K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3 2018

Trường em thấp thoáng sau những tán cây đại thụ: những rặng xà cừ cao tít, tán lá sum suê rinh theo gió, những cây phượng với rực rỡ sắc đỏ khi vào hè và đặc biệt đó là cây bàng với tán bàng rộng khắp trải bóng mát khi hè về, và không biết từ bao giờ cây bàng đã trở thành người bạn thân thiết với lũ trẻ chúng em.

Từ khi bước chân vào mái trường thân yêu này, cây bàng đã ở đó đứng hiên ngang trước sân, trải qua bao mùa mưa gió và em cũng lớn dần lên còn cây bàng thì càng già đi. Thân bàng xù xì những ụ, nhưng to và vững chắc. Gốc bàng nổi hằn những cái rễ to lên trên mặt đất. Em từng hỏi mẹ tại sao rễ bàng lại to và oằn đến thế mẹ nói đó là sức nặng của thời gian, của nắng mưa gió bão, chúng phải oằn mình chống cự để cây bàng có thể xanh tốt như bây giờ.

Cây bàng luôn làm em thích thú mỗi khi lơ nhìn ra của sổ,cái màu xanh mướt khi mùa xuân gần qua mùa hè gần tới làm dịu mắt em. Tán bàng rỗng che ngợp cả nắng mùa hè tạo thành chiếc ô dù màu xanh thiên nhiên mà em có thể chơi thỏa thích dưới sân cùng các bạn. Các bạn nam thì bắn bi dưới gốc, các bạn nữ chơi chuyền chắt hay nhảy dây. Tất cả đêu cười vui vẻ và khoái trí dưới sân. Còn em thích ngắm nhìn những tia nắng xuyên qua kẽ lá tinh nghịch đùa giỡn trốn tìm cùng nhau.

Mùa đông tới cây bàng lại trở về dáng vẻ khăng khiu. Khi mà nhưng chiếc lá đỏ ối rụng gần hết, làn gió mùa heo hút thổi qua, chỉ còn vài chiếc lá đỏ còn lại trơ trọi và đơn độc, lũ học trò chúng em vẫn nô nghịch dưới gốc bàng nhưng em biết cây bàng phải chiu đựng lạnh giá mùa đông, chiếc áo ấm xanh mướt đã chẳng còn nữa.

Quả bàng xanh, quả bàng chín..... lấp ló sau tán lá. Lũ trẻ chúng em thích ăn quả bàng ngọt thơm đặc biệt là bàng nếp thì còn ngậy và bùi nữa.

Cây bàng đã cùng chúng em lớn lên cùng chúng em vui đùa, cùng chúng em học ngày qua ngày. Nghỉ hè sân trường vắng một mình cây bàng đứng trơ trọi. Gió tinh nghịch làm rung rinh tán lá. Hay cây bàng già đang đứng cười hiền và vẫy chào tạm biệt chúng em hẹn sau một kì nghỉ dài gặp lại. Em sẽ rất nhớ cây bàng già ấy.

bạn tham khảo nha

20 tháng 10 2018

Ánh nắng mùa xuân ấm áp vui tươi ghé thăn mọi người, mọi vật. Cây bàng ở sân trường tôi cũng vậy, dưới nắng xuân, nó đang sung sướng ngắm những giọt sương sớm còn đang đọng trên lá.

Cây bàng đã “cao tuổi“ rồi! Rễ nó nổi lên mặt đất, ngoằn nghèo như những con trăn hiền lành. Thân cây mới gọi là “đại lão”, phải vài ba đứa chúng tôi mới ôm xuể. Thỉnh thoảng, tôi lại bắt gặp vài cục u bướu lồi lõm, to tướng, Vỏ nó đã già khô, có những chỗ đã xanh rêu, mốc meo nhưng trong lớp vỏ ấy là dòng nhựa dồi dào sức sống…Xuân về cho cây bàng tấm áo mới. Trên các cành cây, những chồi non nhú ra, e ấp như ngọn lửa xanh gọi đến bao nhiêu là chim chóc, ong bướm.

Rồi xuân đi, hạ sang. Từng đàn ve về tụ họp, râm ran bàn tán chuyện mùa thi. Cây bàng xòe tán rộng ra bốn phía y như một chiếc ô khổng lồ che nắng cho lũ học trò tinh nghịch chúng tôi. Trong cái tán lá ấy, lấp lánh những chùm quả vàng ươm, ngọt lịm, đung đưa cho cặp mắt học trò thèm muốn. Sau cơn mưa đầu mùa hạ, cây bàng như xanh tươi hơn. Và thật bất ngờ, thú vị khi một lần đến đón tôi, bố tôi kể rằng chính dưới gốc cây này ngày xưa bố từng say sưa những ván bi quyết liệt. Bố tôi đã từng giấu những viên bi có được trong các hốc cây lõm vào như cái hang kia.

Trong sân trường em có trồng rất nhiều loại cây. Trong đó em thích nhất là cây bàng ở gần cửa lớp.

