K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1; Cho tam giác ABC vuông tại A, đường trung tuyến AM. Gọi H là điểm đối xứng với M qua AB, E là giao điểm của Mh và AB. Gọi k là điểm đối xứng với M qua AC , F là giao điểm của MK và AC a. Xác định dạng các tứ giác AEMF, AMBH, AMCK b. Chứng minh rằng H đối xứng K qua A c. Tam giác vương ABC cần thêm điều kiện gì nữa để AEMF là hình vuông Bài 2. Cho tam giác ABC vuông tại A. Có AB = 6cm, AC = 8cm . Gọi I, M, K lần...
Đọc tiếp

Bài 1; Cho tam giác ABC vuông tại A, đường trung tuyến AM. Gọi H là điểm đối xứng với M qua AB, E là giao điểm của Mh và AB. Gọi k là điểm đối xứng với M qua AC , F là giao điểm của MK và AC a. Xác định dạng các tứ giác AEMF, AMBH, AMCK b. Chứng minh rằng H đối xứng K qua A c. Tam giác vương ABC cần thêm điều kiện gì nữa để AEMF là hình vuông

Bài 2. Cho tam giác ABC vuông tại A. Có AB = 6cm, AC = 8cm . Gọi I, M, K lần lượt là trung điểm của AB, AC, BC a. Chứng minh tứ giác AIMK là hình chữ nhật và tính diện tích của nó b. Tính độ dài đoạn AM c. Gọi P, J, H, S lần lượt là trung điểm của AI, IM, MK, AK. Chứng minh PH vuông góc với JS

Bài 3. Cho tam giác ABC vuông tại A, D là trung điểm của BC. Gọi M, N lầ lượt là hình chiếu của điểm D trên cạnh AB, AC a. Chứng minh tứ giác ANDM là hình chữ nhật b. Gọi I, K lần lượt là điểm đối xứng của N, M qua D. Tứ giác MNKI là hình gì? Vì sao c. Kẻ đường cao AH của tam giác ABC (H thuộc BC). Tính số đo góc MHN

1
27 tháng 12 2016

undefinedundefined

22 tháng 11 2017

chữ đẹp vậy bạn

Câu 1 Cho tam giác ABC vuông tại A. Điểm M thuộc cạnh BC ( M khác B và C ), gọi I là trung điểm của AB, vẽ điểm N sao cho I là trung điểm của MN A. Tứ giác AMBN là hình j? Vì sao? B. Nếu AM là đường cao của tam giác ABC thì tứ giác AMBN là hình j? Vì sao? C. Điểm M ở vị trí nào trên cạnh BC thì AMBN là hình thoi? Giải thích vì sao? Câu 2 : Cho tam giác ABC vuông tại A, M là trung điểm của BC. Vẽ MD vuông góc với AB tại D, ME...
Đọc tiếp

Câu 1

Cho tam giác ABC vuông tại A. Điểm M thuộc cạnh BC ( M khác B và C ), gọi I là trung điểm của AB, vẽ điểm N sao cho I là trung điểm của MN

A. Tứ giác AMBN là hình j? Vì sao?

B. Nếu AM là đường cao của tam giác ABC thì tứ giác AMBN là hình j? Vì sao?

C. Điểm M ở vị trí nào trên cạnh BC thì AMBN là hình thoi? Giải thích vì sao?

Câu 2 : Cho tam giác ABC vuông tại A, M là trung điểm của BC. Vẽ MD vuông góc với AB tại D, ME vuông góc với AC tại E

A. Tứ giác ADME là hình j? Vì sao?

B. Chứng minh rằng DE=1/2 BC

Câu 3: Cho hình chữ nhật ABCD có AD = 3cm, AC = 5cm. Tính diện tích hình chữ nhật ABCD

Câu 4: Cho hình thang ABCD ( AB//CD), gọi?M,N lần lượt là trung điểm của AD, BC. Biết AB = 6cm, CD = 10cm. Tính MN ?

Câu 5

A. Viết công thức tính diện tích hình chữ nhật có hai kích thước là a và b

B. Tính diện tích hình chữ nhật biết hai kích thước của nó lần lượt là 7m và 40dm.

Câu 6

Cho tam giác ABC vuông tại A, điểm D là trung điểm của BC. Gọi M là điểm đối xứng với D qua AB, điểm E là giao điểm của DM và AB. Gọi N là điểm đối xứng với D qua AC, F là giao điểm của DN và AC

A.Tứ giác AEDF là hình j? Vì sao?

