K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a) Xét về nghĩa đen có người bảo “Lá lành đùm lá rách" là để chỉ một hiện tượng tự nhiên. ... Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn, và cả những chiếc lá rách nát, xấu xí để cuộc sống sẽ như một cái cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc

b) Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ, câu tục ngữ ấy đã thể hiện quan niệm đúng đắn của người dân lao động về mối quan hệ giữa lao động và hưởng thụ thành quả lao động. Nó cũng khuyên người ta phải chăm chỉ lao động hơn và phê phán thói lười biếng lại thích hưởng thụ.

15 tháng 6 2021

a) nói về tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của con người

b) nói lên sức lao động, sự siêng năng

11 tháng 6 2021

Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn, và cả những chiếc lá rách nát, xấu xí để cuộc sống sẽ như một cái cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc.

Tay có làm việc thì hàm mới có cái để nhaitay mà nghỉ ngơi, trễ nải (quai) thì sẽ chẳng có gì để ăn cả (trễ: sa xuống, tụt xuống thấp hơn, miệng trễmiệng trễ xuống, để không, vì chẳng có gì để ăn). ... Nó còn được rút gọn, chỉ nói là “tay làm hàm nhai” mà bỏ vế sau đi

11 tháng 6 2021

- Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn, và cả những chiếc lá rách nát, xấu xí để cuộc sống sẽ như một cái cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc

- “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”, câu tục ngữ ấy đã thể hiện quan niệm đúng đắn của người dân lao động về mối quan hệ giữa lao động và hưởng thụ thành quả lao động. Nó cũng khuyên người ta phải chăm chỉ lao động hơn và phê phán thói lười biếng lại thích hưởng thụ.

24 tháng 12 2023

Tôn trọng sự thật.

14 tháng 11 2021

A

24 tháng 3 2018

truyền thống lao động cần cù 

chúc bn hk tốt ~!!!

24 tháng 3 2018

Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ ( truyền thống...Lao Động Cần Cù........)

4 tháng 4 2022

Tham khảo:

a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trề.
– Câu tục ngữ có hai vế, mỗi vế nêu lên một thái độ đối với lao động.
– Tay là cơ quan quan trọng nhất của con người làm việc.
Hình ảnh bàn tay ở đây tượng trưng cho con người. Tay làm là hình ảnh con người chăm chỉ, tay quai là hình ảnh con người lười biếng, không chịu làm việc .
Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày
– Hàm và miệng là cơ quan giúp cho con người ăn uống. Hình ảnh hàm và miệng ở đây tượng trưng cho cuộc sống của cơn người. Người chăm chỉ mới có cái để ăn (liên hệ với câu tục ngữ: Có làm thì mới có ăn. Không dưng ai dễ đem phần đến cho), nói rộng ra người có chăm làm cuộc sống mới được đảm bảo, kẻ lười biếng thì chẳng có gì đề ăn. Nói rộng ra kẻ lười biếng cuộc sống sẽ khổ sở, thiếu thôn.
– Câu tục ngữ khuyên mọi người cần chăm chỉ lao động, chê trách thái độ lười biếng.
b. Nêu dẫn chứng chứng minh người lao động chăm chỉ sẽ có một cuộc sống no đủ tốt đẹp. (Lây các dẫn chứng trong cuộc sống thực tế ở xung quanh, có thể nêu lên cụ thể).
– Người nông dân chăm chỉ cày sâu cuốc bẫm, mùa đến sẽ, thu hoạch tốt.
– Người công nhân chăm chỉ, có tay nghề giỏi sẽ có năng suất cao do đó lương cao, được thưởng nhiều. Cuộc sống vì thế sẽ sung túc.
– Người thợ thủ công chăm chỉ làm ra được nhiều sản phẩm, thu nhập cao. Vì thế gia đình có cuộc sổng đầy đủ.

23 tháng 7 2019
Đáp án: D
16 tháng 4 2022

tham khảo

Một trong những câu tục ngữ để lại bài học quý giá cho con người đó là “Lá lành đùm lá rách”. Đây là lời răn dạy của thế hệ đi trước về tấm lòng yêu thương, sẻ chia.

Câu tục ngữ mang hai nét nghĩa gồm nghĩa đen và nghĩa bóng. Nếu hiểu theo nghĩa đen, hình ảnh “lá lành đùm lá rách” đã vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Những chiếc lá thường dùng để gói đồ ăn. Lá lành bọc lên lá rách giúp giữ gìn đồ bên trong. Còn nếu hiểu theo nghĩa bóng, “lá lành” chỉ người có cuộc sống khá giả, giàu có, “lá rách” chỉ người có cuộc sống nghèo khổ, khó khăn. Như vậy, ý nghĩa của câu “Lá lành đùm lá rách” là khuyên nhủ con người cần biết yêu thương, chia sẻ với nhau.