Cây bàng đã lớn lắm rồi, nhìn từ xa giống như một chiếc dù khổng lồ. Gốc cây bàng bằng một vòng tay em ôm không xuể. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như những con rắn hổ mang và có những rễ cắm sâu vào lòng đất để hút chất bổ nuôi cây và giúp cho cây đứng vững. Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu nâu xám có nhiều vết sẹo. Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác và chia thành nhiều tầng che mát cả một vùng đất rộng lớn, càng lên cao màu xanh của tán lá càng nhạt dần. Lá bàng hình bầu dục có màu xanh và che kín không cho ánh nắng xuyên qua sân trường. Mùa thu lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, mỗi khi có gió thổi nhẹ những chiếc lá đỏ lìa cành để lại những cành khẳng khiu trụi lá trông rất tội nghiệp. Đông qua xuân đến cây bàng lại đâm chồi nảy lộc xuất hiện những chiếc lá non màu nõn chuối tràn đầy sức sống. Hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng chuỗi. Ẩn mình sau kẽ lá là những quả bàng màu xanh lục hình tròn và dẹp hai đầu. Khi già trái bàng chuyển sang màu vàng lúc ăn có vị chát. Chúng em thường quây quần bên gốc cây bàng để chơi. Trên cây những chú chim hót líu lo như vui đùa với các em. Mỗi khi trực nhật em còn tưới nước cho cây tươi tốt.

Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ đẹp cho trường em. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa bàng rơi thật thích thú biết bao.

Bài tham khảo 2

Trong sân trường nơi em học tập có rất nhiều cây xanh nào thì cây thông, cây bằng lăng, cây hoa khác nhưng trong đó em thích nhất là cây bàng, bởi nó có tán lá rộng và quả bàng hình giống nhọn.

Cây bàng được trồng trong sân trường em, nó được chúng em chăm sóc rất cẩn thận, mỗi tuần đều có các lớp lao động để tưới nước cho nó, mỗi khi trời mưa thì mới không phải tưới, chúng em chăm sóc nó từ khi nó mới được trồng chỉ cao hơn đầu người một chút, hình ảnh cây bàng luôn xuất hiện trong tâm trí của em bởi hình ảnh của nó mang những vóc dáng lớn lao và thân của nó thuộc dạng gỗ có màu nâu, lá của cây bàng to, mỗi khi chúng em học thể dục nóng chúng em thường nhặt những lá bàng rụng xuống để quạt mát, lá xanh to bản và khi vàng thì nó rụng xuống, hình ảnh cây bàng rất đẹp khi tán của nó xòe rộng ra, giống như một cái ô đang che cho chúng em, những buổi thể dục nóng, đó là nơi chúng em nghỉ ngơi và vui chơi ngồi nói chuyện, thân cây to và có nhiều tán, cây bàng còn có rất nhiều quả, quả của nó nhọn, có màu xanh, quả bàng còn có thể ăn được, khi nó chín nó màu vàng, lá của cây bàng to bằng bàn tay xòe, mỗi lá có các gân lá ở giữa và được xếp dày dặt trên cây, cành của nó cũng có màu nâu, đặc trưng của cây bàng đó là có rất nhiều tán.

Mỗi tán cây có rất nhiều cành và mỗi cành có nhiều lá và quả, lá bàng non và xanh vào mùa hè, đến mùa thu bắt đầu nó ra mầm non, và mùa thu thì nó rụng lá, lúc đó nhìn cây bàng chỉ xơ xác còn lại cành nhưng sau một vụ chút lá đó nó lại ra những mầm lá mới, người ta thương so sánh nó để ví cây bàng đang thay áo mới, hình ảnh cây bàng trong tâm trí của những người học sinh rất gần gũi và nó gắn bó trực tiếp với mỗi con người chúng ta, hình ảnh cây bàng đã in sâu trong tâm trí của mỗi lứa học sinh khi nó gắn bó trực tiếp với mỗi người học sinh, và nó là loại cây quen thuộc của chúng ta, hình ảnh cây bàng xanh hiện trước sân trường làm cho chúng em có những giây phút thoải mái để ngắm nhìn nó, hình ảnh của nó hiện diện lên gần gũi và thật đáng kính.

Em rất thích hình ảnh của cây bàng, nó mang những vẻ đẹp nhẹ nhàng và gắn bó trực tiếp với mỗi chúng ta, những lứa học sinh của trường, cây bàng đã gắn bó mật thiết với lứa tuổi học sinh của chúng ta.

20 tháng 6 2018

Ở trường em trồng rất nhiều cây bóng mát; cây phượng vĩ vào mùa hè nở đỏ rực, cây xà cừ đúng im lìm như cái dù khổng lồ, Những cây phi lao thẳng tắp như một hàng lính canh… nhưng có lẽ cây bàng đứng bên cổng trường để lại cho em nhiều ấn tượng nhất.

Từ xa, cây bàng trường em trông giống như một cái ô lớn. Với dáng đứng thẳng và những tán lá xanh mát. Đến gần, nổi bật trước ta là thân cây cao to và những tán lá dày đặc, xanh ngắt che rợp cả một khoảng đất rộng. Mỗi trưa tan học, chúng em thường ngồi hóng mát một lúc. Gốc cây to màu nâu xỉn, nhô lên những cái mắt to như cái gáo dừa. Mấy rễ lớn chôi lên như mời gọi chúng em ngồi lên đó để nghỉ tránh nắng.

