K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 12 2017

rảnh v

16 tháng 12 2017

mk cần

19 tháng 1 2018

tại sao ko phải là noo

19 tháng 1 2018

Bạn ơi lên mạng nhiều lắm , nhiều bài hay mà!!

11 tháng 1 2018

Tu biet

11 tháng 1 2018

trong thế giới âm nhạc có rất nhiều ca sĩ nhưng ca sĩ để lại cho em nhiều ấn tượng nhất đó là chú Sơn Tùng M - tp . 

12 tháng 1 2018

Trên sân khấu những ánh đèn sáng lóa.Ở dưới những khán giả cổ vũ nhiệt tình.Ca sĩ Sơn Tùng hát bài "Như ngày hôm qua".Giọng của ca sĩ trong trẻo khiến mọi người im lặng lắng nghe.Ở dưới những người quay Sơn Tùng thì khéo léo không hỏng những cảnh quay.

                                                                   Sorry bạn mình không thể nghĩ tiếp được mình vô cùng xin lỗi

12 tháng 1 2018

tả ca sĩmik thick à !

tả vậy cho cô giáo đọc !ta phục ngươi!

12 tháng 1 2018

tào lao làm gì có đề bài như vậy

12 tháng 1 2018

cô giao viết thân bài nhưng cô bảo là bài này cũng được vì nó có ý nghĩa nha

25 tháng 2 2022

“Em của ngày hôm qua”, “Chúng ta không thuộc về nhau”, “Lạc trôi”,… đó là những cái tên quen thuộc với nền âm nhạc Việt Nam. Và chắc hẳn rất ít ai lại không biết đến chủ nhân của những ca khúc đó – ca sĩ Sơn Tùng M-TP. Em rất thích bài hát “Nơi này có anh” của Sơn Tùng và vô cùng ấn tượng với màn trình diễn cuồng nhiệt của anh trong một chương trình truyền hình trực tiếp trên tivi.

Khi người dẫn chương trình giới thiệu tên ca khúc và ca sĩ biểu diễn, khán giả đã gọi vang tên Sơn Tùng. Nhạc bắt đầu cất lên những nốt rộn ràng. Khán đài đang tối sầm bỗng nhiên lóe sáng bởi muôn tia chiếu từ đèn. Ca sĩ Sơn Tùng đã đứng ngay chính giữa sân khấu, cúi đầu chào khán giả. Anh khoác trên người một bộ vest trắng, bảnh bao, lịch lãm. Mái tóc bạch kim cùng đôi giày thể thao trắng giúp Sơn Tùng giống hệt một bạch mã hoàng tử. “Em là ai từ đâu bước đến nơi đây dịu dàng chân phương…” - anh bắt đầu cất những lời ca đầu tiên. Nhạc vẫn rộn vang theo từng lời hát. Gương mặt điển trai của ca sĩ biểu cảm theo từng câu hát. Đôi môi hồng hào mấp máy hát. Một tay anh cầm micro, một tay vẫy vẫy theo giai điệu. Một lúc sau, một vũ đoàn tiến nhanh ra sân khấu. Họ nhún nhảy những động tác mềm mại. Ca sĩ di chuyển nhanh vào hàng rồi nhảy theo họ. Đôi chân nhanh nhẹn bước từng bước nhịp nhàng. Những tia chiếu màu sắc càng làm cho sân khấu trình diễn trở nên lung linh, sôi động. Phía khán đài, khán giả ngả nghiêng theo điệu nhạc. Đặc biệt, khi anh đọc rap, khán giả vỗ tay theo từng nhịp. Anh còn tiến lại gần khán giả, đưa tay lướt nhanh một vòng quanh sân khấu. Bài hát kết thúc, trên gương mặt anh đã bóng loáng, nhễ nhại mồ hôi. Anh nói lời cảm ơn và cúi chào khán giả lần nữa rồi bước vào sau khán đài. Khán giả đều hào hứng với màn biểu diễn vừa rồi của Sơn Tùng.

Dù chỉ xem qua truyền hình, em vẫn cảm nhận được không khí sôi động, náo nhiệt, vui nhộn mà màn trình diễn bài hát “Nơi này có anh” của Sơn Tùng mang lại. Em thật sự rất thích tiết mục biểu diễn đó. Nhờ sự nhiệt huyết của mình, ca sĩ đã đem lại những bài hát thật hay với khán giả, những ca từ mà ai ai cũng biết tới

25 tháng 2 2022

cậu có biết bài muộn rồi mà sao còn ko

19 tháng 5 2018

Đền Quả Sơn là 1 trong 4 ngôi đền có tiếng linh thiêng nhất xứ Nghệ “nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”. Đền được nhân dân xây dựng dưới chân núi Quả tại làng Miếu Đường, xóm Bạch Đường, huyện Nam Đường (nay là xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương). Đền là nơi thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang - vị Tri châu có công lao to lớn xây dựng quê hương xứ Nghệ và mở mang, bảo vệ bờ cõi cho quốc gia.

