K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2018

do nằm ở kinh tuyến,vĩ tuyến khác nhau 

nằm ở môi trường khác nhau 

có sự tác động của môi trường tự nhiên khác nhau

4 tháng 5 2018

Có sự khác biệt về khí hậu giữa phía Tây và phía Đông dãy Xcan-đi-na-vi do :

Dãy Xcan-đi-na-vi chạy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam đã ngăn chặn ảnh hưởng của gió Tây ôn đới và dòng biển nóng bắc Đại Tây Dương, làm cho khí hậu phía tây dãy Xcan-đi-na-vi ấm và ẩm hơn phía đông.

Có sự khác biệt giữa vùng ven biển Na-uy với đảo Ai-xơ-len do :

- Ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây dương chảy gần bờ biển bắc Âu làm cho khí hậu vùng ven biển Na-uy ấm và ẩm.

- Ai-xơ-len gần vùng cực Bắc trong môi trường đới lạnh nên khí hậu quanh năm lạnh giá.

(Cố lên nhé) :)

4 tháng 5 2018

theo mình thì

NaUy chịu ảnh hưởng của gió tây ôn đới và dòng biển nóng nên mang tính chất nóng , ẩm,mưa nhiều

còn Thụy Điển thì bị dãy núi già Xcan-đi-na-vi ngăn cách với NaUy chính vì thế khi gió tây ôn đới thổi vào và ảnh hưởng của dòng biển nóng bị dãy núi già ngăn cản 

Nên NaUy và Thụy Điển mặc dù nằm trên dãy Xcan-đi-n-vi nhưng lại có sự khác biệt về khí hậu

Vì sao cùng nằm trên bán đảo Xcan-đi-na-vi, nhưng khí hậu Na-uy và Thụy Điển có sự khác biệt ? A.Do ảnh hưởng của gió Tây ôn đới. B.Do sự khác nhau về vĩ độ. C.Do dãy núi già Xcan-đi-na-vi chắn gió. D.Do vị trí gần biển hay xa biển.25Vì sao các đảo ở châu Đại Dương phổ biến kiểu khí hậu nóng ẩm, điều hòa? A.Do diện tích đồng bằng ít . B.Do tác động của con người. C.Do ảnh hưởng của địa hình nhiều...
Đọc tiếp

Vì sao cùng nằm trên bán đảo Xcan-đi-na-vi, nhưng khí hậu Na-uy và Thụy Điển có sự khác biệt ?

 A.

Do ảnh hưởng của gió Tây ôn đới.

 B.

Do sự khác nhau về vĩ độ.

 C.

Do dãy núi già Xcan-đi-na-vi chắn gió.

 D.

Do vị trí gần biển hay xa biển.

25

Vì sao các đảo ở châu Đại Dương phổ biến kiểu khí hậu nóng ẩm, điều hòa?

 A.

Do diện tích đồng bằng ít .

 B.

Do tác động của con người.

 C.

Do ảnh hưởng của địa hình nhiều núi.

 D.

Do ảnh hưởng của biển và đại dương.

26

Ven bờ và các đảo ở châu Nam Cực có một số loài động vật sinh sống vì

 

 A.

khả năng thích nghi với môi trường.

 B.

địa hình bằng phẳng.

 C.

khí hậu ấm áp.

 D.

nguồn thức ăn dồi dào.

27

Tại sao rừng lá rộng phân bố tập trung ở phía Tây châu Âu?

 

 A.

Do dân cư thưa thớt.

 B.

Do địa hình bằng phẳng.

 C.

Do nhiều sông lớn .

 D.

Do khí hậu ấm áp, mưa nhiều.

28

Cho bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục

Châu lục

Diện tích (triệu km2 )

Dân số năm 2017 (triệu người)

Châu Á

44

4478

Châu Mĩ

42

1246

Châu Phi

30

739

Châu Âu

10

647

Châu Đại Dương

9

363

Châu Nam Cực

14

40

 

Nhận xét nào sau đây đúng về dân số châu Nam Cực ?

 

 A.

Dân số châu Nam Cực đứng thứ đầu thế giới.

 B.

Dân số châu Nam Cực đứng thứ hai thế giới.

 C.

Dân số châu Nam Cực ít nhất thế giới.

 D.

Dân số châu Nam Cực đứng thứ ba thế giới.

29

Cho bảng số liệu sau:

Nước

Ô-xtray-li-a

Niu-di-len

Va-nu-a-tu

Pa-pua Niu ghi-nê

1.   Thu nhập bình quân theo đầu người

20337,5

13026,7

1146,2

677,5

2.   Cơ cấu thu nhập quốc dân(%)

 

 

 

 

-Nông nghiệp

3

9

19

27

-Công nghiệp

26

25

9,2

41,5

-Dịch vụ

71

66

71,8

31,5

Nhận xét nào đúng về trình độ phát triển kinh tế của các nước châu Đại Dương?

