K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu hỏi này mình đang rất thắc mắc vì :

1. Việc làm của bác sĩ ko trung thực vì bác đã nói dối.

2. Việc làm của bác sĩ trung thực vì bác đã ko cho cậu A biết để cậu đỡ sốc.

Hai ý này thắc mắc lắm nè.

5 tháng 11 2020

việc làm của bác sĩ tuy không trung thực nhưng lại giúp bệnh nhân có thể sống lạc quan hơn mỗi ngày.Nếu bs nói thẳng ra thì bệnh tình của bệnh nhân sẽ càng nặng hơn

M.n giải giúp mình 3 tình huống này của môn GDCD 76. Tình huống: Cứ đến ngày rằm và mồng một hàng tháng là bà ngoại của T lại thắp hương khấn vái trước bàn thờ tổ tiên. Hơn thế nữa, bà ngoại T rủ một số bạn bè cùng tín ngưỡng đi lễ chùa để cầu nguyện. T cho rằng việc làm của bà là mê tín dị đoan vì việc làm ấy không mang lại ý nghĩa gì cho cuộc sống.a. Em có đồng ý với ý...
Đọc tiếp

M.n giải giúp mình 3 tình huống này của môn GDCD 7

6. Tình huống: Cứ đến ngày rằm và mồng một hàng tháng là bà ngoại của T lại thắp hương khấn vái trước bàn thờ tổ tiên. Hơn thế nữa, bà ngoại T rủ một số bạn bè cùng tín ngưỡng đi lễ chùa để cầu nguyện. T cho rằng việc làm của bà là mê tín dị đoan vì việc làm ấy không mang lại ý nghĩa gì cho cuộc sống.

a. Em có đồng ý với ý kiến của T không ? Vì sao ?

b. Nếu gặp trường hợp như T em xử lý như thế nào?

7. Tình huống: Trong quá trình chuẩn bị bài học ở nhà, qua thảo luận B và L đều cho là Quốc hội và Chính phủ là hai cơ quan giống nhau. Nhưng khi giải thích nguyên nhân vì sao thì lại có sự khác nhau:

B: Nguyên nhân là do hai cơ quan này đều là cơ quan ở trung ương.

L: Nguyên nhân là do hai cơ quan này đều có quyền lực cao nhất.

Em có đồng ý với cách lí giải của hai bạn hay không ? Vì sao?

8. Ông B đang khoẻ mạnh bỗng nhiên ngã bệnh nặng. Đến trạm xá của xã khám hai lần nhưng bác sĩ vẫn chưa phát hiện được chính xác căn bệnh của ông. Có vài người hàng xóm đến thăm và đưa ra một số lời khuyên cho ông như sau :

a) Xin chuyển viện lên tuyến trên để khám và điều trị.

b) Đi xem bói và mời thầy bói về nhà yểm bùa, cúng trừ bệnh tật.

c) Đến miếu thiêng để xin nước thánh về uống cho hết bệnh tật. Theo em, ông B nên nghe theo lời khuyên nào ? Tại sao

1
21 tháng 7 2020

6.

a) Em không đồng ý với ý kiến của T vì: những việc làm của bà ngoại T không phải là mê tín dị đoan mà là truyền thống thờ cúng tổ tiên và đi lễ chùa. Đó là truyền thống tốt đẹp từ trước đến nay vẫn còn được lưu giữ.

b) Nếu gặp trường hợp như của T, em sẽ giải thích cho bạn đó không phải là mê tín dị đoan mà là truyền thống tốt đẹp , cần được trân trọng của đất nước ta.

8. Theo em , ông B nên nghe theo lời khuyên a . Vì những lời khuyên khác là những cách chữa bệnh mê tín dị đoan , không đủ tính chất xác thực , trái với khoa học , lẽ tự nhiên.