Theo sử cũ và thần tích đền Quả Sơn cho biết: Năm 1039 Lý Nhật Quang được nhà vua cử vào trông coi việc tô thuế ở vùng đất Nghệ An với tước hiệu "Uy Minh Thái tử". Năm 1041, Lý Nhật Quang được bổ nhiệm làm Tri châu Nghệ An với tước hiệu "Uy Minh hầu Lý Nhật Quang".

Đây là dấu mốc quan trọng khẳng định vai trò và ảnh hưởng to lớn của Lý Nhật Quang với vùng đất Nghệ An. Năm 1044, Vua Lý Thái Tông đã phong cho Lý Nhật Quang từ tước "Hầu" lên tước "Vương" thành Uy Minh Vương Lý Nhật Quang và ban cho ông quyền "Tiết Việt" (tức là có quyền thay mặt nhà vua, được vua tin cậy và uỷ thác quyền được định đoạt mọi chuyện chính sự tại Nghệ An).

Trong quá trình thay vua trị vì xứ Nghệ, với đường lối Vương đạo, thân dân, cùng với nhiều chủ trương, chính sách cải cách phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa… Lý Nhật Quang đã có công rất lớn trong việc củng cố, xây dựng Nghệ An từ một vùng đất "biên viễn", "phên dậu" trở thành một trọng trấn, một pháo đài kiên cố cả về quân sự, kinh tế, văn hóa không chỉ đối với nhà Lý mà cả các triều đại về sau.

Năm 1057, Uy Minh Vương Lý Nhật Quang quy hóa và hiển thánh ngay dưới chân núi Quả. Nhân dân xứ Nghệ vô cùng thương tiếc, khóc than, tưởng nhớ và lập đền thờ ông đúng nơi ông quy hóa và hiển thánh, gọi là đền Quả Sơn. Cùng với đền Quả Sơn tại xã Bồi Sơn, hiện nay trên đất Nghệ An còn có hơn 30 ngôi đền khác cũng được lập để thờ Ngài. Tác giả cuốn "Việt điện u linh tập" đã khẳng định Ngài là “phúc thần của cả Châu". 

Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, do thời gian và chiến tranh, đền Quả Sơn ngày nay không còn lưu giữ được quy mô và tầm vóc ngày xưa (7 tòa 40 gian mang phong cách Lý Trần). Năm 1952, bom đạn của thực dân Pháp đã làm cho đền bị phá hoại nghiêm trọng. Đền chỉ còn lại tấm bia đá cổ và ngôi mộ của Ngài.

Thực hiện chủ trương bảo tồn, phục hồi và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá dân tộc, năm 1996, được sự giúp đỡ của ngành Văn hoá tỉnh Nghệ An, cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Đô Lương cùng du khách gần xa, đền Quả Sơn đã từng bước được xây dựng lại ngay chính vị trí từ xưa của đền. Ngày 12/2/1999, đền Quả Sơn đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng “Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia” theo Quyết định số 05/QĐ-BVHTT. Ngày 17/12 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang hay còn gọi là lễ Chạp đền. Ngày 19, 20 tháng Giêng âm lịch hàng năm là ngày tổ chức Lễ hội Đền Quả Sơn. 

Nét đặc sắc của Lễ hội đền là lễ rước Ngài lên tạ ơn Bà Bụt ở Chùa Bà Bụt hay còn gọi là Tiên tích tự ở cách đền 4 km về phía Tây thuộc xã Lam Sơn. Tương truyền, Bà Bụt là người thường xuyên linh ứng phù giúp Lý Nhật Quang trong việc kinh bang tế thế và là người chỉ cho Lý Nhật Quang nơi quy hóa và hiển thánh dưới chân núi Quả. Cứ 2 năm một lần, vào các năm chẵn, lễ rước theo đường thủy ngược dòng sông Lam và đường bộ qua 5 làng ngày xưa, qua mỗi làng nhân dân đều tổ chức các điểm bái hạ trang nghiêm để được vái lạy Ngài. 