 

 A.

Tất cả các nước đều có nền kinh tế phát triển cao.

 B.

Ô-xtray-li-a có nền kinh tế phát triển, 3 nước còn lại là nước đang phát triển.

 C.

Tất cả các nước đều có nền kinh tế đang phát triển.

 D.

Ô- xtray-li-a và Niu Di-len có nền kinh tế phát triển, 2 nước còn lại là nước đang phát triển.

30

Lí do nào sau đây không phải là nguyên nhân gây ra đặc điểm khí hậu khô hạn ở châu Đại Dương?

 A.

Diện tích rộng.

 B.

Dòng biển lạnh ven bờ.

 C.

Ảnh hưởng của gió biển.

 D.

Ảnh hưởng áp cao chí tuyến.

0
5 tháng 8 2021

C

26 tháng 8 2017

Do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới, nên phía tây dãy Xcan-đi-na-vi có khí hậu ấm và ẩm hơn phía đông. Dãy Xcan-đi-na-vi ngăn chặn ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới nên phía đông dãy Xcan-đi-na-vi có khí hậu lạnh giá về mùa đông.

10 tháng 4 2020

Câu 1: Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn ở một địa phương.

Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong nhiều năm.

Câu 2: Có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa là do: Đặc tính hấp thu nhiệt của đất và nước khác nhau. Điều này dẫn đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho không khí ở bề mặt lục địa và bề mặt đại dương khác nhau.

Câu 3: Mặt đất nóng nhất vào lúc 13 giờ mà không phải lúc 12 giờ là vì: Các tia bức xạ mặt trời khi đi qua khí quyển chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên mà phải đợi mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của măt trời  rồi bức xạ vào không khí. Lúc đó, không khí mới nóng lên. Điều đó giải thích tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ.

Câu 4: Nhiệt độ trung bình tháng = trung bình cộng nhiệt độ tất cả các ngày trong tháng.

- Nhiệt độ trung bình năm = trung bình cộng nhiệt độ 12 tháng của năm.

10 tháng 4 2020

Câu 1: Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào ?

  • Thời tiết là hiện tượng khí tượng (nắng, mưa, gió,...) ở một số địa phương trong một thời gian ngắn
  • Khí hậu là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian đầu và trở thành quy luật​

Câu 2: Tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa ?

     Sự tăng, giảm nhiệt độ của mặt đất và mặt nước rất khác nhau.

Các loại đất, đá mau nóng, nhưng cũng mau nguội; còn nước thì nóng chậm hơn nhưng cũng lâu nguội hơn.

Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa cũng khác nhau.

=> Chính sự khác biệt này đã sinh ra 2 loại khí hậu: lục địa và đại dương

Câu 3: Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất lúc 12H trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lai nóng nhất vào lúc 13H ?

      Mặt đất nóng nhất vào lúc 13 giờ mà không phải lúc 12 giờ là vì: Các tia bức xạ mặt trời khi đi qua khí quyển chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên mà phải đợi mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của măt trời  rồi bức xạ vào không khí. Lúc đó, không khí mới nóng lên. Điều đó giải thích tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ.

Câu 4: Người ta đã tính nhiệt trung bình tháng và trung bình năm như thế nào ?

       

  • Nhiệt độ TB tháng = Tổng nhiệt độ TB của các ngày trong tháng/số ngày
  • Nhiệt độ TB năm= Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng/12

 Hok tốt

# mui #

23 tháng 4 2017

Có sự khác biệt về khí hậu giữa phía Tây và phía Đông dãy Xcan-đi-na-vi do :

Dãy Xcan-đi-na-vi chạy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam đã ngăn chặn ảnh hưởng của gió Tây ôn đới và dòng biển nóng bắc Đại Tây Dương, làm cho khí hậu phía tây dãy Xcan-đi-na-vi ấm và ẩm hơn phía đông.

Có sự khác biệt giữa vùng ven biển Na-uy với đảo Ai-xơ-len do :

- Ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây dương chảy gần bờ biển bắc Âu làm cho khí hậu vùng ven biển Na-uy ấm và ẩm.

- Ai-xơ-len gần vùng cực Bắc trong môi trường đới lạnh nên khí hậu quanh năm lạnh giá.

24 tháng 4 2017

Có sự khác biệt về khí hậu giữa phía Tây và phía Đông dãy Xcan-đi-na-vi do :

Dãy Xcan-đi-na-vi chạy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam đã ngăn chặn ảnh hưởng của gió Tây ôn đới và dòng biển nóng bắc Đại Tây Dương, làm cho khí hậu phía tây dãy Xcan-đi-na-vi ấm và ẩm hơn phía đông.

Có sự khác biệt giữa vùng ven biển Na-uy với đảo Ai-xơ-len do :

- Ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây dương chảy gần bờ biển bắc Âu làm cho khí hậu vùng ven biển Na-uy ấm và ẩm.

