K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 6 2023

a)

Từ ghép: quần áo, học tập, học hành, học trò, thông minh, trường lớp, bạn bè, lễ phép, chăm chỉ, nô đùa.

Từ láy: ngoan ngoãn, thon thả.

Từ đơn: dạy, nghe, hiểu, nói.

b)

Danh từ: quần áo, học trò, trường lớp, bạn bè.

Tính từ: ngoan ngoãn, thông minh, lễ phép, chăm chỉ, thon thả.

Động từ: học tập, học hành, dạy, nô đùa, nghe, hiểu, nói.

20 tháng 4 2018

giúp mk với mn ơi :((

20 tháng 4 2018

Các cán bộ, giáo viên tiêu biểu đều có chung suy nghĩ như vậy khi chia sẻ về quá trình tự học và sáng tạo của mình. Ở những vùng thuận lợi, việc tự học thông qua các nguồn tài liệu trên mạng đã trở nên phổ biến. Thế nhưng, ở những nơi mạng internet chưa thể phủ sóng, các thầy cô cũng quyết không để mình thua kém. Cô giáo Nguyễn Thị Mai Xuân, Tổ trưởng tổ chuyên môn khối 1 và khối 2 Trường Tiểu học An Toàn (huyện An Lão) cho biết, xã chưa có internet thì cô xuống thị trấn tìm tòi tài liệu rồi mang về chia sẻ lại với đồng nghiệp.

“Nhờ vậy mà khi tham gia các cuộc thi cấp tỉnh, cấp huyện, trường cũng đạt được nhiều thành tích không thua kém các trường bạn. Đặc biệt, tại Hội thi đồ dùng dạy học tự làm tiểu học cấp tỉnh năm 2016, bộ sản phẩm của huyện An Lão đã đạt giải nhất, trong đó có 2 sản phẩm của Trường Tiểu học An Toàn”, cô Mai Xuân chia sẻ.

Với mỗi người trong số họ, việc học, sáng tạo có thể diễn ra ở bất kỳ lúc nào, nơi đâu và với bất kỳ ai. “Nhiều học sinh đã hỏi tôi, thầy luôn chia sẻ mọi thứ thầy biết, vậy thầy không sợ đến một lúc nào đó chúng em giỏi hơn thầy à? Tôi đã trả lời rằng, thầy học hỏi cách tư duy và suy nghĩ của các em luôn đấy chứ”, thầy Phạm Mạnh Cường, Phó Hiệu trưởng Trường THPT số 1 Phù Mỹ, trò chuyện.  

Yêu trò, tận tụy với nghề

Từ rất lâu, thầy Trần Gia Tín, Hiệu trưởng Trường Chuyên biệt Hy Vọng Quy Nhơn, ít có được những đêm ngủ ngon giấc. Chuyện nửa đêm nhận được điện thoại báo tin có học sinh trốn ra ngoài, sau đó thầy phải đi tìm về - đã trở nên thường tình. Những đêm không nhận được điện thoại, thầy cũng thao thức, sợ lỡ chợp mắt không nghe được chuông reo. Công tác quản lý một trường chuyên biệt là một thách thức lớn, buộc thầy Tín phải không ngừng tự học, sáng tạo và nêu cao đạo đức của một nhà giáo đầy trách nhiệm. “Thầy giống như một người cha chung của tất cả học sinh, bởi thầy chăm lo từ miếng ăn, giấc ngủ. Lúc các em ốm đau, thầy thức trắng đêm trong bệnh viện thay cho bảo mẫu, chờ phụ huynh ở xa chưa đến kịp”, các giáo viên của trường ghi nhận.

Thầy Trần Gia Tín, Hiệu trưởng Trường Chuyên biệt Hy Vọng Quy Nhơn (ngồi giữa hàng đầu) cùng đoàn vận động viên của trường tham dự Hội thi thể thao học sinh khuyết tật toàn quốc năm 2015.

