K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2018

 1.    Gợi ý làm bài
-    Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề.
-    Xem lại dàn ý chung của một bài văn miêu tả loài vật.
-    Chọn đàn gà em sẽ tả.
-    Quan sát kĩ đàn gà đó.

2.    Bài tham khảo
a)    Mở bài
-    Giới thiệu về đàn gà em sẽ tả: đàn gà của nhà em hay em quan sát được ở một nơi nào đó? (đàn gà nhà cô Khải, hàng xóm của gia đình em).
+ Em quan sát được khi nào? (khi em đi học về).
+ Ở đâu? (đàn gà đang kiếm ăn ở vườn nhà em).

b)    Thân bài
-    Tả hình dáng của gà mẹ và gà con: Gà mẹ có bộ lông màu mơ rất đẹp. Mỗi chú gà con trông giống như một hòn tơ nhỏ.
-    Tả hoạt động của đàn gà.

c)    Kết bài
-    Cảm nghĩ của em khi quan sát và tả đàn gà? (xúc động, có những hoạt động góp phần bảo vệ các loài vật).

2 tháng 4 2018

Mở bài:

- Giới thiệu về con gà trống của gia đình em: Gia đình em có nuôi một đàn gà, trong đó có 1 chú gà trống. Hàng ngày, mỗi buổi sáng chú gà trống có nhiệm vụ đánh thức mọi người dậy.

Thân bài:

- Tả về ngoại hình bề ngoài của con gà trống:

+ Màu sắc lông của con gà: Con gà trống nhà em có rất nhiều màu sắc sặc sở, đặc biệt lông ở cổ và cánh của con gà có màu đỏ tía trông rất nổi bật.

+ Tả phần đầu của con gà: Con gà trống có cái mào rất to và cao. Mỗi lần gáy nó rướng cái cổ cao lên và xù lông ở cổ lên trông rất oai vệ. Mắt con gà trống rất to, nó thường liếc canh chừng đàn gà mái, không cho những con gà trống của hàng xóm lại gần.

+ Tả về phần thân mình của con gà: 2 cái cánh của con gà có màu sắc rất đẹp, nó thường hay giương cánh vỗ bạch bạch bạch để thu hút mấy con gà mái. hai chân của con gà trống có 2 cái cựa rất dài, đó là vũ khí lợi hại của nó để đánh nhau với mấy con gà của nhà hàng xóm của em. Có một lần nó đã dùng 2 cái cựa đó đá chết con gà trống choai của nhà hàng xóm và mẹ em đã qua đền tiền mua con gà đó về làm thịt cho cả nhà ăn.

- Tả về tính cách của con gà: Hàng ngày con gà trống thường đi theo kiếm ăn quanh đàn gà mái. Lâu lâu nó kiếm được mồi ngon là nó cục cục kêu đàn gà mái lại tranh ăn.

+ Sáng sớm nào con gà trống cũng có nhiệm vụ thức mọi người dậy. Người đầu tiên được đánh thức dậy là ba mẹ của em sau tiếng gáy lần 1 của nó. Tới trời sáng thì con gà tiếp tục gáy lần cuối thì em thức dậy đánh răng ăn sáng và đi học.

Kết bài:

Con gà trống rất có ích cho gia đình em, hàng ngày mỗi buổi sáng trước khi đi học và chiều tối em đều cho đàn gà ăn lúa và đều dành riêng cho nó 1 phần.

11 tháng 10 2018

1. Mở bài: Giới thiệu con suối mà em định tả ở đâu? Em đến đó vào lúc nào?

2. Thân bài:

a. Tả cảnh bao quát:

Nhìn từ xa, con suối chảy thành dòng, trắng xoá một vệt trên vùng núi cao tưởng như thác, đó chính là suối Song Luỹ.

b. Tả cảnh chi tiết:

- Dòng suối rộng độ hai mươi mét, chảy giữa những khe đá lô nhô và dưới vòm cây cổ thụ toả bóng mát rượi.

- Nước suối thế nào? (trong vắt, mát lạnh).

- Cảnh hai bên bờ suối thế nào? (Rừng già có nhiều cây cao, to, vòm lá dày, che mát rợp).