Cũng có thể gọi đây là Lễ hội mừng Xuân, nhân dân trong vùng thay mặt cho nhân dân xứ Nghệ bày tỏ tấm lòng tri ân đối với vị anh hùng thời dựng nước, Thành hoàng của xứ, đồng thời cũng là dịp đón Xuân bằng tinh thần thượng võ và những trò chơi dân gian truyền thống. Mỗi kỳ lễ hội đó thu hút hàng vạn người dân trong vùng và khách thập phương tham dự.

Việc phục hồi, duy trì Lễ hội Đền Quả Sơn đã thể hiện một cách sâu sắc đạo lý truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", khơi dậy tinh thần thượng võ và các hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân và con em quê hương đang sinh sống ở mọi miền của Tổ quốc. Đây cũng là dịp để nhân dân vui chơi, giải trí, mở rộng giao lưu và thỏa mãn nhu cầu tâm linh. Đến với Lễ hội Đền Quả Sơn, mỗi người sẽ cảm nhận được những nét rất riêng của không gian lễ hội, cõi linh thiêng, nét long trọng của phần lễ và hấp dẫn, náo nhiệt của phần hội mang đặc trưng của vùng đất “địa linh” một thời. 

Bảo tồn, phát huy giá trị di tích

Chưa đến ngày lễ hội, nhưng những ngày sau Tết Nguyên đán, nhân dân khắp nơi trong vùng, trong tỉnh đã tìm về đền Quả Sơn để cầu an, cầu lộc, cầu tài. Bà Nguyễn Thị Anh Quang  -  Phó Chủ tịch UBND huyện Đô Lương cho biết: Lễ hội Đền Quả Sơn 2017 do UBND huyện Đô Lương chỉ đạo, tổ chức với sự tham gia trực tiếp của các xã Bồi Sơn, Ngọc Sơn, Lam Sơn, Bắc Sơn, Tràng Sơn, Đặng Sơn và nhiều lực lượng khác trong toàn huyện. Bắt đầu từ ngày 16 tháng Giêng (âm lịch), các hoạt động thể thao, văn nghệ, các trò chơi dân gian truyền thống, các gian hàng sản phẩm đặc sản của huyện Đô Lương… được tổ chức tại khuôn viên của đền.

Tối 19 tháng Giêng, hội diễn văn nghệ chào mừng lễ hội và sau đó vào lúc 21 giờ, Lễ cáo yết được tổ chức tại đền Quả Sơn. Đặc biệt năm nay lễ hội sẽ tổ chức thả đèn hoa đăng trên sông Lam trước cổng đền. Lễ rước thần chính thức được bắt đầu từ 6 giờ ngày 20 tháng Giêng (âm lịch). Đầu tiên là Lễ xuất thần, tân lễ, sau đó là Lễ rước thủy Đức Thánh Uy Minh Vương Lý Nhật Quang lên tạ ơn tại chùa Bà Bụt. Lễ tạ ơn ở chùa Bà Bụt với phần cổ lễ mang ý nghĩa tạ ơn. Cuối cùng là lễ rước kiệu Đức Thánh hồi cung trở về và lễ yên vị, kết thúc lễ hội.

Đặc biệt năm nay, để phục vụ cho lễ hội năm 2017 và những năm tiếp theo, huyện Đô Lương đã trích ngân sách (cùng với nguồn xã hội hóa) đầu tư trên 1 tỷ đồng xây dựng nhiều hạng mục công trình như lát gạch blooc hai bên dọc theo nhà ngựa, xung quanh nhà chính điện, cạnh nhà trực và sau nhà Tả vu, Hữu vu. Làm nhà bán hàng truyền thống trong khuôn viên đền bằng tôn, quy hoạch lại bãi trông giữ xe... Đặc biệt, huyện đã tiến hành thu âm đĩa về di tích để tuyên truyền, đồng thời tái bản sách Uy Minh Vương Lý Nhật quang với Nghệ An.

Mong muốn của cấp ủy, chính quyền địa phương, nhân dân trong huyện là Lễ hội Đền Quả Sơn sẽ được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể thể cấp Quốc gia xứng tầm với công lao của Uy Minh Vương Lý Nhật Quang. Đồng thời, bảo tồn, tôn tạo di tích đền Quả Sơn ngày càng tôn nghiêm và uy linh xứng với tầm vóc vốn có của đền.

rui nha hih

19 tháng 5 2018

Đền Quả Sơn là 1 trong 4 ngôi đền có tiếng linh thiêng nhất xứ Nghệ “nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”. Đền được nhân dân xây dựng dưới chân núi Quả tại làng Miếu Đường, xóm Bạch Đường, huyện Nam Đường (nay là xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương). Đền là nơi thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang - vị Tri châu có công lao to lớn xây dựng quê hương xứ Nghệ và mở mang, bảo vệ bờ cõi cho quốc gia.