Nhớ lại quãng thời gian chồng bị tai nạn giao thông, con còn bú, nhưng bản thân vẫn phấn đấu tham gia cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện và đều đặn có những sáng kiến giảng dạy được ngành GD&ĐT huyện đánh giá cao, cô Huỳnh Thị Hương, giáo viên Trường Mầm non thị trấn Bình Dương (huyện Phù Mỹ) bộc bạch: “Chỉ có lòng yêu nghề, yêu trẻ mới giúp tôi có đủ sức mạnh làm được tất cả điều đó. Tình yêu lớn lao đó không cho phép mình dễ dãi, viện lý do này nọ để lơ là với trẻ, mà ngược lại, nó buộc mình phải nỗ lực thật nhiều để vượt qua tất cả khó khăn”.

Tại cuộc thi viết về “Tấm gương Nhà giáo Việt Nam” do Công đoàn Giáo dục Bình Định phát động, đã có đến hai tác phẩm dự thi của hai giáo viên trẻ viết về thầy giáo Nguyễn Hữu Lộc, Hiệu trưởng Trường THPT số 3 An Nhơn với tất cả sự tôn trọng, tin yêu. Tất cả những việc thầy Lộc đã làm với tinh thần cống hiến hết mình để trường lớp khang trang hơn, phương tiện dạy học đầy đủ hơn, giáo viên được tạo điều kiện nâng cao chuyên môn và ổn định đời sống, học sinh khó khăn yên tâm đến trường, ra sức học tập tốt… thật sự là tấm gương sáng cho nhiều đồng nghiệp, học sinh - không chỉ trong nhà trường mà trong toàn ngành - cùng noi theo, học tập.

Ông Đào Đức Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT bày tỏ tin tưởng: “74 cán bộ, giáo viên được tôn vinh là những điểm sáng. Khi những điểm sáng, những tấm gương được nhân rộng, lan tỏa trong toàn ngành thì những khó khăn, bất cập lâu nay của ngành cũng sẽ dần được khắc phục”.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: "Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đầu tiên đấy mà học, Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiền lên mà học tử thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: "Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đầu tiên đấy mà học, Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiền lên mà học tử thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ với lòng người. Xin chớ bỏ qua. Đạo học hành thì người tốt nhiều, người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh tri." (Trích Bàn luận phép học, Nguyễn Thiếp) Câu 1: TH. Trong đoạn trích trên, tác giả Nguyễn Thiếp đã đề cập đến những cách học nào? Cách học đó mang lại lợi ích gì? Câu 2: VDC_ Viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm hãy bày tỏ suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành

1
29 tháng 7 2021

1. Tác giả đề cập đến cách học: ''Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiền lên mà học tử thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.''

2. 

Em tham khảo:

Như chúng ta đã biết, học và hành luôn đi đôi với nhau thiếu một trong hai cái này sẽ không thể đạt được kết quả như mong đợi.Học và hành có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau. Học và hành không có cái nào là quan trọng hơn vì cả 2 đều có mối liên hệ quan trọng tới việc học của học sinh.Nếu chỉ học mà không thực hành thì như ông bà ta thường ví von : “ Con tằm ăn dâu, đâu phải mà nhả dâu, mà là nhả tơ”, có nghĩa là con tằm ăn dâu mà không “ tiêu hóa” thì khác gì nó lại nhả ra đúng những gì đã ăn vào là dâu. Tương tự, con người có học màk hông hành thì cũng sẽ như con tằm không mang lại được một lợi ích gì cả, gây hậu quả lãng phí những kiến thực đã học.Còn nếu chỉ hành mà không học thì sẽ không đạt được thành công do không có đủ kiến thức, không có đủ hiểu biết, thế là vô tình trở thành kẻ phá hoại. 

29 tháng 7 2021

Bổ sung cho câu 1:

Tác dụng:  ''Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên.''

'' Đạo học hành thì người tốt nhiều, người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh tri." 