Tán lá từng tầng từng tầng xếp đều, cao vượt hơn cả mái trường em. Thân bàng to gần một vòng tay ôm, vỏ màu xám, nham pháp, nhiều vết trầy xước, dấu tích của sự từng trải năm tháng. Trên cao, nhiều cành lớn chìa ngang hoặc chênh chếch tạo thành nhiều tầng tán lá.

Mùa thu lá từ màu xanh xẫm chuyển sang màu pha đỏ hay pha nâu. Gặp gió những chiếc lá vàng lìa cành trao qua trao lại rồi rơi xuống đất. Mùa đông, lá bàng cong cong như những chiêc bánh đa nướng đỏ quạch như màu đồng hun. Mỗi lần có cơn gió bấc thổi qua, những chiếc lá lả tả rơi theo chiều gió, rụng xuống để lại thân cành khẳng khiu, gầy guộc, lỏng chỏng in trên nền trời xanh xẫm. Xuân sang , chồi non lộc mới nhú lên, những lá xanh non xòe khắp các cành trông như một bầy chim.

Mùa này lá bàng xanh tươi một màu xanh nõn nà , óng ả. Những bông hoa trăng trắng, nhỏ như những trứng cua, bé xíu, thập thò giữa màu xanh của lá. Lá ken kín dày theo từng tầng, dày đặc khiến ánh nắng chói chang không thể xuyên qua. Cái nóng hầm hập như bủa vây khắp nơi nhưng dướ tán bàng, khí trời dìu dịu. Mấy chú chim ẩn mình trong lá hót líu lo. Thỉnh thoảng, một làn gió nhẹ thổi qua khiến cho những chiếc lá bàng to, xanh rì rào trò chuyện.

Bàng đã cho ta bóng mát, lá dùng để gói xôi và quả chín ăn được, nhân bùi bùi thơm thơm…Cây bàng đã sừng sững nơi đây qua nhiều năm tháng, luôn theo bước em mỗi buổi đi về… Nó là hình ảnh gắn liền với tuổi nhỏ của em, gắn liền với hình ảnh mái trường thân yêu của em.

22 tháng 6 2018

Bài làm 3: Tả cây phượng trong sân trường em:

Trong sân trường em có rất nhiều loài cây gắn bó với những ngày tháng đi học của chúng em. Nhưng em vẫn ấn tượng nhất với cây phượng. Hoa phượng – hoa học trò, loài hoa gắn bó thân thiết nhất với những bạn học sinh.

Em không biết cây phượng năm nay bao nhiêu tuổi nhưng từ khi em bước chân vào trường, cây phượng đã hiên ngang ở giữa sân trường. Cây cao hơn hai tầng học của trường em, tán rộng sum suê. Thân cây phượng màu nâu xù xì, 2 bạn học sinh ôm không hết, có nhiều con mắt nổi lên. Lá của cây phượng giống như lá của cây me, những chiếc lá nhỏ xíu bằng hạt cơm. Rễ phượng ngoằn nghèo, nổi hẳn lên trên mặt đất.

Mùa xuân, phượng cũng ra lá non. Những chiếc lá xanh non, mơn mởn. Nhưng phượng đẹp nhất vẫn là mùa hè. Mùa hè dường như là mùa của hoa phượng. Mỗi mùa hè đến, phượng nở rực một góc sân trường. Nhìn từ xa, em thấy cây phượng như một ngọn đuốc đang cháy sáng giữa bầu trời. Mỗi khi có làn gió thổi qua, từng chùm phượng rung rinh trong gió. Hoa phượng màu đỏ thắm, cánh hoa mỏng tang dập dờn chao liêng trong gió.

Chúng em thường nhặt hoa phượng đem nó ép vào trang vở trắng cất giữ những kỉ niệm. Hoa phượng là hoa học trò, báo hiệu mùa hè về, mùa thi đã đến và cũng là mùa chia tay thầy cô, bạn bè và mái trường yêu dấu. Nhặt cánh phượng, học trò ai cũng cảm thấy xao xuyến và nôn nao một cảm xúc khó tả. Khi mùa hè đến, những chú ve kêu râm ran trên vòm lá phượng tạo thành âm hưởng quen thuộc không thể thiếu của mùa hè.

Cây phượng trên sân trường là người bạn gắn bó với rất nhiều thế hệ học trò chúng em. Có lẽ sau này khi rời xa mái trường này, em vẫn sẽ luôn luôn nhớ cây phượng đáng kính này.

22 tháng 6 2018

Giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng đang nở rộ những chùm hoa thắm tươi như báo hiệu cho chúng tôi một mùa hè nữa lại bắt đầu.