5 tháng 7 2018

Khi họa sĩ đứng trước gương vẽ những hình ảnh ngược lại với ngoài đời thật

Mà Ron giả mạo bảo là thuận tay phải vậy trong gương phải là tay trái

Nhưng trong gương là tay phải chứng tỏ Ron đó là kẻ giả mạo

Nhật Lê - Chia Sẻ Tri Thức

5 tháng 7 2018

Khi ông nhìn bức tự họa, ông thấy hình trên bức tranh ko giống so với người thật

Và hiện tại, ông họa sĩ VẪN CÒN nổi tiếng nên ông ấy vẫn vẽ đc

Thử tài thám tử: Bức thư nặc danhCùng suy luận chút xíu xíu, thử xem mình thông minh như thế nào nhéĐược tin ông Ben - một bác sĩ tư nổi tiếng - vừa nhận được bức thư nặc danh đe dọa tính mạng, thám tử Sê-Lốc-Cốc cùng hai cộng sự Sti-ven và Vét-xi vội đến ngay phòng làm việc của bác sĩ. Ông Ben và người thư kí tên là Giôn tiếp các thám tử với vẻ mặt hết sức lo lắng.- Thưa thám...
Đọc tiếp

Thử tài thám tử: Bức thư nặc danh

Cùng suy luận chút xíu xíu, thử xem mình thông minh như thế nào nhé

Được tin ông Ben - một bác sĩ tư nổi tiếng - vừa nhận được bức thư nặc danh đe dọa tính mạng, thám tử Sê-Lốc-Cốc cùng hai cộng sự Sti-ven và Vét-xi vội đến ngay phòng làm việc của bác sĩ. Ông Ben và người thư kí tên là Giôn tiếp các thám tử với vẻ mặt hết sức lo lắng.

- Thưa thám tử, mời Ngài đọc ạ ! - Vừa nói ông Ben vừa đưa bức thư.

Trước mắt thám tử là những dòng chữ : “Tên bác sĩ đáng ghét ! Đêm nay ta sẽ lấy mạng ngươi !...”

- Ông Ben, ông nhận được bức thư này lúc nào, do ai chuyển cho ? - Thám tử hỏi.

- Sáng nay ạ.

Rồi ông Ben quay ra hỏi người thư kí :

- Anh Giôn, anh có biết ai mang bức thư đến không ?

- Dạ thưa, người đưa thư mang đến ạ. Ông ta mang đến cùng các thư từ khác.

Trung úy Vét-xi hỏi :

- Ông có nghi ai không, ông Ben ?

- Có chứ ! Tôi nghi một người tên là Cô-ran. Tôi đã cố hết sức nhưng không cứu nổi con trai anh ấy. Cô-ran như phát điên và một mực cho rằng chỉ tại tôi mà thằng bé chết nên rất thù ghét tôi.

Đang lắng nghe, thám tử Sê-Lốc-Cốc chợt hỏi :

- Giả sử ông bị sát hại thì có ai sẽ được lợi không ?

- Thưa thám tử, từ lâu tôi đã định là sau này sẽ chia tài sản cho 3 người. Cậu em trai Mắc của tôi là một, đứa con trai nuôi Đi-ma của tôi là hai và cả anh Giôn thư ký đây nữa. Tôi không có vợ con nên muốn dành tất cả cho ba người gần gũi tôi nhất mà.

- Tạm thời tôi chỉ hỏi thế đã, ông Ben nhé ! Dù sao thì ông cũng nên cảnh giác...

Có thể kẻ nào đó chỉ muốn đe dọa ông, nhưng cũng không loại trừ khả năng hắn làm thật...

- Thưa thám tử, tôi sợ lắm... - Ông Ben run run nói.

- Đừng lo lắng quá. Tối tôi sẽ đến đây với ông. Tôi sẽ nấp vào phía sau tấm ri-đô ở góc phòng kia, nhưng ông không được nói với ai đâu đấy nhé !

- Vâng, cảm ơn thám tử.

- Thôi, chúng tôi về đây.

Đúng lúc đó, có tiếng gõ cửa. Người thư kí ra mở thì thấy em trai cùng cậu con trai nuôi của ông Ben.

- Anh Ben, anh đang bận à ? Em và Đi-ma đang định hỏi anh một chuyện...

