K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2017

Cách ăn mặc của học sinh ngày nay vô cùng phong phú, muôn màu muôn vẻ. Nhưng có một thực tế không thể phủ nhận rằng, phù hợp nhất khi tới trường có lẽ chỉ có bộ đồng phục mà thôi. Ngoài vẻ đẹp giản dị, thường mang màu trắng tựa như sự hồn nhiên, trong trắng phù hợp với lứa tuổi học trò, bộ đồng phục còn xóa nhòa đi ranh giới giữa giàu nghèo, sang hèn, khiến cho mọi người đều hòa đồng, bình đẳng như nhau. Không chỉ vậy, mỗi khi nhìn thấy tấm phù hiệu trên tay áo, chắc hẳn bạn còn thấy gắn bó, tự hào về ngôi trường của mình nữa đúng không? Ấy thế mà, nhiều bạn lại coi đồng phục chỉ là bắt buộc, không tự giác mặc dẫn tới vi phạm nội quy. Tệ hơn nữa, có bạn lại cố gắng “cách tân” bộ đồng phục như mang cạp trễ, quần bó, áo chẽn,... làm mất đi vẻ đẹp thuần khiết của bộ trang phục này. Không chỉ vậy, ngoài giờ học, nhiều bạn còn chạy theo các mốt hàng hiệu. Mỗi khi xã hội theo một trào lưu mới thì bạn cũng diện một bộ cánh mới cho phù hợp với “thị trường”.
 
Nhưng các bạn đâu biết rằng, quan niệm đẹp của lứa tuổi chúng ta đâu chỉ dựa vào những “mốt” đó. Mặc đồ là phải phù hợp với lứa tuổi, ví dụ như tuổi chúng ta nên mặc những bộ đồ giản dị, kín đáo, lịch sự, thể hiện mình là người có giáo dục. Hay nếu đến đám tang, liệu bạn nên mặc đồ sẫm, tối hay sặc sỡ? Đó là sự phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp đấy! Còn một yếu tốkhác cũng ảnh hưởng tới quan niệm đẹp chính là điều kiện gia đình. Nếu bố mẹ bạn chỉ có thu nhập trung bình, có lẽ bạn nên hướng tới vẻ đẹp tiện dụng, giản dị mà giá cả phải chăng, thay vì những bộ đồ lộng lẫy mà giá cả chục triệu đồng.
 
Vậy đua đòi theo mốt nọ, mốt kia có hại gì mà chúng ta phải tránh? Mốt thời trang thường có giá khá cao, lại thường xuyên thay đổi, nếu muốn cập nhật thì bố mẹ bạn sẽ phải chi trả một khoản tiền không nhỏ để thỏa mãn sở thích vô tận đó. Ngoài ra, bạn cũng phải dành nhiều thời gian ngoài cửa hiệu để chọn đồ nữa chứ. Mà thời gian dành cho thời trang nhiều thì dĩ nhiên thời gian dành cho học tập sẽ ít đi. Khi đó, nếu kết quả học tập của bạn sa sút thì cũng không có gì khó hiểu. Không chỉ vậy, bạn còn đánh mất sự yêu thương và tôn trọng của người khác nữa. Thật là những hộ lụy khôn lường!
 
Thế thì chắc hẳn phải có nguyên nhân gì đó mới khiến các bạn từ bỏ nhiều thứ như vậy để đến với thời trang nhỉ? Xin thưa, phần lớn là do quan niệm sai lầm của chính các bạn, rằng phải ăn mặc theo mốt mới được coi là sành điệu, là đẳng cấp. Cũng có thể đó là do sự nuông chiều thái quá của các bậc phụ huynh, cái gì cũng đáp ứng khiến cho con em mình trở thành quen... Và còn nhiều lí do khác nữa mà các bạn nên xem lại bản thân mình đi nhé!
 
Chính Pi-e Các-đanh. Nhà tạo mốt nối tiếng của thủ đô Pa-ri nước Pháp, đã khẳng định: “Mốt phải hợp với lứa tuổi và hợp với túi tiền. Mốt không phải phát sinh từ thói đỏng đảnh của một nhóm người nào, mà là một hiện tượng xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội [...]. Do đó mốt là tài sản chung của tất cả mọi người, chứ không phải dành riêng cho giới thượng lưu quý tộc”. Bên cạnh đó, ngoài vẻ đẹp của trang phục bề ngoài là quần áo, thì hơn hết thảy các thứ trang sức ngọc ngà khác chính là vẻ đẹp của phẩm hạnh và trí tưệ. Nếu quần áo đẹp mà trí tuệ trống rỗng, tâm hồn khô khan thì chắc chắn sẽ không nhận được sự đánh giá xứng đáng từ người khác đâu, tôi cam đoan là như vậy đấy!
 
Không thể phủ nhận rằng, trang phục sẽ giúp tôn thêm vẻ đẹp của mỗi người chúng ta. Nhưng trước khi lựa chọn một bộ trang phục nào, khoác lên mình bộ cánh mới nào, các bạn đừng quên tự nhắc nhở mình rằng: trang phục và văn hóa luôn song hành và có quan hệ mật thiết với nhau, các bạn nhé! 