Cây phượng đã nhiều tuổi lắm rồi. Thân cây to dễ đến mấy người ôm không xuể. Dưới gốc phượng có đến mấy cái rễ to nhỏ khác nhau. Cái thì trồi lên trên mặt đất vài mét mới chui xuống dưới. Cái thì ngoằn ngoèo, cái thì thẳng đuột. Tán phượng thì xòe rộng ra như cái dù phi công trùm lây một khoảng sân rộng, che bóng mát cho tụi nhỏ chúng tôi. Trên những cành phượng cao tít chim chóc thường đến đây ca hát líu lo làm cho sân trường không chỉ rộn rã tiếng trẻ thơ mà còn âm vang cả một bản hợp xướng yêu đời của người và chim.

Giữa khoảng trời mênh mông, những chùm phượng nổi lên một màu đỏ rực như có ai đó bắn lên một chùm pháo trong đêm giao thừa đón mừng thiên niên kỉ mới. Đây là hình ảnh đọng lại trong tâm tưởng tôi mỗi khi tiếng ve sầu bắt đầu râm ran trên các cành phượng và phượng bắt đầu ra hoa rồi hè đến. Hè sắp về là y như phượng khoe sắc là dấu ấn thời gian thúc giục tụi nhỏ chúng tôi mau mau luyện bài chuẩn bị kì thi sắp tới. Và đây cũng là khoảng thời gian chuẩn bị tinh thần chia tay nhau trong mấy tháng hè đầy bịn rịn và nhớ nhung.

Rồi đây nữa, những trang lưu bút hồn nhiên, ngây thơ nhưng chứa đầy những cảm xúc tình bạn. Trong ấy có thể là những kỉ niệm buồn vui với những cánh phượng hồng ép khô thành con bướm màu huyết dụ, gợi nhớ những ngày học bên nhau dưới gốc phượng này, Và sau nữa, những cơn mưa mùa hạ sẽ đến, xác phượng khắp sân trường đỏ hồng như xác pháo. Và biết bao bạn học sinh cũng như tôi cảm thấy xót xa trước những cánh hoa tơi tả. Nhưng rồi sau đó, hè qua đi, năm học mới lại đến, phượng đâm chồi nảy lộc!., cứ thế, cứ thế phượng lại ra hoa, thắp đỏ cả một vùng trời, háo hiệu năm học mới sắp kết thúc, Và hè lại đến.

Giã từ những cánh phượng thắm, lòng tôi lại cảm thấy xao xuyến bâng khuâng khi phải chia tay với cây phượng thân yêu, chia tay với những người bạn cùng học với biết bao lưu luyến nhớ nhung.

13 tháng 3 2018

Cả lớp đang say sưa, chăm chú nghe cô giảng bài thì một tiếng trống giòn giã vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến.Chúng em gấp sách vở rồi vội vàng ào ra sân trường trong niềm vui và háo hức. Ai cũng mong chờ giờ ra chơi đến để có thể giải tỏa những căng thẳng sau một giờ học kéo dài. 

Học sinh từ các lớp ùa ra như đàn ong vỡ tổ. Sân trường đang yên ắng bỗng chốc được lấp đầy bởi tiếng cười nói vui vẻ làm không khí nhộn nhịp hẳn lên. Bầu trời trong xanh vời vợi, vài chú chim đang chuyền cành bỗng ngừng hót để xem chúng em chơi đùa. Sân trường chìm trong cái nắng vàng ngọt như rót mật, vài cơn gió mát thoảng qua làm mái tóc ai tung bay phơi phới. Trên sân trường diễn ra rất nhiều các trò chơi bổ ích phù hợp với lứa tuổi học sinh. Dưới gốc bàng râm mát, một nhóm bạn đang chơi trò bịt mắt bắt dê. Cảnh tượng trông hết sức thú vị khi các bạn cứ đi đi lại lại vòng quang gốc cây. Bạn bị bịt mắt đưa tay dò dẫm khắp nơi, những chú dê khác thì nín thở đứng yên một, thi thoảng vang lên một tiếng cười khúc khích.

Ở bãi cỏ xanh rộng là một tốp bạn nam đang chơi trò đá bóng. Các cầu thủ trên sân đều rất hăng say, nhiệt tình, mồ hôi đã thấm ướt lưng áo nhưng tinh thần của các bạn thì không hề giảm sút, ngược lại càng say mê hơn. Những cổ động viên xung quanh thì hò hét khản giọng để cổ vũ cho đội mình yêu thích, mỗi lần quả bóng được sút vào lưới là một loạt các tiếng: “Vào rồi” reo lên đầy phấn khích. Ở góc khác, một số bạn nữ đang chơi chuyền, bàn tay của các bạn phải thật nhịp nhàng và khéo léo để nhặt que chuyền thật nhanh mà quả bóng không bị rơi xuống đất. Trông các bạn như những nghệ sĩ xiếc điêu luyện vậy.

Dưới bồn cây là mấy bạn đang ngồi tết tóc cho nhau. Bác phượng già đứng trầm ngâm dang rộng cánh tay che bóng mát để các bạn chơi đùa. Ở giữa sân trường, hai bạn nam chơi đá cầu đang thu hút rất nhiều sự chú ý của người xung quanh. Quả cầu lông vũ màu trắng bay qua bay lại thoăn thoắt, nhịp nhàng từ chân bạn này sang chân bạn kia. Mỗi lần quả cầu bay lên, mọi người lại nín thở, ngước mắt nhìn theo để xem bạn đối diện có đỡ được không. Trong sự ngỡ ngàng của người đứng xem, quả cầu vẫn không bị rơi xuống dù một thời gian khá lâu đã trôi qua. Ai cũng ngưỡng mộ sự dẻo dai, khéo léo cùng kĩ thuật đá cầu điêu luyện của các bạn, quả là những chân đá cừ khôi, những nghệ sĩ tung hứng thật xuất sắc.