- Nhìn về xuôi, xa xa là những mái nhà của đồng bào dân tộc Thượng.

- Tiếng chim hót ríu ran trên vòm cây, thỉnh thoảng có tiếng một con hoẵng hay nai kêu lên thảng thốt.

- Tiếng lá cây sột soạt tưởng như thú rừng ra suối uống nước.

- Gió rừng thổi mát, dễ chịu,

c. Nêu ích lợi của dòng suối:

- Cung cấp nước cho bản làng dân tộc sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt.

- Điều hoà thời tiết.

3) Kết luận:

- Nêu tình cảm, suy nghĩ của em trước cảnh đẹp của con suối đã tả.

Em làm gì để giữ gìn cho con suối mãi đẹp và trong lành? (Bảo vệ môi trường sạch đẹp, tuyên truyền để người dân chung sức giữ gìn dòng suối, nước được sạch).

11 tháng 10 2018

dễ mà bn

21 tháng 11 2017

I. Mở bài: Giới thiệu mẹ

Mỗi chúng ta sinh ra ai cũng đều có mẹ. Mẹ luôn là người che chở, đùm bọc và quan tâm chúng ta từng li từng tí. Đối với mỗi người thì mẹ chúng ta luôn là người tuyệt vời nhất. dù mẹ co xấu xi, già nua hay như thế nào thì vẫn là mẹ của chúng ta. Đối với các bạn mẹ của bạn như thế nào, đối với tôi, mẹ tôi là người tuyệt vời nhất. tôi yêu mẹ tôi nhất trên đời.

II. Thân bài

1. Tả ngoại hình

- Mẹ đã ngoài bốn mươi nhưng mẹ vẫn còn rất trẻ

- Khuôn mặt mẹ tròn, nhìn rất hiền và phúc hậu

- Mắt to tròn và đẹp

- Đôi môi cong mịn

- Bàn tay mẹ chai sạm vì tần tảo làm việc nuôi tôi ăn học

- Mặc ăn mặc giản dị nhưng nhìn rất đẹp

2. Tả tính tình

- Mẹ tận tụy với công việc, chịu khổ cực đê nuôi e khôn lơn

- Mẹ rất quan tâm người khác và được nhiều người yêu mến

- Mẹ luôn hoàn thành tốt các công việc ở cơ quan và việc nhà

- Mẹ nấu ăn rất ngon

- Chăm lo cho con cái rất chu đáo.

- Yêu thương mọi người xung quanh

- Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khan và khổ cực

- Mẹ thường dạy em về “lòng nhân ái”.

Tả hình dáng:

- Dáng người tầm thước, thon gọn.

- Là giáo viên nên mẹ mặc áo dài đi làm; ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.

- Gương mặt đầy đặn; mái tóc dài đen mượt, khi làm bếp mẹ hay búi tóc lên.

- Đôi mắt đen sáng với ánh mắt dịu dàng, thân thiện.

b) Tả tính tình, hoạt động:

- Mẹ là người chu đáo, cẩn thận; đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng nhờ vậy nhà tuy nhỏ nhưng trông vẫn thồng thoáng.

- Tính tình ôn hoà, nhã nhẵn trong lời ăn tiếng nói, mẹ thường dạy em: “Chim khôn hót tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”.

- Mẹ là người hết lòng với công việc, ở trường mẹ được các thầy cô quý mến. Việc dạy học chiếm của mẹ rất nhiều thời gian, sau giờ dạy ở trường mẹ còn phải đem bài của học sinh về nhà nhận xét, rồi soạn giáo án chuẩn bị cho những tiết dạy sắp tới.

- Bận thế nhưng mẹ luôn quan tâm đến việc học của em. Lúc chuẩn bị bài mới có gì chưa hiểu, mẹ luôn là người giúp em tìm cách giải quyết một cách tài tình; nhờ đó, em luôn tự tin khi đến lớp, được thầy cô đánh giá cao trong giờ họ

III. Kết bài

Mẹ luôn tận tuỵ, tảo tần, chăm sóc, dạy bảo em với mong ước duy nhất là em được nên người, trở thành người hữu ích cho xã hội.

