chăng nữa thì cũng rất ít. Điều đó cũng dễ hiểu, vì Việt Nam là nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa Pháp trước tiên thì Pháp phải mất thì giờ để tìm hiểu con người cũng như cây cỏ! Cuốn Việt Nam từ điển (Khai Trí Tiến Đức) thì sao ? Theo sách này, “phụng” có khi đọc là “phượng”, nhưng nghĩa thì chẳng khác gì Đại Nam quốc âm tự vị. Tóm lại, cho đến đầu năm 1930 những cuốn từ điển ở Việt Nam vẫn chưa có từ “phượng” theo nghĩa “cây phượng” mà chúng ta đang tìm.
Nhưng từ nửa sau thập niên 1930 hoa phượng “đột nhiên” xuất hiện rầm rộ trong thơ văn. Vì sao vậy ? Phải chăng có đợt trồng phượng rộng rãi ở Việt Nam trước năm 1935 ? Hay có nhân vật nào của chính quyền thuộc địa thấy cây phượng thích hợp với khí hậu Việt Nam và đã trồng thử trong khoảng thời gian đó ? Vân vân và vân vân.
Chúng ta thấy rằng những câu hỏi như trên vẫn còn thiếu sót, nếu không nói thêm rằng đó cũng là khoảng thời gian mà vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, sự vùng dậy của tiếng Việt, cùng với các vận động quần chúng đã ảnh hưởng, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến sự bành trướng trên nhiều mặt trong xã hội, kể cả sự lan rộng của bóng hình cây phượng trong tuổi trẻ Việt Nam. “Học trò” từ đây làm quen với những gốc phượng trong sân trường. Một khi đã quen rồi thì sự gắn bó với hoa phượng cũng đi nhanh gấp bội : từ cây “phượng tây” hoặc cây “phượng lai” phút chốc đến “hoa phượng” rồi đến hoa-học-trò đâu có bao xa ! Trái “phượng tây” to mấy lần trái bồ kết cũng trở thành trái phượng hiền lành như muôn ngàn cây trái khác, khi viên đá hay mảnh gạch của mấy anh học trò tìm cách khẻ mãi mới ra hột phượng xanh rờn !
Một trong những thi sĩ có thơ nói về phượng sớm nhất chính là Hàn Mặc Tử. Năm 1937, thi sĩ đã nói lên “màu máu” của hoa phượng trong bài “Những giọt lệ” của tập Đau thương. Ở đây ta sẽ không bàn đến sự thiên phú của nhà thơ hoặc tính cách siêu nhiên (“bỏ dưới trời sâu”) để chỉ xin nói về màu huyết của “bông phượng” :
Tôi vẫn ngồi đây hay ở đâu ?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu ?
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu ?
“Màu hoa phượng chói lói như sắc máu người” (Xuân Diệu) đã được nhắc lại trong một số bài thơ của các tác giả qua sự gắn bó của hoa phượng với dải đất Việt Nam. Các chữ “sắc hây hây” và “màu lửa” trong trường hợp này, không hiểu sao cũng làm gợi nhớ đến sắc máu người :
Từ cỏi lòng trai nở dẫy đầy
Một trời phượng đỏ sắc hây hây,
Nắng ơi, xin rực thêm màu lửa
Và gió chao nhè nhẹ nhánh sây.
V.B., 1990
Màu hồng của hoa phượng là màu của tương lai rực rỡ. Có bạn chắc còn nhớ bài hát khoảng 1954 của nhạc sĩ Hùng Lân :
Trời hồng hồng, sáng trong trong,
Ngàn phượng rung nắng ngoài song ...
Song màu đỏ của hoa phượng cũng mang lại không khí đượm buồn, một nỗi buồn man mác, của cảnh xa trường qua mấy tháng Hè :
Phượng đem duyên thắm cho hiu hạ,
Nhuộm đỏ lòng tôi sắc biệt ly,
Khi trường đóng cửa xa chân bước,
Không hiểu rồi tôi sẽ nhớ gì ?
Bài thơ trên tôi thuộc từ hồi còn bé, nhưng tôi không có dịp hỏi tên tác giả trước khi anh tôi vội thành người thiên cổ. Bạn nào vui lòng chỉ giáo tôi sẽ xin đội ơn vô cùng.
Ở Huế, cạnh chùa Thiên Mụ có mấy gốc phượng. Ngay từ cuối những năm 1930, những gốc phượng đâu đây đã làm chứng nhân cho những buổi “gặp nhau” rất vô tư, nhưng đẹp và lãng mạn. Thi sĩ Nam Trân, trong “Cô gái Kim Luông” (Đẹp và Thơ, 1939), đã ghi lại mẩu chuyện đó như sau :
Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng,
Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo.
Tôi xuống thuyền cô, cô chẳng biết
Rằng Thơ thấy Đẹp phải tìm theo.

Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em. Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim..

Ông em ở dưới quê có trồng một vườn cây, nhưng em thích nhất là những cây cam. Cây cam này có độ cao là hơn một mét rưỡi. Lá cây màu xanh nhạt, nhẵn bóng. Quả cam tròn, to bằng quả bóng tennis. Vỏ quả có màu vàng cam, khi chưa chín, quả cam có màu xanh nhạt. Cuống của quả cam dài chừng ba xăng – ti – mét, nhỏ thon. Khi mẹ em dùng dao bổ quả cam ra, một mùi thơm phức tỏa ra khắp nhà, em thấy ruột cam có màu vàng đậm, những múi cam tròn trông rất hấp dẫn nhưng rất ít hạt. Khi ăn vào, cam có vị ngọt và mát. Em muốn cây cam ở nhà ông em lớn nhanh và kết trái để ngày nào em cũng được ăn. Em rất thích ăn cam.

 

Những cây phượng trong sân trường em mang dáng vẻ của cây cổ thụ. Thân cây to, cao, vững vàng, chắc nịch. Vỏ cây bạc phếch, sù sì, có nhiều cây nhỏ li ti sống bám vào. Cành cây sum suê, tán lá um tùm phủ bóng mát khắp sân. Lá cây xanh biếc, mềm mại, xao động trong những làn gió nhẹ. Tháng sáu, mùa hạ, hoa phượng nở đỏ rực như lửa cháy trên cành. Năm học kết thúc, nghỉ hè nhưng em luôn nhớ khoảng sân trường râm mát với những gốc phượng già.

HT

5 tháng 10 2017

Bạn tham khảo nhé :

Sầu riêng là cây có vị thơm và trồng chủ yếu ở vùng Nam Bộ, nơi đó khí hậu mới phù hợp để trồng loại quả này, quả sầu riêng là loại quả mà em thích ăn nhất.

Quả sầu riêng có hình dạng kiểu giống như quả mít ở miền Bắc, nó có nhiều gai trên bề mặt quả, mỗi quả đều được găn với những cuống lá to rộng bản. Thân của nó to và thuộc loại gỗ cứng, hình dạng của cây mang những đặc trưng riêng, thân nó to giống thuộc gỗ của cây mít ở miền Bắc, lá to rộng bản, lá của nó có gân xanh ở giữa, mặt thì xanh và có những đường nét riêng, cây sầu riêng phù hợp với khí hậu hai mùa như trong vùng Nam Bộ, hoa của sầu riêng thì thành từng chum giống kiểu hoa của cây đu đủ đực, nó mọc ở thân cây chỗ đó cũng chính là chỗ mà ra quả của cây sầu riêng, những hình ảnh của cây sầu riêng có những nét riêng biệt và có ý nghĩa sâu sắc cây sầu riêng mang một vẻ đẹp chất phác và vô cùng đẹp. Hình dạng của cây sầu riêng giống với cây mít ở miền Bắc mình, quả của nó cũng có rất nhiều gai, có màu ngả vàng, múi của nó cũng giống như múi mít nhưng mùi vị của nó nồng hơn.

Cây sầu riêng được trồng trong những vùng đất tốt, nó mang một vẻ đẹp của vùng xứ sở Nam Bộ, mùi của nó nếu như ai ăn được thì cảm thấy rất thơm ngon nó mang những vị béo béo và những màu hơi nức mũi, hình ảnh của nó cũng đẹp mỗi quả tầm nặng của nó là 3-4 kg, quả to thì 5 kg, múi của nó to, ít múi hơn quả mít, trong của nó giống dạng với mít mật của ta, sầu riêng chủ yếu có vào hồi tháng 5 tháng 6, trong những vùng trồng sầu riêng lúc đó bắt được thu hoạch những quả sầu riêng ngon và bổ dưỡng, quả sầu riêng hiện nay cũng được bán rất nhiều ở ngoài miền bắc và nó là loại quả được ưa chuộng của tất cả mọi người, mọi người thường lựa chọn loại quả này là do, tính chất của nó cũng có là một bài thuốc để chữa trị bệnh, bên trong quả thì dùng để ăn và là một loại quả chứa nhiều dinh dưỡng, bên ngoài thì là một vị thuốc. Có thể thấy rằng quả sầu riêng là một loại cây có rất nhiều chức năng.