6 tháng 12 2017
 
 
 

Ngày nay với làn sóng thời trang như vũ bão đã thật sự cuốn hút tuổi teen (chiếm một tỉ lệ không nhỏ so với tổng số dân hiện nay) tạo thành những mốt và từ đó đã len lỏi dần vào nhà trường làm cho những sắc màu đồng phục áo trắng, quần xanh (màu trắng tượng trưng cho sự thánh thiện, trong sạch, tinh khiết, màu của sự hoàn hảo khởi đầu của thành công , của hy vọng ; quần xanh gắn liền với sự hiều biết, năng lượng,tính chính trực, nghiêm trang) đang bị pha tạp và hòa dần bởi những gam màu khác ….

Muốn đánh giá tính cách một con người nhiều khi chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng,cách nói năng,giao tiếp..Trong đó cách ăn mặc gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá tính cách của con người của chúng ta . Ông cha ta đã nói: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Ta sẽ đẹp hơn rất nhiều khi ta biết chọn cho mình một trang phục đẹp. Nhưng, thế nào là một trang phục đẹp? Trang phục đẹp là trang phục hợp với lứa tuổi, hợp với vóc dáng, hợp với làn da, hợp với môi trường, hợp với thời đại (trong chừng mực). Xu thế ăn mặc thời trang của các bạn nữ hiện nay là tiết kiệm vải gần như tối đa. Áo thì hở ngực, hở bụng, hở lưng, ngắn cũn cỡn, chất vải thì càng mỏng càng tốt; còn quần thì đáy thật ngắn, lưng thật xệ, xệ đến mức lòi cả nội y bên trong…. Nếu hớ hênh lúc ngồi, lúc với tay cao để làm việc gì thì...thật xấu hổ . “Y phục xứng kỳ đức” – “Nhìn trang phục, biết tư cách”, pháp luật không can thiệp vào cách ăn mặc của mỗi người nhưng bản thân của mỗi người sẽ tự hạ thấp chính mình khi ăn mặc đến mức thô thiển, phản cảm, không còn đâu là tính thẩm mỹ. Cách ăn mặc quá lố như vậy sẽ làm cho người khác giới dẫu đứng đắn, dẫu trong sáng vẫn có thể có những suy nghĩ không lành mạnh. Hãy thử đặt hai chiếc gương lớn, một chiếc trước mặt mình và một chiếc sau lưng mình. Hãy ngồi xuống rồi đứng dậy, đưa tay lên cao các bạn sẽ thấy chẳng đẹp đẽ gì. Và chẳng còn gì là hình ảnh của một học sinh cấp III hồn nhiên, trong sáng . Để có thể thực sự tự tin khi hoạt động đi đứng, chạy nhảy, ghi bảng…thì tuyệt đối các em học sinh – nhất là các em học sinh cấp II, III đang ở độ tuổi dậy thì không nên mặc loại trang phục đó!
Đồng phục trong nhà trường hiện nay rất đa dạng: Các nam sinh luôn là áo trắng quần tây xanh, còn các bạn nữ thì đủ các kiểu từ áo trắng quần tây xanh (hiện là phổ biến nhất), đến áo váy đủ kiểu… nhưng thiết nghĩ chiếc áo dài vẫn là đẹp nhất. Không phải ngẫu nhiên mà nhạc sĩ Thanh Tùng có những ca từ đẹp: “Dù ở đâu, Pa ri, Luân Đôn hay ở miền xa, thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó, em ơi”...Trong những trang phục truyền thống của phụ nữ thế giới, có lẽ trang phục áo dài của phụ nữ Việt Nam là một trang phục đẹp nhất vì nó vừa kín đáo, vừa duyên dáng, vừa tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng lại không thiếu vẻ gợi cảm cần có của một cô gái. Phụ nữ thế giới khi sang Việt Nam đều thích trang phục này, có những “ ông Tây” đã ngẩn ngơ đến sững sờ không cất nổi bước chân trước vẻ đẹp quyến rũ của phụ nữ Việt Nam trong trang phục áo dài. Điều này cho thấy học sinh nữ mặc chiếc áo dài trắng đến trường là sẽ thấy mình kín đáo , hồn nhiên và đẹp hẳn lên. Thế nhưng ngày nay với xu thế mới nên thể theo yêu cầu của các em học sinh cũng như của phụ huynh thì đồng phục áo dài hầu như chỉ được mặc vào ngày thứ hai đầu tuần nữa mà thôi nhưng điều này hình như cũng còn là “quá sức” đối với các bạn học sinh nữ khi không thiếu những trường hợp viện đủ lí do để không phải mặc áo dài vào những ngày này. Điều này thật đáng tiếc, còn đâu hình ảnh đẹp giờ tan trường áo dài trắng bay phấp phới như những cánh bướm dưới nắng tuyệt đẹp đã đi vào thơ ca. cá nhà thơ đã ca ngợi chiếc áo dài Việt Nam:
"" Chiếc áo dài Việt Nam
Chiếc áo quê hương dáng thướt tha
Non sông gấm vóc mở đôi tà
Tà bên Đông Hải lung linh sóng
Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa
Vạt rộng Nam phần chao cánh gió
Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà
Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực
Hương lúa ba miền thơm thịt da.""

