K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2018

Hok phải cao thủ lớp 8 giúp được hok bạn ( giờ lớp 11 rùi). Bài này hồi trước mình có làm rồi ngặt một nỗi là bài hơi dài nên chắc chỉ sơ sơ hen : Để đón chào 1 thành viên mới là bút bi, họ nhà bút đều tề tựu trên bàn học: nào bút lông,bút chì...đều có mặt đông đủ.Trong đám đông, ông bút lông lên tiếng :....(Cái này bạn thêm đi hen) ...Sau đây,em xin giới thiệu về bản thân của mình: " Em được biết,từ xưa, các nhà nho thường dùng bút lông ngỗng chấm mực Tàu để viết nên những nét chữ rồng bay,phượng múa. Rồi được cải tiến hơn, con người dùng gỗ làm cán bút,sắt làm đầu bút.Và cũng từ loại bút thô sơ ấy,chị bút máy,rồi đến em là bút bi dc ra đời... Bây giờ,do tiện lợi và có nhiều mẫu mã nên em thường dc con người ưa chuộng và sử dụng rộng rãi.Bố của em nguyên là một nhà báo người Hungari tên Luizo Biro.Em dc ra đời vào năm 1938 ở bên châu Âu nhưng mãi đến thế kỉ XX họ bút bi nhà em mới du nhập sang VN và trở nên phổ biến. Em cao khoảng 15 cm, dk khoảng 1cm... _Thế còn bộ phận bên trong như thế nào?Chắc em cũng có 2 bộ phận như bọn anh hả?-Anh bút mực cất tiếng hỏi. Vâng,em có cấu tạo cũng gồm 2 bộ phận chính là bên ngoài và bên trong.Bút bi nói tiếp.Mình em gồm nắp và thân.Thân em là 1 hình trụ rỗng,bên trong làm bằng nhựa và thường dc trang trí bắt mắt,đôi khi là những dòng chữ hay hình nhân vật hoạt hình xinh xắn.Màu thân của em phụ thuộc vào màu mực bên trong.Phần dưới chỗ tay cầm,con người thường dùng cao su để lam thành các vòng nổi len hoặc có đai to hơn để khi viết sẽ êm tay.Ở phần đầu bút dc vót nhọn ôm lấy ngòi.Phần trên cùng là nắp,có chỗ để cài vào túi áo hoặc sách vở. Bên trong người em có chứa 1 ống chứa mực đặc sánh dc làm bằng nhựa dẻo.Trên thân có 2 nấc nhỏ dc làm bè ra sg sg với nhau.Độ cao,thấp,to,nhỏ của nấc tùy thuộc độ dài và chiếc lò xo = sắt có độ đàn hồi gắn trg ruột bút dưới 2 chiếc nấc ấy.Phần đầu làm = thép ko rỉ.Ở đầu em có những cái rãnh nhỏ xíu để khi viết mực chảy ra dễ dàng,ở bên trg là 1 viên bi nhỏ mà ngày nay người VN vẫn phải nhập bên nc ngoài về.Khi viết viên bi xoay tròn để mực thấm ra giấy.Vì thế khi sử dụng,họ bút bi nhà em sẽ viết dc rất nhanh nhưng lại dễ bị hư chữ... Họ bút bi nhà em giờ có nhiều chủng loại nào là bi xanh, bi đỏ... (Sau đó bạn có thể thêm phần ưu,nhược điểm của bút để hoàn thành bài viết. Ưu: tiện lợi,ko phải bơm mc thường xuyên. Khuyết: Hay hết mực nên hs phải mang theo 2 cây để thay.Và nếu rớt mạnh sẽ bể bi...) Chúc bạn làm bài đạt kq cao.Mình tài hèn sức mọn nên giúp dc vậy àh.Có dở đừng chê nha ^^

14 tháng 3 2018

Áo dài ra đời từ rất lâu, nó đã trải qua các thời kì cải biến để đạt đến độ thẩm mĩ như ngày nay. Kiểu sơ khai là áo giao lành, được người phụ nữ mặc phủ ngoài yếm đào, váy lụa đen, thắt lưng buông thả. Nhưng để tiện cho việc làm ăn, việc đồng áng, áo giao lành được thu gọn thành áo tứ thân. Sau đó, nó được biến thành áo ngũ thân để các cô, các bà mặc trong lễ hội mùa xuân.

