K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2018

Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.

Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ DUy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.

Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.

Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm an hem trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.

Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ

Tạ DUy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lí cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương,

Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết

3 tháng 5 2018

Trong câu chuyện , bức tranh của em gái tôi của tác giả Tạ Duy Anh em rất ấn tượng với nhân vật Kiều Phương. Cô nghịch ngợm nên được anh trai gọi với cái tên  là mèo . Tuy vậy cô không giận mà vẫn vui vẻ hồn nhiên như con chim non hót líu lô .Mèo rất thích chế màu vẽ và cái mặt luôn bị bôi bẩn bởi bút vẽ . Cô có một tấm lòng bao dung , rộng lượng . Dù anh trai ghét mình , so bì nhưng cô vẫn vẽ anh mình đẹp thơ mộng , vẽ bằng cả trái tim , tâm hồn . Khi đi về thấy anh mình lạnh nhạt mà cô bé vẫn hồn nhiên mời anh mình đi nhận giải . Sau khi nhìn thấy bức tranh, người anh vô cùng ngạc nhiên , xấu hổ . Bức tranh giúp  ng anh nhận ra sai lầm , trở thành ng anh tốt như trong tranh ,nhận ra rằng bức tranh đã đc em mình vẽ bằng cả tấm lòng . Em càng thấy khâm phục Kiều Phương hơn với tâm hồn của một đứa trẻ con
nhé

3 tháng 5 2018

Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình. Em rất thích nhân vật Kiều Phương này!Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình. Em rất thích nhân vật Kiều Phương này!

3 tháng 5 2018

Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.
Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ Duy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.
Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.
Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm an hem trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.
Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ
Tạ Duy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lí cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương,
Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết.Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.
Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ Duy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.
Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.
Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm an hem trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.
Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ
Tạ Duy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lí cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương,
Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết.

12 tháng 2 2016

Sau khi học xong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh, nhân vật Kiều Phương đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc khó quên.Kiều Phương là một cô bé hiếu động, mặt mũi lúc nào cũng lấm lem nên có biệt danh là “Mèo” do anh trai đặt. Thế nhưng cô bé ấy lại là một tài năng hội họa với những bức tranh có thể treo bất kì nơi nào ở phòng khách. Dù có tài và được mọi người quý mến, Kiều Phương vẫn giữ được tính cách hồn nhiên tinh nghịch đáng yêu của mình. Biết anh trai ghen tị, cau có gắt gỏng với mình, nhưng Kiều Phương với trái tim nhân hậu và tình cảm trong sáng, cô bé đã giúp anh thấy được lỗi lầm qua bức tranh đoạt giải nhất mang tên “Anh trai tôi”. Thật thú thị khi thấy lòng nhân hậu đã thắng tính ghen tị cũng như người anh biết bắt đầu “xấu hổ” nhận ra hạn chế của chính mình đồng thời cảm nhận được lòng nhân hậu của người em. Nhân vật Kiều Phương thật tuyệt vời, qua đó em rút ra được bài học cho mình là cần có lòng nhân hậu trong cuộc sống.

12 tháng 2 2016

-Bạn thi hsg ak-

Em đã đc học văn bản "Bức tranh của em gái tôi" trích từ tác phẩm "Con dế ma" của nhà văn Tạ Duy Anh. Trong đó em thích nhất là nhân vật Kiều Phương- người đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất. Khuôn mặt của cô lúc nào cũng lem nhem như một chú mèo con. Và đặc biệt cô vẽ rất đẹp, y nhưu một họa sỹ nhí vậy. Trong những bức tranh của Kiều Phương, người đọc như em có thể thấy chú mèo vằn nhảy múa, thật là ngộ nghĩnh làm sao! Mặc dù người anh luôn gắt gỏng với cô nhưng cô vẫn chọn người anh làm đối tượng để vẽ trong cuộc thi. Cô có một tấm lòng trong sáng, hồn nhiên, độ lượng. Và nhờ tấm lòng ấy của Kiều Phương đã cảm hóa đc người anh, giúp người anh nhận ra những phần hạn chế của bản thân mình. Em rất khâm phục Kiều Phương bởi vì cô có tài năng nhưng không kiêu ngạo. Và dù tuổi đang còn nhỏ nhưng cô đã có một tấm lòng nhân hậu đáng để em và mọi người noi theo.

17 tháng 1 2019
Trong những nhân vật mà em biết em thích nhất là nhân vật Kiều Phương trong văn bản " Bức tranh của em gái tôi ". Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý :hồn nhiên,hiếu động,ham mê hội họa,có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè.Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt.Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ.Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp,thể hiện ở bức tranh.Khi dự thi trở về, trước thái độ lạnh nhạt của anh trai,Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải. 

Trong những nhân vật mà em biết em thích nhất là nhân vật Kiều Phương trong văn bản " Bức tranh của em gái tôi ". Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý :hồn nhiên,hiếu động,ham mê hội họa,có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè.Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt.Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ.Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp,thể hiện ở bức tranh.Khi dự thi trở về, trước thái độ lạnh nhạt của anh trai,Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.

Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý :hồn nhiên,hiếu động,ham mê hội họa,có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè.Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt.Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ.Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp,thể hiện ở bức tranh.Khi dự thi trở về,trước thái độ lạnh nhạt của anh trai,Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.