Chúng ta đã và đang bước vào thập niên thứ hai của thế kỉ 21, thời điểm mà cả thế giới đang phát triển như một cơn lốc, cách ăn mặc vì thế cũng thoáng hơn, khoẻ khoắn hơn, hiện đại hơn, gọn gàng hơn. Do vậy, nhà trường không buộc các em học sinh phải mặc trang phục đã quá lỗi thời của những năm về trước, hay mặc chiếc áo quê kệch như một nông dân. Nhưng các em học sinh vẫn phải nhớ, luôn xác định rằng mình đang là học sinh thì phải mặc trang phục học đường lịch sự, đứng đắn, phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Ăn mặc thế nào mà khi hoạt động đứng, ngồi, chạy, nhảy ta vẫn thấy tự tin. Làm sao để trong mắt mọi người, ta vẫn luôn đẹp – cái đẹp giản dị, trong sáng của tuổi học trò.
Đối với các học sinh nam, tuổi của các em là tuổi ăn, tuổi học, các em chưa đến tuổi để có thể se sua mốt này, mốt nọ. Người ta vẫn thường gọi phụ nữ là phái yếu, người đẹp; còn đàn ông con trai là phái mạnh, người hùng. Nếu các bạn nam quá trau chuốt về hình thức thì vô tình đánh mất vẻ đẹp mạnh mẽ của giới tính mình. Tuy vậy, không phải vì thế mà các bạn nam phải ăn mặc cẩu thả, xốc xếch. Nếu áo quần phẳng phiu, bỏ áo vào trong thì các bạn nam sẽ gọn gàng hơn, lịch sự hơn, đẹp hơn. Các bạn nam cần chú ý ăn mặc lịch sự không nên bắt chước các ca sĩ mở bớt một vài cúc áo để khoe bộ ngực lép kẹp không giống ai của mình vì các bạn đang mặc trang phục học đường. Và hãy luôn nhớ rằng đừng chạy theo bắt chước người khác trong ăn mặc, hãy tiếp thu cái mới nhưng có chọn lọc. Hãy hòa nhập chớ không nên hòa tan, biết chọn lọc cái nào đẹp và phù hợp với lứa tuổi, môi trường, hoàn cảnh của mình…Nhưng thiết nghĩ các bạn đang trong lứa tuổi học sinh thì chỉ nên ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ đúng nội quy của nhà trường là đủ, không nên cách điệu đồng phục để trở nên “ khác người”.
Lại nói về các học sinh nữ. Đi ngoài đường, trời nắng nóng, các bạn có thể mặc áo khoác nhưng vào lớp không nên mặc vì nó tạo một cảm giác nóng nực cho không gian chung quanh, cho lớp, cho thầy cô. Mọi người như phát sốt khi thấy các bạn nữ khoác mấy lớp áo, hơn nữa lại không đẹp tí nào bởi vì nó lộn xộn, đủ kiểu áo, đủ màu. Những chiếc áo đó đã che mất bộ đồng phục chiếc áo dài trắng xinh xắn, hồn nhiên, thanh khiết của tuổi học trò, chỉ trừ những ngày se lạnh hoặc sức khỏe có vấn đề thì các bạn mới nên mặc áo khoác trong lớp để bảo vệ sức khỏe. Chắc chắn rằng các bạn nữ sẽ đẹp hơn, thánh thiện hơn và môi trường chúng ta đang học lúc ấy cũng trở nên có quy củ hơn. Đặc biệt các bạn học sinh nữ ngày nay rất chuộng những chiếc áo trắng đồng phục được cách điệu quá mức, có thể nói là “ càng độc càng tốt”. Còn quần thì ôi thôi đủ kiểu: Hết ống loe lại đến ống bó, ống đứng… hết lưng cao lại đến lưng xệ, đáy ngắn…kể cả các bạn có ngoại hình không lấy gì làm đẹp – hay nói thẳng ra là quá xấu – vẫn chạy theo những mốt này vô hình chung làm mình đã xấu lại càng xấu hơn . 
Có nhiều học sinh (kể cả nam và nữ) khi đến trường cố tình mặc quần sai màu với đồng phục để phải trốn chui trốn nhủi quản sinh làm mất đi sư tự nhiên, vui vẻ không đáng có.
Tóm lại, bất kỳ thời đại nào, giới tính nào, lứa tuổi nào cũng phải làm đẹp cho mình bằng cách ăn mặc hợp thời trang nhưng lịch thiệp. Có như vậy cuộc sống mới thực sự văn minh, có văn hóa và có tính thẩm mĩ cao. Đặc biệt trong nhà trường chúng ta hiện nay việc quy định mặc đồng phục như các học sinh đang mặc là rất đẹp, có văn hóa, nhất là phù hợp với thời đại hiện nay.
-----------

Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm đánh giá con người: “Trông mặt mà bắt hình dong”, nghĩa là chỉ cần nhìn gương mặt, nhìn hình thức bên ngoài và cách ăn mặc cũng có thể biết anh ta (hay chị ta) là người như thế nào. Thái độ ứng xử và cách ăn mặc nói lên tính cách con người, thường để lại ấn tượng quan trọng cho lần đầu gặp gỡ.
Đối với tuổi trẻ, thường kén chọn cách ăn mặc khác với quan niệm của người đứng tuổi, và càng khác với người lớn tuổi. Các bạn trẻ lại thường thích “cái mới”, cái khác người trong cách ăn mặc, đấy cũng là lẽ thường tình, nhưng không nên ăn mặc theo kiểu “thiếu vải”, “sáng tạo” thái quá đến mức lố lăng, gây ra sự phản cảm đối với mọi người thì không nên. 
Những điều kiên dưới đây làm cho giới trẻ hiện nay dặc biết là nữ giới hiện nay chọn kiểu ăn mặc thiếu vải ko thể hở hơn được nữa. 
Với những người trong cuộc có thể họ thấy thế là đẹp, là thời thượng, song với con mắt thẩm mỹ của mọi người trong xã hội thì cách ăn mặc như thế liệu có lịch sự? 
Vào bất kỳ giảng đường đại học, cao đẳng, hay các khu vực lưu trú, cư xá của sinh viên ở thời khắc mùa hè, ngoài đường phố ta đều có thể dễ dàng bắt gặp các nữ SV , các bạn gái trưng diện khá mát mắt. "Áo hững hờ, quần chả chờ phút nào" có lẽ đã và đang thịnh hành. Với các kiểu áo cho dù là sơ mi hay áo phông, hoặc áo kiểu cách… thì tất tần tật đều là hở chỗ nọ, khoét chỗ kia, đó là chưa kể tới trào lưu mốt áo theo kiểu dây, nghĩa là dùng dây vắt treo qua vai hay cổ sau cho tiện?! Hoặc áo trong xuốt mặc mà cứ như ko mặc gì, 1 kiểu mốt rất lạ. 
Còn thời trang quần, váy thì "đã trở nên xa rồi những chiếc váy, quần dài" mà thay vào đó là mốt của những chiếc váy cực ngắn, có khi chiều dài chỉ rộng hơn một chiếc thắt lưng to bản một chút và các kiểu quần ngố ống bát, ống côn, mài bạc hay xé nham nhở kiểu cách. 
Vẫn biết rằng các nhà tạo mẫu thiết kế ra các bộ trang phục là để làm đẹp cho cơ thể của con người. Thế nhưng đâu có phải mẫu mã nào cũng trở thành thời trang ứng dụng, mà có thể đó chỉ là các mẫu thời trang để trình diễn lên sân khấu mà thôi! Đối với trang phục của phụ nữ, nhất là giới trẻ, thì điều cơ bản là làm sao khi mặc nó toát lên những nét đẹp vốn có và che những chỗ cần thiết trên cơ thể. Lựa chọn trang phục sao cho hợp với thân hình mình, toát lên cả nét văn hóa mặc. Người Việt Nam nên đẹp trong mắt mọi người và bạn bè quốc tế, văn hóa ăn mặc của giới trẻ hiện nay bị nhiễm văn hóa phương tây quá nhiều nên đã hình thành nên 1 bộ phận không nhỏ ăn mặc, làm ảnh hưởng đến lối sống , thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. 
Nếu nói về việc ăn mặc của dân teen hiện nay thì có nhiều "trường phái" khác nhau.thứ nhất là do cá tính của người đó và với những người kiểu này thường có cách ăn mặc rất riêng mà ko bao giờ bị lỗi mốt cũng có 1 phần họ muốn thể hiện cái Tôi của mình luôn muốn mình "tỏa sáng" ở mọi lúc mọi nơi.Thứ 2 là kiểu người muốn ăn chơi mà ko biết cách(hay còn gọi là đua đòi) thấy có 1 trào lưu nào mới hay ảnh hưởng từ các bộ film thần tượng thì cũng hùa theo ko cần biết kiểu đó có hợp với mình ko họ cho rằng cứ chạy theo mốt thì mới là sành điệu chính cái lối suy nghĩ đó đã khiến họ trở thành những người "ko bình thường".Kiểu thứ 3 là những người có cách ăn mặc chẳng giống ai họ muốn tự tạo cho mình 1 "thương hiệu" nhưng ko những ko thể mà nó còn làm cho người ta trở nên kì quái. 
Nếu các bạn biết cách thì việc chọn trang phục của mình ko hề khó còn nếu ko biết cách thì bạn có cố gắng đến mấy cũng chẳng làm cho "vịt biến thành thiên nga" được.



 

18 tháng 11 2021
   

Tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích

Học Tập - Giáo dục » Văn mẫu » Bài văn hay lớp 6

 Cảnh đẹp thiên nhiên xung quanh chúng ta vô cùng phong phú vậy nên với đề văn Tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích sẽ khá dễ dàng đối với các em học sinh, tuy nhiên, để làm được đề văn này đúng trình tự bài văn miêu tả và thu hút người đọc, các em cần nắm vững các bước làm một bài văn miêu tả, chuẩn bị vốn từ phong phú và cách diễn đạt tự nhiên, linh hoạt.