Lễ rước bằng đường thủy tại Lễ hội đền Quả Sơn. Ảnh: Lương Mai

Theo sử cũ và thần tích đền Quả Sơn cho biết: Năm 1039 Lý Nhật Quang được nhà vua cử vào trông coi việc tô thuế ở vùng đất Nghệ An với tước hiệu "Uy Minh Thái tử". Năm 1041, Lý Nhật Quang được bổ nhiệm làm Tri châu Nghệ An với tước hiệu "Uy Minh hầu Lý Nhật Quang".

Đây là dấu mốc quan trọng khẳng định vai trò và ảnh hưởng to lớn của Lý Nhật Quang với vùng đất Nghệ An. Năm 1044, Vua Lý Thái Tông đã phong cho Lý Nhật Quang từ tước "Hầu" lên tước "Vương" thành Uy Minh Vương Lý Nhật Quang và ban cho ông quyền "Tiết Việt" (tức là có quyền thay mặt nhà vua, được vua tin cậy và uỷ thác quyền được định đoạt mọi chuyện chính sự tại Nghệ An).

Trong quá trình thay vua trị vì xứ Nghệ, với đường lối Vương đạo, thân dân, cùng với nhiều chủ trương, chính sách cải cách phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa… Lý Nhật Quang đã có công rất lớn trong việc củng cố, xây dựng Nghệ An từ một vùng đất "biên viễn", "phên dậu" trở thành một trọng trấn, một pháo đài kiên cố cả về quân sự, kinh tế, văn hóa không chỉ đối với nhà Lý mà cả các triều đại về sau.

13 tháng 1 2018

Chủ nhật, em được bố mẹ cho đi chơi chợ đêm. Chợ được trang trí khá đẹp mắt. Ra Hồ Gươm, em bỗng thấy một sân khấu ngoài trời dán áp phích: "Buổi biểu diễn của ca sĩ Khởi My".

Không khí buổi biểu diễn thật sôi động. Sân khấu lớn được trang hoàng lộng lẫy và lung linh màu sắc. Phía dưới sân khấu, khán giả ngồi chật ních tưởng như không còn cả một chỗ đứng. Tuy phải giành nhau từng chỗ ngồi nhưng họ vẫn vui vẻ. Dường như để được xemCô biểu diễn, mọi người không quan tâm tới một điều gì cả. Buổi biểu diễn bắt đầu. Không gian ồn ào lúc trước đã được thay bằng những điệu nhạc du dương. Từ sau tấm màn đỏ chói, cô ca sĩ trẻ bước ra sân khấu, vẻ mặt tươi cười chào khán giả. Âm thanh bài hát của Khởi Myvang lên thật tươi vui. Cô thướt tha trong tà áo dài trắng muốt. Với mái tóc được tết thành hai bím, trông Cô như một cô sinh viên ngây thơ. Cô cất lên giọng hát trong sáng, hồn nhiên của tuổi học trò. Điệu hát lúc trầm, lúc bổng khiến người ta nhớ lại thời sinh viên. Trên sân khấu, cô sinh viên thả hồn trôi theo bài hát. Ca sĩ Khởi My bước đi uyển chuyển, nhẹ nhàng. Thỉnh thoảng, cô bước về một góc sân khấu hay xuống khán đài. Đến đâu, mọi người cũng hò hét , cuồng nhiệt hát theo cô và giơ cao băng rôn :Khởi my là số một". Cả buổi tối hôm ấy, cô hát hết mình. Cô như không thấy mệt mỏi khi đem giọng ca tuyệt vời của mình phục vụ "fan" hâm mộ. Phía dưới khán đài, khán giả cổ vũ hết mình. Khán giả cảm thấy thực sự hạnh phúc khi được thưởng thức giọng hát ấm áp của Cô

Ôi, sao mà nhanh vậy. Bài hát đã kết thúc.khởi my tươi cười chào khán giả và đón những bó hoa từ tay khán giả. Nghe những tràng pháo tay không ngớt của "fan`` hâm mộ, em biết tình cảm và sự hâm mộ của khán giả dành cho khởi my nồng nhiệt đến mức nào.