Đến thời chúa Nguyễn xứ Đàng Trong, Vũ Vương Nguyền Phúc Khoát ban hành sắc dụ về y phục, thì chiếc áo dài có cổ đứng ngắn tay, cứa ống tay rộng hoặc hẹp, hai bên nách trở xuống khâu kín, không xẻ tà. Từ đó, áo dài được cải tiến theo nhiều kiểu, ngày một trở nên xinh đẹp, thướt tha.

Áo dài được may bằng nhiều chất liệu như gấm, nhung, lụa tơ tằm. Hiện nay, các nhà thiết kế y phục đã sáng tạo ra nhiều kiểu áo dài tân thời, cố áo cài khuy. Khuy áo là hạt cườm, hạt ngọc, cúc bấm. Tay áo dài không có cầu vai, may liền với cổ áo giống như áo bà ba xẻ tà. Chính đặc điểm này khiến việc sinh hoạt của ngực phụ nữ được dễ dàng, đồng thời tạo dáng thanh thoát, yểu điệu, thướt tha.

Áo dài có hai tà chính: tà áo trước và tà áo sau. Đây là phần được các nhà thiết kế thời trang cách điệu nhiều nhất. Khi thì dùng chất liệu vải voan, khi thì được kết cườm, ngọc óng ánh. Áo dài thường đi đôi với quần thụng. Phụ nữ Việt Nam thường mặc áo dài xẻ tà cùng với quần thụng trắng bởi nó tạo nên vẻ đài các trang nhã. Hiện nay, áo dài có nhiều hoa văn khác nhau, mang đậm bản sắc dân tộc Có thể là những đoá hoa như hoa hồng, hoa lan, búp huệ. Có thể là hoa thuỷ tiên. Cũng có thể là nhiều loại hoa rực rỡ, đủ màu sắc gợi lên dáng yêu kiều, đài các, quý phái của các cô thiếu nữ, thanh nữ.

Giêng hai, bước vào hội xuân, trên mọi nẻo đường quê Kinh Bắc, xứ Đông xứ Đoài... ta bắt gặp các bà, các cụ trong bộ áo quần dài bằng lụa nâu, vai khoa; túi đi đến chùa lễ Phật. Hội chùa Hương, hội Gióng, hội chùa Dâu, hội Lim,... từng đoàn thiếu nữ, thanh nữ thướt tha trong bộ áo dài tuyệt đẹp. Trong các lề chào cờ, các ngày lễ được tổ chức ở sân trường, nhất là các trường Trung học phổ thông hàng nghìn nữ sinh và cô giáo trong chiếc áo dài trắng, quần trắng gợi lên vẻ đẹp tinh khôi, trinh trắng của thế hệ tuổi xuân.

Aó dài thường được mặc trong những nghi lễ trang trọng của quốc gia, hay trong những ngày tựu trường, tổng kết, ngày trao bằng,…Mỗi cô gái luôn gắn liền với áo dài như thế. Và áo dài còn được đưa ra để giới thiệu cho bạn bè bốn phương, trở thành trang phục được rất nhiều người nước ngoài yêu thích. Nhắc đến Việt Nam, họ luôn nhớ đến hình ảnh cô gái mặc trên mình tà áo dài, đi thướt tha, một vẻ đẹp kiêu sa nhưng mộc mạc.

Aó dài còn gắn liền với những tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ. Là chủ để bất tận mà ai cũng muốn được khai thác. Trong những bài hát cũng có hình ảnh áo dài phẩng phất. Tà áo dài được biến hóa, trở nên những màu sắc riêng, nhưng vẫn đẹp, vẫn duyên dáng, thầm kín.

Áo dài gắn liền với nhiều truyền thống là một biểu tượng độc đáo của văn hóa Việt Nam. Ngày nay với sự đa dạng về trang phục cách tân như váy, đầm, áo xẻ,….được giới trẻ đón nhận rất nhiều nhưng áo dài vẫn là một phần không thể thiếu đối với con gái Việt nói riêng và truyền thống của người dân Việt Nam nói chung.

