K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 8 2021

Tham khảo

Bốn câu thơ cuối bài thơ Quê hương cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. Ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. Trong xa cách, nhà thơ “luôn tưởng nhớ” tới quê hương. Niềm thương nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá “rẽ sóng chạy ra khơi” với “chiếc buồm vôi”, chiếc buồm đã trải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài, bằng ấn tượng “màu nước xanh” của biển, màu “bạc” của những con cá. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên thật tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng làm sao! (Câu cảm thán)

17 tháng 3 2021

Trong bài thơ Quê hương, nhà thơ Tế Hanh đã miêu tả rất thành công và chân thực hình ảnh của những người dân làng chài quê ông. Thật vậy, qua hình ảnh của những người dân lao động, nhà thơ Tế Hanh còn đồng thời bộc lộ những tình cảm của mình đối với người dân cũng như làng chài quê hương. Đầu tiên, nhà thơ đã mở đầu bài thơ bằng khung cảnh ra khơi đánh cá người dân làng chài:"Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng. Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá". Người đọc cũng thấy được tình yêu quê hương của nhà thơ đã được gửi gắm vào những vần thơ miêu tả con người và cánh buồm trong bài. Những người dân khỏe khoắn yêu lao động :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang". Những từ như "phăng, mạnh mẽ, vượt" thể hiện được sức vóc phi thường của những người dân chài bình dị, siêng năng và yêu lao động. Thứ hai, hình ảnh những người dân làng chài lại một lần nữa được thể hiện ở những câu thơ miêu tả cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập. Những câu thơ chính là bài ca về lao động, bài ca về khát vọng no ấm của những người dân làng chài. Trong khung cảnh bình dị, no ấm của người dân, hình ảnh những người dân chài bình dị hiện lên. Hình ảnh gợi tả giàu sức biểu cảm "làn da ngăm rám nắng", "thân hình nồng thở vị xa xăm". Người đọc dường như thấy được sự chăm chỉ làm lụng cũng như tình yêu biển, tình yêu lao động của những người dân bám biển siêng năng. Xen lẫn những sự vất vả, họ hàng ngày vẫn bám biển vì miếng cơm manh áo và vì những thứ "xa xăm" trong đời sống tinh thần của họ. Chao ôi, những thứ xa xăm đó chính là tình yêu của họ dành cho biển cả, gia đình và quê hương! Tóm lại, qua bài thơ Quê hương, tác giả Tế Hanh đã miêu tả rất thành công hình ảnh của những người dân làng chài chăm chỉ làm lụng và có tình yêu lao động đáng khâm phục.

17 tháng 3 2021

ý kiến nào em?

18 tháng 2 2021

Trong tiềm thức của con người Việt Nam, tiếng tu hú là tiếng gọi mùa: 'Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng...". Đó là mùa hạ chói chang ánh nắng và đi cùng với đó là những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Tiếng tu hú thân quen bất chợt vang vọng gợi lên trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang sục sôi ước mơ, khát vọng nhưng bị mất tự do ấy bao suy tưởng về một mùa hè ngập tràn màu sắc và niềm vui. Mới hồi tưởng thôi đã đủ cồn cào khao khát lao ra trời cao mà nhảy nhót hát ca. Thật tuyệt vời! Không những vậy, tác giả đã vẽ lên bức tranh mùa hè sông động và tươi tắn bằng những từ ngữ giản dị, nhưng đầy sức gợi hình, gợi cảm. Nếu không có niềm gắn bó tha thiết với cuộc đời, không có niềm khao khát tự do mãnh liệt, không có một tâm hồn tinh tế nhạy cảm và một trí tưởng tượng vô cùng phong phú thì nhà thơ không thế viết được những câu thơ tuyệt vời đến thế... Một tiếng chim thôi cũng gợi trong tâm tưởng nhà thơ cả một trời thương nhớ về những mùa hè nồng nàn của quê hương. Những âm thanh rạo rực và hình ảnh tươi đẹp, tràn đầy sức sống của mùa hè nối nhau hiện lên trong tâm trí của tác giả. Phải yêu thương quê hương đến độ nào tác giả mới có thể đưa ra được những cảm nhận như vậy thì đó có thể là cảm xúc đã chín muồi của con người tha thiết yêu cuộc sống, gắn bó máu thịt với quê hương dường như mới có nỗi nhức nhối không nguôi đến như thế.

TK#

Khi con tu hú gọi bầy, trong hoàn cảnh tách biệt với cuộc sống bên ngoài, người chiến sĩ cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt hơn, tù túng hơn, vì vậy mà càng thêm khát khao cháy bỏng hướng đến cuộc sống tự do tươi đẹp bên ngoài Tố Hữu, bằng cảm xúc chân thật của mình, đã cất lên tiếng nói tâm tình tha thiết của người chiến sĩ cộng sản suốt đời chiến đấu cho lí tưởng và tâm hồn khát khao tự do đến cháy bỏng trong bài thơ “Khi con tu hú”.Nhan đề bài thơ là một sự diễn đạt chưa trọn ý một cách kì lạ. Kì lạ bởi chính chỗ chưa trọn vẹn đó đã mở ra bao nhiêu liên tưởng. Giờ đây, người ta không còn thấy bóng dáng cô đơn, nặng nề của người tù Tố Hữu mà chỉ nghe tiếng lòng nhà thơ đang rộn ràng, ngân vang khi đón nhận lấy tiếng chim tu hú từ xa rộn về. Tu hú gọi bầy là âm thanh hết sức quen thuộc ở chốn làng quê Việt Nam, báo hiệu cho sự chuyển mình của sự sống - mùa hè về. Mười chín tuổi, còn trẻ trung, bồng bột, người thanh niên Tố Hữu đã tìm thấy cho mình lí tưởng cao đẹp cuộc đời. Những bước đi không mỏi mệt trên chặng đường chông gai, phút chốc phải dừng đột ngột, bị bó buộc tù hãm khiến cho Tố Hữu không khỏi có lúc thốt lên chua xót: “Cô đơn thay là cảnh thân tù”. Nhưng rồi phút giây ấy cũng nhanh chóng đi qua, nhường chỗ cho không gian cảnh vật tràn trề nhựa sống: những bông lúa chín, hạt bắp vàng, ánh nắng đào, trời xanh rộng, đôi sáo diều, tiếng ve ngân...