K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3

Ý nghĩa của những câu thơ trên là : khẳng định mẹ  là duy nhất , ko ai có thể thay thế mẹ của ta. Đồng thời, một bầu trời, một mặt đất,một mặt trăng cũng tượng trưng cho mẹ , muốn nói mẹ chỉ có duy nhất trên đời và chỉ có một mà thôi.Từ đó , chúng ta hãy yêu thương kính trọng mẹ hơn và hãy biết trân trọng những phút giây bên cạnh mẹ

Một bầu trời: Chỉ ra trên cao chỉ có duy nhất một bầu trời

Một mặt đất: Chỉ ra địa cầu chỉ có một mặt đất

Một vầng trăng:Nói lên chỉ có duy nhất một vầng trăng, không có thứ 2

Cả bài thơ nói lên: MẸ, người yêu thương, che chở ta vô điều kiện ,nuôi nấng ta ăn học chỉ có 1, chỉ có duy nhất 1 mà thôi

28 tháng 8 2020

Bài thơ gợi cho em cảm xúc về sự trân trọng biết ơn những công lao không thể tính nổi,không thể hiểu hết của mẹ dành cho con. Cũng như sự thiêng liêng của tình mẫu tử.  Từ đó càng khiến bản thân minhf yêu quý, trân trọng mẹ hơn. Khẳng định mẹ là duy nhất đối với mỗi người trên đời cũng như chỉ có một bầu trời, một mặt đất, một vầng trăng trong thế giới này mà thôi. Tình mẹ bao giờ cũng cao cả, lớn lao, không gì đo đếm được. Mỗi người con phải sống sao để xứng đáng với công lao trời bể ấy của mẹ và không phụ lòng đấng sinh thành.Khi con biết đòi ăn Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu Mẹ là người thức hát ru con Bầu trời trong mắt con ngày một xanh hơn Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc Mẹ đã thành hiển nhiên như Trời – Đất Như cuộc đời không thể thiếu trong con Nếu có đi vòng quả đất tròn Người mong con mỏi mòn chắc không ai ngoài mẹ Cái vòng tay mở ra từ tấm bé Cứ rộng dần theo con trẻ lớn lên Mẹ là người đã cho con cái tên riêng Trước cả khi con bật nên tiếng “Mẹ” Mẹ! Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ Đến lúc trưởng thành Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu Mẹ! Có nghĩa là bắt đầu Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc Mẹ! Có nghĩa là duy nhất Một bầu trời Một mặt đất Một vầng trăng Mẹ không sống đủ trăm năm Nhưng đã cho con dư dả nụ cười và tiếng hát Chỉ có một lần mẹ không ngăn con khóc Là khi mẹ không thể nào lau nước mắt cho con Là khi mẹ không còn Hoa hồng đỏ từ đây hóa trắng… Rồi những đứa bé lại chào đời và lớn lên theo năm tháng Biết bao người được làm mẹ trong ngày Tiếng trẻ con gọi mẹ ngân nga trên trái đất này Thành âm thanh không bao giờ vắng lặng Mẹ! Có nghĩa là ánh sáng Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim Cái đóm lửa thiêng liêng Cháy trong bão bùng, cháy trong đêm tối Mẹ! Có nghĩa là mãi mãi Là cho – đi – không – đòi – lại – bao – giờ Cổ tích thường bắt đầu từ: “Ngày xưa có một công chúa…” hay “Ngày xưa có một vị vua…” Cổ tích còn bắt đầu từ: “Ngày xưa có mẹ…”.

10 tháng 10 2021

tham khảo:

"Mẹ!/ Có nghĩa là ánh sáng/ Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim". Vâng, đọc những câu thơ ấy thôi là trong em đã chất chứa biết bao cảm xúc. Một tiếng thân thương trìu mến "Mẹ" như nói lên tất cả. Mẹ là người đã hi sinh cả tuổi đời của mình để cho con được ăn học, được lên khôn thành người. Chưa dừng lại ở đó, mẹ còn không quản khó nhọc, dãi dầm mưa nắng. Tất cả chỉ vì đứa con thơ ngây yêu dấu. Có lẽ bởi vậy mà đối với con, mẹ như là ánh sáng lớn lao tỏa sáng cuộc đời con. Hơn thế nữa, mẹ còn là ngọn đèn sáng rực, được thắp lên bởi "máu con tim". Thật vậy, kể làm sao được hết công ơn của mẹ. Là một người con, em hứa sẽ chăm ngoan học tập để không phụ lòng công ơn dưỡng dục ấy!