- Thôi để lúc khác chú nhé, anh đang bận một chút.

Đại úy Sti-ven nói với trung úy Vét-xi :

- Vậy là tình cờ chúng ta đã biết mặt cả ba người mà ông Ben định chia tài sản thừa kế !

- Đúng thế ! Một sự tình cờ không biết có thú vị hay không ? - Vét-xi gật gù.

Sau đó, thám tử Sê-Lốc-Cốc cùng hai cộng sự ra về.

Tối đến, cả ba tới phòng làm việc của ông Ben. Tất cả mặc áo chống đạn rồi nấp vào những chỗ kín trong phòng. Ông Ben mặc áo chống đạn và ngồi làm việc ở bàn như mọi khi. Một tiếng... rồi hai tiếng trôi qua... vẫn không có động tĩnh gì. Bỗng, cánh cửa sổ bật mở. Một bóng đen nhảy vào. Hắn chĩa súng bắn thẳng vào tấm ri-đô ở góc phòng rồi quay ra bắn vào ngực ông Ben. Hành động xong, bóng đen tẩu thoát rất nhanh.

Ông Ben vô cùng hoảng loạn.

- Ông bình tâm lại đi ! Tất cả chúng ta đều không sao mà ! Còn tên sát nhân thì tôi đã kịp nhận ra hắn là ai rồi - Thám tử Sê-Lốc-Cốc bình tĩnh nói.

Ông Ben không thể nào hiểu nổi tại sao chỉ trong khoảng thời gian hết sức ngắn như thế mà thám tử Sê-Lốc-Cốc đã kết luận được như vậy. Các bạn có thể giải thích được không ? Kẻ định sát hại ông Ben là ai ?

Nhớ kb với mình nhé. Ai nhanh tk

6
24 tháng 8 2018

chính là nguyễn tũn 

vì sao ư...vì tui giết tui biết

24 tháng 8 2018

Là cậu em trai của ông ben.

Nếu đúng thì !

1 tháng 9 2017

- Đồng không mông quạnh

- Còn nước còn tát

- Con dại cái mang

- Giàu nứt đố đổ vách

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
29 tháng 3 2019

Phần 1.

a. PTBĐ: Tự sự

b. Cách lập luận: Nêu dẫn chứng -> khẳng định luận điểm.

c. Nội dung: Khẳng định tài năng và đức độ về mọi mặt của Trần Quốc Khải.

Phần 2.

1. Giải thích:

- Lời dạy của Bác khẳng định 2 vấn đề trọng tâm: học tập và lao động. Trong lĩnh vực nào cũng cần dành nhiều tâm huyết và nghiêm túc, nỗ lực để đạt được hiệu quả, thành tựu.

- Học tập tốt, lao động tốt chính là cách để xây dựng đất nước giàu mạnh, sánh vai được với cường quốc năm châu.

2. Chứng minh:

- Tấm gương từ chính bản thân Bác: Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua. Từ khi Bác ra đi với hai bàn tay trắng để tìm đường cứu nước đến khi Bác đưa lí tưởng Cách mạng và đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Bác là tấm gương học tập suốt đời, làm việc suốt đời. 

- HS lấy thêm dẫn chứng về những tấm gương trong cuộc sống.

3. Bình luận:

- Nêu vai trò, tác dụng của việc học tập tốt, lao động tốt.

- Phản đề: nếu không học tập tốt thì sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội.

- Làm thế nào để học tập tốt, lao động tốt (đưa ra phương pháp): khiêm tốn, nỗ lực, ý thức học hỏi mọi lúc mọi nơi...

- Liên hệ bản thân: bài học nhận thức và hành động.