13 tháng 1 2018

Đang ngồi chơi, bỗng em nghe thấy lời giới thiệu ” Chào các bạn! Mở đầu chương trình sẽ là giọng ca trong trẻo của nữ ca sĩ Mỹ Tâm, các bạn hãy chú ý đón xem nhé”. Em vội vàng chạy lên gác, bật ti vi xem. Bao nhiêu tiếng hò reo, cổ vũ nhiệt tình của khán giả thật rộn ràng, sôi động.

Em chăm chú nhìn lên màn hình. Cô Mỹ Tâm xuất hiện trong bộ váy trắng có kim tuyến óng ánh, cùng với cây đàn ghi ta, rất hợp với nội dung bài hát. Dáng người nhỏ nhắn. Khuôn mặt vui tươi, rạng rỡ dưới ánh đèn màu của sân khấu. Mái tóc dài hơi xoăn tự nhiên, ánh vàng được buông xõa xuống ngang lưng. Cô đội chiếc mũ nồi hơi lệch ở trên đầu trông thật xinh xắn. Cô ngồi trên chiếc ghế ghỗ, gảy cây đàn ghita, và cât tiếng hát: ” Tôi có cây đàn ghita….” Vẫn điệu nhạc, điệu hát quen thuộc vọng vào tai em. Giọng cô lúc trầm bổng, lúc ngân nga như đưa mọi người đến một thế giới âm nhạc tuyệt đẹp. Ánh mắt trong sáng, đầy tự tin nhìn về phía khán giả. Nội dung bài hát khá giản dị và có phần vui nhộn: ” la lá la là là la, đời tôi có hay…..” Không ai có thể hát hay bài này bằng cô Mỹ Tâm. Ôi! hay quá! Em vỗ tay đồm độp như mưa. Hát hết lời một cô đứng dậy, đi đi lại lại giao lưu cùng khán giả. Em và rất nhiều người khác còn hát thầm theo cô. Đoạn cuối, cô hát rất hay, khiến nhiều người phải nhún nhảy thích thú. Cái miệng chúm chím, đỏ chót nở một nụ cười tươi rạng rỡ, để lộ hàm răng trắng bóng, đều như ngọc trông rất duyên. Cô hát cao dần lên, ai cũng tưởng như mình đang bay đến tận trời xanh. Nghe nhạc dạo một lát để chuyển sang đoạn hai, từng nốt nhạc, từng tiếng trống vang rộn lên. Em đến gần ti vi, mở to tiếng hơn: ” la lá la la, cây đàn ghita…..” Ôi, chán quá, bài hát đã xong rồi! Lúc đó, em ngẩn ngơ, chỉ muốn cô hát thêm mấy bài nữa cho vui. Trên ti vi tiếng vỗ tay ào ào, tiếng huýt sáo của cả hội trường vang lên ầm ĩ. Những bó hoa xinh đẹp của các bạn trẻ hâm mộ được mang lên tặng cô. Cô cười tươi, cảm ơn các quí vị khán giả.

Với bài hát mà cô vừa biểu diễn, cô đã mang lại niềm vui cho bao nhiêu người. Em mong cô sẽ thành công trên con đường âm nhạc đó.

Pn đổi mỹ tâm thành khởi my nhé!!!! \

nhớ k mềnh :)))

6 tháng 7 2021

D nhé

tíc cho mik

học tốt

6 tháng 7 2021

đáp án là b

7 tháng 11 2017

Ngôi trường đã gắn bó với em trong năm năm học vừa qua là ngôi trường mang tên trường Tiểu học Lê Hồng Phong. Hôm nay em đến trường sớm hơn mọi khu để làm công việc trực nhật, nên có dịp quan sát vẻ đẹp của trường trước buổi học.

Khi em đến trường, hai cánh cửa to lớn được sơn màu xanh đã bị phai màu hé mở từ bao giờ. Lớp học, bàn ghế, những người bạn thân quen của tuổi học trò như âm thầm và lặng lẽ chờ đợi chúng em.

