K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2018

ĐỀ SỐ 2

TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊMĐỀ THI GIỮA HK2
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: SINH HỌC LỚP 7
Thời gian làm bài: 45 phút

I. Trắc nghiệm: (3,0 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Đầu ếch gắn với mình thành một khối thuôn nhọn về phía trước có tác dụng:

a. Giúp ếch đẩy nước khi bơi.
b. Giúp ếch dễ thở khi bơi.
c. Giúp ếch thuận lợi trong động tác nhảy.
d. Giảm sức cản của nước khi bơi.

Câu 2: Các loài chim hoàn toàn không biết bay, thích nghi với tập tính chạy trên thảo nguyên và hoang mạc khô nóng là đời sống của nhóm chim:

a. Chim bơi.               b. Chim bay.
c. Chim chạy.             d. Chim sống dưới nước.

Câu 3: Hệ tuần hoàn của thằn lằn có đặc điểm:

a. Tâm thất có vách hụt.
b. Tâm thất có vách hụt, sự pha trộn máu giảm đi.
c. Tâm nhĩ có vách hụt, sự pha trộn máu giảm đi.
d. Tâm thất có 2 vách ngăn hụt, máu ít bị pha hơn.

Câu 4: Thú móng guốc được xếp vào bộ guốc chẵn là:

a. Lợn, bò.            b. Bò, ngựa.          c. Hươu, tê giác.             d. Voi, hươu.

Câu 5: Chim bồ câu, tim có 4 ngăn hoàn chỉnh nên máu trong tim là:

a. Máu không pha trộn.        b. Máu pha trộn.         c. Máu lỏng.           d. Máu đặc.

Câu 6: Đặc điểm cấu tạo chi của Kanguru:

a. Chi có màng bơi.
b. Chi sau lớn khỏe, chi trước biến thành cánh.
c. Chi sau lớn khỏe, chi trước ngắn nhỏ.
d. Chi trước to khỏe, chi sau có màng bơi.

II. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm) Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với lối sống ở nước.

Câu 2: (1,0 điểm) Trình bày những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn.

Câu 3: (2,0 điểm) Lớp chim có vai trò gì đối với tự nhiên và con người?

Câu 4: (3,0 điểm)

a) (2,0 điểm) Trình bày đặc điểm chung của lớp thú.

b) (1,0 điểm) Dựa vào bộ răng phân biệt 3 bộ thú: Ăn sâu bọ, ăn thịt, gặm nhấm

4 tháng 5 2018

Khi nào bạn thi

8 tháng 5 2017

môn j z bn

4 tháng 1 2019

Em vào phần đề thi của môn sinh 7 để tham khảo 1 số đề cô đã up lên nha!

27 tháng 12 2017

Em có thể vào phần đề thi và gõ tìm đề thi HKI môn sinh 7 để tham khảo nha! cô đã up đề thi lên rồi đó!

27 tháng 12 2017

ở đâu cô

I. Trắc nghiệm khách quan (5 điểm)

Câu 1: Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A: (1đ)

Câu 2: Hãy khoanh tròn vào chỉ 1 chữ cái (A, B, C, D, E) đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng: (4đ)

1. Điểm khác nhau cơ bản của thực vật với động vật là:

A. Thực vật sống khắp nơi trên trái đất, phản ứng chậm với các chất kích thích từ bên ngoài 
B. Thực vật tự tổng hợp chất hữu cơ, phản ứng chậm với các chất kích thích từ bên ngoài, phần lớn không có khả năng di chuyển 
C. Thực vật rất đa dạng và phong phú, phần lớn không có khả năng di chuyển 
D. Thực vật rất đa dạng và phong phú và sống khắp nơi trên trái đất

2. Cây có rễ cọc là cây có

A. Nhiều rễ con mọc ra từ 1 rễ cái 
B. Nhiều rễ con mọc ra từ gốc thân 
C. Nhiều rễ con mọc ra từ nhiều rễ cái 
D. Chưa có rễ cái không có rễ con

3. Bộ phận quan trọng nhất của hoa là:

A. Tràng hoa và nhị               C. Nhị hoa và nhụy hoa 
B. Đài hoa và nhuỵ               D. Tràng hoa và nhụy hoa

4. Chức năng quan trọng nhất của lá là:

A.Thoát hơi nước và trao đổi khí 
B. Hô hấp và quang hợp 
C. Thoát hơi nước và quang hợp 
D. Hô hấp và vận chuyển chất dinh dưỡng