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Mẹ!Có nghĩa là duy nhấtMột bầu trờiMột mặt đấtMột vầng trăngMẹ không sống đủ trăm nămNhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát […]Mẹ!Có nghĩa là ánh sángMột ngọn đèn thắp bằng máu con timMẹ!Có nghĩa là mãi mãiLà cho - đi - không - đòi lại - bao giờ…                   (Trích “Ngày xưa có mẹ” - Thanh Nguyên)Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Mẹ!
Có nghĩa là duy nhất
Một bầu trời
Một mặt đất
Một vầng trăng
Mẹ không sống đủ trăm năm
Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát […]
Mẹ!
Có nghĩa là ánh sáng
Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim
Mẹ!
Có nghĩa là mãi mãi
Là cho - đi - không - đòi lại - bao giờ…

                   (Trích “Ngày xưa có mẹ” - Thanh Nguyên)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích

Câu 2. Câu “Mẹ!” là câu đặc biệt hay câu rút gọn? Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn

Câu 3. Nêu tác dụng của câu “Mẹ!” và các biện pháp tu từ trong đoạn

Câu 4. Nêu nội dung của đoạn trích
(Giúp mình với mình đang cần gấp)

2
27 tháng 4 2022

Câu 1:- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

Câu 2: là câu đặc biệt

- Biện pháp tu từ chính: Phép điệp/ Điệp từ. 

Câu 3: - TD: bộc lộ cảm xúc

Câu 4: em ko bt

- Tác dụng: Khẳng định sự duy nhất và tầm quan trọng không thể thay thế của mẹ đối với cuộc đời con, cũng giống như trời đất, trăng sao – “chỉ có một trên đời”.

 

27 tháng 4 2022

tác dụng ở câu 4 là của câu 3

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Khi con biết đòi ănMẹ là người mớm cho con muỗng cháoKhi con biết đòi ngủ bằng tiết tấuMẹ là người thức hát ru câuBầu trời trong con ngày một xanh hơnLà khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạcMẹ đã thành hiển nhiên như Trời – ĐấtNhư cuộc đời, không thể thiếu trong con.Nếu như con đi một vòng quả đất trònNgười mong con mỏi mòn vẫn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Khi con biết đòi ăn
Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo
Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
Mẹ là người thức hát ru câu
Bầu trời trong con ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc
Mẹ đã thành hiển nhiên như Trời – Đất
Như cuộc đời, không thể thiếu trong con.
Nếu như con đi một vòng quả đất tròn
Người mong con mỏi mòn vẫn không ai ngoài mẹ
Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần khi con trẻ lớn lên.
Mẹ là người đã cho con cái tên riêng.
Trước cả khi con bật lên tiếng “Mẹ”.
Mẹ! Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ đến lúc trưởng thành
Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!

(Trích “Ngày xưa có mẹ” – Thanh nguyên)
1.Xác định thể thơ? PTBĐ chính?
2.Chỉ rõ biện pháp tu từ nổi bật nhất có trong đoạn thơ?
3.Xét về cấu tạo, hai câu thơ sau thuộc kiểu câu gì?

Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!
4.Cảm nhận của em về nội dung của đoạn thơ, bằng 1 đoạn văn ngắn tử 3-5 câu.