Bầu trời hôm nay thật đẹp, tiết trời se se lạnh. Đứng trên tầng cao quan sát em thấy ngôi trường khang trang, sạch sẽ. Trường có ba dãy gồm có hai dãy lớp học và một dãy là văn phòng giáo viên. Các dãy lớp học nằm san sát nhau, mỗi lớp có bốn cửa sổ và một cửa ra vào. Nhìn vào trong lớp học, bàn ghế sạch sẽ, ngay ngắn. Đặc biệt mỗi lớp học đều có ảnh Bác Hồ, 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng và nội qui lớp học để cho chúng em không được quên những nội qui của nhà trường. Khu văn phòng nằm ở giữa, đối diện là vười sinh thái với những cây hoa tạo nên một vẻ đẹp thanh bình. Nơi đây là chỗ các thầy cô giáo làm việc và họp. Bên cạnh đó là phòng Ban giám hiệu và đi vài bước nữa là thư viện của trường, ở đó có rất nhiều sách cho chúng em đọc và tìm hiểu về những điều bổ ích, lí thú. Nơi giúp em vui chơi giải trí sau những giờ học căng thẳng là sân trường. Sân trường được làm bằng xi măng rất đẹp. Chính giữa là cột cờ chừng 10m với lá cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió.

Rồi các bạn đến trường ngày một đông, phút yên tính của buổi sớm bỗng mất dần đi. Quang cảnh trường trở nên nhộn nhịp, đông vui bởi những tiếng nói cười của tuổi học trò chúng em. Trên cành cây, những chú chim hót líu lo vang. Bỗng Tùng! Tùng! Tùng! Ba hồi trống vang lên, không gian như rung mình lay động. Các bạn vội vàng xếp hang vào lớp. Một buổi học mới bắt đầu. Lúc này sân trường trở nên vắng lặng, đâu đó chỉ còn tiếng gió thổi, tiếng chim lích chích trong tán lá phượng.

Em rất thích ngôi trường của em, nơi đã để lại cho em nhiều kỉ niệm của những năm tháng học trò, tình cảm đối với thầy cô, bạn bè. Mai đây dù có đi đâu xa em vẫn nhớ mãi ngôi trường Tiểu học Lê Hồng Phong thân thương này.

7 tháng 11 2017

Thấm thoát đã hơn bốn năm học trôi qua dưới mái trường thân yêu, vậy mà giờ đây những kỉ niệm buồn vui của năm tháng học trò cũng sắp trôi đi. Ngôi trường vẫn còn đó, vẫn lặng lẽ dõi theo từng lũ học trò chúng em học hành, đùa giỡn và cùng em bước đi trên con đường học tập.

Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu màu vàng nhạt nhưng khi ánh nắng chiếu xuống làm cho chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn. Mái tôn màu cam hòa lẫn với màu sơn hồng đậm của những bức tường tạo nên một phong cảnh đầy màu sắc. Khi đến gần, chúng ta sẽ bắt gặp ngay dòng chữ: "Trường tiểu học Nguyễn Văn Hưởng" được làm bằng đá hoa cương. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của một người mẹ lúc nào cũng sẵn sàng đón chào những đứa con thân yêu vào trường. Đối với em, ngôi trường này không nguy nga và tráng lệ như một tòa lâu đài mà chỉ đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ thường. Sân trường được lát bằng đan, các bạn có biết, nơi đây chúng mình có thể chạy thỏa thích mà không sợ trượt chân đấy. Hai hàng cây xanh xoè tán rộng, làm bóng râm cho những bạn học sinh đứng chờ bố mẹ. Những chú chim từ phương nào bay đến đậu trên những cành cây hót líu lo chờ nắng sớm ban mai của ông mặt trời. Hàng ghế đá xếp dài gần các lớp học dể chúng em ngồi tâm sự với nhau sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi. Sân trường còn là nơi các bạn học sinh và thầy cô sinh hoạt với nhau trong lễ chào cờ. Dãy hành lang xây dựng giống hình chữ U. Dọc các dãy hành lang, các lớp học được trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh và dễ thương. Các tủ sách di động được thầy Hiệu trưởng đặt để các em được đọc những quyển truyện rất hay và hấp dẫn. Mỗi phòng học được trang trí đẹp với nhiều sáng tạo và mang phong cách riêng của mỗi lớp. Lớp thì treo những chậu cây lơ lửng trên cửa sổ, lớp thì trang trí những bông hoa và những hình dáng con cá trên bức tường tạo nên một bức tranh sắc màu rực rỡ làm cho ngôi trường thân thuộc đến lạ kì.

Em yêu ngôi trường này lắm. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Những kỉ niệm, những khoảnh khắc đáng nhớ về ngôi trường về bạn bè, thầy cô không bao giờ em quên. Rồi một ngày em sẽ phải đến một ngôi mái trường mới nhưng ngôi trường Nguyễn Văn Hưởng vẫn không phai nhòa trong tâm trí em.