Hà lân la đến làm quen với ông họa sĩ.- Ông ơi! Sông quê cháu nước trong ông nhỉ?Trong, đẹp lắm cháu ạ, cháu lại đây trông ông vẽ có giống không?- Ôi! Giống quá, mà ông… ông còn cho nó chở bao nhiêu là thứ, ông có vẽ được hoa này không?Từ nãy đến giờ đến bên ông. Hà cầm sẵn một cành hoa mận trong tay màu trắng tinh ngắt ở trước sân nhà. Hà giơ lên cho ông họa sĩ:- Ông vẽ nó vào đi ông, ông vẽ nữa, cháu ngắt cho ông....
Đọc tiếp

Hà lân la đến làm quen với ông họa sĩ.

- Ông ơi! Sông quê cháu nước trong ông nhỉ?

Trong, đẹp lắm cháu ạ, cháu lại đây trông ông vẽ có giống không?

- Ôi! Giống quá, mà ông… ông còn cho nó chở bao nhiêu là thứ, ông có vẽ được hoa này không?

Từ nãy đến giờ đến bên ông. Hà cầm sẵn một cành hoa mận trong tay màu trắng tinh ngắt ở trước sân nhà. Hà giơ lên cho ông họa sĩ:

- Ông vẽ nó vào đi ông, ông vẽ nữa, cháu ngắt cho ông. Hay cháu dẫn ông đi, quê cháu nhiều hoa đẹp lắm cơ ông ạ.

Họa sĩ một mình lặng lẽ ngồi vẽ từ sáng, giờ có cô bạn nhỏ đến, ông thấy vui hơn. Hai ông cháu dắt nhau ra dọc bờ sông tìm các loại hoa. Hoa nào Hà cũng có một câu chuyện riêng về nó để kể cho ông nghe.

- Hoa cải vùng này ông ạ, cháu thích lắm nhưng mẹ cháu không cho hái, mẹ nói để nó đậu quả mà làm giống. Làm giống làm gì ông nhỉ? Cháu thì cháu thích nó vàng tươi để ong đến hút mật thích lắm cơ. Ông đã thấy ong đậu hoa cải bao giờ chưa?

- Ong đậu trên các loại hoa, công việc của nó cũng giống như cháu quét nhà trông em cho mẹ ấy.

- Ông có biết hoa bèo này không ông? Cháu thích màu tím bồng bồng trên nước lắm, cơ mà mẹ cháu lại chúa ghét.

- Vì sao?

- Vì ra hoa là bèo già rồi phải không ông – mẹ bảo bèo già lợn ăn không ngon, lợn nhai mỏi răng lắm…

Cứ thế hai ông cháu hết đi lại ngồi.

Một lần họa sĩ giăng tấm bản vẽ bồi giấy trắng ra. Hà như bị thu hút vào đấy hết.

-         Ông ơi! Cháu ước có chiếc áo hoa như thế này thì đẹp lắm ông nhỉ.

-         Thì cháu chả đang mặc áo hoa đấy là gì!

-         Ôi! Cái này thì chán lắm.

-         Sao lại chán, thế cháu có biết hoa này tên gọi là hoa gì không?

-       Cháu chịu, hoa ấy ở tận nước nào xa xăm lắm, có cả hoa ở chỗ bác Thọ hay đi họp nữa đấy, anh cháu bảo thế. Anh bảo quê cháu không có thứ hoa này. Mặc áo hoa mà chẳng biết hoa ấy ở đâu thì chán ông nhỉ. Cháu ước có một chiếc áo hoa toàn thứ hoa ở quê cháu. Có cành này, lá này, có các loài vật nữa cháu càng thích.

Họa sĩ gật đầu. Ông hiểu ý của Hà nhiều hơn bé nói. Ông nhớ lại đã bao nhiêu lần ông đặt giá vẽ lên bãi sông này. Và ông đã gặp bao nhiêu cô, chú bé. Có điều là mỗi cô, chú bé đến với ông bằng một cách. Và mỗi đứa cũng rủ rỉ với ông bằng một chuyện khác nhau. Thường thì các chú bé thích được ông cho cầm bút vẽ lên giấy. Riêng bé Hà không thế. Bé dẫn chuyện và kể với ông những điều làm ông thích thú đến tò mò. Cô bé có đôi mắt sáng và đôi môi chúm lại vừa kín đáo vừa ngây thơ.