5. Nguyên liệu chủ yếu lá cây sử dụng để chế tạo tinh bột là

A. CO2 và muối khoáng            C. Nước và O2 
B. O2 và muối khoáng             D. Nước và CO2

6. Cây có thể sinh sản sinh dưỡng bằng thân bò là:

A. Cây rau muống                C. Cây cải canh 
B. Cây rau ngót                  D. Cây mùng tơi

7. Cây rau má có thể sinh sản sinh dưỡng bằng

A. Rễ                          C. Lá 
B. Thân                        D. Củ

8. Tế bào thực vật khác tế bào động vật chủ yếu là:

A. Vách tế bào và nhân            C. Lục lạp và nhân 
B. Tế bào chất và nhân            D. Vách tế bào và lục lạp

II. Tự luận (5 điểm)

Câu 3: Trình bày cấu tạo bộ phận sinh sản chính của hoa (1đ)

Câu 4: Kể tên 10 loại cây và sắp xếp chúng vào 2 nhóm rễ cọc và rễ chùm (1đ)

Câu 5: Trình bày ý nghĩa sự biến dạng của lá (1đ)

Câu 6: Trình bày thí nghiệm của sự vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan ở cây (2đ)

vô Vn.doc nhéz

15 tháng 4 2018
https://i.imgur.com/nUE4PVq.jpg
15 tháng 4 2018
https://i.imgur.com/637IvKM.jpg
23 tháng 6 2020

Google sắn sàng chào đón bạn

Chúc cậu thi tốt 

K và kb nếu có thể

5 tháng 5 2018

milk có nè

5 tháng 5 2018

giúp mk với, mk sẽ cho, cảm ơn bn:))))))

5 tháng 1 2018

ĐỀ KIỂM TRA HK1 MÔN SINH 7 NĂM HỌC 2017 - 2018

A/ TRẮC NGHIỆM (4đ)

BÀI 1: Em hãy khoanh vào đáp án em cho là đúng nhất (2đ)

Câu 1: Động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng?

A. Trùng biến hình B. Trùng roi xanh C. Trùng giày D. Trùng sốt rét

Câu 2: Máu giun đất có màu như thế nào? Vì sao?

A. Không màu vì chưa có huyết sắc tố B. Có màu đỏ vì có huyết sắc tố

C. Có màu vàng vì giun đất sống trong đất nên ít O2 C. Cả A, B, C theo từng điều kiện

Câu 3: Bộ phận nào của nhện có chức năng hô hấp?

A. Núm tuyến tơ B. Lỗ sinh dục C. Khe hở D. Miệng

Câu 4: Hệ thần kinh của châu chấu dưới dạng nào?

A. Chuỗi B. Lưới C. Tế bào rải rác D. Không có hệ thần kinh

Câu 5: Loài sán nào sống kí sinh trong ruột người?

A. Sán lá gan B. Sán lá máu C. Sán bã trầu D. Sán dây

Câu 6: Bộ phận nào của giun đũa phát triển giúp hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều?

A. Hầu B. Cơ quan sinh dục C. Miệng D. Giác bám

Câu 7: Hải quỳ miệng ở phía:

A. Dưới B. Trên C. Sau D. Không có miệng

Câu 8: Hình thức dinh dưỡng của trùng biến hình

A. Tự dưỡng B. Dị dưỡng C. Tự dưỡng và dị dưỡng D. Cộng sinh

BÀI 2: Điền từ thích hợp vào ô trống: (1đ)

Tôm sống trong nước, thở.................., có vỏ giáp cứng bao bọc. Cơ thể tôm có 2 phần:................ và bụng. Phần đầu - ngực có:....................., miệng với các chân hàm xung quanh và .........

BÀI 3: Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A(1đ)

A (Đại diện)

B (Đặc điểm)

Kết quả

1. Thủy tức

a. Gồm một tế bào có chất nguyên sinh, nhân lớn, nhân bé, không bào co bóp,....

1+.....

2. Nhện

b. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, thành cơ thể có 2 lớp, ruột dạng túi

2+.....

3. Trùng giày

c. Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và ruột phân nhánh.

3+ .....

4. Trai

d. Cơ thể có 2 phần: Đầu-ngực và bụng, hoạt động chủ yếu về ban đêm,.....

4+.....

e. Cơ thể bên ngoài là áo có ống hút, ông thoát, trong là thân, thân rìu,......

B/ TỰ LUẬN (6đ)

Câu 1: Trình bày cấu tạo ngoài của tôm. Tại sao khi chín vỏ tôm có màu hồng? (2đ)

Câu 2: Vì sao nói giun đất là bạn của nhà nông? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ giun đất. (1.5đ)

Câu 3: Trình bày đặc điểm chung của ngành ruột khoang. (1đ)

Câu 4: Tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun đũa? Cần làm gì để phòng chống bệnh giun đũa ở trẻ em? (1.5đ)

5 tháng 1 2018

Trên mạng có nhiều mà bạn