- Em luôn cố gắng đạt thành tích tốt, đem lại niềm vui cho mẹ. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!

22 tháng 11 2022

Dàn ý chung: 

I Mở bài:
Giới thiệu người quan tâm, lo lắng nhất cho em là ba (mẹ) hoặc người thân khác có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc bắt đầu bằng một câu ca dao, một lời hát về cha/ mẹ.
II. Thân bài:
1) Tả ngoại hình:
- Thoáng nhìn, ba (mẹ) trông như thế nào? Ba mẹ bao nhiêu tuổi?
- Ba (mẹ) có dáng người ra sao? Cao, thấp hay tầm thước (vừa người)?
- Ăn mặc như thế nào? (giản dị, lịch sự, cầu kỳ, …) thường mặc những bộ đồ nào? (khi ở nhà, khi làm việc,…)
- Khuôn mặt ba(mẹ) đầy đặn, tròn, hình trái xoan, hình chữ điền, góc cạnh, phương phi, …, (có trang điểm hay không – đối với mẹ), vầng trán cao (thông minh) kết hợp tả với mái tóc dài (thướt tha, dài chấm vai, chấm lưng, buộc gọn gàng) hay ngắn (bồng bềnh, gọn gàng, trông rất nam tính
- Đôi mắt to hay không to, có đeo kính không, cặp chân mày cong, rậm, hay được chăm sóc kỹ, ánh mắt nhìn người khác như thế nào? (trìu mến, dịu dàng, quan tâm, nhìn thẳng vào người khác…)
- Đôi môi như thế nào? Với nụ cười để lộ hàm răng ra sao? v.v
- Điểm nổi bật nhất về ngoại hình của ba (mẹ) hoặc người thân được tả là gì? (nốt ruồi, chiếc răng khểnh, mái tóc dài, đôi mắt to, vóc dáng to lớn, v.v)
2) Tả hoạt động, tính tình: đưa ra nhận xét chung về tính tình rồi mới tả:
- Ba (mẹ) hoặc người thân được tả ăn nói ra sao? cử chỉ như thế nào?
- Những thói quen khi làm việc? Khi ở nhà?
- Công việc chính là gì? Thời gian làm việc ra sao?
- Lo cho gia đình như thế nào? Lo cho em ra sao?
- Đối xử với mọi người như thế nào ? (hàng xóm, bạn bè, những người thân khác trong gia đình?)
- Điều em thích nhất ở ba (mẹ) hoặc người thân?
- Điều em chưa thích ? (nếu có)
- Kỷ niệm đáng nhớ nhất của em đối với ba (mẹ) hoặc người thân được tả?
III. Kết bài:
Cảm nghĩ của em về ba (mẹ) hoặc người thân đã tả, nêu những ước mơ, lời hứa bản thân nếu làm kết bài mở rộng

Nhân vật Kiều Phương:

- Ngoại hình:

+ Nhỏ bé

+ Mặt mày, quần áo luôn bị bôi bẩn bởi nhọ nồi và các vật màu.

- Lời nói:

+ Rất hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ.

+ Không hề tỏ ra bực bội với người khác.

- Hành động:

+ Hoạt bát, vui vẻ.

+ Chăm chỉ, say mê vẽ tranh.

+ Vừa làm, vừa hát.

- Tính cách:

+ Hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu, bao dung, vị tha.

b) Anh trai của Kiều Phương:

- Anh trai của Kiều Phương là một người ít nói, sống hơi nội tâm, có vẻ khá ích kỉ và hơi nhỏ mọn khi ghen với em mình. Tuy nhiên, khi nhận ra phẩm chất cao đẹp của cô em gái, người anh đã biết hối hận.

11 tháng 2 2019

MB:
Văn bản Bức tranh của em gái tôi của Tạ duy anh được xây dựng bằng 2 nhân vật chính là anh trai và Kiều Phương nhưng nhân vật để lai cho em nhiều ấn tượng nhất là nhân vật Kiều Phương
TB:
Giới thiệu đôi nét về Kiều Phương
_Tả ngoại hình
_Tả tính cách:hồn nhiên,ham vẽ...
_Tả nội tâm;,trong sángđộ lượng,nhân hậu,....
KB:
Nêu cảm nhận của em về nhân vật đó

1.Mở bài :

– Trong các thầy cô đã dạy em trong những năm tiểu học thì em không thể nào quyên được cô Kiều – người cô đã tận tụy dạy em suốt năm học lớp Bốn.

