K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

gõ như thế lên gg có á ah 

 

7 tháng 3

 từ trường là một dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đăỵ trong nó

14 tháng 1 2022

  - Từ trường là môi trường vật chất bao quanh các hạt mang điện có sự chuyển động. Từ trường gây ra lực từ tác dụng lên các vật có từ tính đặt trong nó.

  - Để phát hiện từ trường có tồn tại hay không trong cuộc sống, người ta sử dụng kim nam châm để xác định. Kim nam châm trạng thái cân bằng theo hướng N - B. Do đó, ta dễ dàng nhận biết được từ trường nhờ sử dụng dụng cụ này.

Tham khảo:

Từ trường là môi trường vật chất đặc biệt sinh ra quanh các điện tích chuyển động hoặc do sự biến thiên của điện trường hoặc có nguồn gốc từ các mômen lưỡng cực từ như nam châm. Mỗi điểm trong từ trường được miêu tả bằng toán học thông qua hướng và độ lớn tại đó; từ trường được miêu tả bằng trường vector

Tính chất cơ bản nhất của từ trường là tác dụng lực từ lên dòng điện hoặc nam châm đặt trong nó. Từ trường không thể nhìn thấy bằng mắt thường, cho nên cách nhận biết từ trường cũng không hề đơn giản. Để kiểm tra từ trường tồn tại xung quanh một vật thì hãy thử đưa vật đó đến gần một vật có tính từ.

Cách nhận biết:

Dùng thanh nam châm đặt tự do trong môi trường. Khi thanh nam châm đứng cân bằng và chỉ về hướng Nam – Bắc thì đưa đến kết quả là có từ trường. Ngược lại, kim nam châm không chỉ theo hướng N – B thì không có từ trường

29 tháng 11 2017

Từ trường là môi trường không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện. Từ trường có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.

Từ trường tồn tại xung quanh nam châm thẳng.

15 tháng 2 2019

+ Dự đoán: Nếu tiết diện tăng gấp hai hoặc ba lần thì điện trở của dây giảm hai hoặc ba lần: R2 = R/2 và R3 = R/3

+ Các dây dẫn có cùng chiều dài và làm từ cùng một vật liệu, nếu tiết diện của dây tăng bao nhiêu lẩn thì điện trở của nó giảm bấy nhiêu lần.

Từ đó suy ra điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và làm từ cùng một vật liệu thì tỉ lệ nghịch vớí tiết diện của nó.

Hệ thức liên hệ: Giải bài tập Vật lý lớp 9

PHẦN 2: TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM) Câu 1. Điều nào sau đây là đúngkhi nói về từ trường?A. Từ trường có ở xung quanh Trái Đất.B. Các phát biểu A, B, C đều đúng.C. Từ trường có thể tác dụng lực lên nam châm thử đặt trong nó.D. Từ trường là một dạng vật chất đặc biệt tồn tại xung quanh nam châm.Câu 2. Bóng đèn có điện trở 8Ωvà cường độ dòng điện định mức là 2A. Tính công suất định mức của bóng...
Đọc tiếp

PHẦN 2: TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM) Câu 1. Điều nào sau đây là đúngkhi nói về từ trường?
A. Từ trường có ở xung quanh Trái Đất.
B. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
C. Từ trường có thể tác dụng lực lên nam châm thử đặt trong nó.
D. Từ trường là một dạng vật chất đặc biệt tồn tại xung quanh nam châm.

Câu 2. Bóng đèn có điện trở 8Ωvà cường độ dòng điện định mức là 2A. Tính công suất định mức của bóng đèn.
A. 0,5W
B. 4W
C. 16W
D. 32W

Câu 3. Để biết nơi nào đó có từ trường hay không ta dùng dụngcụ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Nam châm thử.
B. Điện kế.
C. Ampe kế.
D. Vôn kế.

Câu 4. Hai điện trở R1, R2 mắc song song với nhau. Biết R1= 6Ω, điện trở tương đương của mạch là Rtđ= 3Ω. Thì R2là:
A. R2= 4Ω
B. R2= 6Ω
C. R2= 3,5Ω
D. R2= 2 Ω

Câu 5. Trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp, cường độ dòng điện:
A. có giá trị như nhau tại mỗi điểm.
B. đi qua điện trở có giá trị lớn hơn thì lớn hơn.
C. đi qua điện trở có giá trị nhỏ hơn thì lớn hơn
D. có giá trị hoàn toàn khác nhau tại mỗi điểm

Câu 6. Một mạch điện gồm hai điện trở R1và R2 mắc song song với nhau. Khi mắc vào một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là: I = 1,2A và cường độ dòng điện chạy qua R2là I2= 0,5A. Cường độ dòng điện chạy qua R1là:
A. I1= 0,8A
B. I1= 0,7A
C. I1= 0,6A
D. I1= 0,5A

Câu 7. Một điện trở con chạy được quấn bằng dây hợp kim nicrôm có điện trởsuấtρ = 1,1.10-6 Ω.m, đường kính tiết diện d= 0,5mm, chiều dài dây là 6,28 m. Điện trở lớn nhất của biến trở là:
A. 35,2 Ω
B. 352 Ω
C. 3,52Ω
D. 3,52.10-3 Ω

Câu 8. Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây sẽ thay đổi:
A. Điện trở suất của chất làm biến trở của dây dẫn.
B. Tiết diện dây dẫn của biến trở.
C. Nhiệt độ của biến trở.
D. Chiều dài dây dẫn của biến trở.

PHẦN 3: TỰ LUẬN (4 ĐIỂM)

Câu 1:(1,0 điểm)Đèn compact có kích thước nhỏ, gọn, hoạt động ổn định, hiệu suất sử dụng cao nhưng phạm vi chiếu sáng hẹp và khi một bộ phận của đèn hỏng phải mua đèn khác với giá khá cao. Đèn ống có kích thước lớn, có nhiều bộ phận nên đèn có thể hoạt động không ổn định nhưng đèn ống có phạm vi chiếu sáng rộng hơn, khi một bộ phận của đèn hỏng chỉ cần thay thế bộ phận đó. Em hãy:
a)Nêu một ưu điểm và một nhược điểm của mỗi đèn,
b)Cho biết loại đèn nào dùng trong lớp học, loại đèn nào dùng cho bàn học để có hiệuquả cao nhất?

Câu 2: (1,0 điểm)Một dây dẫn đồng chất có điện trở suất 0,6.10-8Ω.m, tiết điện đều 0,1 mm2, chiều dài 10m. Em hãy tính điện trở của dây dẫn này.

Câu 3:(2,0 điểm)Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1=40 Ω và R2= 60 Ω mắc song song. Đặt hiệu điện thế không đổi bằng 12 V giữa hai đầu đoạn mạch AB.
a)Tính điện trở tương đương của đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch chính.
b)Tính điện năng tiêu thụ của toàn mạch trong 45 phút theo đơn vị kW

1
7 tháng 1 2022

1B

2D

3A

4B

5A

6B

7A

8D

15 tháng 10 2018

Đáp án C

Biểu hiện có từ trường là có lực từ tác dụng: Cuộn dây có dòng điện quấn quanh lõi sắt, hút được những vật nhỏ bằng sắt.

17 tháng 12 2019

Đáp án: A

Ta có: Độ mau, thưa của đường sức từ trên cùng  một hình vẽ cho ta biết chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu

Từ hình ảnh từ phổ của hai nam châm trên, ta thấy ở nam châm a, số đường mạt sắt mau (dày) hơn số đường mạt sắt ở nam châm b

=> Từ trường của nam châm a mạnh hơn từ trường của nam châm b

30 tháng 12 2016

1: Vì dòng điện có khả năng tác dụng lực lên kim nam châm, làm kim nam châm lệch khỏi hướng bắc nam.Để xác định chiều của đường sức từ trng lòng ống dây có dòng điện chạy qua ta dùng quy tắc nắm tay phải. Quy tắc nắm tay phải: nắm bàn tay phải rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

2: Lấy một thanh sắt. Từ từ đưa thanh kim loại cần nhận biết đó vào gần thanh sắt. Nếu thanh kim loại đó hút thanh sắt thì thanh kim loại đó là nam châm.

3: Lấy thêm 1 nam châm khác có chỉ rõ cực bắc nam(nam châm 2). Đưa lần lượt 2 cực của thanh nam châm 2 vào 1 cực của thanh nam châm cần xác định(nam châm 1). Nếu cực bắc của thanh nam châm 2 hút 1 cực của thanh nam châm 1, thì cực của thanh nam câm 1 ấy là cực nam. Cực còn lại là cực bắc.

4: Từ trường tồn tại ở không gian xung quanh thanh nam châm, xung quanh dòng điện. Cách nhận biết từ trường: đưa từ từ 1 kim nam châm vào không gian cần xác định. Nếu kim nam châm bị lệch khỏi hướng nam bắc thì chứng tỏ không gian ấy có từ trường và ngược lại.

5: Lực đó được gọi là lực điện từ. Để xác định chiều của lực đó, ta dùng quy tắc bàn tay trái.

Chúc bạn học tốt.

14 tháng 12 2022

ưii

3 tháng 2 2017

+ Khi đưa nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây thì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên, một đèn LED sáng lên (giả sử đó là đèn màu đỏ)

+ Khi kéo nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây, số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm, đèn thứ hai sáng lên (đèn màu vàng).

Vì ban đầu hai đèn LED (một màu đỏ, một màu vàng) mắc song song và ngược chiều nhau nên từ kết quả thực nghiệm trên ta rút ra được: Dòng điện cảm ứng trong hai trường hợp trên ngược nhau.

18 tháng 10 2018

Đáp án: B

Để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường, ta đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc - Nam