Bài viết liên quan

Dàn ý tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thíchCảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Cảnh ngày hèViết một đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương emTả một loại trái cây mà em thíchDàn ý viết một đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em   Tổng đài hỗ trợ văn học: Gọi 1900.63.63.81 (văn ngắn, điểm cao)Mục Lục bài viết:
1. Dàn ý
2. Bài mẫu số 1
3. Bài mẫu số 2
4. Bài mẫu số 3
5. Bài mẫu số 4
6. Bài mẫu số 5
 

Đề bài: Tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích

ta mot canh thien nhien ma em yeu thich

5 bài văn mẫu Tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích
 

I. Dàn Ý Tả Một Cảnh Thiên Nhiên Mà Em Yêu Thích

1. Mở bài

Giới thiệu về cảnh đẹp thiên nhiên mà em định tả (Cảnh cánh đồng)

2. Thân bài

- Cánh đồng rộng lớn
- Xa xa là những hàng tre xanh mướt
- Buổi sáng trên cánh đồng không gian thoáng đãng, mát mẻ.
- Hương lúa mới thoang thoảng trong không khí
- Những tia nắng mới phủ lên cánh đồng sắc màu nhàn nhạt...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích tại đây.

 

 

II. Bài Văn Mẫu Tả Một Cảnh Thiên Nhiên Mà Em Yêu Thích

 

1. Tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích, mẫu số 1:

Sáng nào em cũng đi trên con đường quen thuộc để đến trường. Hai bên đường có nhiều cảnh đẹp, nhưng em thích nhất là được ngắm cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng.

Cánh đồng quê em rộng mênh mông. Mãi tít phía xa mới nhìn thấy màu xanh rì của những luỹ tre làng viền quanh cánh đồng. Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm trong giấc ngủ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn đêm, lạc đàn gọi bạn. Tiếng kêu như xé rách khoảng không yên tĩnh. Một làn gió nhẹ thoảng qua, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió. Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bằng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có bóng người đi thăm đồng, thỉnh thoảng họ lại cúi xuống xem xét. Thời kì này lúa đang vào mẩy. Từng khóm lúa trĩu xuống vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Em bước xuống bờ ruộng, nâng trong tay bông lúa nặng hạt, em thầm nghĩ: Năm nay chắc được mùa to.

Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ ánh lên màu xanh pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn càng làm tăng thêm vẻ đẹp của đồng quê.

Ngắm nhìn đồng lúa quê mình hứa hẹn một vụ mùa bội thu lòng em lâng lâng một niềm vui khó tả.

11 tháng 10 2020

Trong cuộc sống chúng ta được gặp rất nhiều loài cây, loài hoa. Mỗi loài cây, loài hoa lại có một nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa riêng biệt. Có thể nó biểu trưng cho những điều thiêng liêng cao cả, nhưng có thể nó lại biểu trưng cho một điều giản dị mộc mạc. Cây hoa hồng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Đây một loại cây, loài hoa mà ai cũng đã từng có dịp chiêm ngưỡng, ngắm nhìn.

Hoa hồng xuất hiện cách đây khoảng 100 triệu năm vào cuối kỷ nguyên Phấn trắng. Đây là một loài cây thường mọc thành bụi, rễ chùm có gai. Tuy nhiên, hiện nay người ta cũng đã lại tạo được những loài hoa hồng không có gai.

Hoa hồng được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa. Thực vậy, hoa hồng có nhiều màu: đỏ, trắng, vàng, hồng... và cả hoa xếp xen kẽ lẫn nhau tạo nên một vẻ rất riêng không thể nhầm lẫn được. Phải chăng vì vẻ đẹp như vậy mà ngay từ thời xa xưa, cách đây hàng ngàn năm, con người đã trồng và thưởng thức nó? Các giống hoa hồng vườn mà ngày nay ta thường thấy phát triển lớn hơn nhiều so với những bà con hoang dã của chúng. Cũng có lẽ bởi vì hoa hồng mọc hoang chỉ có năm cánh và chỉ có thể ra hoa ít tuần chứ không thể liên tục tới mấy tháng như cây hoa hồng vườn. Tôi có thể chắc chắn rằng không phải ai trong chúng ta cũng có dịp nhìn thấy quả của cây hoa hồng. Quả của cây này nhỏ, hơi dẹt, có màu đỏ. Nó chứa một lượng vitamin C nhiều gấp 10 đến 100 lần so với các thức ăn khác. Đồng thời, đây cũng là một loại quả thuốc. Chúng ta có thể ngâm quả này trong nước sôi để uống, rất tốt cho bàng quang, lại giúp đề phòng cảm lạnh. Quả của một vài loại cây hoa hồng hoang dại cũng có thể được dùng để làm mứt.

Chính vì hoa hồng xuất hiện bên cạnh con người từ lâu như vậy nên ý nghĩa của nó cũng dần được khẳng định. Nhận thấy được vẻ đẹp của hoa hồng nên con người dùng nó để trang trí, làm đẹp cho ngôi nhà, như ở trong phòng, trên bàn,... giúp ngôi nhà trở nên sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Ngoài ra, mỗi màu hoa lại có một ý nghĩa riêng. Ví dụ như hoa hồng đỏ - còn gọi là hoa hồng nhung - biểu trưng cho tình yêu, hoa hồng trắng lại thể hiện sự trong trắng, tinh khiết và cả niềm tiếc thương vô hạn... Trong những lúc căng thẳng, nhìn thấy hoa ta như được giải toả phần nào. Và chắc rằng, cây hoa hồng còn có ý nghĩa hơn nữa, to lớn hơn nữa, bởi tôi được biết rằng ở nước Anh, cách đây 500 năm, đã xảy ra một cuộc chiến tranh hoa hồng. Giới quý tộc chia làm hai phe, đều lấy hoa hồng làm huy hiệu cho mình: một phe lấy hoa hồng nhung, còn phe kia lấy hoa hồng bạch. Có thể thấy được hoa hồng có tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống.