3 tháng 8 2017

Hình ảnh nụ hoa đào chớm nở, hoa mai đâm chồi hay những cành quất trĩu quả trên khắp nẻo đường, con phố báo hiệu một không khí xuân căng tràn đang về. Những bài hát về mùa xuân tựa như những dòng chảy nhỏ ca lên khúc yêu thương về một mùa mới, về khoảnh khắc giao cảm mãnh liệt trong tâm hồn mỗi người Việt.Mùa xuân cũng chính là khoảng thời gian có khí hậu ôn hòa nhất trong năm, la thời điểm hồi sinh của muôn loài sau một mùa đông giá lạnh. Mỗi con người ai cũng có mùa xuân sinh tươi hồn nhiên, nhưng phải biết nắm bắt, "mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất" nếu không biết trân trọng khoảnh khắc quý hiếm đó của cuộc đời mà vội vàng cảm nhận hưởng thụ nó, thì cũng uổng cuộc đời.Tháng giêng ngon như cặp môi hồng, một mùa xuân ngọt ngào , không thể nào cưỡng chế được,cái vẻ đẹp , hương sắc ngắn ngủi của nó.

So sánh: Tháng giêng ngon như cặp môi hồng;....

Điệp ngữ: Mùa xuân,...

 Trong các nhân vật mà em biết, em thích nhất là nhân vật Kiều Phương trong văn bản "Bức tranh của em gái tôi" của tác giả Tạ Duy Anh. Kiều Phương bị người anh trai gọi là " Mèo " vì khuôn mặt của Kiều Phương luôn lem luốc giống như con mèo. Tuy vậy, Mèo vẫn chấp nhận cái tên đó đã thể hiện tấm lòng yêu quí anh trai của mình. Mèo là một cô bé nhỏ nhắn với hai bím tóc đuôi sam luôn được cột gọn. Dù khuôn mặt Mèo luôn lem nhem nhưng cô bé lại có tài năng vẽ rất đẹp và có hồn. Anh trai của Mèo hay khinh thường em gái nhưng Mèo lại rất yêu quí anh trai mình nên cô bé mới vẽ anh trai trong cuộc thi vẽ. Khi biết được điều đó thì người anh trai rất xúc động và xấu hổ. Em rất yêu quý nhân vật Kiều Phương.

-Phó từ: rất (mức độ), vẫn (sự tiếp diễn)

-So sánh: giống như ... mèo (ngang bằng)

Bạn tham khảo nha:

Với đôi mắt quan sát sắc sảo, trí tưởng tượng phong phú, trái tim nhạy cảm và tài năng nghệ thuật điêu luyện, nhà thơ đã vẽ nên trước mắt chúng ta một khung cảnh lao động tuyệt vời trên biển. Cả bài thơ như một bức tranh sơn mài lộng lẫy với những màu sắc huyền ảo, cuốn hút vô cùng. Hoà cùng niềm vui to lớn của mọi người, nhà thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của mình bay bổng. Đoàn thuyền lao vun vút trên mặt biển. Mặt trời đội biển nhô màu mới một màu hồng rạng rỡ, tinh khôi và ánh mặt trời phản chiếu trong muôn ngàn mắt cá trên thuyền khiến nhà thơ liên tưởng tới hàng ngàn mặt trời nhỏ xíu đang tỏa sáng niềm vui. Đến đây, bức tranh biển cả ngập tràn sắc màu tươi sáng và ăm ắp chất sống trong từng dáng hình, đường nét của cảnh vật, của con người. Đoàn thuyền đánh cá là một bài ca lao động hứng khởi, hào hùng. Phải chăng nhà thơ đang ca ngợi biển cả mênh mông - nguồn tài nguyên bất tận của Tổ quốc? Đồng thời ca ngợi những con người lao động cần cù, gan góc, ngày đêm làm giàu cho đất nước. Cảm hứng trữ tình của Huy Cận và nghệ thuật điêu luyện của ông đã cuốn hút người đọc thực sự. Chúng ta cùng chia sẻ niềm vui to lớn với nhà thơ, với tất cả. Những người lao động mới đang kiêu hãnh ngẩng cao đầu trên con đường đi tới tương lai tươi sáng. Nửa thế kỉ đã trôi qua, bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn giá trị ban đầu của nó. Phần nào, bài thơ giúp chúng ta hiểu được chân dung tinh thần mới của Huy Cận sau bao biến cố lịch sử trọng đại của đất nước và dân tộc - một Huy Cận trữ tình cách mạng.

9 tháng 10 2016

Câu 1:

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

 

Câu 2:

Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó. Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan ý chí xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam. Câu 3:Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng, ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên – Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời.Chúc bạn học tốt! 
9 tháng 10 2016

Câu 1:Hồ xuân Hương là một trong rất ít phụ nữ Việt Nam thời phong kiến có tác phẩm văn học lưu truyền cho đến ngày nay. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Cuộc đời của bà vẫn còn là một vấn đề đang được nghiên cứu. Bà thường mượn cảnh , mượn vật để nói lên thân phận người phụ nữ thời bấy giờ, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số đó.Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. 

Câu 2:

 Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.

 Câu 3:

bài thơ Phò giá về kinh cũng thể hiện lòng yêu nước theo kiểu mộc mạc, tự nhiên nhưng mạnh mẽ, hào hùng. Hai bài thơ đều phản ánh bản lĩnh vững vàng, khí phách hiên ngang của dân tộc ta. Một bài nêu cao chủ quyền độc lập thiêng liêng, khẳng định nước Nam là của vua Nam, không kẻ nào được phép xâm phạm, nếu cố tình xâm phạm tất sẽ chuốc lấy bại vong. Một bài thể hiện khí thế hào hùng và bày tỏ khát vọng xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình với niềm tin đất nước sẽ bền vững nghìn thu.Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng, ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên – Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời.