K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2018

thì cứ giải bài toán ra cứ như là bài toán có nghiệm nếu lớn hơn hay bé hơn 0 thì là đa thức không có nghiệm

2 tháng 5 2018

Thì cứ cho đa thức ấy = 0 rùi tự tính

TK:

đây nhé, 

1. Sử dụng hai góc kề bù có ba điểm nằm trên hai cạnh là hai tia đối nhau.

2. Ba điểm cùng thuộc một tia hoặc một một đường thẳng

3. Trong ba đoạn thẳng nối hai trong ba điểm có một đoạn thẳng bằng tổng hai đoạn thẳng kia.

4. Hai đoạn thẳng cùng đi qua hai trong ba điểm ấy cùng song song với đường thẳng thứ ba.

5. Hai đường thẳng cùng đi qua hai trong ba điểm ấy cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba.

6. Đường thẳng cùng đi qua hai trong ba điểm ấy có chứa điểm thứ ba.

7. Sử dụng tính chất đường phân giác của một góc, tính chất đường trung trực của đoạn thẳng, tính chất ba đường cao trong tam giác 

28 tháng 12 2020
Học ngu thì đừng nói
12 tháng 12 2016

cố gắng mà hok thui, bik làm sao

vs lại mk cũng k phải loại hok joi lắm

cố gắng lên nhévui

12 tháng 12 2016

May cho cậu mik vừa thi xong môn Vật Lý Dễ thôi bn chỉ cần học thuộc hết công thức trong sách vs nhưngx chỗ điền vào chỗ chấm Làm lại các dạng bt trong SBT Nếu bn có đề cương thì bn cứ ôn đề cương kĩ vào Bn thử hỏi cô xem ôn kĩ bài nào ( chắc là các dạng về KLR TLR)

Mik hok vật lý kém cực kì kém nhưng áp dụng cách này là lm đc bn cứ thử coi sao

 

 

 

30 tháng 4 2020

Đơn giản và có tính cà khịa mạnh :
Tập viết có dấu trước nha bạn, và bạn cố điều chế cảm xúc là được
P/s: hiểu thì hiểu không hiểu thì thôi nha :V

30 tháng 4 2020

1 . Bạn xem đề bài họ yêu cầu gì .

2 . Bạn hãy lập dàn ý cho đề bài đó 

3 . Từ gợi ý bạn hãy viết thành một bài văn hoàn chỉnh

4 . Sau khi viết bài văn nghị luận đó xong , bạn hãy đọc lại và sửa lỗi trong bài đó !!!

~ CHÚC BẠN THI TỐT VÀ GIÀNH ĐƯỢC ĐƯỢC ĐIỂM CAO TRONG KÌ THI ĐÓ ~

14 tháng 12 2020

1Nghĩa của từ:nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.

2. Cách giải thích nghĩa của từ

Người ta có thể giải thích nghĩa của từ bằng các cách sau đây :

+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

Ví dụ : – Danh từ là những từ chỉ người, chỉ loài vật, cây cối, đồ vật,…

– Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của người, của sự vật. ‘

– Tính từ là những từ chỉ tính chất như màu sắc, kích thước, hình thể, phẩm chất,…

+ Quan liêu là những người cán bộ phụ trách nhưng xa rời thực tế, xa rời quần chúng.

+ Chạy là hoạt động dời chỗ bằng chân của người hoặc động vật với tốc độ cao.

– Dùng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ mà mình giải thích.

Ví dụ : +Tổ quốc là đất nước mình.

+ Cao là số đo chiều thẳng đứng, đối lập với thấp.

+ Dài là số đo chiều nằm ngang, đối lập với ngắn.

+ Bấp bênh là không vững chắc.

3. Dùng từ đúng nghĩa

Muốn dùng từ đúng nghĩa trước hết ta phải nắm vững được nghĩa của từ. Thông thường một từ có rất nhiều nghĩa.

Ví dụ : Từ ăn có 13 nghĩa, từ chạy có 12 nghĩa, từ đánh có 27 nghĩa.

Vì thế muốn hiểu đúng nghĩa của từ ta phải đặt từ trong câu cụ thể. Do sự kết hợp giữa các từ trong câu mà nghĩa cụ thể của từ được bộc lộ. Ta cũng có thể tra từ điển để nắm được nghĩa của từ. Cách tốt nhất là đạt từ trong câu cụ thể.

Ví dụ : Trong các câu :

-Tôi ăn cơm.

Từ ăn có nghĩa là hoạt động đưa thực phẩm vào dạ dày.

– Tôi đi ăn cưới.

Từ ăn có nghĩa là ăn uống nói chung, nhân dịp lễ thành hôn.

– Họ ăn hoa hồng.

Từ ăn có nghĩa là nhận lấy để hưởng.

Chúng ta phải luôn luôn học hỏi, tìm tồi để hiểu đúng nghĩa của từ, tập nói, tập viết thường xuyên. Khi nói, khi viết phải lựa chọn và phải kết hợp một cách thành thạo các từ, nhất là khi gặp một từ có nhiều từ đồng nghĩa thì phải cân nhắc một cách cẩn thận.

Ví dụ : chết, mất, toi, qua đời, từ trần, hi sinh.

Muốn hiểu đúng nghĩa của từ ta phải liên hội được quan hệ giữa từ với sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất mà từ biểu thị. Từ đó chỉ ra những đặc điểm, những thuộc tính của sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất,… mà từ biểu thị.

28 tháng 2 2016

A=1/2.3+1/3.4+1/4.5+...+1/99.100 ( Bạn nên viết như vậy để người khác dễ đọc hơn)

=1-1/2+1/2-1/3+1/3-1/4+...+1/99-1/100

=1-1/100

=99/100

21 tháng 12 2022

cái phần này dành cho bạn nên mình chỉ liệt kê cho bạn tham khảo thôi:

Điểm mạnh:

+ học giỏi

+ tiếp thu nhanh

+ hoà đồng với mọi ngừoi

Điểm Yếu:

dễ tin vào lòng người

dễ bị lừa

Mục tiêu phát huy điểm mạnh:

+ cố gắng học thêm những kiến thức mới

+ học thêm nữhng kiến thức bồi dưỡng

+ kết bạn bè thêm

Khắc phục điểm yếu:

nhận thức rõ đâu là giả và sự thật, sai và đúng để tránhh bị lừa

b) cái phần này cho bạn vì bạn phải tự viết

mục tiêu bạn là gì?

điểm sai của bạn ở đâu?

điểm mạnh bạn ở đâu?

 

18 tháng 4 2016

Các bạn giúp mk vs!!!! Sắp thi rùi!!!!!!khocroi

28 tháng 12 2020

Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, muốn xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh thì cần có một đội ngũ nhân lực thực sự mới có thể đáp ứng yêu cầu phát triển được. Để có được điều đó mỗi học sinh chúng ta ngay từ bây giờ phải có thái độ học tập thật nghiêm túc, chăm chỉ chịu khó học tập để xây dựng cho mình vốn kiến thức và kinh nghiệm sống để sau này trở thành những con người có ích cho xã hội. Vì vậy việc học tập nghiêm túc rất quan trọng với đời sống trong tương lai của chúng ta. Nhưng gần đây trong lớp một số bạn có phần lơ là học tập.

Như các bạn đã biết vấn đề nghe giảng ở lớp cũng rất cần thiết. Vì nó là điều kiện đầu tiên giúp bạn trong việc học bài ở nhà sau đó.. Bạn nghĩ: "Ðã là học sinh khi đến lớp chú tâm nghe giảng hay không thì cần gì mà phải nhắc suốt!". Không đâu bạn ơi!. Nếu tất cả các bạn đều "chú tâm nghe giảng" thì tôi có thể quả quyết với bạn rằng: Hầu hết những học sinh ấy đều là những học sinh giỏi. Bài giảng họ tiếp thu tốt thì tất nhiên sẽ học bài mau thuộc. Nhưng nếu tất cả như vậy, chắc chắn tôi sẽ không viết bài văn này. Vậy thái độ nghe giảng của các bạn phải ra sao?Bạn cũng có thể nhìn lên bục giảng, nhìn thầy cô chăm chú, tưởng chừng như bạn đã "nuốt" từng lời giảng của thầy cô vậy. Nhưng nếu bạn không có nghe gì cả, mà thầy cô hỏi bạn một câu, chắc chắn bạn sẽ lúng túng ngay. Phải, bạn sẽ không thể đáp lại câu hỏi của thầy cô một cách chính xác được. Và như vậy là bạn chỉ "nhìn" chứ bạn có "nghe" đâu. Ðầu óc bạn mơ màng, bạn đang ngồi ở lớp mà nghĩ tới những cuộc chơi ở xa. Nào là chiều nay sẽ đi hồ bơi, đi đánh cầu lông, bóng đá, đi ra quán điện tử chơi vào tiếng cho đã... các bạn nữ thì mơ tưởng đến những đồ hàng hiệu, hàng mới.v.v...

Nói chung, bạn đang nhìn thầy cô mà hồn bạn đang "lang thang" một cuộc viễn du nào đó chứ không có tại lớp. Thầy cô thì khản tiếng, hết nước bọt để trình bày bài dạy của mình, những mong học sinh hiểu sâu, hiểu rộng mà nào được có mấy ai chịu khó nghe! Bạn phải biết rằng bạn đang ở trong lớp học, và bạn đang có nhiệm vụ "nghe giảng bài". Bạn phải xác định như vậy mới gạt phăng mọi vấn đề khác để tập trung cho việc nghe giảng bài. Nếu như bạn không chú tâm nghe giảng thì đâu phải bạn có động cơ đi học. Mà động cơ học tập thì đúng là điều rất quan trọng của tuổi trẻ. Vậy bạn phải tự hỏi mình. Ta đến lớp để làm gì? Học, học thì phải nghe lời giảng của thầy cô. Nếu không, bạn chỉ có tiếng đi học, mang danh là một học sinh, nhưng kỳ thực không phải là học sinh. Vì một học sinh thì phải biết học, chăm học và học giỏi nữa. Chịu bao lao nhọc để đặt kỳ vọng vào bạn, vậy mà bạn nỡ phụ lòng ba mẹ bạn sao? Dù sau này bạn là ai, bất cứ địa vị nào trong xã hội, mà tuổi trẻ bạn chây lười trong học tập là bạn đã mắc nợ với đời. Trước nhất là cha mẹ. Sau đến là thầy cô và cuối cùng là với xã hội. Vì bạn sống trong lòng xã hội là bạn phải có trách nhiệm phục vụ xã hội. Ai làm ra những phẩm vật cho xã hội? Con người. Muốn làm một con đường phải có kỹ sư tính toán. Cái áo bạn mặc, quyển vở bạn đọc đều do tay con người làm ra. Bệnh tật, bạn cần bác sĩ và viên thuốc bạn uống cũng cần dược sĩ bào chế. Nhưng tất cả những thành phần đó là ai? Do đâu mà họ được như vậy? Tất cả cũng phải học và họ cũng đã trải qua quá trình gian lao để ngày nay có được công thành danh toại đó,nhằm góp bàn tay xây dựng và kiến tạo xã hội. Ðó cũng có thể gọi là "trả nợ áo cơm", hoàn thành nghĩa vụ đối với xã hội...Ngay bây giờ, còn trẻ đến lớp mà bạn không học thì lớn lên bạn sẽ góp phần gì cho xã hộ? Chắc bạn đã từng nghe câu: "Trẻ mà không học, già sẽ ân hận" rồi chứ?