Đẹp và đầy ý nghĩa, “nữ hoàng của các loài hoa” là những gì ngắn gọn nhất để nói về hoa hồng. Cây hoa hồng gắn bó với con người từ thuở xa xưa đến tận bây giờ. Và chắc chắn rằng vẫn sẽ như vậy đến cả sau này nữa.

7 tháng 12 2016

3)

Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời. 4)

Bạn đã bao giờ từng nghĩ quê hương mãi là kí ức sâu sắc nhất trong lòng bạn không ? Riêng tôi thì chắc chắn đấy, vì chỉ mỗi khi nghĩ đến quê hương, lòng tôi mới như tràn bao cảm xúc bồi hồi, nhung nhớ. Tôi yêu quê hương, tôi nhớ quê hương tôi lắm, nhớ đến từng hàng cau (dừa cũng được ^^) thẳng tắp, nhớ đến cả bãi cát vàng ấm áp. Nhưng yêu nhất, nhớ nhất đối với tôi vẫn mãi là cái bãi biển, cái tâm trạng của quê hương. Sáng sớm, biển đục ngầu như chưa thức dậy. Trưa về, biển lại như đang buồn khi trời còn quá gắt nắng làm không ai ra chơi với mình. Chiều rồi tối thì may ra mới có người. Nhưng lúc đó thì biển đã choàng lên mình cái chăn đen ấm áp để đi ngủ sau lãng mạn ngắm ánh hoàng hôn tàn dần. Ôi! Biển ơi, biển có biết là nhờ có biển mà quê hương tôi ngày càng đẹp hơn, thật tình rất cảm ơn biển! Vì vậy, biển hãy mãi là niềm tự hào, hãy mãi là kí ức của tôi, biển nhé !

wink

 

16 tháng 11 2018

5)Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.
Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.Đồng lúa! Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.

15 tháng 10 2021

Đối với mỗi người con đi xa nhà xa quê thì cảm xúc và kí ức của họ luôn hướng về một nơi thân thương được gọi là quê hương. Có lẽ mỗi người chúng ta ai cũng có quê hương của chính mình, quê hương là một nơi nào đó mà nơi đó có thể ta được sinh ra hay lớn lên, là nơi cho ta nhiều kỉ niệm, nơi mang đến cho ta cảm giác ấm áp và thân thuộc, tin tưởng đến nỗi cho dù cuộc sống có chông chênh hay mệt mỏi ta vẫn luôn mong được trở về nơi đó để ta có một điểm tựa cho chính bản thân mình.

Nhắc đến quê hương là nhắc đến tuổi thơ, nhắc đến những kỉ niệm tươi đẹp, nhắc đến một thời hồn nhiên và ngây thơ. Quê hương nơi mà ta luôn thuộc về và cũng là nơi luôn sẳn sàng giang tay chào đón ta. Quê hương, nơi đó có ánh nắng của buổi ban mai với bầu không khí trong lành và mát dịu, có những đồng ruộng thẳng cánh cò bay, đâu đó là những chú trâu giữa những cánh đồng đang cầy cáy cùng với người nông dân. Trên những con đê nho nhỏ và hẹp ấy là những cậu nhóc cùng nhau thả diều hay những lần chơi đuổi bắt mà vô tình trượt chân xuống ruộng lúa toàn bùn đất lâu lâu lại thấy những cậu nhóc chăn trâu ngoài đồng rồi vừa chăn trâu vừa thả diều, có những hôm là buổi chiều tà mọi người cùng nhau dắt trâu về chuồng. Quê hương là nơi mà tôi với những bạn bè cùng trang lứa mặc kệ gái trai cùng nhau trèo lên những cây ăn trái khi đến mùa, hái cho nhau những trái ngon nhất, là lúc tôi trên cây hái còn cậu thì ở bên dưới lấy áo hứng những trái ngọt lành đó. Quê hương là nơi đưa chân những người con xa nhà lên thành thị để làm ăn để học tập mà chẳng biết đến khi nào mới về cũng chẳng biết lên thành thị sẽ như thế nào, là nơi mà mỗi người con, người xa quê đều nhớ đến và mong muốn tìm về. Đôi lúc sống giữa cuộc sống đầy vất vả và tấp nập ta lại chợt nghĩ đến những sự yên bình tại quê hương ấy cái sự đầm ấm và hạnh phúc khi mà cả làng cùng nhau sum họp và vui vầy cho một học sinh nghe tin đậu đại học là niềm hãnh diện của cả làng chứ không phải của riêng gia đình nào đó, là nơi có cây đa hàng nước, nơi thôn quê dân dã nhưng lại mang đậm tình yêu thương vô bờ, là nơi mà đồng tiền tuy khan hiếm nhưng tình cảm thì luôn chất chứa. Quê hương là những ngày cuối năm ông bà cha mẹ đều mong ngóng con cháu chở về để gặp mặt để hội họp sau những năm xa cách mà chẳng biết con cháu sống ra sao có khổ cực hay không. Là nơi mà tất cả sự yêu thương đều được chia sẻ, tất cả lỗi lầm đều được tha thứ, là nơi đưa tâm hồn ta về với sự bình yên, về với yêu thương.

