K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hai đoạn thơ cuối trong bài thơ "Ngàn sao làm việc" khắc họa khung cảnh cảnh bầu trời đẹp đẽ với quá trình lao động không ngừng nghỉ của những chòm sao. Hàng ngàn ngôi sao cùng kết hợp với nhau tạo nên vẻ đẹp huyền ảo của bầu trời đêm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. Xuyên suốt hai đoạn thơ cuối là nghệ thuật nhân hóa: ngàn sao vui "làm việc", "phe phẩy chiếc quạt hồng"... Nghệ thuật nhân hóa ấy khiến những ngôi sao được nhân hóa càng thêm gần gũi. Trí tưởng tượng của tác giả như mở ra cả một dải ngân hà huyền diệu. Qua đó, tác giả muốn nhắn ngủ với chúng ta rằng: lao động và đoàn kết sẽ làm cho vạn vật trở nên đẹp đẽ, sinh động.

Không gian đêm trở nên sống động, Nhóm Đại Hùng với tinh thần rạng ngời. Bên bờ sông Ngân, họ lướt qua ngày tháng, Với niềm vui trong việc tát nước suốt đêm...

Trong bầu trời đêm, ngàn sao sáng láng, Cùng nhau làm việc không ngừng nghỉ. Phẩy chiếc quạt hồng vụt bay khắp không gian, Báo hiệu ngày mới tới, thời gian nghỉ ngơi đã đến.

Từng câu thơ cuối trong "Ngàn sao làm việc", Làm em cảm nhận sức sống và nhiệt huyết. Tác giả Võ Quảng đã tạo nên hình ảnh sống động, Khơi gợi trong trái tim em niềm tin và hy vọng.

26 tháng 9 2023

Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh đã giúp tôi cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên vào thời điểm giao mùa từ hạ sang thu. Trong khổ thơ đầu, nhà thơ đã đưa ra tín hiệu của mùa thu được cảm nhận qua qua từng giác quan: khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình qua ngõ). Những câu thơ đã giúp tôi hình dung rõ hơn về những chuyến biển của vạn vật trong thời điểm giao mùa. Thu sang, dòng chảy của con sông trở nên chậm chạp, không còn dữ dội, gấp gáp như mùa hè. Cánh chim trở nên vội vã hơn, bắt đầu chuẩn bị cho cuộc di cư. Đặc biệt, tôi rất ấn tượng với hình ảnh đám mây được tác giả miêu tả đang “vắt nửa mình sang thu”. Tôi có thể cảm nhận đám mây dường như cũng có cảm xúc, suy nghĩ. Nó đang phân vân, ngửa nghiêng về mùa hạ, nửa lại muốn ngả về mùa thu. Ở khổ thơ cuối, tác giả dùng những hình ảnh thiên nhiên để nêu ra triết lý. Các hiện tượng tự nhiên “nắng”, “mưa”, “sấm” là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. Còn “hàng cây đứng tuổi” muốn nói về con người từng trải, đã đi qua nhiều biến cố trong cuộc đời; họ đã trưởng thành hơn, không còn cảm thấy bất ngờ, lo lắng trước những biến cố nữa. Với thể thơ năm chữ ngắn gọn, ngôn từ giản dị cùng những hình ảnh giàu tính biểu tượng, bài thơ Sang thu không chỉ khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên lúc giao mùa mà còn gửi gắm triết lý sâu sắc về cuộc đời.

Khi đọc đoạn đầu bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh, cảm xúc của em vừa mơ hồ lại vừa phấn khởi như hòa vào không gian thu vắng vẻ và thơ mộng. Hiện vật là hơi ổi phả vào trong giỏ xe đã làm cho em nhận ra rằng mùa thu đã đến. Hơi ổi tượng trưng cho một nguồn cảm hứng mới, mang theo những ấm áp và thơm ngát của một mùa thu tuyệt đẹp. Em có cảm giác như sương mờ mịt chùng chình bay qua những ngõ đường, mang theo cái lạnh nhẹ của mùa thu, tạo ra một không khí ấm áp và nhẹ nhàng. Em cảm nhận được rằng mùa thu đã về, mang theo một nét đẹp và tình cảm như chưa từng có trước đây. Cảm xúc của em đối với bài thơ này là hạnh phúc và thư thái, và nó khiến em mong muốn được khám phá thêm nhiều hơn về vẻ đẹp của mùa thu trong toàn bộ tác phẩm.

23 tháng 11 2021

tham khảo

 

- Người chiến sĩ trong bài thơ với tâm hồn vô cùng nhạy cảm và tinh tế, chỉ bằng một tiếng gà trưa nhảy  trên đường hành quân xa, đã gợi dậy trong tâm hồn người chiến sĩ những kỉ niệm đẹp đẽ về tuổi thơ của mình.

- Bài thơ có mạch cảm xúc tự nhiên mà đầy sức gợi: được bắt đầu từ tiếng gà trên đường hành quân, người chiến sĩ nghĩ đến hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, hình ảnh người bà với tình yêu như chắt chiu, chăm lo cho cháu và niềm mong ước nhỏ bé của tuổi thơ. Tiếng gà trưa đã đi vào cuộc chiến đấu của người lính, khắc sâu hơn tình cảm quê hương, đất nước nơi người lính.

23 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

. Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ. Bỗng những kỉ niệm tuổi thơ bên bà ùa về bên tác giả.