2.Thân bài :

a) Tả ngoại hình

– Năm nay cô bốn mươi ba tuổi.

– Dáng người cao, cân đối với tà áo dài cô thường mặc mỗi khi đến lớp.

– Mái tóc dài và mượt, luôn buộc cao gọn gàng.

– Khuôn mặt hình trái xoan , phúc hậu với vẻ đẹp riêng đáng mến .

– Vầng trán hơi cao để lộ sự thông minh với khí chất của một người giáo đã luôn khiến chúng em yêu thương và khâm phục hơn . 

– Đôi mắt sáng, có lúc nghiêm khắc có lúc dịu hiền.

– Đôi mắt ấy thường ánh lên những tia sáng hạnh phúc khi chúng em được điểm cao.

– Mũi cô thanh tú, đôi môi luôn nở những nụ cười trìu mến . Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng đều tăm tắp.

– Giọng cô giảng bài lúc trầm ấm, lúc ngân vang.

– Khi cô kể chuyện hay đọc thơ giọng cô rất truyền cảm.

b) Tả tính tình : Bài văn tả cô giáo hay nhất lớp 5

– Cô giáo em hiền nhưng nghiêm khắc. Nhất là khi giảng bài bạn nào không chú ý theo dõi, cô nhắc nhở ngay và luôn tuyên dương những bạn cố gắng học tập.

– Cô rất yêu thương học trò , công tâm và không thiên vị ai.

– Cô xem chúng em như con của cô vậy.

c) Tả hoạt động

– Cô giảng dạy rất tận tình và chu đáo.

– Những phần nào khó, cô thường gợi mở những câu hỏi nhỏ giúp chúng em phát biểu và tìm hiểu bài một cách dễ dàng hơn.

– Cô hướng dẫn cho chúng em viết từng nét chữ.

– Mỗi khi cô kể chuyện hay đọc thơ, chúng em đều chăm chú lắng nghe.

– Cô luôn hết lòng giúp đỡ các thầy cô đồng nghiệp cùng dạy tốt. Bài văn tả cô giáo hay nhất lớp 5

– Cô là một giáo viên gương mẫu nên được tất cả học sinh chúng em yêu mến.

3.Kết bài :

– Cho dù không còn học với cô nữa nhưng em luôn kính trọng và biết ơn cô.

– Em hứa sẽ cố gắng học giỏi để không phụ lòng cô.

20 tháng 11 2018

1. Mở bài:

- Thầy Văn Chi là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất trong những thầy cô giáo đã từng dạy em.

- Thầy đã dạy em ở năm học lớp bốn.

2. Thân bài:

a) Tả ngoại hình:

- Ngoài bốn mươi tuổi.

- Dáng người cao

- Nước da ngăm đen

- Mái tóc bạc nhiều

- Thường mặc những bộ âu phục sẫm màu.

- Thường đeo kính trắng

- Đôi mắt sâu, hiền từ.

- Miệng hay tươi cười; hàm răng trắng, đều đặn.

- Bàn tay xương xương có nổi những đường gân rắn rỏi.

b) Tả tính tình:

- Quan tâm đến học sinh

- Quan tâm đến tất cả mọi người.

- Giúp đỡ đồng nghiệp.

- Yêu nghề dạy học

- Tận tụy với công việc.

- Mong học trò khôn lớn, nên người

- Dìu dắt, mong nhiều học trò thành đạt ở tương lai.

3. Kết bài:

- Em luôn nhớ về thầy

- Xem thầy như người cha thứ hai của mình

- Em ra sức học tập để không phụ lòng thầy.

Dàn ý bài văn tả thầy cô giáo số 2

I. Mở bài:

Giới thiệu cô giáo.

- Cô giáo của em khoảng bốn mươi tuổi.