- Ai-xơ-len gần vùng cực Bắc trong môi trường đới lạnh nên khí hậu quanh năm lạnh giá.

23 tháng 4 2016

Có sự khác biệt về khí hậu giữa phía Tây và phía Đông dãy Xcan-đi-na-vi do :

Dãy Xcan-đi-na-vi chạy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam đã ngăn chặn ảnh hưởng của gió Tây ôn đới và dòng biển nóng bắc Đại Tây Dương, làm cho khí hậu phía tây dãy Xcan-đi-na-vi ấm và ẩm hơn phía đông.

Chúc bạn học tốt nhé!vui

24 tháng 4 2016

Phía Tây dãy Xcan-đi-na-vi do chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương kết hợp với gió Tây ôn đới thổi quanh năm, đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, đưa hơi ấm từ biển vào sâu đất liền nên khí hậu ấm, ẩm, mưa nhiều.

Phía Đông dãy Xcan-đi-na-vi thì lạnh, bởi càng vào sâu trong lục địa, tính chất ôn đới lục địa càng giảm, cành lạnh hơn, đồng thời địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đồng bằng nên tạo điều kiện cho khối khí lạnh từ phương Bắc tràn xuống.

16 tháng 5 2016
  1. Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt TĐ. 
    Tùy theo tình trạng của ko khí (co lại hay nở ra) sẽ có tỉ trọng khác nhau, do đó khí áp cũng khác nhau và từ đó hình thành nên các đai áp cao và áp thấp. 
    Các đai khí áp phân bố xen kẽ nhau và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo. Cụ thể là: ở cực là đai áp cao; xuống đến vĩ tuyến 60 độ Bắc và Nam là áp thấp; tiếp tục xuống đến vĩ tuyến 30độ B & N là áp cao; và cuối cùng xuống đến xích đạo là áp thấp. (bạn nên vẽ hình tròn đại diện cho TĐ và vẽ các đai khí áp vào theo đúng thứ tự sẽ dễ nhớ hơn) 
    Gió Tín phong hay còn gọi là gió Mậu dịch là loại gió thổi từ khu áp cao cận nhiệt (vĩ tuyến 30 độ) về áp thấp xích đạo. Gió này có hướng Đông Bắc ở bán cầu Bắc và hướng Đông Nam ở bán cầu Nam. Gió thổi quanh năm khá đều đặn theo hướng cố định, là loại gió khô. 
  2. Khí hậu rộng hơn thời tiết
    - Khí hậu là sự biểu hiện lặp đi lặp lại của các hiện tượng khí tượng: gió, mưa, .v.v.. 
    - Còn thời tiết chỉ là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng tại một thời điểm nào đó 
    Ví dụ, bạn có thể nói: Thời tiết hôm nay nóng quá..nhưng không thể nói: Khí hậu hôm nay nóng quá.. 
  3. Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa cũng khác nhau.
  4. - Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng, đó là: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.- Đặc điểm tầng đối lưu:     + Nằm ở vị trí thấp nhất trong 3 tầng.    + Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0.6 độ C.    + Không khí tập trung khoảng 90% ở tầng này.    + Nơi sinh ra các hiện tượng mây, mưa,...    + Không khí được chuyển động theo chiều thẳng đúng.
17 tháng 5 2016

1. Khí  áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất.

   Không khí tuy nhẹ nhưng vẫn có trọng lượng. Vì khí quyển rất dày nêntrọng ượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất. Sức ép đó gọi là khí áp.

2. Thời tiế là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng trong một thời gian ngắn còn khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết trong nhiều năm.

3. Độ muối của đại dương và của biển không giống nhau tùy thuộc vào nguồn gốc nước sông đổ vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.

4. Lớp vỏ khí được chia làm 3 loại:

   +Tầng đối lưu.

   +Tầng bình lưu.

   +Các tầng cao của khí quyển.

   - Tầng đối lưu:+ Nằm sát mặt đất, từ 0-16 km, tầng này tập trung đến 90% không khí.

                           + Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.

                           + Nhiệt độ giảm dần khi lên cao.

                           + Là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng khí tượng.

3 tháng 6 2017

- Do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới, nên phía tây dăy Xcan-đi-na-vi có khí hậu ấm và ẩm hơn phía đông.

- Dãy Xcan-đi-na-vi ngăn chặn ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới nên phía đông dãy Xcan-đi-na-vi có khí hậu lạnh giá về mùa đông.

3 tháng 6 2017

Trả lời :

- Do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới, nên phía tây dăy Xcan-đi-na-vi có khí hậu ấm và ẩm hơn phía đông.

- Dãy Xcan-đi-na-vi ngăn chặn ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới nên phía đông dãy Xcan-đi-na-vi có khí hậu lạnh giá về mùa đông.