Áo dài- mang theo những phong cách riêng và đặc biệt của người Việt, đang đi đến mọi nơi để lại dấu ấn cho đất nước. Vì thế chúng ta cần gìn giữ và tôn lên vẻ đẹp mãi mãi của chiếc áo dài Việt Nam.



Nguồn: https://vanmauphothong.com/ta-ve-ao-dai-viet-nam/#ixzz59jJJk4MT

5 tháng 1 2018

- Mở bài: Giới thiệu chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay : là một chiếc áo sơ mi màu xanh hòa bình, đồng phục của trường em.

- Thân bài:

- Tả bao quát chiếc áo

     + màu sắc : màu xanh hòa bình.

     + Kiểu dáng : tay ngắn, vừa vặn, rất thoải mái.

     + Chất vải : cô-tông, không có ni lông nên mùa đông ấm, mùa hè mát.

- Tả một số bộ phận nổi bật

     + Cổ áo mềm, được viền bằng những nếp gấp xinh.

     + Tay áo hơi phồng lên, cũng được viền thật khéo.

     + Một bên tay áo may logo của trường rất nổi bật.

     + Phía trước ngực thêu tên của em cùng tên lớp.

     + Hàng nút màu xanh nho nhỏ, được đơm rất chắc chắn.

- Kết bài:

- Em nói lên tình cảm của em với chiếc áo

     + Gắn bó thân thiết.

     + Em rất yêu quý, chiếc áo.

17 tháng 12 2021

“THƯ CẢM ƠN

                             Kính gửi: Đội ngũ y bác sỹ, tình nguyện viên tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang

Trong thời gian vừa qua, Việt Nam chúng ta đang phải trải qua những ngày tháng vô cùng vất vả bởi sự quay trở lại của Đại dịch toàn cầu Covid-19. Dưới trời nắng như đổ lửa của thời tiết mùa hè, đội ngũ y bác sỹ, chiến sỹ, tình nguyện viên đến từ khắp mọi nơi trên dải đất hình chữ S nhận lệnh đi đến những nơi tuyến đầu chống dịch. Tại các Khu Cách ly, các bệnh viện dã chiến, nơi mà nguy cơ lây nhiễm lên đến mức “đỉnh điểm”, trong bộ đồ bảo hộ ngột ngạt dường như không có chỗ thở, đội ngũ y bác sỹ, chiến sỹ, tình nguyện viên vẫn ngày đêm miệt mài, dốc hết sức lực, thậm chí quên đi sức khoẻ của bản thân mình để bảo vệ cho sự bình yên của Đất nước. Hàng ngày chứng kiến hình ảnh các y bác sỹ, chiến sỹ … ngất đi vì kiệt sức. Quả thực, chúng cháu không khỏi xót xa.

Thật may mắn khi đang sống, học tập và làm việc trong môi trường an toàn, được chuẩn bị những kỹ năng cần thiết để chống dịch, thực hiện tốt khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Chúng cháu – những sinh viên của Học viện Toà án vô cùng cảm kích tấm lòng, sự hy sinh cao đẹp của đội ngũ y bác sỹ, chiến sỹ, tình nguyện viên nơi tuyến đầu chống dịch. Chúng cháu xin gửi lời cảm ơn và tri ân chân thành nhất đến những cống hiến quên mình của đội ngũ y bác sỹ, chiến sỹ, tình nguyện viên. Kính chúc Cô Chú, Anh Chị luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và bình an để tiếp tục sự nghiệp cứu người.

Xin trân trọng cảm ơn và tri ân!”

Đây thực sự là “tài sản” vô giá, là món quà tinh thần tuyệt vời ghi dấu ấn của những ngày tháng chống dịch không thể quên này. Những tình cảm chân thành này cũng chính là động lực để những “chiến sỹ áo trắng” Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang tiếp tục phấn đấu, nỗ lực hết mình vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Hiền Chúc

17 tháng 12 2021

hay quá bạn ơi good 

Dựa vào dàn ý sau viết thành bài văn hoàn chỉnh (không chép mạng) Thuyết minh về áo dài Việt Nama) Mở bàiÁo dài đã đi vào truyền thống dân tộc Việt Nam thể hiện niềm tự hào của người Việt Namb) Thân bài- Áo dài Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới- Áo dài có từ đâu và do ai thiết kế hiện nay chưa biết chính xác- Áo dài được thiết kế luôn...
Đọc tiếp

