K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ca dao dân ca phản ánh đời sống, tình cảm, tư tưởng của con người, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa. Vì là sản phẩm có tính truyền miệng nên ở mỗi địa phương sẽ có những dị bản. Bài viết này chúng tôi sẽ báo cáo về việc sưu tầm một số dị ca dao vẫn tồn tại ở địa phương các vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

     Văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng là những sản phẩm của người lao động. Được hình thành từ thời xa xưa nhằm đáp ứng nhu cầu bày tỏ tình cảm đời sống tinh thần phong phú của nhân dân ta. Tính dị bản là một trong những đặc điểm thú vị của ca dao, cho nên mới có tình trạng cùng là một bản nhưng câu chữ có thể khác nhau, tuy nhiên nội dung thì không thay đổi.

      Bài nghiên cứu tập trung khai thác và phân tích một số dị bản của các ca dao nhằm có cơ sở đối chiếu, so sánh. Từ đó thấy được sự phong phú, đặc sắc của ca dao cũng như sự biến hoá tài tình của nhân dân ta trong việc lựa chọn câu chữ để thể hiện đời sống tư tưởng, tình cảm.

      Hẳn nhiều người đều biết đến bài ca dao “Tát nước đầu đình” một trong những bài ca dao rất hay, sâu sắc. Đây là bài ca dao nói về tình yêu đôi lứa, chàng trai tỏ tình với người con gái thông qua chuyện vá áo, khâu áo. Với bài ca dao này người ta tìm thấy với hai dị bản. Bản ở Phú Yên không nói đến lợn mà nói đến heo; không nói từ khâu mà nói từ vá, không “giúp đôi chăn” mà “giúp đôi áo”, không “đèo buồng cau” mà “đèo bông tai”,... Tính dị bản khiến mỗi bài ca dao mang đậm đặc trưng của vùng miền, thể hiện được sự phong phú và tinh tế trong việc lựa chọn từ ngữ, hình ảnh của nhân dân ở từng địa phương.

      Trong kho tàng ca dao dân ca còn có rất nhiều nhưng dị bản khác, chẳng hạn trong bài ca dao:

Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng

Về kinh ăn cá về đồng ăn cua

Lại có một dị bản khác:

Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng

Về bưng ăn ốc về đồng ăn cua

      Chúng ta không bàn đến câu nào đúng, câu nào sai vì ở mỗi vùng miền đều có những nét đặc trưng khác nhau. Quê anh có sông thì quê tôi có rạch, quê anh nhiều cá thì quê tôi nhiều ốc. Tôi thuận theo đặc trưng của quê tôi để viết, chẳng ai cấm cản được. 

      Trong chùm ca dao châm biếm cũng ghi nhận rất nhiều những bài ca dao biến thể, chẳng hạn:

Chồng người đánh bắc dẹp đông

Chồng em ngồi bếp giương cung bắn mèo

Thì lại có dị bản khác:

Chồng người đánh bắc dẹp đông

Chồng em ngồi bếp sờ mông con mèo

      Tuy khác nhau ở các từ ngữ nhưng về nội dung cơ bản thì vẫn giống nhau, vẫn là để phê phán những ông chồng vô tích sự, không làm nên trò trống gì trong xã hội, không giúp được gì cho gia đình, mọi công việc đều đổ dồn lên đầu người phụ nữ. Chùm ca dao than thân, trách phận với motip quen thuộc như thân em, chiều chiều cũng ghi nhận khá nhiều các bài ca dao dân ca có các dị bản khác nhau như:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều 

Thành:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Mẹ ơi mẹ hỡi mau mau gởi tiền

      Chúng ta thấy vế đầu tiên của bài ca dao vẫn giữ nguyên, chỉ khác ở câu thơ thứ hai. Từ “trông về quê mẹ…” sửa thành “mẹ ơi mẹ hỡi mau mau gởi tiền”, ý tứ của bài ca dao thứ hai có vẻ thời đại hơn, trần tục hơn, có lẽ nó ra đời sau, dựa trên sự cải biên của bài ca dao một.

      Một số bài ca dao trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng có các dị bản khác như:

                          Dạy con từ thuở còn thơ

Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về thành “dạy vợ từ thuở ban sơ mới về”

      Còn rất nhiều các bài ca dao có những dị bản hay mà trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chưa nghiên cứu được. Có thể nói tính dị bản là một trong những nét đặc sắc của ca dao dân ca Việt Nam nói riêng và kho tàng văn học dân gian Việt Nam chung. Dị bản không chỉ xuất hiện trong ca dao, tục ngữ mà còn có trong truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn,… Việc tiếp tục triển khai các bài nghiên cứu về tính dị bản trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về tính phong phú, sinh động của thể loại văn học truyền miệng này. Từ đó  có cơ sở để khám phá những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của nó.