Ở ghế đá, mấy bạn nhàn nhã hơn đang ngồi đọc sách hoặc say sưa thảo luận về một bài toán khó, thỉnh thoảng các bạn lại cười rộ lên vì phát hiện ra điều gì đó thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi thật phong phú, đa dạng, ai cũng tham gia vào trò chơi một cách đầy hăng hái, say mê. 

Tiếng trống lại vang lên một lần nữa. Mọi cuộc vui đành kết thúc trong niềm tiếc nuối. Giờ ra chơi tuy ngắn ngủi nhưng thật có ý nghĩa, nó là một cơn gió mát giúp chúng em thổi bay những mệt mỏi và tiếp thêm năng lượng để bắt đầu những giờ học bổ ích tiếp theo. Học sinh đã vào lớp hết, quang cảnh sân trường lại trở về vắng lặng như cũ, chỉ còn bác phượng già đứng lặng im như người bảo vệ cho sân trường.

24 tháng 8 2023

Ai trả lời mình tick cho nhé

24 tháng 8 2023

1.ở trường em có rất nhiều loại cây nhưng em thích nhất là cây bàng 

2.Hôm nay em được đi về quê thăm ông về đến nơi ông bảo em ra đây ông chỉ cho cây hoa hồng này đẹp lắm 

3.Mỗi mùa thi chúng ta lại không thể không nhớ đến cây hoa phượng

4.Trong những loại cây ăn quả em thích nhất là quả ổi

21 tháng 10 2018

Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê?

Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh.

Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt. Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.

Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường. Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách.

Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!

Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng "thân cây đa" cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.

Bác Hồ - người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuối cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho "cây đa bến nước sân đình" mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa Việt Nam.

21 tháng 10 2018

"Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu..."

Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: "Nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp". Phượng không đỏ thẫm nghư những như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay.

Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành. Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giác hồi hồi xao xuyến ấy.

Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. Tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế. Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành.

Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nnhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5. Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy cảm xúc