Câu chuyện về bạn Minh có lẽ bắt đầu từ rất nhiều ngày trước, đó là khi vào tiết học của thầy dạy Toán. Sau khi giảng hết phần lí thuyết, thầy giáo bắt đầu cho chúng em những đề toán để có thể áp dụng kiến thức vừa mới học vào. Những đề toán từ dễ cho đến khó, bài nào dễ thì có rất nhiều bạn xung phong lên bảng làm bài, nhưng bài khó dần nên những cánh tay cũng ít dần....
Đọc tiếp

Câu chuyện về bạn Minh có lẽ bắt đầu từ rất nhiều ngày trước, đó là khi vào tiết học của thầy dạy Toán. Sau khi giảng hết phần lí thuyết, thầy giáo bắt đầu cho chúng em những đề toán để có thể áp dụng kiến thức vừa mới học vào. Những đề toán từ dễ cho đến khó, bài nào dễ thì có rất nhiều bạn xung phong lên bảng làm bài, nhưng bài khó dần nên những cánh tay cũng ít dần. Khi đến bài tập thứ năm, cả lớp chỉ có một cánh tay dơ lên, đó là cánh tay của bạn Minh. Chúng em cũng không có bất ngờ gì cả, vì Minh luôn là một học sinh nổi tiếng ngoan ngoãn, học giỏi của lớp. Lần này cũng vậy, trước bài toán hóc búa nhất, Minh vẫn có thể giải được một cách trơn tru. Thầy giáo rất hài lòng nên cho Minh mười điểm vào sổ.

Nhưng sau đó, một lần đi xuống dưới lớp, thầy giáo đã phát hiện ra quyển sách giáo khoa của Minh chằng chịt những lời giải, thầy giáo đã vô cùng tức giận bắt Minh đứng lên trước lớp, thầy giáo cho rằng Minh đã lừa thầy dối bạn, vì quyển sách đã có lời giải nên Minh mới có thể làm tốt bài toán vừa rồi đến vậy. Và đặc biệt là ngay từ buổi đầu tiên thầy giáo vào lớp đã yêu cầu các bạn không được dùng những quyển sách cũ có lời giải, vì như thế sẽ ảnh hưởng đến sự sáng tạo. Trước sự giận dữ của thầy, Minh cũng vô cùng sợ hãi, lắp bắp nói: “Thưa….thầy…em không có nhìn lời giải trong sách…đây là do em tự làm”.

Lời thanh minh lắp bắp vì quá lo lắng, căng thẳng của Minh khiến cho thầy giáo nghĩ rằng Minh đến nước này rồi mà không thừa nhận hành vi của mình mà vẫn nói dối mọi người. Thầy giáo lớn tiếng quát: “Em bảo tôi tin tưởng vào mấy lời giải thích không có chút căn cứ nào của em ư? Viết bản kiểm điểm và nộp cho tôi vào giờ sau, nếu không thì cũng không cần vào lớp học của tôi nữa”. Thầy giáo đập bàn nói xong thì đi ra khỏi lớp, Minh ụp mặt xuống cánh tay vô cùng buồn bã, có phần uất ức. Thực ra trong lớp em không ai tin Minh là người như vậy cả, bởi Minh thông min học giỏi là điều ai cũng biết, bài toán vừa rồi minh hoàn toàn có đủ năng lực để làm. Nhưng vấn đề là ở quyển sách có lời giải mà Minh không chịu nói kia.

Từ ngày hôm ấy, Minh trở nên trầm lắng hơn hẳn, hơn nữa lại có phần hốc hác, mệt mỏi. Hôm nay có tiết toán, cũng là lúc Minh phải nộp lên bản tường trình, nhưng Minh lại không có mặt ngày hôm nay làm ai cũng lo lắng. Đúng như dự đoán, thầy giáo vô cùng tức giận, đang định mắng điều gì đó thì bạn Tú đứng lên nói với cả lớp: “Xin thầy và các bạn đừng trách Minh, nhà Minh nghèo lắm, không có tiền mua sách mới nên phải dùng những quyển sách cũ. Hôm nay Minh không đi học là vì mẹ Minh bị ốm, bạn ấy phải ở nhà chăm sóc mẹ. Nói đến đây cả lớp và thầy giáo đều hết sức ngỡ ngàng, thầy đã cho phép chúng tôi nghỉ một tiết học để cùng đến thăm Minh. Nhà Minh là một ngôi nhà rất nhỏ, vật dụng đơn sơ, khi chúng em đến nơi thì Minh đang giúp mẹ uống thuốc.