Cuộc sống của con người là những mối quan hệ gắn kết giữa con người với con người. Không ai có thể sống một mình, không có sự giao tiếp với người xung quanh. Chúng ta giúp đỡ lẫn nhau bởi tình yêu thương giữa đồng loại. Cũng như khi giúp đỡ người khác, thì khi gặp khó khăn, chúng ta sẽ nhận được sự giúp đỡ.

Dân tộc Việt Nam cùng chung nguồn gốc “Con Rồng cháu Tiên”. Bởi vậy mà chúng ta vẫn luôn biết giúp đỡ lẫn nhau. Dù là sự chia sẻ về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thân (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…). Thì cũng đều đáng để người nhận trân trọng, biết ơn. Hình ảnh màu áo xanh tình nguyện chắc chắn đã quá quen thuộc với thế hệ trẻ Việt Nam. Họ đã bước chân đến những vùng miền xa xôi của tổ quốc để giúp đỡ những người khó khăn (dạy chữ cho trẻ em vùng cao, giúp đỡ người vô gia cư…). Hay những doanh nghiệp sẵn sàng thu mua nông sản để giải cứu cho bà con nông dân. Hoặc câu chuyện về chàng sinh viên hai mươi ba tuổi lao xuống biển cứu bốn cô gái, khiến chúng ta thật cảm động... Tất cả đều đã thể hiện được tình yêu thương, cũng như một tấm lòng biết sẻ chia.

Ngược lại, vẫn còn rất nhiều người có lối sống thờ ơ, vô cảm. Họ sống một cách ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân. Hoặc có người sau khi nhận được sự giúp đỡ của người khác thì chẳng mấy chốc mà quên đi. Những hành động như vậy thật đáng lên án. Bởi vậy mà mỗi người cần sống biết yêu thương, biết chia sẻ để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Trái đất sẽ thật lạnh giá nếu như không có tình yêu thương. Bởi vậy mà câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” là một lời khuyên quý giá dành cho mỗi chúng ta. Hãy biết yêu thương để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

16 tháng 4 2022

Từ lâu, tinh thần tương thân tương ái đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy mà ông cha ta mới có câu “Lá lành đùm lá rách” như một lời khuyên nhắc nhở con cháu phải giữ gìn truyền thống này.Câu tục ngữ đã sử dụng hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Chúng ta thường sử dụng lá để gói bánh hay các loại đồ ăn khác. Nhưng chúng khá mỏng nên thường phải dùng nhiều lớp lá để không bị rách, giữ cho đồ ăn ở bên trong còn nguyên vẹn. Nếu xét theo nghĩa bóng, “lá lành” chỉ người có cuộc sống khá giả, “lá rách” chỉ người có cuộc sống khó khăn. Với hình ảnh “Lá lành đùm lá rách”, ông cha ta muốn nhắn nhủ con người phải biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng. Có người sống sung sướng, hạnh phúc. Cũng có người phải chịu khó khăn, khổ cực. Và trong một xã hội, chúng ta cần phải biết sẻ chia với nhau. Bởi con người không thể sống một mình, mà cần có sự chia sẻ với những người xung quanh. Bởi vậy mà dân tộc Việt Nam vẫn luôn phát huy tinh thần tương thân tương ái. Những chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam hay người khuyết tật vẫn luôn được thực hiện. Các chương trình ý nghĩa như “Trái tim cho em”, “Cặp lá yêu thương”... đã giúp đỡ được rất nhiều mảnh đời bất hạnh. Nhưng đôi khi, tinh thần đó được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày, từ những hành động rất nhỏ như sự chia về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thân (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…).Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều người có lối sống vô cảm. Họ thờ ơ với cuộc sống khó khăn của người khác. Họ chỉ biết nghĩa đến lợi ích cá nhân của bản thân mình, thậm chí có những hành động gây hại đến cuộc sống của những người xung quanh. Những người như vậy sẽ chỉ sống trong sự cô đơn, không có được tình yêu thương của những người xung quanh. Chắc chắn khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, họ cũng sẽ không nhận được sự giúp đỡ của người khác.Đối với một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, nhờ có sự dạy dỗ của cha mẹ và thầy cô mà tôi luôn giữ cho mình một trái tim biết sẻ chia, yêu thương. Trao đi yêu thương để lan tỏa yêu thương rộng hơn.Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” chính là một lời khuyên quý giá cho mỗi người chúng ta. Thế giới sẽ ngày một tốt đẹp hơn nếu con người biết sẻ chia, yêu thương.