Nếu bạn đã thực sự chăm chú nghe giảng, nhất định là bạn sẽ nắm chắc kiến thức của bài mà bạn vừa tiếp thu. Khi đã tiếp thu kỹ, còn phải biết vận dụng tốt vào bài học, bài làm của mình. Tất nhiên nghe, hiểu, nắm được toàn bộ bài dạy, thì việc học bài của bạn sẽ mau thuộc một cách dễ dàng. Học bài mau thuộc là một chuyện, ngoài ra bạn cần phải nhớ dai. Nhớ chính xác và không lẫn lộn đó là điều cần thiết. Có thể bạn học bài thuộc rất mau, nhưng đồng thời cũng mau quên.. Vậy làm cách nào để bạn có thể nhớ bài được lâu. Bạn phải hiểu bài trước khi học. Muốn hiểu kỹ bài bạn phải nghe giảng, vận dụng nhiều phương pháp của riêng bạn để hiểu một cách chính xác bài giảng. Học bằng tâm não của bạn chứ không phải "học vẹt". Cũng có bạn học rất thuộc nhưng lại không cần hiểu bài, cách học này người ta gọi là "học vẹt". Nếu bạn học theo cách thuộc lòng này, thì nguy hiểm cho bạn, vì đây là cách học đối phó, thuộc để trả bài cho xong nợ rồi thôi, sau đó bạn chỉ còn là một khối óc rỗng. Muốn tránh tình trạng này, bạn nên xác định lại cách học bài của bạn chẳng những sao cho học mau thuộc mà còn phải hiểu và nhớ lâu nữa. Nghĩa là phải học bằng khối óc và mọi giác quan. Phần quan trọng nhất giúp bạn nhớ dai là tâp trung nghe giảng. Ghi chép những đề mục hay những phần quan trọng. Tóm tắt nội dung, bài cô đọng nhưng đủ ý. Nghiên cứu bài ngay sau khi nghe giảng vì như thế giúp bạn củng cố lại các phần quan trọng hầu khắc sâu vào tâm não bạn hơn. Ghi những chi tiết dễ quên ra giấy nháp, bỏ túi rồi lâu lâu mở ra xem lại cho tới bao giờ vấn đề đó đã hiểu mới thôi. Với các môn Toán - Lý - Hóa - Sinh, nói chung các môn có công thức, bạn càng cần ghi vào giấy nháp bỏ túi để bất cứ lúc nào, ở đâu bạn cũng có thể mở ra xem lại được. Hoặc bạn cũng có thể ghi các công thức ấy lên bảng, nơi bàn học để các công thức ấy luôn đập vào mắt bạn. Nhất định là bạn sẽ nhớ lại mau và nhớ mãi. Bạn cứ giữ nguyên bảng như vậy cho đến khi các công thức đã "nằm lòng" trong óc bạn mới xóa đi, viết các công thức khác. Những cách học này chắc chắn sẽ có hiệu quả tốt.

Bạn cần biết cách ghi những trọng tâm của bộ môn. Mỗi một môn học đều có những yêu cầu và những phần trọng tâm của nó. Bạn nên tập trung vào phần này để đào sâu suy nghĩ. Các môn về tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh....) có đặc thù riêng so với các môn về xã hội (như Văn, Sử, Ðịa..). Do vậy bạn phải biết cách ghi nhớ những trọng tâm của nó. Các môn tự nhiên thường có các công thức, định lý, định đề... phải ghi tóm tắt vào sổ tay riêng và cần ghi thêm ra tờ giấy bỏ túi và cũng cần ghi lên bảng nơi bàn học ở nhà để thường xuyên trông thấy. Các môn học thông thường khác như: Văn, Sử Địa.Với môn Văn:Bạn cần có quyển sổ tay riêng, để ghi chép những đoạn văn hay tên tác phẩm, tác giả mà bạn cần sưu tầm, hoặc những phần cần ghi nhớ cho môn bài quan trọng. Môn học này xin nhắc lại là bạn đừng xem nhẹ nó, như tôi đã nhắc đi nhắc lại ở các chương trước. Môn Sử, Ðịa : Chỉ cần ghi kỹ địa danh, năm tháng thật chính xác, nắm nội dung bài thật kỹ là được. Với môn Sử mà bạn tập trung nghe giảng là đã thuộc bài rồi vậy. Bạn tóm tắt mỗi bài sao cho cô đọng nhưng đầy đủ những vấn đề trọng tâm. Môn Sinh ngữ cần phải có cách học riêng mang tính đặc thù như đã trình bày.Vậy nên nếu chúng ta không chăm chỉ học tập ngay từ bây giờ thì rất có thể sau này dễ bị nghèo nàn, lạc hậu, cá nhân bất tài vô dụng, không biết lý lẽ, phân biệt đúng sai, dễ bị cám dỗ… Học sinh chúng ta hôm nay ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường hãy nỗ lực phấn đấu trong học tập, quyết tâm học thật giỏi và rèn luyện tính cần cù, chăm chỉ trong việc học để sau nay chúng ta sẽ thành công trong công việc sau này, có một cuộc sống ổn định.