Dựa vào dàn ý sau viết thành bài văn hoàn chỉnh (không chép mạng) Thuyết minh về áo dài Việt Nam
a) Mở bài
Áo dài đã đi vào truyền thống dân tộc Việt Nam thể hiện niềm tự hào của người Việt Nam
b) Thân bài
- Áo dài Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới
- Áo dài có từ đâu và do ai thiết kế hiện nay chưa biết chính xác
- Áo dài được thiết kế luôn giữ được vẻ thanh tao, trang nhã, kín đáo của người con gái
- Vào năm 1744: chúa Nguyễn Phúc Khoát sau khi xưng vương đã bắt quan và dân Đàng Trong mặc lễ phục theo kiểu áo nhà Minh
- 1776: Chúa Trịnh chiếm được Đàng Trong bắt dân cắt áo ngắn, cổ giống như áo dài ngày nay
- Đầu thế kỉ 17 ở Bắc Ninh xuất hiện áo dài mớ ba, mớ bảy tôn vinh cái đẹp của người Việt Nam
- Từ 1930 đến 1940 người miền Bắc mặc với quần đen còn con gái xứ Huế mặc với quần trắng
- Năm 1939: nhà may Cát Tường cho ra đời 1 chiếc áo dài kiểu mới thay thế cho áo năm thân vay mượn kiểu áo phương Tây cổ bẻ hình trái tim, vai áo bồng, tay nối vai, khuy áo may dọc trên vai và sườn phải
- 1960: Trần Lệ Xuân đã cho ra đời kiểu áo có cổ tròn hay cổ thuyền
- Vào những năm 1970 trở lại đây, áo dài quay lại hình thức từ xa xưa, thường may đồng màu quần với áo với nhiều chất liệu vải tốt, hoa văn trang nhã, vạt áo dài đến mắt cá chân
* Ý nghĩa, công dụng của áo dài
- Thường mặc trong các lễ hội trang trọng, truyền thống, trang phục công sở của nữ sinh THPT, đại học......
* Cách sử dụng..................................................................................................................
* Cách bảo quản.................................................................................................................

1
27 tháng 11 2019

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Đến với nước Nhật Bản có chiếc áo Ki-mô-nô, Hàn quốc có chiếc Han-bok, người Hoa có chiếc xườn xám…Còn với Việt nam chúng ta từ xưa đến nay chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống.

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, đấu tranh dựng nước và giữ nước, đố cũng chính là khoảng thời gian tàn phá đi những giá trị văn hóa của dân tộc. Chính bởi vậy mà không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy có từ bao giờ và hình dáng của nó ra sao. Khi đọc đến cuốn “ Kể chuyện chín Chúa mười ba vua thời Nguyễn” của Tôn Thất Bình, người ta đã tìm thấy lịch sử ra đời của chiếc áo dài là vào khoảng thế kỉ thứ 18. Ban đầu chiếc áo dài còn thô sơ nhưng nó rất kín đáo, là sản phẩm có tính chất dung hòa của hai miền Bắc- Nam. Từ đó đến nay chiếc áo dài không ngừng được hoàn thiện và trở thành thứ y phục dân tộc mang tính thẩm mĩ cao.

Bộ áo dài gồm hai bộ phận quần và áo. Áo dài lại gồm ba bộ phận là cổ áo, tay áo, thân áo. Cổ áo trước kia người ta thường may cổ cao từ 4- 5 phân , lót một miếng vải ở trong cho cứng tạo nên sự kín đáo trang trọng của chiếc áo dài.Ngày nay trong chiếc cổ áo đã có nhiều thay đổi tạo nên sự phong phú đa dạng mà thuận lợi cho người đọc. Các nhà thiết kế đã sáng tạo ra nhiều kiểu cổ áo dài khác nhau như cổ ba phân, cổ tròn, cổ thuyền góp phầ tô thêm vẻ đẹp, làn da trắng cho người mặc. Tay áo thường được may tay dài đến mắt cá tay, phần dưới hơi loe ra để tạo cảm giác mềm mại, hiện nay có nhiều chiếc áo dài được thiết kế với nhiều kiểu tay lỡ, tay được may bằng chất liệu vải von rất điệu đà. Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chiết lại (hai bên ở thân sau và hai bên ở thân trước) làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ. Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông. Ngày nay các nhà thiết kế còn sáng tạo ra khóa áo ở thân sau vừ thuận tiện vừa kín đáo mà tạo sự mềm mại cho dáng áo. Quần dài được may ống rộng, trùng sát đất. Quần thường được may đồng màu với áo hoặc màu quần được lựa chọn sao cho phối hợp hài hòa và làm nổi bật dáng áo. Chất liệu may áo dài thường là loại vải lụa tơ tằm, lụa tổng hợp, nhung, the, gấm, vải càng nhẹ và mỏng thì khi lên áo càng thanh thoát. Ngày nay áo dài thường được trang trí thêm nhiều phụ kiện như ren, voan, kim tuyến, cườm,…