Chứng kiến cảnh ấy ai cũng xúc động, thậm chí em đã khóc, thầy giáo đã đến bên cạnh hỏi han tình hình sức khỏe của mẹ Minh và sau đó thầy đã xin lỗi Minh vì đã hiểu lầm Minh ngày hôm đó. Sau khi trở về thầy giáo đã kêu gọi mọi người quyên góp để giúp đỡ Minh, riêng thầy thì đóng vào quỹ ấy hai triệu, chúng em thì đóng góp theo tinh thần tự nguyện. Nghe đến đây, bố mẹ em đều vô cùng xúc động và nói em và các bạn phải giúp đỡ Minh nhiều hơn nữa trên lớp.

2
6 tháng 1 2023

tai sao vay

 

 

6 tháng 1 2023

cho xin loi giai coi có đc không 

nguoi anh em tot

Cho văn bản sau:NGƯỜI THẦY ĐỨC CAO ĐỨC TRỌNGÔng Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi.Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới...
Đọc tiếp

Cho văn bản sau:

NGƯỜI THẦY ĐỨC CAO ĐỨC TRỌNG

Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi.

Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng bọn nịnh thần. Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe. Cuối cùng ông trả lại mũ áo cho triều đình, từ quan về làng.

Học trò của ông, từ người làm qua to tới những người bình thường, khi có dịp thăm thầy cũ, ai cũng giữ lễ. Nếu họ có điều gì không phải, ông trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm. Khi ông mất,mọi người đều thương tiếc. Ông được thờ tại Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long.

(Theo Phan Huy Chú)

Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra các phần đó.

A. 3 phần, cụ thể là:


- Phần 1 (mở bài): giới thiệu về thầy Chu Văn An


- Phần 2 (thân bài): Thầy Chu Văn An vừa là người thầy giỏi, nghiêm khắc có nhiều học trò theo học thành tài vừa là bậc trung thần, đức trọng.


- Phần 3 (kết bài): Niềm tiếc thương và kính trọng đối với thầy Chu Văn An.

B. 2 phần, cụ thể là:


- Phần 1 (mở bài): giới thiệu về thầy Chu Văn An vừa là người thầy giỏi, nghiêm khắc có nhiều học trò theo học thành tài. Thầy lại là bậc trung thần, đức trọng


- Phần 2 ( kết bài): Niềm tiếc thương và kính trọng đối với thầy Chu Văn An.

C. 2 phần, cụ thể là:


- Phần 1 (mở bài): giới thiệu về thầy Chu Văn An


- Phần 2 (thân bài): Thầy Chu Văn An vừa là người thầy giỏi, nghiêm khắc có nhiều học trò theo học thành tài vừa là bậc trung thần, đức trọng.

D. Cả A, B, C đều sai.

1
10 tháng 9 2017

Chọn đáp án: A

Ôi! Tình bạn! 1 tiếng thân thương khe khẽ nhưng ấm áp làm sao.Tình bạn là gì vậy nhỉ? Đơn giản mà, tình bạn là một tình cảm thân thương của bạn bè với nhau.Điều này không có nghĩa là thứ tình cảm ấy phải bộc phát hết ra ngoài mới được coi là Tình Bạn.Điều đó có thể thể hiện khá rõ ràng qua từng cử chỉ,hành động: Giúp đỡ nhau học tập, bênh vực cho nhau, cùng nhau trò chuyện...
Đọc tiếp