- Cô là người mẹ thứ hai của em.

II. Thân bài: Tả ngoại hình của cô.

- Cô có dáng thon thả, thướt tha trong chiếc áo dài.

- Mái tóc đen, dài xoã ngang vai.

- Khuôn mặt đầy đặn, cân đối với chiếc mũi thẳng, đôi môi hồng luôn tươi cười.

- Đôi mắt to và đen; nhìn hiền từ, thân thiện.

- Nước da trắng trẻo.

- Bàn tay nhỏ nhắn có các ngón thon dài.

- Bước đi uyển chuyển.

- Giọng nói rõ ràng, rành mạch.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cô.

- Cô giáo thật dễ thương, gần gũi

Dàn ý bài văn tả thầy cô giáo số 3

I. Mới bài: Giới thiệu cô giáo mà bạn định kể

Trong cuộc đời mỗi người đều trải qua quãng đời học sinh, những kỉ niệm vui buồn, những người bạn tốt gắn bó suốt đời với ta. Ngoài những người bạn thì thầy cô cũng là một trong những người gắn bó với ta trong quảng đời học sinh. Ai cũng có một thầy cô giáo cho riêng mình. Đối với tôi thì thời học sinh, cô giáo chủ nhiệm năm lớp 1 là người tôi vô cùng yêu thương và trân trọng, đó là cô Bích.

II. Thân bài:

1. Giới thiệu cô giáo

a. Ngoại hình:

- Năm nay cô 46 tuổi

- Cô không có thân hình đẹp như siêu mẫu nhưng đối với em cô là siêu mẫu của lòng em

- Cô mũm mỉm

- Đi dạy cô thường mặc áo dài

- Cô có giọng nói rất truyền cảm và thân thiện

- Đôi mắt biết nói của cô khiến ai cũng phải bắt chuyện

- Đôi môi mỏng, mỗi khi cô cười rất xinh

- Khuôn mặt tròn

- Mái tóc dài ngang lưng, trông rất đẹp

- Mũi cô cao

- Cô hay đi dép cao khi mặc áo dài

b. Tính tình:

- Cô rất hiền, nhưng những lúc cô rất nghiêm khắc

- Những bạn không lo học hay chú ý nghe giảng cô đều ân cần bảo ban và chăm sóc

- Cô rất công bằng, không yêu thương ai hay ghét bất kì ai

- Cô rất yêu thương chúng em

- Cô rất yêu thương học trò, tận tình chăm sóc và bảo ban

2. Kể về cô giáo:

a. Kể về cô khi cô ở trường:

- Cô rất ân cần và dịu dàng

- Cô luôn đến trường rất sớm

- Cô thường chỉ dạy chúng em rất tận tình

- Cô luôn công bằng trong công việc và học tập

b. Kể về cô khi cô ở nhà:

- Em thường đến thăm nhà cô, nhà cô rất gọn gàng, sạch sẽ

- Nhà cô có 1 vườn rau xinh xinh, cô rất đảm đang

- Cô rất khéo tay, mọi đồ dùng trong nhà đều do tay cô làm.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cô

- Em rất yêu thương và kính trọng cô

- Cô là tấm gương cho em học tập và noi theo

27 tháng 9 2018

1. Mở bài:

- Giới thiệu ngôi nhà của em.

2. Thân bài:

- Tả hình dáng nhìn từ phía ngoài của ngôi nhà.

+ Cánh cổng, cánh cửa (cửa lớn, cửa sổ).

+ Màu ngói, màu tường.

- Bên trong các phòng:

+ Vị trí từng phòng.

+ Cách trang trí từng phòng.

+ Cách trang trí của riêng em cho phòng của mình.

- Vườn nhà:

+ Cây cỏ trong vườn.

- Ngoài phòng mình ra, em yêu nhất căn phòng nào? Vì sao?

- Hoạt động của gia đình.

3. Kết bài

+ Em rất yêu quý ngôi nhà của mình.

+ Nếu có điều kiện, mời các bạn ghé thăm.