 

20 tháng 9 2017

Những câu chuyện có liên quan đến Trần Quốc Tuấn hoặc những bài thơ viết về ông

- Ba lần đánh quân Nguyên Mông

- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thế kỉ XIII ( Hà Văn Tấn- Phạm Thị Tâm

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

1. Chuẩn bị viết

- Lựa chọn đề tài:

+ Viết tham khảo ở trên đã gợi ý một đề tài nghiên cứu cụ thể dựa vào các văn bản vừa học, bạn có thể viết bài nghiên cứu về hình tượng Xúy Vân qua lớp chèo Xúy Vân giả dại nhân vật tri huyện qua cảnh tuần huyện đường chấm Ngoài ra, bạn có thể nghĩ tới một số đề tài khác như hai chấm nội dung thường gặp trong các tích chèo, tuồng, múa rối nước; một hình tượng nhân vật hay một lớp màn nổi bật trong chèo, tuồng; đạo cụ của chèo phải tuồng múa rối nước; vũ điệu trong chèo, tuồng chiếc quạt trong chèo; mặt nạ tuồng; hình thức xưng danh của nhân vật; cách bài trí sân khấu chèo phải tuồng; trống và các loại nhạc cụ khác của chèo, tuồng;   việc vận dụng từ ngữ,i thành ngữ, ca dao trong lời thoại của nhân vật chèo; ...

+ Đề tài được lựa chọn nên gắn liền với một vấn đề nào đó (tức là câu hỏi nghiên cứu ) còn khiến bạn băn khoăn tìm lời đáp, từng gây cho bạn ít nhiều khó khăn khi bạn muốn đến với các loại hình sân khấu dân gian.

+ Đề tài có thể được nảy sinh qua trao đổi với bạn bè hoặc người khác, thích hoặc không thích các loại hình sân khấu dân gian. Những ý kiến khen phải chê đều có thể gợi nhiều suy nghĩ và mở đường cho việc nghiên cứu, khám phá.

Thu thập thông tin:

Để có được những ý tưởng và luận điểm cần thiết cho báo cáo nghiên cứu, cần tìm đọc/ xem các tài liệu, sách, báo, các phương tiện thông tin và truyền thông… có liên quan để nắm được những ý kiến bàn luận đã có. Cũng có thể gặp trực tiếp các nghệ nhân, diễn viên để học hỏi, tham khảo ý kiến.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Đề cương tham khảo hình tượng Xúy Vân qua lớp chèo Xúy Vân giả dại

* Đặt vấn đề: 

- Nêu lí do, mục đích, nhiệm vụ của đề tài

+ Chèo từ lâu đã là một loại hình nghệ thuật dân gian đại diện cho tiếng nói của những người dân bình thường trong xã hội xưa, là tấm gương phản chiếu cuộc sống con người dưới chế độ phong kiến.

+ “Xúy Vân giả dại” là một trích đoạn tiêu biểu mà đã được đưa vào chương trình học trung học phổ thông. “Xúy Vân giả dại” là trích đoạn thể hiện tập trung được bi kịch tình yêu và nội tâm đầy mâu thuẫn của nhân vật Xúy Vân một cách đặc sắc.

+ Sự sáng tạo của dân gian trong lớp trò “Xuý Vân giả dại” đã phả hơi thờ nhân văn vào tác phẩm, vào nhân vật. Hình tượng Xúy Vân mang lại tư tưởng mới mẻ, vượt ra khỏi phong tục lễ giáo truyền thống.

Giải quyết vấn đề:

a. Khái quát nhân vật trong Chèo:

- Đặc điểm chung của chèo

- Đặc điểm các nhân vật nữ trong chèo:

+ Nữ chính

+ Nữ lệch

+ Nữ pha

b. Nhân vật Xúy Vân: 

- Xúy Vân là một cô gái xinh đẹp, đảm đang và nàng lúc nào cũng mang trong mình khát khao hạnh phúc.

- Xúy Vân phải chịu những bất công đau khổ nhưng vẫn giữ gìn phẩm hạnh.

- Xúy Vân phá bỏ những lễ giáo phong kiến, phá cách táo bạo tự tìm hạnh phúc cho bản thân.

- Bi kịch Xúy Vân: từ giả điên trở thành điên   

- Lí giải nguyên nhân dẫn tới bi kịch 

* Kết luận: 

- Hình tượng Xúy Vân là hình tượng mang tính sáng tạo và cũng gây nhiều tranh cãi trong văn học.

- Nhân vật đáng trách nhưng đáng thương nhiều hơn.

- Phản ánh thực trạng xã hội thời xưa với những bất công của người phụ nữ.

- Liên hệ 1 số nhân vật tác phẩm khác.

7 tháng 5 2023

Các bước

Kiểu bài Báo cáo kết quả nghiên

cứu một vấn đề

Kiểu bài Nghị luận về một vấn đề xã hội

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định đề tài nghiên cứu. Đề tài phải có tín thiết thực, phù hợp.

Chọn đề tài mà bản thân thấy quen thuộc, hứng thú, có những ý kiến khác biệt

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Chia thành các đề mục, bố cục rõ

ràng

Cần có luận điểm, dẫn chứng lý lẽ. Bố cục cần được sắp xếp cho phù hợp

Bước 3: Viết bài

- Nhan đề ngắn gọn, xúc tích, có

nội dung và từ khóa.

- Có phần tóm tắt.

- Sử dụng ngôn ngữ khách quan,

không dùng ngôn ngữ địa phương.

- Triển khai ý thành đoạn, thành bài (mỗi

đoạn tương ứng với một luận điểm).

- Có từ ngữ liên kết.

Bước 4: Xem

lại chỉnh sửa

Chỉnh sử phải theo đúng logic, thứ

tự.

Luận điểm,dẫn chúng rõ ràng. Sắp xếp

phải hơp lý