Chiếc áo dài đã trở thành quốc phục, mang trong mình quốc hồn, quốc túy của dân tộc. Các cô gái Việt trở nên đẹp hơn, duyên dáng hơn, tế nhị hơn khi mặc trên mình bộ trang phục truyền thống của dân tộc. Chính vì thế mà trong những ngày Tết khi đón tiếp khách đặc biệt là khác quốc té, phụ nữ Việt lại tự hào chọn cho mình bộ áo dài đẹp nhất để mặc. Trong các cuộc thi hoa hậu Việt Nam hay hoa hậu thế giới người Việt, khán giả đều có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của người phụ nữ khi mặc trên mình bộ áo dài truyền thống. Nhiều trường trung học phổ thông ở miền Nam còn quy định học sinh nữ phải mặc áo dài trắng đến trường, áo dài vì thế trở thành trang phục học đường hết sức hồn nhiên, trong sáng.

Cùng với chiếc nón lá, áo đã trở thành một biểu tượng tôn vinh vẻ đẹp Việt. Nó cũng đi vào thơ ca, nhạc họa như một đề tài khơi gợi cảm xúc cho các nghệ sĩ. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.

Áo dài là nét đẹp là biểu tượng của nước Việt Nam, chúng ta hãy giữ gìn để áo dài mãi là trang phục truyền thống của mỗi người Việt Nam, khi nhắc đến tà áo dài chúng ta nghĩ ngay đến nền văn hóa đậm đà bản sức dân tộc, chúng ta hãy phát huy để bản sắc ấy ngày càng tươi đẹp hơn.



 

14 tháng 2 2022

 Áo dài tân thời kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.

16 tháng 2 2022

 Áo dài tân thời kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.

16 tháng 2 2022

Áo dài tân thời kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.

15 tháng 12 2021

Em là học sinh của một trường Tiểu học ở nông thôn nên đồng phục của em mỗi ngày đến trường là áo sơ mi trắng và quần tây màu xanh dương. Ngày nào đến trường, em cũng mặc một kiểu áo sơ mi màu trắng ấy nhưng em không có cảm giác nhàm chán tí nào vì em thấy nó rất đẹp.

Chiếc áo sơ mi của em được may từ vải ka tê trắng, chất vải mềm mại, dễ thấm mồ hôi nhưng lại không bị nhăn, nên mẹ em rất ít khi phải ủi nó. Chiếc áo rộng rãi nên khi mặc vào em cảm thấy rất thoải mái. Cổ áo được lót một lớp keo cứng nên bẻ lên trông rất oai. Tay áo dài, có măng sét ôm khít lấy cổ tay em. Nhưng những lúc nóng nực, em có thể mở khuy ra và xắn lên cho mát.

Trước ngực áo là bảng tên của em được thêu bằng chỉ màu xanh rất khéo léo. Trên cánh tay bên trái, chỗ gần vai được gắn cái lô gô của trường em màu xanh lá cây. Chỉ nhìn chiếc áo đồng phục của em thôi là ai cũng biết được ngay em tên là gì, học trường nào. Nhờ có cái bảng tên và cái lô gô ấy mà chúng em có vẻ ngoan hơn. Vì nếu nghịch ngợm, quậy phá thì người khác sẽ mách ngay với thầy cô hoặc cha mẹ.