Ôi! Tình bạn! 1 tiếng thân thương khe khẽ nhưng ấm áp làm sao.Tình bạn là gì vậy nhỉ? Đơn giản mà, tình bạn là một tình cảm thân thương của bạn bè với nhau.Điều này không có nghĩa là thứ tình cảm ấy phải bộc phát hết ra ngoài mới được coi là Tình Bạn.Điều đó có thể thể hiện khá rõ ràng qua từng cử chỉ,hành động: Giúp đỡ nhau học tập, bênh vực cho nhau, cùng nhau trò chuyện hay ôn bài. Tình bạn dường như thể hiện rõ nhất ở chốn học đường. Tình bạn có 1 vai trò có thể nói là khá to lớn trong việc gây dựng những cử chỉ đẹp, những bài học hay và hành động tốt do học hỏi từ chính bạn bè của mình.Tình bạn giúp ta vượt qua khó khăn,vực ta dậy mỗi khi vấp ngã, cảm động muốn khóc và gục đầu vào đứa bạn thân mà sụt sùi.Bạn bè còn là chỗ để ta trút bầu tâm sự khó nói nữa. Tình bạn có vai trò quả thật lớn lao...Vậy nên, ai có tình bạn tốt.tình bạn đẹp thì hẫy cố gắng giữ lấy, đừng để như 1 câu nói :
Có không giữ
Mất đừng tìm

nêu các trợ từ,thán từ,tình thái từ và các biện pháp tu từ.Nhanh,mai kiểm tra rồi.MK tick 3 người đầu tiên

    0
    Dựa vao dàn ý sau, viết thành 1 bài văn hoàn chỉnh kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của minh (không chép mạng nha), ai làm hay mình cho 5 saoa) Mở bài- Cuộc đời mỗi người có rất nhiều cái để đáng nhớ- Trong đó, có ngày đầu tiên đi họcb) Thân bài*Trước ngày đi học- Bố mẹ chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập- Tôi ngắm nghía, nâng niu, thích thú va hình dung mình sẽ dùng nó như thế...
    Đọc tiếp

    Dựa vao dàn ý sau, viết thành 1 bài văn hoàn chỉnh kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của minh (không chép mạng nha), ai làm hay mình cho 5 sao
    a) Mở bài
    - Cuộc đời mỗi người có rất nhiều cái để đáng nhớ
    - Trong đó, có ngày đầu tiên đi học
    b) Thân bài
    *Trước ngày đi học
    - Bố mẹ chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập
    - Tôi ngắm nghía, nâng niu, thích thú va hình dung mình sẽ dùng nó như thế nào?
    - Mẹ chuẩn bị quần áo,trang phục: quần âu, áo trắng, mũ lưỡi trai, dép quai hậu
    - Bố mẹ chuẩn bị tư tưởng cho tôi: động viên tôi đừng sợ,...
    - Tôi yên tâm đi ngủ
    * Trên đường đi học
    - Tôi háo hức dục bố mẹ đến trường
    - Trên đường đi: bầu trời trong sáng, gió mát rượi, người đi đường đông vui, tấp nập
    - Cảnh 2 bên đường: cây cối xanh um, nhà cửa san sát
    -> Thấy dễ chịu, khoai khoái
    - Gần đến trường: cảm giác hồi hộp và hơi sợ ôm chặt lấy mẹ
    * Khi đến trường
    - Miêu tả cổng trường, người lớn, trẻ em,...
    - Vào sân trường: bám chặt tay mẹ, ngơ ngác nhìn lớp học, sân khấu, chuẩn bị lễ khai giảng, lá cờ, nhìn cô giáo và các bạn
    -> Nêu 1 kỉ niệm
    - Xếp hàng theo lớp: òa khóc, cô giáo dỗ dành
    - Tham gia buổi lễ khai giảng: không nhớ mọi người đã làm gì,rõi mắt tìm mẹ, cố nín khóc
    *Khi vào lớp
    - Cô giáo dẫn vào lớp: miêu tả khung cảnh lớp học
    -> Lạ lẫm nên lo lắng e ngại
    -> Nêu 1 kỉ niệm
    - Cô giáo dặn dò: gọi bố mẹ đến đón
    - Tâm trạng khi ra về: vừa buồn, vừa vui, vừa muốn đi học, vừa muốn về nhà
    c) Kết bài
    Ngày đầu tiên đi học trở thành kỉ niệm đẹp, không bao giờ quện