MIK tự làm đó, ngôid gõ MT mỏi cả tay!!! hehe

4 tháng 5 2016

Quê tôi không có sông, không có cánh, đồng bát ngát phì nhiêu. Quê tôi là một vùng biển – vùng biển Vũng Tàu nổi tiếng mà khách thập phương đến đây ai cũng lưu luyến khi phải rời xa. Đó là một vùng biển với những bãi cát phẳng lì rì rào sóng vỗ và vô vàn những cảnh sắc tươi đẹp. Biển Vũng Tàu! Ôi! Chỉ nghe những tiếng ấy mà lòng tôi đã xốn xang biết bao kỉ niệm của thời thơ ấu. Những địa danh Núi Lớn, Núi Nhỏ, Bãi Trước, Bãi Sau, những hàng phi lao xanh ngắt, những ngọn dừa trải dài theo bờ biển đã làm cho tâm trí mọi người nao nao một cảm giác khoan khoái và thú vị. Đứng ở Núi Lớn ta có thể nhìn xuống Bãi Sau. Trên bãi tắm hàng trăm chiếc dù sặc sỡ luôn xòe ra như những cây nấm đủ màu sắc, sẵn sàng đón khách tham quan, ở đó, hàng ngàn người cười nói, đùa giỡn và tắm biển. Mọi người đều vui vẻ và hớn hở. Những con sóng lớn, nhỏ thi nhau chạy vào bờ, cứ mỗi lần rút ra thường để lại những màng bọt biển trắng xóa, xôm xốp. Ngoài ra, hàng trăm ngàn con sóng đua nhau chạy, vấp phải những mũi thuyền đánh cá của ngư dân bị hất tung lên, bọt trắng bắn tung tóe. Xa hơn một tí, Hòn Bà đứng uy nghi, sừng sững giữa biển cả mênh mông. Hai cái lô cốt cũ kĩ sát chân Hòn Bà như hai bộ mặt lạnh lùng mở to hai mắt quan sát mọi người. Những, bậc thang màu trắng dẫn ta lên đến đền thờ trên hòn đảo này. Và kia là đoàn tàu đánh cá của Xí nghiệp Quốc doanh đánh cá Vũng Tàu – Côn Đảo ra khơi theo những cánh hải âu trắng, vốn là những người dẫn đường của ngư dân. Ngoài xa, phía chân trời, các giàn khoan cố định đang làm việc tất bật để lấy những tấn dầu thô cho Tổ quốc. Ở phía Bãi sau, cảnh vật cũng hết sức kì ảo và thú vị. Con đường đi trên bãi được bóng cây hai bên đường trùm xuống mát rượi. Và cái tịnh xá Niết Bàn, một trong những danh thắng của Vũng Tàu uy nghiêm trên đồi cao đón gió biển Đông. Bãi tắm ở đây bé thôi nhưng nước trong xanh. Ta có thể thấy tận đáy nước mặc dù đứng ở trên đá cao. Những con thuyền máy chở khách chu du đây đó lướt qua, lướt lại, nổ máy ầm ầm. Ở đó, ta sẽ nhìn thấy Núi Lớn, Núi Nhỏ như một bức bình phong che chắn gió bão cho quê hương. Và kia nữa là khách sạn Thái Bình Dương. Bước vào cổng, ta bắt gặp những luống hoa cúc, mười giờ… đẹp lạ lùng. Ớ giữa sân có vòi phun nước. Những vòi nước phun lên trời rồi xòe ra như mưa rào mùa hạ. Vào sâu trong khuôn viên là quán nhà sàn Buôn Mê Thuột nằm cạnh hồ sen. Những bông sen trắng, sen hồng lung linh trên mặt nước xao động. Bốn tầng của khách sạn có đầy đủ phòng ăn, phòng giải khát, phòng chiếu phim, phòng khiêu vũ… Nhưng phòng chờ là đẹp nhất, ở đó, có những chậu hoa quý hiếm, những giò phong lan duyên dáng, tốt tươi. Ngoài cửa lớn có một hòn non bộ to, được xây dính liền với bể nước. Hàng chục con cá kiểng rực rỡ màu sắc, hình dáng mềm mại dễ thương, nhẹ nhàng bơi lượn. Tối đến khi thắp sáng các ngọn đèn đủ kiểu, đủ loại, khách sạn trở nên nguy nga huvền ảo. Khách du lịch đến đây nghỉ ngơi nếu cần sẽ có đủ các món ăn theo kiểu A, kiểu Âu… và các món ăn đặc sản vùng biển. Khi đến công viên Trần Hưng Đạo, ta sẽ thấy biết bao nhiêu là hoa, là kiểng. Trong công viên, khách du lịch thường đi dạo trên những con đường nhỏ trải sỏi, chạy ngoằn ngoèo dẫn đi hết diện tích rộng lớn của công viên. Tiếng lao xao của đá sỏi dưới chân, tiếng lá êm nhẹ rì rào, xen lẫn tiếng nước suối nhân tạo chảy róc rách tạo thành một bản nhạc êm ái du dương. Gió đưa hương từ đâu thoảng tới thơm ngát. Những ô cỏ, những tán cây xanh mát rượi. Ong bướm tung tăng bay lượn dạo quanh những cây kiểng uốn hình con nai, con cá, con rồng… do các nghệ nhân tạo nên. Quê tôi còn nhiều phong cảnh đẹp nữa mong bạn có dịp tới thăm. Với tôi, quê hương là tất cả. Đó là nơi nuôi dưỡng tôi lớn lên, trưởng thành, gắn bó với tôi suốt thời thơ ấu. Tôi yêu nó vì nó cho tôi những kỉ niệm đẹp, nên thơ của tuổi thiếu thời.

DÀN Ý THEO TRÌNH TỰ THỜI GIAN Hãy tả cây bàng ở sân trường em. A. Mở bài - Tên cây, ở đâu: Cây bàng được trồng ngay ở giữa sân trường - Đánh giá chung: Cây bàng lưu giữ bao kỉ niệm buồn vui của các cô, cậu học trò - Cảm xúc: Yêu mến, thích thú       Tuổi học trò có lẽ là tuổi hồn nhiên, đẹp đẽ, trong sáng đơn thuần nhất trong cuộc đời mỗi con người. Cùng với âm thanh râm ran của tiếng ve, sắc đỏ...
Đọc tiếp

DÀN Ý THEO TRÌNH TỰ THỜI GIAN

Hãy tả cây bàng ở sân trường em.

A. Mở bài

- Tên cây, ở đâu: Cây bàng được trồng ngay ở giữa sân trường

- Đánh giá chung: Cây bàng lưu giữ bao kỉ niệm buồn vui của các cô, cậu học trò

- Cảm xúc: Yêu mến, thích thú
      Tuổi học trò có lẽ là tuổi hồn nhiên, đẹp đẽ, trong sáng đơn thuần nhất trong cuộc đời mỗi con người.
Cùng với âm thanh râm ran của tiếng ve, sắc đỏ của những chùm phượng vĩ thì cây bàng chính là hình ảnh quen thuộc, lưu giữ bao kỉ niệm buồn vui của các cô cậu học trò. Em yêu mến và thích thú làm sao mỗi buổi đến trường được ngắm cây bàng ấy.

B. Thân bài

1.Tả bao quát 

- Hình dáng (Nhìn từ xa): Cây như một chiếc ô màu xanh khổng lồ che mát cho các bạn học sinh

- Kích thước: Cây to, cao vút

- Nêu tình cảm và sự gắn bó đối với cây.