Trên chiếc áo đồng phục của em, từng đường kim mũi chỉ thật đều đặn. Những chỗ hay bị co giãn nhiều đều được may trần thêm một đường chỉ nữa nên rất chắc chắn. Có lần đùa giỡn trong giờ ra chơi, em bị bạn Thạch “mập” kéo thật mạnh nhưng cũng không hề hấn gì. Hàng khuy đính trên nẹp áo cũng thẳng tắp với những chiếc khuy trắng tinh và trong suốt trông thật xinh xắn.

Em rất yêu chiếc áo đồng phục của mình. Mỗi ngày mặc nó đến trường, em đều có cảm giác tự hào và hãnh diện. Mỗi ngày, khi đi học về, em đều treo nó lên móc cẩn thận cho thẳng thắn, không bị nhàu. Em sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận để nó luôn mang màu trắng tinh khôi.

15 tháng 12 2021

Mới chiều hôm qua trời còn nắng ấm, thế mà sáng nay thức dậy đã cảm thấy rét buốt rồi. Vậy là em đã có thể mặc được chiếc áo hoodie yêu thích của mình đến trường rồi.

Chiếc áo hoodie này mẹ mua cho em từ năm ngoái, nhưng nó vẫn mới và đẹp lắm. Vì áo rất rộng rãi và thoải mái, nên em có thể mặc áo trắng đồng phục ở bên trong. Áo có màu xanh thẫm như màu của nước biển vào buổi chiều muộn. Khi mặc lên trông rất xinh xắn. Lớp bên trong của áo là một lớp nhung mịn, mặc vừa ấm lại vừa mềm. Phần mũ áo được làm khá dày dặn em có thể trùm kín cả đầu để chặn gió rét. Phần bụng áo có một chiếc túi ngang rất lớn. Khi đi đường em sẽ cho tay vào hai bên túi để giữ ấm. Ở ngực trái của áo, có hình thêu một chú mèo mướp đang nằm ngủ. Trông rất đáng yêu. Khi đến lớp, các bạn cứ ngắm nghía nó mãi.

Nhờ chiếc áo hoodie xinh xắn mà em đến lớp học không cảm thấy lạnh một chút nào. Em sẽ giữ gìn áo thật cẩn thận, để áo luôn mới và đẹp như bây giờ.

8 tháng 4 2018

Còn nốt mấy tháng nữa là tôi phải xa mái trường cấp một thân yêu rồi, chẳng ai nhắc đến nhưng tại sao bỗng dưng cảnh tượng chia tay làm cho tôi buồn bã đến thế. Tôi không thể kìm nén được cảm xúc của mình khi nghĩ đến cảnh phải xa mái trường năm năm trời gắn bó, xa thầy cô thân yêu, xa bạn bè lên cấp hai mỗi đứa một lựa chọn, một trường khác nhau. Thế là không thể học cùng nhau nữa rồi.
            

Xa trường là xa thầy cô yêu dấu, những ngày tháng học hành mới thấy được những tình cảm mà thầy cô đã dành cho tôi. Cấp một là chặng đương học đầu tiên của mỗi con người, khi ấy là lúc chúng ta đang chập chững bước vào cuộc đời và điều cốt yếu là một người chỉ dẫn cho ta xác định hướng đi đúng hướng. Cấp một không chỉ là học đầu tiên mà còn là học làm người. chính vì thế những người lái đò là một hương dẫn viên đưa ta đi đúng hướng để phát triển hoàn thành con người. Thầy cô dạy tôi luôn đem đến cho tôi những cảm xúc khác nhau, môi một thầy một cô đều có một tác phong để ta học tập. thầy cô không chỉ đem lại tri thức mà còn đem lại những bài học quý giá của cuộc sống này. Nghĩ đến khi phải chia tay những người cha người mẹ thứ hai của mình tôi thấy buồn vô hạn. Rồi mai này khi tôi đi học cấp hai tôi còn có thời gian để về trường thăm thầy cô nữa không, rồi khi lớn lên rồi thầy cô chuyển trường thì tôi biết làm sao đây. Nhớ nhất là những thầy cô chủ nhiệm, họ luôn là những người đưa cá nhân tôi và lớp đi lên phát triển. nếu phải xa thầy cô tôi như mất đi một phần nào đó trong cuộc sống dẫu biết rằng còn có nhiều thầy cô khác nhưng thầy cô nơi đây là những thầy cô đầu đời của cuộc đời mỗi con người vì thế tôi thấy luyến tiếc lắm khi chia tay.