5 tháng 4 2016

1. Mở bài: Giới thiệu cây tre và tình cảm của em với loài cây này 

2. Thân bài: 

- Miêu tả đặc điểm của cây tre: hình dáng, màu sắc, các bộ phận, môi trường sống … 

- Vai trò của tre trong cuộc sống (chú ý nêu tình cảm của mình với các ý được nêu ra) 

+ Vai trò của tre trong đời sống sinh hoạt hàng ngày 

+ Vai trò của tre trong lịch sử dựng nước, giữ nước 

- Tình cảm của mọi người dành cho tre 

+ Tre đã là nguồn cảm hứng và trở thành đề tài, hình ảnh xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật 

+ Tre là người bạn thân thiết của người dân VN, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của con người VN, dân tộc VN. 

+ Mối quan hệ, tình cảm, kỉ niệm của cá nhân em với cây tre 

3. Kết bài 

Khái quát tình cảm của em với cây tre. 

14 tháng 10 2017

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

- Quê ngoại em nằm ngay bên cạnh dòng sông ………. .

- Nghỉ hè, em được về quê ngoại chơi, được chèo xuồng dạo chơi trên sông, hòa mình vào làn nước mát trong.

- Con sông quê ngoại có nhiều kỉ niệm gắn bó với em.

2. Thân bài: Tả dòng sông.

- Con sông này không rõ nguồn gốc từ đâu, chỉ thấy có đoạn chảy qua trước nhà như một dãy lụa mềm ôm chặt đôi bờ cù lao.

- Mặt sông rộng mênh mông. Đứng bên đây bờ có thể nhìn sang bên kia bờ.

a) Buổi sớm:

- Khi mặt trời lên, mặt sông lấp lánh như sao sa.

- Dòng sông trong xanh như ngọc bích long lanh.

- Những con đò, thuyền câu xuôi ngược, dọc ngang rộn ràng.

- Hai bên bờ, lũy tre xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt sông.

- Gió thổi nhè nhẹ làm những bụi tre lao xao.

- Chim chóc đua nhau chuyền cành, ca hát để đón chào ngày mới.

- Đã có lần tôi thấy con cá lóc to dẫn đàn rồng rồng đi tìm mồi.

b) Buổi trưa:

- Một nhóm trẻ ra sông vùng vẫy, tắm rửa, té nước vào nhau, cười vui vẻ.

- Vài đứa con trai bơi lội khéo léo như những chú cá heo.

- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.

- Bây giờ, dòng sông khoác lên mình chiếc áo xanh duyên dáng, óng ánh dưới ánh nắng mặt trời.

c) Buổi chiều:

- Mặt trời đỏ ối chiếu ánh nắng xuống mặt sông.

- Buổi chiều êm ả, dòng sông trở nên dịu dàng kì lạ.

- Gió thổi mang theo hơi nước mát lạnh.

- Nhiều người ra bờ sông hóng mát, ngắm dòng sông quê hương.

- Tiếng gà chiều xôn xao đã xóa đi sự yên tĩnh của dòng sông.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:

- Em rất yêu dòng sông quê ngoại.

- Dòng sông đã ghi lại bao kỉ niệm đẹp của cuộc đời con người.

14 tháng 10 2017

Dàn ý tả dòng sông quê em lớp 5 6 7


I. Mở bài: giới thiệu về dòng sông quê em
Em là một người con của một miền quê nông thôn ấm áp và hiền hòa. Em lớn lên cùng những cánh đồng dài thẳng tắp, những đàn cò trắng phau thẳng cánh lả lơi, những tiếng chim ríu rít hằng ngày,…. Quê em rất đỗi thân thương và bình dị. Em thích nhất là ra bờ sông để ngắm nhìn dòng nước chảy rì rào, để ngâm chân mình dưới dòng nước mát lạnh. Con sông quê em rất đỗi thân thương, em sẽ giới thiệu con sông quê em cho mọi người cùng biết.

