Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 2:
. Đối với những bạn đi bộ đến trường:
Khi đi ở đường làng, ngõ xóm, các bạn cần phải đi vào lề đường bên phải. Khi trời mưa to, tuyệt đối không được đi một mình, tránh đi vào khu vực ngập nước, mà chọn phần đường khô ráo để đi. Hạn chế tối đa việc đi lại khi trời đang mưa to.
2. Đối với những bạn đi bằng xe đạp đến trường:
Phải tuân thủ đúng luật giao thông, đúng quy định dành cho người đi xe đạp khi tham gia giao thông. Đi đúng phần đường quy định, đi về phía bên tay phải, không được đi hàng ngang, không đánh võng, không cười đùa, không được buông thả cả hai tay khi đang điều khiển xe. Không đèo quá một người, tức là chỉ được đi tối đa hai người trên một xe đạp. Khi đến các con đường có dốc cao, không được ngồi trên xe để lên dốc hoặc lao xuống dốc mà phải xuống xe dắt bộ cho tới hết đoạn dốc mới được lên xe để tiếp tục đi. Khi muốn rẽ sang đường, phải phanh giảm tốc độ, quan sát kĩ trước sau, khi thấy đảm bảo an toàn mới được rẽ sang. Không được đi xe đạp trên sân trường, phải sắp xếp xe ngay ngắn, đúng quy định tại lán xe.
3. Đối với những bạn được bố mẹ đưa đến trường bằng xe máy, xe đạp điện:
Phải thực hiện đúng luật giao thông dành cho người đi xe máy, xe đạp điện. Cả người điều khiển và người ngồi sau xe máy, xe đạp điện đều phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn, có cài quai đúng quy cách. Người điều khiển xe máy không được uống rượu bia trước khi tham gia giao thông. Nên đi với vận tốc bình thường là 40 km/giờ, không phóng nhanh vượt ẩu, đánh võng, luồn lách. Các bạn nhớ nhắc bố mẹ dừng xe ở ngoài cổng, không được đi xe vào trong sân trường.
Tất cả các nguyên nhân gây ra tai nạn, đều bắt nguồn từ ý thức của mỗi người khi tham gia giao thông. Nếu như ai cũng biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến sự an toàn cho những người lưu thông, thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc xảy ra. Riêng về phần HS chúng ta, ngay từ bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Liên đội và nhà trường tổ chức, để tuyên truyền luật giao thông cho gia đình và mọi người.
Đặc biệt khi các bạn đã kí cam kết thực hiện ATGT, thì không nên thực hiện theo cách đối phó, mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình. Ở trường ta, đa số các bạn đã thực hiện tốt luật ATGT đường bộ. Tuy nhiên, vẫn còn một số bạn chưa thực hiện tốt. Cuối mỗi buổi học, các bạn còn tập trung ở dưới lán xe, hoặc trước cổng trường, gây ùn tắc giao thông. Khi đi xe đạp trên đường,còn có bạn đánh võng, đi hàng hai, hàng ba, thậm chí còn bỏ cả hai tay khi đang đi xe.Đối với những bạn được bố mẹ đưa đến trường bằng xe máy hay xe đạp điện vẫn còn nhiều bạn không đội mũ bảo hiểm. Tôi mong rằng, qua buổi tuyên truyền hôm nay, chúng ta hãy loại bỏ ngay những hành vi không đúng trên. Và thông điệp tôi muốn gửi tới các bạn sau bài viết này là: “ATGT là hạnh phúc của mọi người. Bạn và tôi hày thực hiện tốt luật ATGT nhé!”
Câu 1:
Hình 1: Đi dàn hàng 4, hàng 5, và cười đùa khi tham gia giao thông.
Hình 2: Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác.
Việc bạn đi xe đạp điện để chân lên xe đạp và đẩy bạn đi là sai. Hành vi kéo, đẩy xe gây nguy hiểm cho người lưu thông và vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Nếu chẳng may xe hư, hoặc hết xăng thì người tham gia giao thông nên tìm biện pháp khác thích hợp hơn để đảm bảo an toàn và giữ gìn văn hóa giao thông.
Lỗi vi phạm của các bạn học sinh trong hình ảnh trên là:
- Đi dàn hàng 4, hàng 5, và cười đùa khi tham gia giao thông.
- Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác.