    1
    2 tháng 9 2021

    Mới có 6 giờ sáng mà tôi đã chuẩn bị cho buổi đi học đầu tiên của mình đâu ra đó. Tôi vốn là một đứa trẻ có tính tự lập ngay từ lớp “Chồi” lớp “Lá”. Không giấu gì các bạn, bố tôi mất sớm khi tôi mới tròn một tuổi. Ba năm sau, ông bà nội “bắt” mẹ tôi phải đi bước nữa. Và từ đó, tôi về ở với ông bà nội và cô út. Cô út lúc đó đang học lớp 12. Ông bà nội và cô út rất thương tôi, nhưng vì hoàn cảnh, ông bà nội thì đã già, cô út lại đi học suốt sáng chiều, nên mọi sinh hoạt của bản thân, tôi thường tự làm lấy, dần dần thành thói quen.

    Năm tôi vào lớp 1 thì cô út cũng ước vào Đại học năm thứ hai. Nhà chỉ còn ông bà nội và tôi. Sáng đó, ông bà nội có ý định đưa tôi đến lớp. Nhưng tôi nói với ông bà nội rằng. “Cháu đi đến trường một mình được, nội cứ ở nhà”. Từ nhà đến trường chỉ gần một cây số. Sau khi chào ông bà nội, tôi khoác chiếc cặp sách mới mà cô út đã mua cho tôi hồi hè vừa rồi. Vừa mới ra khỏi ngõ thì gặp một chiếc Honda chở tới. Tôi không ngờ là bố dượng tôi. Bố dừng xe lại, bế tôi lên xe và nói: “Bố đi từ lúc 5 giờ kia, nhưng chờ phà lâu quá nên giờ mới tới.

    Con đừng buồn bố mẹ nhé! Bố dẫn tôi đến trường, rồi dẫn tôi vào lớp. Bố trao đổi với cô giáo chuyện gì đó khá lâu, rồi quay lại nói với tôi: “Con ở lại với cô giáo và các bạn, bố phải trở lại cơ quan. Trưa, con về một mình nhé! Thứ bảy này, bố sẽ đưa mẹ và em sang thăm ông bà và con!” Nói xong, bố chào tạm biệt cô giáo, rồi lên xe trở về. Tôi nhìn theo bố dượng cho đến lúc chiếc xe khuất hẳn sau dãy xà cừ ven đường mới quay về chỗ ngồi của mình ở cuối lớp học. Ngày đầu tiên vào lớp Một của tôi như thế đó, các bạn ạ!

    1 tháng 1 2020

    - Có luận điểm còn chứa đựng những nội dung không phù hợp với luận đề (Luận đề nêu : "phải chăm chỉ học tập hơn", luận điểm lại nói đến khỏe mạnh, lao động tốt…). Cần phải dứt khoát loại bỏ những nội dung không phù hợp đó.

    - Còn thiếu những luận điểm cần thiết, khiến mạch văn có chỗ bị đứt đoạn và luận đề không được hoàn toàn sáng rõ (cần thêm những luận điểm như : đât nước rất cần những người tài giỏi, hay : phải học chăm mới học giỏi, mới thành tài…)

    - Sự sắp xếp các luận điểm còn chưa thật hợp lí (vị trí của luận điểm b làm cho bài thiếu mạch lạc, luận điểm đ không thế đứng sau luận điểm d…).

    Có thể sắp xếp lại hệ thống luận điểm trên như sau :

    Câu a) -> câu c) -> câu e) -> câu b) -> câu d).