II. Thân bài
1. Tả khái quát
- Dòng sông dài ngoằn nghèo
- Dòng sông có nước trong veo, chảy rì rào như một điệu nhạc
- Dòng sông nằm cạnh cánh đồng bao la
- Hai bên dòng sông có các cây cỏ um tùm

2. Tả chi tiết
a. Buổi sáng
- Mặt trời mọc hòa mình vào dòng sông
- Dòng sông nhộn nhịp với tàu thuyền đánh cá
- Tấp nập người qua sông
- Rồi người làm việc trên sông
- Trẻ con đi cào hến, bắt cua trên sông
b. Buổi trưa
- Nắng dãi trên sông
- Dòng sông nằm phẳng lặng
- Những đứa trẻ nghịch ngợm không ngủ trưa ra sông nghịch nước
- Những người già ra sông tìm bóng mát nghỉ trưa
- Các mẹ thì tất bật giặt quần áo
c. Buổi chiều
- Dòng sông lấp lánh ánh vàng của những vệt nắng cuối ngày
- Bọn trẻ nhỏ nô đùa quanh sông
- Các chú chèo thuyền đi thả lờ để đặt cá
- Màn đêm bắt đầu buôn xuống
d. Buổi tối
- Dòng sông chìm trong bóng tối
- Những người đi thả cá, bắt tôm
- Những ánh đèn mập mờ trên sông
- Rồi dòng sông chìm trong giấc ngủ êm đềm

3. Lợi ích của dòng sông
- Cung cấp nước sinh hoạt
- Mang lại lương thực thực phẩm
- Điều hòa nguồn nước
- Điều hòa không khí

Dàn ý tả dòng sông quê em lớp 5 6 7


III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về dòng sông
Con sông đã cùng em lớn lên, con sông như một người bạn thời cắp sách của em. Con sông mang lại nhiều lợi ích cho gia đình em và những người trong làng em. Em rất yêu con sông quê em.

17 tháng 4 2017

ta có sơ đồ:

Gà mái  :|----------|----------|-----------|

Gà trống:|----------|----------|(---8con---)

Hiều số phần bằng nhau là:

3-2=1 (phần)

Số gà mái là:

8:1x3=24 (con)

Số gà trống là;

24-8=16(con)

17 tháng 4 2017

Có số con gà mái là:

8 : (3-2) x 3 = 24 (con)

Có số con gà trống là:

24 - 8 = 16 (con)

Đ/s: 24 con gà mái, 16 con gà trống.

10 tháng 1 2018


I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần miêu tả: đêm trăng
Mỗi dịp hè đến là em lại được ba mẹ cho về quê thăm ông bà. Cảnh dưới quê thật yên bình và hiền hòa. Những cánh diều lã lơi cùng mây gió như thướt tha đến lạ. em thích mọi cảnh vật dưới quê, nó làm em cảm thấy thư thái và yên bình. Nhưng em thích nhất là cảnh đêm trăng của vùng nông thôn yên bình này. Mỗi lần về quê em lại năm trên đùi bà, vừa nghe bà kể chuyện em vừa ngắm trăng.

II. Thân bài
1. Tả cảnh bao quát đêm trăng
- Bầu trời tối dần hiện ta, cảnh vật từ từ hiện ra dưới ánh trăng vừa lên sau bóng cau nhà bà. Bóng cau nghiêng làm tối một vùng cho ta cảm giác mọi vật đều to lớn hơn.
- Gió của tối quê thổi vào mát rượu, một cảm giác tận hưởng neh nhàng
- Không khí ở quê thật náo nhiệt: trẻ con tụ tập chơi trốn tìm, người lớn tụ họp nói chuyện rôm rả,…dưới ánh trăng huyền ảo và đẹp đến mê lòng người.
2. Tả chi tiết cảnh đêm trăng
- Trời càng về khuya thì trăng càng lên cao, trăng sang rực óng ả, soi sang mọi nẻo đường làng.
- Bầu trời trong xanh, lấp lánh nhiều ngôi sao không gợn chút mây
- Không gian bát ngát ánh trăng vàng trong veo như màu nước trà nhạt khiến ta có thể nhìn thấy mọi cảnh vật, ánh trăng soi rõ từng tàu lá dừa chải tóc bên bờ ao.
- Những côn trùng kêu ríu rít như tạo nên bản hòa nhạc đồng quê vô cùng thích thú

III. kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em về đêm trăng
- Thể hiện tình cảm của em với đêm trăng