Quy định của pháp luật về việc tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện để đảm bảo an toàn:
- Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định
- Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước
- Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường
- Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép
- Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường
- Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ
- Xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ ba xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ hai xe trở lên
- Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô, điện thoại di động; người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô
- Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu
- Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy
- Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông
- Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.
- Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô;
Những lỗi mà Tâm và các bạn đã vi phạm:
-Chưa đủ tuổi đã đi xe máy
-Vượt đèn đỏ
Nếu là bạn của Tâm em sẽ khuyên Tâm hãy ngừng ngay những hành động đó lại, bởi vì nó rất nguy hiểm
1)Thực trạng: -Lạng lách , đánh võng.
-Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
-Cố tình trêu chọc lúc bạn bè đang lưu thông phương tiện trên đường.
-Uống rượu bia khi lái xe.
2)Giải pháp;
-Nhà trường, tập thể đưa ra quy định trừng phạt nặng những đối tượng mắc lỗi trên.
-Mở lớp giáo dục vấn đè an toàn giao thông cho học sinh vào giờ ngoại khóa.
-Tuyên truyền về hậu quả của những hành động không tích cực khi tham gia giao thông không đúng luật.
CHÚC BẠN HỌC TỐT.
a. H đã vi phạm pháp luật do tội ăn cắp:
Trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.....
B. Qua câu chuyện em học đc:
+ Cần sáng suốt, ko đc dại dột hay dễ tin tưởng vào điều sai trái.
+ Hạn chế chơi game, cần chăm chỉ học hành hơn.
+ Ko quá mê muội vào game giải trí dẫn đến nợ tiền.
..................
a) Trước hết nhận thấy, hành vi của Nam là hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể, Nam đã mắc các lỗi:
Lái mô tô, xe máy khi chưa đủ tuổi quy định
Vượt đèn đỏ gây tai nạn
_Trong trường hợp này, Nam có trách nhiệm là:
Gọi xe cứu thương để đưa chị L đến khám ở bệnh viện
Chịu xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật
Gia đình Nam phải có trách nhiệm chăm sóc, bồi thường cho chị L.
Câu b mk ko bt
a)Như bạn kia trả lời
b)Theo em,bố của N sẽ phải chịu trách nhiệm trong sự việc kia vì cho N đi xe máy trong khi N chưa đủ tuổi đi
- Hành vi của Tú là sai trái đối với quy định của pháp luật.
- Các vi phạm pháp luật mà Tú mắc phải:
+ Đi xe máy khi chưa đủ tuổi quy định;
+ Vượt đèn đỏ → gây hậu quả: ông Ba bị thương nặng.
- Trách nhiệm của Tú trong sự việc này:
+ Tú và gia đình Tú phải xin lỗi ông Ba và có trách nhiệm bồi dưỡng, chăm sóc ông Ba;
+ Bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Đáp án:
1. Hành vi tham gia giao thông của 3 bạn trong tình huống trên là không đúng quy định và cần được cải thiện. Đầu tiên, việc không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện là vi phạm quy định về an toàn giao thông. Bên cạnh đó, việc mải mê nói chuyện và không tập trung lái xe đã gây tai nạn và gây thương tích cho cả 3 bạn.
2. Để góp phần vào việc nâng cao ý thức tham gia giao thông ở trường học hoặc địa phương, em có thể áp dụng những biện pháp sau:
- Tổ chức buổi tuyên truyền về an toàn giao thông: Em có thể tổ chức buổi nói chuyện, thảo luận, hoặc trình chiếu về quy tắc giao thông, tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm, và những hậu quả nếu không tuân thủ quy định.
- Tổ chức các hoạt động thực hành: Em có thể tổ chức các buổi thực hành lái xe đạp an toàn, giúp học sinh nắm vững các quy tắc và kỹ năng lái xe đạp đúng cách.
- Xây dựng bảng thông báo và poster: Em có thể thiết kế và treo bảng thông báo, poster về an toàn giao thông ở các điểm tập trung của trường hoặc địa phương, nhắc nhở mọi người tuân thủ quy tắc giao thông.
- Tham gia các cuộc thi về an toàn giao thông: Em có thể tham gia các cuộc thi về an toàn giao thông để rèn kỹ năng và kiến thức của mình, và sau đó chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức này với bạn bè và cộng đồng.
- Tạo ra một môi trường thân thiện với an toàn giao thông: Em có thể tạo ra một môi trường ở trường hoặc địa phương nơi mình sinh sống, nơi mọi người đều tự giác tuân thủ quy tắc giao thông và khuyến khích nhau làm điều đó.