0
Câu 1: MẸ VÀ QUẢNguyễn Khoa ĐiềmNhững mùa quả mẹ tôi hái đượcMẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồngNhững mùa quả mọc rồi lại lặnNhư mặt trời khi như mặt trăng.Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lênCòn những bí và bầu thì lớn xuốngChúng mang dáng giọt mồ hôi mặnRỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.Và chúng tôi, một thứ quả trên đờiBảy mươi tuổi mẹ vẫn chờ được háiTôi hoảng sợ ngày...
Đọc tiếp

Câu 1: 
MẸ VÀ QUẢ
Nguyễn Khoa Điềm

Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả mọc rồi lại lặn
Như mặt trời khi như mặt trăng.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ vẫn chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn là một thứ quả non xanh?

a) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ trên?

b) Trình bày cảm nhận của em về bài thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn.

Câu 2. 

Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh (Sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016) đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.

Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên đây bằng một bài văn nghị luận.

 

0
Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng của Trung Hoa với những vần thơ lãng mạn, trữ tình bay bổng khiến người đọc như chìm đắm trong một không gian vừa thanh tịnh vừa gần gũi nhất. Và trăng là biểu tượng chủ đạo trong thơ ông với vẻ đẹp viên mãn, nhưng vương nhiều nỗi niềm, bởi nó gắn bó với những năm tháng ấu thơ của ông. Bài thơ “Tĩnh dạ tứ” được sáng tác trong hoàn cảnh tha...
Đọc tiếp

Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng của Trung Hoa với những vần thơ lãng mạn, trữ tình bay bổng khiến người đọc như chìm đắm trong một không gian vừa thanh tịnh vừa gần gũi nhất. Và trăng là biểu tượng chủ đạo trong thơ ông với vẻ đẹp viên mãn, nhưng vương nhiều nỗi niềm, bởi nó gắn bó với những năm tháng ấu thơ của ông. Bài thơ “Tĩnh dạ tứ” được sáng tác trong hoàn cảnh tha hương, bắt gặp một đêm trăng đẹp khiến nỗi nhớ quê trong ông lại bùng cháy lên mãnh liệt. Bài thơ chính là tiếng lòng nhẹ nhàng, sâu lắng và đầy âu lo.

cam-nghi-khi-hoc-xong-tinh-da-tu-ly-bach

Cảm nghĩ của em sau khi học xong “Tĩnh dạ tứ” của Lý Bạch-Văn lớp 7

Bài thơ được lấy cảm hứng từ một đêm trăng nơi đất khách quê người và một nỗi nhớ quê da diết không thể diễn tả thành lời. Cảm xúc bỗng nhiên ùa về miên man theo ánh trăng, đan xen vào đó là sự trằn trọc và thao thức khi ánh trăng rọi qua khung của sổ:

Đầu giường ánh trăng roi

Ngỡ mặt đất phủ sương

(Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thượng sương)

Nhắc đến Lí Bạch, người ta thường nghĩ đến cảnh thưởng rượu dưới trăng, tức cảnh sinh tình; nhưng hoàn cảnh này lại khác hẳn. Hai câu thơ đầu có đan xen giữa hiện thực và tưởng tượng. Hiện tượng trăng rọi vào đầu giường xuyên qua khung cửa sổ là cảnh tác giả có thể thấy. Có lẽ đêm trăng đó quá đẹp, quá ấn tượng trong một đêm thanh tịnh như vậy khiến cho tác giả bồn chồn, trằn trọc không thể chợp mắt được. Ánh trăng len lỏi vào đầu giường khiến tác giả có một phép so sánh đầy tinh tế “Ngỡ măt đất phủ sương”. Ánh trăng chiếu rọi xuống mặt đất vào buổi tối khiến tác giả có cảm giác như măt đất đang bị bao phủ bởi một lớp sương trắng và mỏng tang. Có lẽ cam xúc trong trái tim của Lí Bạch đang tràn ra như chính ánh trăng chiếu rọi xuống mặt đất như bây giờ.

Chỉ với hai câu thơ nhưng phần nào đã vẽ lên được một đêm trăng nhẹ nhàng, trong không gian tĩnh lặng và sự lãng mạn, huyền ảo như bao trùm lấy. Cảm xúc của tác giả cũng vì thế là tự bung ra, da diết, bâng khuâng về những điều thân quen đã qua.