2. Tả cụ thể

- Rễ (Nếu nhìn thấy): Có một s rễ nổi trên mặt đất, ngoằn ngoèo tựa như mấy chú trăn con đang nằm ngủ ngon lành

- Gốc: To, rắn chắc, kiên cố

- Thân: Xù xì, thô ráp, màu nâu nhạt chỗ gần gốc, màu xanh chỗ gần ngọn

- Cành: Có nhiều tán lá, từng tầng xòe rộng
 2. Tả nét riêng từng mùa

a. Mùa xuân:

- Thời tiết: Mùa xuân
 - Lá : + Kích thước: Trồi non , nhỏ
            + Màu sắc: Xanh mơn mởn, bóng bẩy, mỡ màng
            + Hình dạng: nhỏ xinh, chúm chím như búp sen
            + Trạng thái (liên quan tới : nắng, gió, chim chóc):Những chú chim én đã từ đâu bay về gọi bạn trên khắp các cành  bàng
 - Cảm xúc của cây vào mùa xuân: Tràn đầy sức sống, trỗi dậy sau giấc ngủ dài mùa đông, thầm cảm ơn trời đã ban tặng những giọt mưa xuân nhẹ nhàng để búp non nhú ra nhanh hơn
 - Cảm xúc, gắn bó của con người với cây (nhìn cây thời điểm này, em cảm thấy thế nào?): Khơi gợi biết bao yêu thương, càng thêm yêu màu xanh non như màu cốm

b. Mùa hạ (tập trung)

- Thời tiết : Nắng nóng, oi bức
 - lá :  Kích thước: Những chiếc lá bàng như những chiếc quạt nan giúp các cô cậu học trò xua tan đi cái nóng nực của mùa hè
            + Màu sắc: Mặt trên lá màu xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, hiện rõ những đường gân, mọc thành chùm.Tán cây tỏa rộng có nhiều bóng mát
            + Hình dạng: Lá bàng to hơn bàn tay
             + Trạng thái ( liên quan tới : nắng, mưa, gió , chim chóc, con người): Vào những ngày nắng to của mùa hạ, cây bàng tỏa bóng mát cho các bạn học sinh vui chơi,  những chú chim đua nhau làm tổ
 - hoa:   + kích thước: Nhỏ li ti
              + Màu sắc: Màu trắng ngà
                + hình dạng: Hình ngôi sao
                + hương thơm: Thơm dịu
               + Trạng thái: Hoa nở tung tóe thỉnh thoảng rụng xuống đầu các bạn học sinh
 - Cảm xúc của cây: Thích thú khi thấy các bạn học sinh ngồi đọc truyện, chơi đùa dưới gốc cây
 -  Cảm xúc, gắn bó của con người với cây: Thầm cảm ơn cây bàng đã từng ngày lớn dần lên để tỏa bóng mát cho chúng em vui chơi
 c. Mùa thu 

- Thời tiết: Mùa thu đến với những cơn gió heo may, se lạnh 
 - lá:  + Kích thước: Lá to và già
 + Màu sắc: Màu sắc vô cùng vui mắt nào là lá xanh, lá nâu, lá vàng tựa như một bức tranh đầy màu sắc
            + Hình dạng: Một số lá cong lên tựa những bàn tay đang chúm lại hứng nước
             + Trạng thái (liên quan tới : nắng, mưa, gió, chim chóc): Lá thả mình cùng với gió, dập dờn đùa giỡn như đôi bạn thân
 
 - quả:     + Kích thước: Nhỏ
     + Màu sắc: Khi non có màu xanh lục, khi chín có màu vàng, khi giàu có màu nâu chứa một hạt
                + Hình dạng: Hình bầu dục, hơi nhọn hai đầu, bề mặt quả nhẵn bóng
                + Hương thơm , mùi vị: thơm nhẹ, vị hơi chua
                + Trạng thái (nắng, gió, mưa, con người…): Từng chùm quả xanh, vàng lấp ló dưới những tán lá như chơi trò trốn tìm lúc ẩn, lúc hiện
 - Cảm xúc của cây: Cây man mác buồn vì thi thoảng có lá già lìa khỏi cành cây
 -  Cảm xúc, gắn bó của con người với cây: 

d. Mùa đông:

- Thời tiết : Lạnh giá
 - lá :    + Màu sắc: Lá màu đỏ thẫm, rụng lả tả dưới sân trường, khô quắt
             + Trạng thái 

- quả (nếu còn trên cây): Loáng thoáng trên cành cây còn sót lại những quả bàng già nua sắp rụng
              + Màu sắc: Vàng sậm, nâu 
               + hình dạng: bầu dục, nhọn hai đầu
               + hương thơm, mùi vị (nếu ăn được): Ăn vị hơi chua, mùi thơm nhè nhẹ, ăn hạt bên trong hay còn gọi là nhân bàng có vị bùi bùi, béo béo
               + Trạng thái.
 - Cảm xúc của cây: Cảm thấy lạng lẽo vì trên cây chỉ còn trơ ra những cành khẳng khiu, gầy guộc, thiếu sức sống
 -  Cảm xúc, gắn bó của con người với cây: Trên nền trời lạnh lẽo, cành bàng trơ trụi trông thật buồn.