Xa trường tôi nhớ bạn bè tôi nhiều lắm, những giờ học trên lớp với những cánh tay nhỏ nhắn phát biểu xây dựng bài, những lúc không hiểu bài nhờ người bạn của mình để giảng hộ. có câu nói “ học thầy không tày học bạn” thật không sai. Bạn không chỉ là chỗ để ta học tập mà còn để ta chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống. Khi buồn khi vui đều có thể chia sẻ với bạn của mình, những giờ ra chơi thật vui vẻ. chúng tôi hoặc ngồi bàn tán với nhau về những chuyện xảy ra xung quanh cuộc sống những suy nghĩ ngay ngô những nụ cười hồn nhiên của chúng tôi như xóa tan đi tiết học mệt mỏi và bắt đầu với môn tiết học mới. Thế mà giờ đã phải chia tay nhìn mặt đứa nào cũng đáng yêu thế ngày thường có những lúc nói xấu nhau cãi cọ nhau thế nhưng sao giờ đây nhìn thấy ai trong lớp cũng yêu đến thế, không muốn rời đến thế. Cả cái cậu bạn ngày nào suốt ngày chêu tôi,dọa sâu tôi, đùa tôi để cho cả lớp chêu đáng ghét như thế mà giờ đây khi sắp phải xa cậu ta tôi lại thấy không muốn đuổi đánh cậu ta nữa.
           

Xa trường tôi đâu chỉ nhớ con người mà tôi còn nhớ những đồ vật , cảnh vật cảu trường, nhớ từng tiết học, từng buổi sinh hoạt ngoại khóa, giò chào cờ đầu tuần thứ hai, rồi buổi lao động của những đứa như tôi lấm lem, bê bết đất. tôi thẫn thờ một mình đi qua những hành lang đầy nắng đưa mắt nhìn lại từng vách tương góc lớp thân quen. Dãy nhà ba tầng cao vời vợi so với cái tầm nhìn của tôi, tôi biết mai này lớn lên còn rất nhiều thứ để còn lớn hơn dãy nhà này nữa và cuộc sống đến thời gian trôi đi sẽ để lại những kỉ niệm khó phai trong lòng người, và đây chính là cuộc chia tay đầu tiên diễn ra trong cuộc đời học sinh của tôi. Mấy dãy ghế đá ngoài sân kia là chỗ chúng tôi hay ngôi tán phét nói những chuyện trên trời dưới bể và nhận xét một cách vội vàng những hiện tượng ấy. cũng có khi là ngồi đợi bạn thân tan học ra về. đồng thời nó cũng là chỗ để cho chúng tôi ăn quà vặt trong giờ ra chơi. Nào là bim bim nào là kem, kẹo mút ôi những món quà vặt ấy chúng tôi phải xin mãi hay tích góp tiền mới có mà ăn. Những rặng cây cao rì rào trước gió. Tôi muốn ở lại đây với chúng chơi trên những bóng mát của chúng mãi thôi.
            

Tạm biệt nhé những kỉ niệm dấu yếu thời gian dần trôi đi và tôi sợ một ngày nào đó khi về lại mái trường này thầy cô dậy tôi sẽ không còn ở nơi đây nữa, những hàng cây kia liệu có còn đứng ở đó không. Về đến trường liệu rằng còn ai nhận ra tôi nữa. Ôi mái trường mến yêu này tôi yêu bạn đến mức không thể nào bước chân đi. Nhưng cuộc sống phát triển và tôi không thể nào tránh khỏi quy luật ấy.