B. Chứng minh rằng tứ giác ADBM là hình j? Vì sao?

C. Tam giác ABC có điều kiện j thì tứ giác AEDF là hình vuông.

Câu 7

Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi AM là đường trung tuyến. Qua M kẻđường thẳng song song với AB cắt AC ở F.

A. Chứng minh rằng tứ giác AEMF là hình chữ nhật?

B. Tìm điều kiện cho tam giác ABC để tứ giác AEMF là hình vuông?

2
27 tháng 12 2017

tách ra đi bạn ơi

30 tháng 3 2018

câu 5 a)S=a.b

Đổi 7m=70dm

b)diện tích hình chữ nhật là :

70.40=2800(dm2)

câu 4 Vì M,N lần lượt là trug điểm AD,BC
=> Mn là đường trung bình của hình thang ABCD
=> MN = (AB + CD)/2
=> MN = (6+10)/2
=> Mn = 16/2
=. MN = 8 cm

câu 3

Cho hình chữ nhật ABCD,đường chéo AC = 5cm và cạnh AD = 3cm,Tính diện tích hình chữ nhật ABCD,Toán học Lớp 8,bài tập Toán học Lớp 8,giải bài tập Toán học Lớp 8,Toán học,Lớp 8

câu 2a)Xét tứ giác ADME có:

\(\widehat{BAC}=\widehat{ADM}=\widehat{AEM}=90^o\left(gt\right)\)

\(\Rightarrow ADME\) là hình chữ nhật

b) Vì ADME là hình chữ nhật (cmt)

\(\Rightarrow AM=DE\)

Mà A\(M=\dfrac{1}{2}BC\)(t/c trung tuyến ứng với cạnh huyền)

\(\Rightarrow DE=\dfrac{1}{2}BC\)

a) Áp dụng định lí pytago vào ΔABC vuông tại A, ta được

\(AB^2+AC^2=BC^2\)

hay \(AC^2=BC^2-AB^2=50^2-30^2=1600\)

\(AC=\sqrt{1600}=40cm\)

Ta có: ΔABC vuông tại A(gt)

\(S_{ABC}=AB\cdot AC=30\cdot40=1200cm^2\)

Vậy: Diện tích tam giác ABC là 1200cm2

b)

*Chứng minh \(AH\cdot BC=AB\cdot AC\)

Ta có: AH là đường cao ứng với cạnh BC của ΔABC(gt)

\(S_{ABC}=AH\cdot BC\)(1)

Ta có: ΔABC vuông tại A(gt)

\(S_{ABC}=AB\cdot AC\)(2)

Từ (1) và (2) suy ra \(AH\cdot BC=AB\cdot AC\)(đpcm)

*Tính AH

Ta có: \(S_{ABC}=AH\cdot BC\)(cmt)

\(S_{ABC}=1200cm^2\)

nên \(AH\cdot BC=1200cm^2\)

hay \(AH\cdot50=1200cm^2\)

\(AH=\frac{1200}{50}=24cm\)

Vậy: AH=24cm

c)

*Tính \(S_{AHB}\)

Áp dụng định lí pytago vào ΔAHB vuông tại H, ta được

\(AH^2+HB^2=AB^2\)

hay \(HB^2=AB^2-AH^2=30^2-24^2=324\)

\(HB=\sqrt{324}=18cm\)

Ta có: ΔAHB vuông tại H(AH⊥BC)

nên \(S_{AHB}=AH\cdot HB=24\cdot18=432cm^2\)

Vậy: Diện tích tam giác AHB là 432cm2

*Tính \(S_{AHC}\)

Ta có: CH+HB=BC(do C,H,B thẳng hàng)

hay CH=BC-HB-50-18=32cm

Ta có: ΔAHC vuông tại H(AH⊥BC)

nên \(S_{AHC}=CH\cdot AH=32\cdot24=768cm^2\)

Vậy: Diện tích tam giác AHC là 768cm2

Bài 1: Cho hình bình hành ABCD có AB= 2BC. Gọi E và F lần lượt là trung điểm của AB và CD. a) Chứng minh tứ giác AECF là hình bình hành. b) Tứ giác AEFD là hình gì? Tại sao? c) BD cắt AF và CE lần lượt tại H,K. Chứng minh rằng DH= HK= KB. d) Gọi O là giao điểm của EF và HK. Chứng minh rằng H đối xứng với K qua O. Bài 2: Cho tam giác ABC nhọn (AB<AC), các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Gọi M là trung điểm của BC và K...
Đọc tiếp

