K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. (Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam –...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. (Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam – 2019, tr.24)

a) Tìm trạng ngữ trong câu văn sau: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

Theo em, các trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho câu những nội dung gì?

b) Đoạn trích trên của tác giả nào? Ghi lại những câu nêu lên luận điểm của đoạn. Dựa vào đoạn trích, hãy giải thích vì sao tác giả khẳng định lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta là một truyền thống quý báu?

giúp mình với, mình camon ạ 

0
16 tháng 5 2021

 – Có một câu ghép với 4 vế câu:

Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi,/ nó kết thành… to lớn,/ nó lướt qua… khó khăn, / nó nhấn chìm… lũ cướp nước.

– 4 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy. (Từ thì nối trạng ngữ với các vế câu.)

16 tháng 5 2021

Câu ghép là: Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. 

Được nối với nhau bằng dấu câu (dấu ,).

1 tháng 3 2022

Tham khảo:

Nhân dân Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một trong những truyền thống vô cùng tốt đẹp của đáng quý của nhân dân ta. Từ xưa đến nay, tinh thần yêu nước đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Mỗi khi có giặc xâm lược, lòng yêu nước lại dâng trào mãnh liệt. Điều đó thể hiện qua các triều đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Đến ngày hôm nay, tinh thần yêu nước lại tiếp tục được kế thừa mạnh mẽ. Tình yêu nước xuất phát ở mọi lứa tuổi, vùng miền, nghề nghiệp hay tuổi tác… Mỗi người dân Việt Nam đều muốn cống hiến, dựng xây đất nước ngày càng phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý vì vậy bổn phận của chúng ta là trưng bày vẻ đẹp của quý ấy.

1 tháng 3 2022

trích trong văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta 

tác văn giả: Hồ Chí Minh

phương thức biểu đoạn nghị luận

hoàng cảnh sáng tác , chắc là hồi kháng chiến chống pháp

 

1 tháng 3 2022

`-` Đoạn văn trên được trích từ văn bản : "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"

`-` Tác giả : Hồ Chí Minh

`-` PTBĐ : nghị luận + biểu cảm

`-` Hoàn cảnh sáng tác : Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp

Câu 6. Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước”.a. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Văn...
Đọc tiếp

Câu 6. Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước”.

a. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản được viết bằng phương thức biểu đạt nào? Phương pháp lập luận chính trong văn bản trên là gì?

b. Hãy nêu và nhận xét trình tự lập luận của văn bản đã xác định ở yêu cầu a.

c. Cho câu luận điểm: Lòng yêu nước là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. Hãy viết 1 đoạn văn ngắn (10 – 12 câu) chứng minh luận điểm trên, trong đoạn có sử dụng trạng ngữ và câu đặc biệt (gạch chân và chú thích)

1
6 tháng 2 2022

1. Đoạn trích được trích trong văn bản ''Tinh thần yêu nước của nhân dân ta'' của chủ tịch Hồ Chí Minh. 

PTBĐ: Nghị luận

Phương pháp lập luận: Nhân - quả

2. 

Em tham khảo:

Tác giả đã lập luận theo các cách như sau:
+ Lập luận hàng ngang (1) theo quan hệ nhân quả: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước (nguyên nhân) -> nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước (kết quả).

+ Lập luận hàng ngang (3) theo quan hệ tổng phân hợp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước (Kết quả) -> Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ…(cụ thể) -> Đều giong nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước (kết quả).

+ Lập! luận hàng ngang (4) theo quan hệ tương đồng: Bổn phận của chúng ta -> giải 1 thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo —> làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc kháng chiến.

+ Lập luận hàng dọc (1) theo quan hệ suy luận tương đồng theo dòng thời gian: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước -> Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại -> đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước —> Bổn phận của chúng ta.

3. 

Em tham khảo:

Lòng yêu nước nồng nàn (Câu rút gọn chủ ngữ). Đây cũng chính là truyền thống quý báu từ ngàn đời của dân tộc ta. Lòng yêu nước được thể hiện sâu sắc, đặc biệt qua các cuộc kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lăng từ xa xưa trong lịch sử. Họ là những người anh hùng tiêu biểu đã chỉ huy trận chiến, góp phần làm nên trang sử vẻ vang cho dân tộc. Đến hôm nay(Trạng ngữ chỉ thời gian), những người dân được gọi với danh từ chung là các cụ già tóc bạc, các cháu nhi đồng, kiều bào ở nước ngoài, đồng bào vùng tạm chiếm, các chiến sĩ ngoài mặt trận, nam nữ công nhân, nông dân, người phụ nữ, bà mẹ chiến sĩ…. không ai nhớ tên nhớ tuổi của họ nhưng đó là những con người thầm lặng đã không quản ngại gian khổ, hi sinh, đóng góp công sức, mô hôi nước mắt cho chiến đấu. Đó chính là lòng yêu nước nồng nàn, tất cả để giữ trọn vẹn non sông bờ cõi cho đất nước. Truyền thống yêu nước nồng nàn đó được phát huy và tiếp nối từ xưa đế nay, từ tổ tiên ngày trước đến thế hệ con cháu mai sau. Lòng yêu nước ấy như vật báu của quốc gia, nhưng không vì thế mà chúng ta cất giữ kín đáo. 

7 tháng 2 2022

Em cảm ơn nhiều ạ

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước.”(SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2)Câu 1. Đoạn văn trích từ tác phẩm nào?...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước.”

(SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào?

Câu 2. Nêu phương thức biểu đạt chính?

Câu 3. Câu cuối đoạn văn sử dụng hình ảnh nào thể hiện cụ thể sức mạnh của tinh thần yêu nước? Nêu giá trị của việc sử dụng hình ảnh ấy?

Câu 4. Dựa vào văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em hãy viết đoạn văn từ 8-10 câu chứng minh luận điểm: “Bác Hồ sống thật giản dị”.

1
6 tháng 3 2022

1

trích từ văn bản:Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

-Tác giả:Hồ Chí Minh

2

PTBĐ chính :nghị luận

 

 

 

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".

a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

c) Tìm và viết lại 1 câu rút gọn trong đoạn văn trên? Cho biết thành phần được rút gọn là gì?

d) Nội dung chính của đoạn văn là gì?

e) Em hãy nêu những biểu hiện của lòng yêu nước ở hiện tại

 

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân, đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn,… (Ngữ văn 7, tập 2, trang 53)

a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?

c) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

d) Tìm một trạng ngữ có trong đoạn văn trên và cho biết công dụng của trạng ngữ?

e) Từ đoạn văn trên em suy nghĩ gì về đức tính của Bác?

 

Câu 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“ Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. […]

Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống. […]

a) Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định phương thức biểu đạt chính?

b) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

c) Lòng thương người ở xã hội ngày nay được biểu hiện như thế nào?

0
Cho đoạn văn sau và  trả lời câu hỏi bên dưới:“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Văn...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau và  trả lời câu hỏi bên dưới:

“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản?

2. Hãy chỉ ra câu văn nêu luận điểm của đoạn văn?

3. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

4. Chỉ ra các trạng ngữ và nêu tác dụng?

5. Từ nào trong đoạn văn sử dụng phép đảo trật tự từ? Nêu tác dụng?

 

0