 C. Kết bài: 

-        Đánh giá chung: Em rất thích cây bàng.Nó đã gắn bó với chúng em nhiều kỉ niệm

-        Cảm xúc: Cây bàng như người bạn tâm giao của chúng em. Tất cả sẽ luôn là kí ức đẹp trong tâm trí mỗi bạn học sinh

-        Mở rộng: Nó không chỉ là loại cây che bóng mát mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của sân trường.Em mong cây bàng luôn mãi mãi xanh tươi
       Càng say sưa ngắm nhìn cây bàng càng khiến em thích và yêu nó hơn. Bao nhiêu kỉ niệm vui, buồn cây bàng luôn lặng lẽ đứng dõi theo chúng em. Nó như người bạn tâm giao và tất cả sẽ luôn là kí ức đẹp trong tâm trí mỗi bạn học sinh. Ngoài ra cây không chỉ là loại cây che bóng mát mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của sân trường.Em mong cây bàng luôn mãi mãi xanh tươi như vậy.

 

 Ai trả lời mình tick cho

0
12 tháng 2 2018

bạn tự làm thì tốt hơn

12 tháng 2 2018

Sáng chủ nhật trời trong xanh, cái xẻng ở trên vai, em hăm hở đến trường.

Bạn bè gần như đông đủ. Thầy chủ nhiệm đứng trên ghế cao, vỗ tay như chim mẹ vỗ cánh gọi đàn. Chúng em nhanh chóng xếp hàng, nghe thầy phân công công việc và lần lượt , từng tổ ùa vào vườn như bầy chim non đón chào ngày mới.

Dù đã có dịp đến đây trong những tiết học sinh vật, nhưng hôm nay em vẫn muốn đi một vòng trước khi về khu vực mà tổ em phụ trách chỉ vì em được lao động! Ôi! Thú vị biết chừng nào! Các bạn em chắc cũng thế. Người nào cũng tíu tít, lăng xăng.

Chúng em, mỗi người giữ lấy một chậu cây thuốc nam để làm sạch cỏ, bón thêm phân và tưới nước. Những chậu xuyên tâm liên đầy cỏ dại. Tội nghiệp cho anh chàng phải giành ăn với kẻ lạ. Có lẽ vì vậy mà anh chàng giận dỗi, biếng ăn nên chậm lớn. Rồi mùa thu hoạch đến, làm sao được mùa? Hãy yên chí đi bạn. Tớ cắt móng tay, móng chân, tỉa bớt tóc tai xấu xí, rồi cho bạn tắm mát nữa. Có bằng lòng không nào? Em nhổ từng cụm cỏ dại, ngắt bỏ những chiếc lá úa, xới đất và bón phân chung quanh gốc cây. Nghe lời thầy dặn, em thu dọn rác rưởi chung quanh, hốt sạch những cụm vất vung vãi… Bỗng em nghe tiếng la sợ hãi: ‘

Quay nhìn lại, thì ra bạn Tùng đang cầm một con giun đất nhát Cúc Hoa, người bạn gái sợ sâu hơn bị đánh đòn. Mặt Cúc Hoa tái xanh, cô bé đang tìm đường chạy trốn. Thầy bảo Tùng:

- Đừng giỡn nữa. Hãy lo công việc đi, nắng sắp lên rồi!

Chỉ đến lúc ấy Tùng mới dừng trò chơi lại và quay về với chậu cây của mình với nụ cười đắc thắng.Em vội vàng xách xô đi lấy nước. Vườn trường khá xa vòi nước nên chỉ lấy được vài xô mà mồ hôi của em tuôn ra thấm áo. Em múc từng ca nước tưới quanh gốc, lên mình cây. Có nước, vài cây tươi hẳn. Nhìn thấy cây, em bớt mệt nhiều?Nắng đã lên cao. Thế là sắp qua một buổi sáng. Kiểm tra lại công việc lần chót, thầy tập hợp chúng em ở khoảng trống nhỏ trong vườn trường. Thầy chậm rãi nói:

- Các em xem, lúc đầu khu vườn trường như thế nào, bây giờ nhìn thấy đã mát mắt. Ngày mai, cây sẽ xanh tốt, các tiết học về sinh vật về cây lá sẽ gần với cuộc sống hơn. Thầy khen ngợi tổ 3 và không bằng lòng tổ 1. Mỗi người trong tổ 1 cần suy xét lại tinh thần làm việc của mình. Bây giờ chúng ta trở lại sân trường.

Chúng em bước theo thầy, hai hàng một. Có tiếng thì thầm từ tổ 1 vọng sang. Có lẽ các bạn đang “rút kinh nghiệm” về tinh thần làm việc của mình. Riêng em, bây giờ em mới cảm thấy mệt vì công việc nhỏ nhặt ấy. Em liên tưởng đến các cô chú nông dân cày sâu cuốc bẫm, nghĩ đến ba em đang điều khiển máy tiện Xí nghiệp Sincô, nghĩ đến mẹ em đang luôn tay trước mấy cái máy dệt… Em nghĩ đến bao người lao động khác đang ngày đêm làm ra cái ăn, cái mặc cho mọi người. Và em mỉm cười, uống hết li nước mát của bạn Hải trao mà tự hứa với lòng mình: “Học tập tốt, lao đông tốt” như lời Bác dạy.