Diễn biến mạch cảm xúc : hiện tại – quá khứ - hiện tại

Khi nghe thấy tiếng gà trưa trên đường hành quân - gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ: nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm - Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường

31 tháng 10 2023

Đọc bài thơ "Thả diều", em cảm thấy mình như được sống lại với những hồi ức tuổi thơ tươi đẹp. Đó là khoảng thời gian vô lo vô nghĩ có thể thỏa sức vui chơi, khám phá thế giới cùng bạn bè chơi những trò chơi thân thuộc như "Thả Diều". Qua bài thơ trên, em còn cảm nhận được tình cảm sâu sắc của tác giả Trần Đăng Khoa đối với quê hương đất nước và con người Việt Nam. Từ đó, em được tri nhận thông điệp trân trọng những kỉ niệm tốt đẹp của tuổi thơ và yêu quý, trân trọng vẻ đẹp quê hương của mình hơn.

31 tháng 10 2023

* Mở bài:

- Những nét khái quát về tác giả Trần Đăng Khoa và bài thơ Thả diều

- Dẫn vào đề: Bài thơ Thả diều nổi bật là nhờ những tình cảm đầy ấm áp và thân thuộc của tuổi thơ

* Thân bài:

- Khái quát nội dung bài tho Thả diều

- Cảm nhận về tình cảm của tác giả qua từng câu thơ

- Đánh giá về tài năng của tác giả và ý nghĩ trong thơ Trần Đăng Khoa

* Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị tác phẩm và tài năng tác giả

- Suy nghĩ riêng của bản thân về tác phẩm và ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm

10 tháng 1 2022

Tham khảo:
Qua các từ ngữ và hình ảnh: Tay bà khum soi trứng. Dành từng quả chắt chiu “Bà lo đàn gà toi. Mong chờ đừng sương muối”. Đã nổi bật lên hình ảnh một người bà trong tâm trí của cháu. Đó là một người bà tảo tần chắt chiu trong cảnh nghèo khó, luôn dành dụm tình yêu thương chăm lo cháu chắt mót cuối năm bán gà may quần áo mới cho cháu mình. Bà không quên bảo ban nhắc nhở cháu nếu có la rầy trách mắng cháu thì chẳng qua cũng là vì tình yêu thương cháu.

Tình bà cháu ở đây qua những kỉ niệm thật thắm thiết và sâu nặng. Bà đùm bọc chắt chiu chăm lo cho cháu. Cháu lại yêu thương và trọn lòng kính trọng biết ơn bà.

Văn bản 3. NGÀN SAO LÀM VIỆC (Võ Quảng) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1.Tìm hiểu chung Câu 1: Tìm hiểu, ghi vắn tắt thông tin giới thiệu về tác giả Võ Quảng. Em đã từng đọc tác phẩm nào của ông?   Câu 2: Cho biết thể loại của văn bản:  - Ở lớp 6, em đã học VB nào cùng thể loại với VB Ngàn sao làm việc + + - Hãy chỉ ra cách gieo vần trong bài thơ: . Câu 3: Bố cục của bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nội dung mỗi...
Đọc tiếp

Văn bản 3. NGÀN SAO LÀM VIỆC (Võ Quảng)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1.Tìm hiểu chung

Câu 1: Tìm hiểu, ghi vắn tắt thông tin giới thiệu về tác giả Võ Quảng. Em đã từng đọc tác phẩm nào của ông?

 


Câu 2: Cho biết thể loại của văn bản: 
- Ở lớp 6, em đã học VB nào cùng thể loại với VB Ngàn sao làm việc
+
+
- Hãy chỉ ra cách gieo vần trong bài thơ: .

Câu 3: Bố cục của bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nội dung mỗi phần là gì?

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2. Tìm hiểu hai khổ thơ đầu:

Câu 1: Cảnh vật ở hai khổ thơ đầu được miêu tả trong khoảng thời gian, không gian nào?
- Thời gian: 
- Không gian: 
Câu 2: Theo em, nhân vật tôi" trong bài thơ là ai? Nêu cảm nhận của em về tâm trạng cùa nhân vật tôi trong hai khổ thơ đầu.
- Nhân vật tôi:

- Tâm trạng:. 


Câu 3: Nêu ấn tượng chung về khung cảnh bầu trời đêm hiện lên qua trí tưởng tượng của nhân vật tôi.

 


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3. Đọc bốn khổ thơ còn lại và thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Chỉ ra những hình ảnh so sánh được nhà thơ sử dụng để miêu tả vẻ đẹp của bầu trời đêm:
- Dải Ngàn Hà: 

- Chòm sao Thần Nông:

- Những sao dọc ngang:

- Sao Hôm:

- Nhóm sao Đại Hùng tinh:
 
Câu 2: Tìm nét chung ở những hình ảnh so sánh trên.

 

- Tác dụng: ..

 


Câu 3: Đọc bài Ngàn sao làm việc, em hình dung một khung cảnh như thế nào?

 

 

Câu 4: Chọn phân tích một vài chi tiết gợi tả đặc sắc trong bài Ngàn sao làm việc

 

 

Giúp tôi vs! mai phải nộp.

0
22 tháng 9 2023

mù văn:))

22 tháng 9 2023

:))bạn nì hài ghê

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 9 2023

a. Viết đoạn văn nêu cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ thực chất là trả lời câu hỏi “Bài thơ gợi cho em những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao?”.

b. Khi viết các em cần chú ý:

- Đọc kĩ để hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Xác định các yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng và gợi cảm xúc cho em.

- Viết đoạn văn nêu rõ: Em có cảm xúc về vấn đề gì? Cảm xúc của em như thế nào? Điều gì đã mang lại cho em cảm xúc đó? Vì sao?