K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2023

Bài thơ " Hương nhãn" của Trần Đăng Khoa với những câu thơ đơn giản, nhẹ nhàng. Nó như một câu chuyện kể về mùa nhãn chín. Hàng năm cứ đến mùa nhãn chín thì sẽ có người anh về thăm nhà và trèo lên để vặt nhãn. Năm nay nhãn lại chín rồi nhưng không thấy người anh về thăm nữa. Cây nhãn đó là vượt qua khó khăn, khi bom giội nhưng nhãn vẫn chín rộ. Hương nhãn bay phảng phất bên bàn học làm người em nhớ đến anh trai đang còn chiến đấu nơi xa. Không chỉ người em mà mẹ cũng luôn thao thức để chờ anh về, mong ngóng anh.

22 tháng 3 2023

Có biết bao nhiêu cảm nhận trong lòng của những người con về lời ru của mẹ. Tiếng mẹ à ơi ngọt ngào là những gì tha thiết nhất luôn vỗ về con từ thưở lọt lòng đến khi những bước chân con đã đi đến được những nẻo đường đời, mà ta vẫn không đi hết được lời ru của mẹ. Tình mẹ qua những lời ru thiết tha ấy là bao điều ta nghĩ suy, chẳng bao giờ vơi cạn để cho ta tạc dạ ghi lòng.

Tuổi thơ của tôi trong lời ru của mẹ là cả 10 năm trời lời ru đơn côi, 10 năm trời cha đi đánh giặc. Còn một mình mẹ với năm đứa con ngơ ngác, nhỏ dại trong một thời đất nước có chiến tranh. Hình ảnh mẹ hao gầy như những đêm trăng khuyết, trên vai mẹ phải gánh bao gánh nặng nhọc, khổ đau. Nhưng lời ru của mẹ cho con là cả một vầng trăng tròn. Con đường ra trận của cha vào chiến trường miền Nam ngày càng xa hun hút, 10 năm trời đằng đẵng lòng mẹ tái tê. Nhưng lời ru của mẹ cho con là một mùa xuân ấm áp và hương thơm nồng của một mùa quả chín mẹ trao gửi cho con. Hình ảnh mẹ tôi tất tả bước chân trên những khúc đê quanh co của miền quê Phú thọ, tà áo mỏng manh của mẹ càng mỏng manh hơn trong mỗi chiều ngược gió. Thế nhưng đằng sau đó mẹ vẫn tìm về những lời ru bình yên cho con, mẹ vẫn tìm về những lời ru với cả một mùa hoa thơm trái ngọt. Lời ru đong đầy hạnh phúc và niềm tin sáng tươi trên mỗi nẻo đường đời. Tôi hiểu được mẹ tôi trong lời ru ấy và điều tôi hiểu được hơn rằng mẹ tôi chỉ là một hình ảnh rất nhỏ trong kỳ tích của dân tộc mà bao bà mẹ Việt Nam của chúng ta đã làm nên. Những kỳ tích về những chiến công của dân tộc đã dựng lên một bức tượng đài về mẹ Việt Nam đẹp như một huyền thoại.
         
Lời ru của mẹ cho chúng ta lớn lên, cho ta viết được bao vần thơ tặng mẹ, đi dọc những lời ru tha thiết ấy cho ta hiểu được lòng mẹ dành cho con dài rộng biết chừng nào. Trong lời ru của bao bà mẹ, khổ đau đắng cay mẹ giấu vào lòng để cho con hưởng trọn một lời ru ngọt ngào thênh thang hạnh phúc. Để cho con biết qua khổ đau khó nhọc sẽ có một ngày tươi đẹp ở đường đời. Để cho con biết thương những vầng trăng khuyết như dáng mẹ hao gầy năm xưa. 

Lời ru của mẹ vấn vương suốt cuộc đời mỗi chúng ta, ta viết sao cho đủ lòng mẹ qua lời ru thiết tha ấy, để cho ta đi hết cuộc đời này vẫn không đi hết được những lời ru của mẹ .

Chúc bạn họi tốt !