Em rất thích cây sầu riêng nó là một loại quả có nhiều những công dụng hết sức đặc biệt và mùi vị của nó cũng rất ngon.

5 tháng 10 2017

Ở nước ta, chỉ miền Nam mới có sầu riêng, trồng được sầu riêng.

Cây sầu riêng thân gỗ to, có thể cao từ mười đến mười lăm mét, có rất nhiều cành. Lá sầu riêng to, mọc đơn lẻ, phiến lá dày hình trứng thuôn dài, mặt dưới màu vàng, mặt trên láng bóng. Chùm hoa sầu riêng to, mọc ở thân cây, những thân cây già, nụ hoa tròn, cánh hoa màu trắng nhiều nhị. Quả sầu riêng thuộc loại quả nang (gần giống như quả mít), vỏ có gai nhọn, hạt to vàng, quanh hạt có áo, múi mềm, màu ngà, có mùi thơm đặc biệt, vị ngọt và béo ngậy.

Mùa sầu riêng chín vào tháng năm, tháng sáu. Lúc ấy cả khu vườn dậy lên một mùi thơm nồng nàn, rất quyến rũ. Từ xa, ta đã ngửi thấy, nghe thấy cái mùi vị đậm đà ấy. Một quả sầu riêng chín để trong nhà, ta cảm thấy mọi vật đều trở thành sầu riêng, áo quần như được tẩm hương sầu riêng.

Sầu riêng ngọt thơm ngậy. Nhưng có nhiều người không thể ăn được sầu riêng. Vỏ sầu riêng là một loại dược liệu quý để chữa ho, tiêu chảy.

24 tháng 9 2017

Khu vườn trồng rất nhiều cây trái như: nhàn, mít, hồng, bưởi, mơ. Mỗi cây có một vẻ đẹp riêng, một suy nghĩ riêng khi mùa hoa nở và mùa quả chín. Mùi hương ngọt ngào toả khắp khu vườn và quyến rũ bao loài chim. Cây sấu được trồng ở góc vườn nhỏ, chính cây sấu này đã ghi lại biết bao kỉ niệm đẹp thời ấu thơ.

Mùa xuân, cây sấu trút hết lá, cành cây trơ trụi, vươn dài như những cánh tay gầy guộc của người mẹ vất vả đầy yêu thương. Lá xanh rải khắp khu vườn như tấm thảm dày. Em cùng mẹ quét lá về phơi nắng dành cho bà thổi cơm, nấu nước. Mùi khói bốc lên đượm thắm hương vị quê hương. Cây trút lá nhường chỗ cho lộc non kết trái.

Giữa hè, những chùm quả màu xanh mát dày đặc trên cành nhìn xuống. Hằng ngày, mẹ cm thường hái quả vào dầm với nước rau, mùi thơm mát đậm đà trong bữa cơm làm cho cái nóng của mùa hè như dịu xuống. Thế rồi nắng hè như vương vấn, như rát hơn làm cho da sấu chuyển sang vàng ửng. Cây sấu bấy giờ trông đẹp hơn, bởi quả vàng tô điểm, nhìn xa giống như những vì sao quây quần. Chúng em thường rủ nhau hái quả sấu vàng, ngồi dưới gốc cây, vừa ăn vừa chuyện trò vui vẻ, những giọt chua đọng mãi trên môi, theo mãi trên đường về. Có lúc chúng em chơi trò đuổi bắt quanh gốc sấu, những chiếc lá hôn lên mái tóc, bởi cơn gió thoảng qua. Những chú chim từ đâu bay về đậu trên cành sấu hót vang như mời gọi: “Các bạn nhỏ ơi hãy ở lại cùng chúng tôi nhé!”.

Cây sâu gắn bó với em bao kỉ niệm vui buồn. Mai đây dù có đi đâu xa nơi chôn nhau cắt rốn của mình và nếu có ai hòi: “Hình ảnh nào sâu đậm nhất, gợi nhớ quê hương trong lòng em?”, em sẽ trả lời rằng: “Đó là cây sấu trong vườn nhà em...”.