8 tháng 4 2018

“Tuổi còn thơ ngày hai buổi đến trườngYêu quê hương qua từng trang sách nhỏ”Nhà thơ Giang Nam đã nói hộ chúng ta: Quê hương và ngôi trường gắn bó với tuổi thơ không chỉ của riêng ai. Em cũng vậy. Mỗi khi bước chân đến cổng trường, lòng em lại rộn lên lời hát: “Em yêu trường em với bao bạn thân và cô giáo hiền như yêu quê hương. Cắp sách đến trường trong muôn vàn yêu thương”. Đó là tình cảm của em dành cho ngôi trường THCS Nguyễn Nghiêm – nơi đã vô cùng gắn bó với em ngay từ những ngày đầu tiên vào học ở đây.Em yêu cây phượng vĩ rộn rã tiếng ve ngân khi mùa hè đến, hoa nở đỏ rực một góc trời làm sáng bừng cả ngôi trường thân yêu của chúng em. Em yêu hàng cây bằng lăng với những chùm hoa tim tím như màu mực học trò. Em yêu cây bàng cùng những tán lá xòe rộng như cái ô xanh khổng lồ che nắng cho lũ học trò tinh nghịch chơi bịt mắt bắt dê sau những giờ học lí thú nhưng cũng đầy căng thẳng. Ngôi trường của em không đồ sộ, to lớn, cũng không đầy đủ các phương tiện hiện đại như các ngôi trường ở những thành phố lớn, nhưng đối với em nó quý giá vô cùng. Bởi hàng ngày, em đến đây để được biết thêm bao điều mới mẻ. Em được biết những áng văn hay, những vần thơ đẹp giàu tình cảm. Em hiểu hơn những trang sử hào hùng của dân tộc ta. Em được đưa đến những vùng đất mới có thiên nhiên, động thực vật và nhất là con người trên Trái Đất. Em được khám phá những tính chất, định lý toán học, vật lý, hóa học. Được đến với những nốt nhạc trầm bổng, những bài dân ca của ba miền đất nước. Có được tất cả những điều ấy là nhờ công lao của thầy giáo, cô giáo kính yêu của chúng em. Thầy cô dạy cho chúng em những đức tính tốt đẹp, những đạo lý để làm người. Thầy cô luôn quan tâm đến chúng em, mừng trước sự tiến bộ của chúng em, trăn trở vì những khuyết điểm mà chúng em vấp phải.Từ cái bến bình yên là ngôi trường THCS Nguyễn Nghiêm. Tình cảm của chúng em đối với thầy cô giáo là tình cảm thiêng liêng, sâu sắc. Thầy cô đã hết lòng vì đàn em thân yêu như tấm lòng của cô Trinh, Cô Thanh Hà, Thầy Sáu, Thầy Ngữ, Thầy Việt, Thầy Cừ, Cô Thanh, Cô Bé, Cô Tuyết Cô Hồng và tất cả các thầy giáo cô giáo trong trường. Chúng em vô cùng biết ơn công lao to lớn ấy. Mái trường thân yêu này lưu giữ cho tuổi học trò chúng em bao kỉ niệm yêu thương, giận hờn, vui buồn. Bên bài văn hay, bài toán khó chúng em cùng nhau thảo luận thật sôi nổi. Tìm được câu chuyện lí thú thì kể cho nhau nghe. Không may bạn nào đau ốm thì chia nhau chép cho bạn, giảng bài cho bạn hiểu. Bạn gặp khó khăn thì động viên, giúp đỡ, có niềm vui thì cùng chia sẻ. Ngoài giờ học chính khóa ra, em rất yêu những tiết học ngoại khóa, vì nó giúp em thêm yêu lớp, yêu trường, yêu Tổ quốc VN.Em rất tự hào về những thành tích nổi bật của trường: nhiều năm đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia, có thành tích về học tập đứng đầu huyện. Liên Đội trường nhiều năm liên tiếp đạt danh hiệu Liên Đội xuất sắc cấp tỉnh. Nhiều học sinh tham gia các cuộc thi lớn và đạt giải cao… Cũng chính ngôi trường này đã góp phần đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Người có cương vị cao cấp như Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương cùng nhiều nhà khoa học, nhà văn, nghệ sĩ,…nổi tiếng. Em rất yêu quý ngôi trường xinh xinh có bề dày thành tích một cách đáng nể. Ngôi trường chứa chan bao nhiêu kỉ niệm tuổi học trò, tình cảm sâu sắc với thầy cô, bè bạn. Em thầm hứa rằng sẽ cố gắng học tập thật tốt để góp phần rạng danh nhà trường. Dù sau này đã trưởng thành, em sẽ mãi mãi không quên hình ảnh của ngôi trường này – nơi đã khắc sâu vào trong tâm trí của em. 

K CHO MK NHA MN