TK:

Bài thơ "Nơi tuổi thơ em" đã khắc họa chân thực, giản dị, mộc mạc khung cảnh tuyệt đẹp của quê hương và thể hiện được tình cảm của tác giả dành cho quê hương của mình. Thật vậy, bức tranh quê hương tươi đẹp, giản dị hiện lên gắn liền với tuổi thơ của chính tác giả. Quê hương có dòng sông xanh, vầng trăng tròn bên khóm tre, cầu vồng bảy sắc bắc qua đồi xanh biếc, cánh đồng xanh tươi, cánh cò trắng, ngày mưa tháng nắng, hương cỏ dại. Bên cạnh những khung cảnh tuyệt vời ấy, trong tuổi thơ quê hương của tác giả còn có những giá trị hết sức quý báu đó là dòng sữa mẹ, lời ru tha thiết ngọt ngào bên nôi, hạt mưa đọng trên áo mẹ cha, khúc dân ca. Biện pháp liệt kê được sử dụng đã góp phần khắc họa được bức tranh thiên nhiên bình dị và tình cảm sâu nặng dành cho quê hương. Từ láy được sử dụng: lửng lơ, tha thiết, ngọt ngào, ấp yêu đã tạo bức tranh quê hương thêm sinh động. Từng lời thơ mềm mại, nhẹ nhàng, tha thiết và vui tươi cho thấy được sự trân trọng của tác giả đối với những giá trị và vẻ đẹp bất tận đi liền với tuổi thơ của quê hương mình. 

Bạn tham khảo nha: 

Quê hương - hai tiếng thân thương, nó đã đi vào tiềm thức của mỗi con người. Khi nhắc về quê hương chúng ta sẽ không ngừng thổn thức. Vậy nên nhiều tác giả đã được đề tài quê hương vào tác phẩm của mình. Với bài thơ " nơi tuổi thơ em" quê hương được hiện lên là dong sông xanh, là vầng trăng tròn, là khóm tre làng,... đó đều là những hình ảnh quen thuộc. Quê hương là nơi với cảnh đồng xanh tươi, với đàn cò trắng bao nhiêu ký ức tuổi thơ bỗng ùa về trong chúng ta. Ở nơi đó còn có hình ảnh người mẹ ẩn hiện trong bóng dáng của quê hương. Mẹ qua nỗi nhớ của tác giả đó là dòng sữa ngọt ngào nuôi lớn mỗi chúng ta. Tiếng ru ầu ơi đi ta vào giấc ngủ say. Hay đó là sự vất vả của cha mẹ khi những giọt nắng mưa đọng trên áo. Đó là những hình ảnh tuổi thơ luôn đẹp mãi trong lòng chúng ta.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 9 2023

a. Viết đoạn văn nêu cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ thực chất là trả lời câu hỏi “Bài thơ gợi cho em những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao?”.

b. Khi viết các em cần chú ý:

- Đọc kĩ để hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Xác định các yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng và gợi cảm xúc cho em.

- Viết đoạn văn nêu rõ: Em có cảm xúc về vấn đề gì? Cảm xúc của em như thế nào? Điều gì đã mang lại cho em cảm xúc đó? Vì sao?

19 tháng 10 2023

Ai giúp với ạ tui cho sao 

 

28 tháng 10 2023

Sau khi đọc bài thơ "Dáng đứng Việt Nam" của Lê Anh Xuân, tôi cảm thấy rất tự hào và cảm động về con người, văn hóa và đất nước Việt Nam. Bài thơ đưa tôi trở lại với bộ môn Thể dục Quốc phòng trong thời sinh viên, cùng những bài tập gập ghềnh để rèn luyện dáng đứng thẳng của một người lính Việt Nam.Tôi đọc từng câu thơ, từng đoạn văn với cảm xúc đan xen, khi nghe lời bạn thơ nhắc đến tinh thần cường tráng trong những người lính, tôi cảm thấy lòng mình yêu đất nước hơn bao giờ hết. Tôi nhìn những đồng đội xung quanh, những người cùng tôi chạy bộ, nhảy dây, trải qua những giờ phút đau đớn để rèn luyện thân thể, tôi thấy mình như một người lính.Bài thơ cũng khiến cho tôi nhớ về ông bà, cha mẹ và những người đi trước, những người đã góp phần vào thống nhất đất nước và bảo vệ sự độc lập cho Việt Nam. Tôi hy vọng sẽ được bồi đắp và gìn giữ tinh thần anh hùng của dân tộc, luôn luôn đứng thẳng với chính nghĩa, học tập và làm việc chăm chỉ để xây dựng đất nước ngày càng phát triển và giàu mạnh hơn.Tóm lại, đọc bài thơ "Dáng đứng Việt Nam" đã giúp tôi có thêm sức mạnh để đứng thẳng, tự hào và yêu quê hương hơn bao giờ hết. Tôi rất cảm ơn tác giả Lê Anh Xuân đã viết nên bài thơ ý nghĩa này.

19 tháng 3

bài thơ trên thuộc thể thơ gì ?