 (Trích Người họa sĩ già với chiếc áo hoa - Thúy Bắc)

 

Câu 1. Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ tư

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là:

A.   Miêu tả

B.   Nghị luận

C.   Biểu cảm

D.   Tự sự

Câu 3. Đoạn trích trên có những nhân vật chính nào?

A. Họa sĩ

B. Người cha

C. Họa sĩ và bé Hà

D. Bé Hà

Câu 4. Câu nói “Ông ơi! Cháu ước có chiếc áo hoa như thế này thì đẹp lắm ông nhỉ.”là lời của ai?

A. Lời của người kể chuyện.

B. Lời của nhân vật bé Hà.

C. Lời của nhân vật người mẹ.

D. Lời của nhân vật họa sĩ.

Câu 5. Em có nhận xét gì về tính cách của người họa sĩ?

A. Là người kiêu căng, khó gần.

B. Là người không thích trẻ nhỏ

C. Là một họa sĩ già khó tính.

D. Là người hòa đồng, gần gũi với trẻ nhỏ, hiểu những tâm sự của con trẻ.

Câu 6. Phó từ trong câu “Và ông đã gặp bao nhiêu cô, chú bé.” là:

A.  

B.   Đã

C.   Gặp

D.   Bao nhiêu

Câu 7. Theo em, đề tài rõ nhất được nói đến trong đoạn trích là đề tài gì?

A. Đề tài về tình cảm của con người với phong cảnh quê hương.

B. Đề tài vẽ tranh.

C. Đề tài về phong cảnh thiên nhiên.

D. Đề tài về nghề họa sĩ.

Câu 8. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Ong đậu trên các loại hoa, công việc của nó cũng giống như cháu quét nhà trông em cho mẹ ấy.” là gì?

A.   Nhân hóa

B.   Ẩn dụ

C.   So sánh

D.   Hoán dụ

Câu 9. Trong đoạn trích, ước mơ của bé Hà là gì. Em có suy nghĩ gì về ước mơ này?

Câu 10. Nhân vật bé Hà có điểm gì giống với em? Câu chuyện của bé Hà mang đến điều gì mà em thích nhất?

 mọi người giúp vs (5sao nha)

0
17 tháng 11 2016

thôi tao làm được rồi khỏi cần mấy thanh niên đâu, nhưng thanh niên nnafo rảnh thì cứ làm đi một lúc lào đó tao sẽ tick

17 tháng 11 2016

mìk rất ngu mấy cái này gianroi

13 tháng 3 2023

- Theo em, việc sử dụng khoa học để biến một người bình thường thành người cá trong trường hợp này là nên vì:

+ Nếu không có cuộc phẫu thuật và sự can thiệp của khoa học từ bác sĩ Xan-van-tô, Ích-chi-an sẽ chết. Sinh mạng của con người là đáng quý, nên vào thời điểm đó, ông bác sĩ có thể đã không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc biến anh thành người cá

+ Ích-chi-an có khả năng đặc biệt của người cá, nhờ đó, anh mới được trải nghiệm cuộc sống trong lòng biển cả, mới làm bạn được với các chú cá và cứu sống chúng sau những cơn bão

- Theo em, việc sử dụng khoa học để biến một người bình thường thành người cá trong trường hợp này là không nên vì:

+ Cuộc phẫu thuật đã khiến Ích-chi-an vừa thở được bằng phổi, vừa thở được bằng mang. Do đó, anh không thể sống mãi trên cạn như một người bình thường. Mọi sự khác biệt quá lớn sẽ không mang đến hạnh phúc. Do Ích-chi-an khác người bình thường nên anh phải sống cuộc đời cô độc, không được gần người mình yêu.

+ Cuộc phẫu thuật tạo nên nguy cơ lạm dụng tiến bộ của khoa học vào mục đích xấu (ví dụ như Ích-chi-an bị lợi dụng năng lực của người cá để mò ngọc trai, khai thác tận diệt tài nguyên dưới đáy biển)