Chép trên mạng nha.

20 tháng 10 2021

Em tham khảo ở đây:

Cảm nghĩ về người thân 

20 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !!

 

1. Mở bài:

- Giới thiệu về mùa xuân: Mùa xuân là mùa đẹp nhất, dịu dàng và ấm áp nhất (cây cối đâm lộc, nảy chồi, con người tươi vui, rộn ràng,…)

- Trong 4 mùa em thích nhất là mùa xuân, mùa xuân mang đến hi vọng, đến sự lạc quan và yêu đời hơn trong cuộc sống.

2. Thân bài:

- Tả quang cảnh mùa xuân: Mùa xuân khiến cho vạn vật trở nên như thế nào?

+ Bầu trời trở nên trong xanh hơn, không còn mây mù.

+ Tiết trời trở nên ấm áp hơn, không còn lạnh giá nữa

+ Ánh nắng xuân tỏa xuống sưởi ấm vạn vật sau những ngày đông u ám

+ Những làn mây không còn nặng nề mà trở nên trong vắt bay lượn trên bầu trời

+ Cây cối bắt đầu trổ hoa, trổ lá rực rỡ hơn.

+ Gió xuân đã về tuy vẫn còn mang chút lạnh giá nhưng không còn hung ác, lạnh như muốn cắt da cắt thịt nữa

+ Không còn những cơn gió rét mướt dai dẳng.

+ Thi thoảng có những hạt mưa xuân lất phất, dịu dàng

+ Những chậu đào, chậu lan của các nhà ra sức trổ bông, mơn man những cánh mỏng manh đùa cùng gió.

- Tả cảnh vật mùa xuân:

+ Những cây lớn bắt đầu trổ ra những lộc non trên cành (lá non xanh mướt, những nụ lộc còn e ấp,…)

+ Hoa bắt đầu tung nở những cánh hoa vàng đỏ, đủ sắc màu, khoe thắm cả góc trời xuân (hoa cúc vàng tươi, hoa hồng đỏ thắm, hoa đào hồng dịu,…)

+ Chim chóc bắt đầu trở về và ca hát mừng đón nàng xuân: những chú chim tu hú hót vang, những cánh én bay về rộn ràng...

+ Con đường làng trải dài sắc xuân, thơm nồng mùi đất mới, hai bên đường những ngọn cỏ xuân còn ướt đẫm sương đêm.

+ Khẩu hiệu chúc mừng năm mới đỏ rực, chữ vàng

+ Khu vườn hoa ở giữa sân trường thu hút đầy ong bướm

- Tả hoạt động của con người chào đón mùa xuân

+ Con người như được tiếp thêm sinh khí trong mùa xuân, đâu đâu cũng thấy phấn khởi và tươi vui

+ Mọi người vui vẻ hơn, nhộn nhịp hơn: người đi chợ, người đi tảo mộ, người dọn dẹp nhà cửa đón Tết,…

+ Nhà nhà bắt đầu chuẩn bị những chiếc lá dong, những thúng gạo nếp, thịt lợn mới để gói những chiếc bánh chưng.

+ Trẻ con vui hơn khi được chuẩn bị những bộ quần áo mới trong mùa xuân để đón tết và khoe với mọi người.

+ Những người lao động sẽ có một kì nghỉ dài

+ Tối ba mươi Tết, nhà nhà sum họp bên mâm cơm ấm áp, bên bàn thờ tổ tiên khói hương nghi ngút

- Cảm nghĩ của em về mùa xuân (mùa xuân mang thêm nhiều niềm vui, tiếng cười, nhận được lời chúc, lì xì, gia đình được quây quần vui vẻ…)

3. Kết bài:

- Em rất yêu mùa xuân (vì mùa xuân đẹp, ý nghĩa, làm cho mọi người thêm gần nhau hơn…)

- Ý nghĩa của mùa xuân trong em: mùa xuân như mang đến cho em sự mới mẻ và vui tươi, được quây quần bên gia đình,...

20 tháng 2 2021

Đông qua là xuân tới. Khi từng đàn chim én chao lượn trên bầu trời mang thông điệp báo hiệu mùa xuân đang về. Không giống như mùa đông lạnh giá, mùa hè chói chang ánh nắng hay mùa thu buồn với những chiếc lá vàng rơi, mùa xuân mang tới cho chúng ta một không khí ấm áp, dịu hiền.

Cái thời điểm kỳ diệu của mùa xuân khiến tâm hồn người ta bừng lên sự sống mới. Mùa xuân được ví như một nàng chúa xuân xinh đẹp mà Thượng Đế đã ban tặng cho con người. Cảnh xuân được tô điểm bởi những loài hoa sặc sỡ và đặc biệt không thể thiếu là cành mai, bông đào. Nó đã trở thành biểu tượng đặc sắc nhất trong những ngày tết hàng năm.