Ánh trăng giống như một người bạn lâu ngày không gặp, cảm xúc vừa vui mừng, vừa buồn vu vơ, vừa có một nỗi nhớ nào đó đã bắt đầu nhen nhóm lên.  Và dòng cảm xúc bỗng nhiên tràn ra ở hai câu thơ cuối:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương

(Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương)

Câu thơ thứ nhất là một phép đối lập đầy dụng ý nghệ thuật và mang ý nghĩa sâu sắc. Hai từ “ngẩng” và “cúi” đối lập nhau nhưng lại có ý nghĩa bổ trợ cho nhau.

Cử chỉ “ngẩng đầu” nhìn trăng sáng thì “cúi đầu” lại nhớ về cố hương.  DƯờng như ánh trăng chính là chất xúc tác để cho nỗi nhớ cứ thế tuôn trào ra mãnh liệt. “Cố hương” trong câu thơ này khiến cho người đọc nghẹn ngào ở trong lòng, vì nó gợi nhắc đến những điều xưa cũ, những con người xưa cũ ở mảnh đất cũ. CỐ hương thực ra là quê cũ, là quê hương bao nhiêu năm rồi thi sĩ chưa kịp trở lại. Bây giờ bỗng nhiên những hình ảnh về “cố hương” cứ hiển hiện khiến trái tim của Lí Bạch thấy chua xót và nghẹn ngào không nguôi.

Một nỗi nhớ quê nhẹ nhàng, miên man nhưng da diết và day dứt biết nhường nào. CHỉ với 4 câu thơ theo  thể ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng hàm súc nhưng tác giả vừa vẽ lên một bức tranh đêm trăng tuyệt đẹp vừa khơi gợi nên nỗi nhớ đã giấu kín ở trong trái tim mình ở nơi đất khách quê người. Nỗi nhớ ấy len lỏi sang tâm hồn người đọc khiến cho họ cũng cảm thấy có một nỗi nhớ nào vừa ngang qua đây.

Với tứ thơ giản dị, ngôn ngữ bình dân và cảm xúc chân thành, bài thơ “TĨnh dạ tư” của Lí Bạch đã thực sự khiến người đọc cảm nhận được những xúc cảm tinh tế nhất. Có lẽ vì thế người ta mới nói thơ Lí Bạch càng đọc càng ngấm, càng thấm.

Bài văn chỉ để tam khảo thi hok kì 1 ko phải câu hỏi

 

0
Nói về ý nghĩa của lời ru, nhà thơ Nguyễn Duy viết:“Ta đi trọn kiếp con ngườiCũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”Từ lời thơ trên, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về lời ru đối với cuộc đời của con người bằng một đoạn văn khoảng từ 5-8 câu trong đó có sử dụng ít nhất 2 từ láy và gạch chân.Nói về ý nghĩa của lời ru, nhà thơ Nguyễn Duy viết:“Ta đi trọn kiếp con ngườiCũng không đi hết mấy...
Đọc tiếp

Nói về ý nghĩa của lời ru, nhà thơ Nguyễn Duy viết:

“Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”

Từ lời thơ trên, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về lời ru đối với cuộc đời của con người bằng một đoạn văn khoảng từ 5-8 câu trong đó có sử dụng ít nhất 2 từ láy và gạch chân.

Nói về ý nghĩa của lời ru, nhà thơ Nguyễn Duy viết:

“Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”

Từ lời thơ trên, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về lời ru đối với cuộc đời của con người bằng một đoạn văn khoảng từ 5-8 câu trong đó có sử dụng ít nhất 2 từ láy và gạch chân.

Nói về ý nghĩa của lời ru, nhà thơ Nguyễn Duy viết:

“Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”

Từ lời thơ trên, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về lời ru đối với cuộc đời của con người bằng một đoạn văn khoảng từ 5-8 câu trong đó có sử dụng ít nhất 2 từ láy và gạch chân.

Nói về ý nghĩa của lời ru, nhà thơ Nguyễn Duy viết:

“Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”

Từ lời thơ trên, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về lời ru đối với cuộc đời của con người bằng một đoạn văn khoảng từ 5-8 câu trong đó có sử dụng ít nhất 2 từ láy và gạch chân.

0