Xuân về, chim muôn nơi cũng từ khắp nơi bay về hưởng sắc cảnh mùa xuân, mùa hội tụ sau một thời kỳ trú đông dài. Mùa xuân – mùa của sự sinh sôi. Mùa đem tới sức sống mới cho vạn vật trong đó cũng có cả con người. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi, len qua từng chiếc lá, cành cây, ngọn cỏ. Hơi xuân lướt nhẹ nhàng qua từng con phố, bay trên những con đường, hòa vào dòng người hối hả một cách chậm rãi để người người cảm nhận được mùa xuân đang về. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi, vạn vật như bừng tỉnh sau những đêm dài lạnh lẽo của mùa đông, hít từng hơi nhỏ thấm sâu vào đường gân thớ mạch, đánh thức những gì còn trong cơn “ngái ngủ”.

Mùa xuân – mùa sinh sôi biểu hiện nhất ở cây cối. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những bàn tay mềm mại, âu yếm vuốt ve những mầm non mới nhú giúp chúng mau lớn nhanh để chuẩn bị đón những tia nắng đầu năm. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu đặc sắc của tất cả những loài hoa. Dường như mùa xuân cũng là mùa thi “sắc” của hoa. Bông nào cũng cố gắng vươn mình trong nắng mai để khoe sắc. Trên núi rừng xa xôi, hoa mơ đang nở rộ trắng khắp một vùng Tây Bắc rộng lớn, hoa đào tô thắm vùng Đông Bắc còn hoa mai hòa mình vào ánh nắng vàng rực rỡ của Miền Nam. Trên khắp các làng quê, đường phố cây cối đều khoác trên mình một lớp chồi biếc xanh tươi mang đầy nhựa sống.

Con người cũng không nằm ngoài lẽ tự nhiên ấy. Với tất cả dân tộc trên trái đất, bất kể khác biệt về văn hóa, thì mùa xuân là mùa của tình yêu, mùa gửi gắm những yêu thương tới mọi người. Xuân về cùng với quất hồng, đào thắm và những cánh én xôn xao, ta nghe tiếng khèn gọi bạn tình ở trên vùng núi cao, thấy những ánh mắt lúng liếng trao duyên ở các đám hội đồng bằng. Và đó đây là tiếng cười rộn rã của những đám rước người yêu thương về sống chung một nhà.


Nguyễn Khuyến đã để lại nhiều bài thơ Nôm rất xuất sắc cho kho tàng văn học Việt. Thơ của ông nói nhiều về tình người, tình bạn, tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước con người. Bài thơ: Bạn đến chơi nhà nói về một tình bạn thiêng liêng sâu sắc

Bài thơ là cảm xúc của tác giả khi được bạn đến chơi nhà. Đó là tâm trạng hồ hởi vui sướng của tác giả khi có người bạn tri kỉ đến thăm.

Đã bấy lâu nay bác đến nhà

Chắc hẳn người bạn tri kỉ của nhà thơ đã lâu rồi chưa đến chơi, và nhà thơ thì mong mỏi lắm. Tác giả đã chọn cách xưng hô gọi bạn là “bác” thể hiện sự thân tình, gần gũi và thái độ tôn trọng tình cảm bạn bè giữ hai người. Chỉ với một câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được quan hệ bạn bè của hai người rất bền chặt, thân thiết, thuỷ chung.

Khi người bạn than tình như vậy đến chơi, chắc chắn chủ nhân sẽ phải thiết đãi chu đáo để thể hiện tấm chân tình của mình. Nhưng ở đây nhà thơ lại không thể láy gì mà đãi bạn. Có ruộng, có vườn, có ao cá, có gà mà cũng như không

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Tác giả đã khắc họa lên hình ảnh làng quê thân thuộc hiện lên sống động, vui tươi. Cuộc sống của nhà thơ thật giản dị, đáng sống biết bao. Qua đó ta thấy hiện lên một cuộc đời thanh bạch, ấm áp cây đời và tình người rất đáng tự hào. Thứ mà tác giả thiết đãi bạn là cảnh vật yên bình là lòng người ấm áp chân tình. Món quà đó còn quý giá hơn nhiều những sơn hào hải vị quý hiếm trên đời.

Không chấp nhận chốn quan trường thị phi, nhà thơ tài năng đã cáo quan về ở ẩn và sống cuộc đời nghèo khó. Sống trong nghèo khó nhưng tác giả vẫn lạc quan yêu đời, ung dung tự tại. Có lẽ vì nghèo mà tác giả đã thậm xưng hoá cái nghèo, thi vị hoá cái nghèo. Đây là một lời thơ hóm hỉnh, pha chút tự  trào vui vui, để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho trước thế thời của đất nước.

Kết thúc câu chuyện, tác giả lại một lần nữa, nhắc lại tấm chân tình của tác giả đối với người bạn của mình:

“Bác đến chơi đây, ta với ta”.

Chữ bác lại lần nữa xuất hiện ở cuối bài thơ cho thấy tình bạn thật cao cả thiêng liêng. Vật chất không có những tình người thì chan chứa và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian và thời gian. Bài thơ có niêm luật, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần Nôm, không có một từ Hán - Việt nào, đọc lên nghe thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên.

Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bàn của mình. Đó là tình bạn chân thành, đáng quý. Với cách sống giản dị, mộc mạc, tình bạn ấy càng đáng quý biết bao. Ngôn ngữ mộc mạc, dung dị của lời thơ đã thể hiện được tài năng xuất sắc của tác giả và cũng là điều khiến bài thơ sống mãi với thời gian

8 tháng 11 2018

trong bài văn 207 bài văn hay nhé bạn bạn thử lên đó xem