Bài 1: Cho hình bình hành ABCD có AB= 2BC. Gọi E và F lần lượt là trung điểm của AB và CD.

a) Chứng minh tứ giác AECF là hình bình hành.

b) Tứ giác AEFD là hình gì? Tại sao?

c) BD cắt AF và CE lần lượt tại H,K. Chứng minh rằng DH= HK= KB.

d) Gọi O là giao điểm của EF và HK. Chứng minh rằng H đối xứng với K qua O.

Bài 2: Cho tam giác ABC nhọn (AB<AC), các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Gọi M là trung điểm của BC và K là điểm đối xứng của H qua M.

a) Chứng minh tứ giác BHCK là hình bình hành.

b) Chứng minh BK \(\perp\)AB

c) Gọi I là đối xứng của H qua BC. Chứng minh IK//BC

d) Tứ giác BIKC là hình gì? Vì sao?

Bài 3: Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi D và I lần lượt là trung điểm của BC và AC. Gọi E là điểm đối xứng của A qua D và H là chân đường vuông góc kẻ từ C tới tia BI.

a) Tứ giác ABEC là hình gi? Tại sao?

b) Chứng minh CE= 2DI

c) Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác ABEC là hình vuông

d) Chứng minh \(EH\perp AH\)

Bài 4: Cho tam giác ABC vuông tại A có BC= 20 cm, AB= 12cm, AM là đường trung tuyến. Gọi K và I là chân đường vuông góc kẻ từ M đến AB và AC, N là điểm đối xứng của M qua I.

a) Các tứ giác AKMI và AMCN là hình gì? Vì sao?

b) Tính diện tích tứ giác AKMI.

c) Tam giác vuông ABC có thêm điều kiện gì thì AMCN là hình vuông?

1

Bài 1:

a: Xét tứ giác AECF có

AE//CF

AE=CF

Do đó: AECF là hình bình hành

b: Xét tứ giác AEFD có

AE//FD

AE=FD

AE=AD

Do đó; AEFD là hình thoi

c: Xét ΔDKC có

F là trung điểm của DC

FH//KC

Do đó: H là trung điểm của DK

Xet ΔABH có

E là trung điểm của BA

EK//AH

Do đó: K là trung điểm của BH

=>DH=HK=KB

d: Xét ΔDHF và ΔEKB có

DF=BE

góc FDH=góc EBK

DH=BK

Do đo; ΔDHF=ΔEKB

=>HF=KE

Xét tứ giác EHFK có

EK//FH

EK=FH

Do đó; EHFK là hình bình hành

=>EF cắt HK tại trung điểm của mỗi đường

=>H đối xứng vơi K qua O

27 tháng 11 2022

a: Xét tứ giác BMPN có

góc BMP=góc BNP=góc NBM=90 độ

nên BMPN là hình chữ nhật

b: Xét ΔABC có MP//BC

nên MP/BC=AP/AC=1/2

=>MP=4cm

Xét ΔCAB có NP//AB

nên NP/AB=CP/CA=1/2

=>NP=3cm

=>SBMPN=3*4=12(cm2)

c: Xét tứ giác BPCK có

N là trung điểm chung của BC và PK

BP=PC

Do đó: BPCK là hình thoi

d: ΔBHA vuông tại H

mà HM là trung tuyến

nên HM=MB

ΔHBC vuông tại H

mà HN là trung tuyến

nên HN=BN

Xét ΔNBM và ΔNHM có

NB=NH

MB=MH

NM chung

Do đó: ΔNBM=ΔNHM

=>góc NHM=90 độ

Câu 1: Cho tam giác ABC, gọi M ,N lần lượt là trung điểm của AB,AC. a) Tứ giác BCNM là hình gì? Vì sao? b) Gọi W là trung điểm của NC. Đường thẳng quả Q song song với BC cắt BN tại E. Đường thẳng quả C song song với BN cắt đường thẳng QE tại K. Chứng minh rằng EK = BC. c) đường thẳng QE cắt CM tại F. Chứng minh EF = 1/4 BC. d) Đường thẳng quả E vuông góc với AB cắt đường thẳng qua F vuông góc với AC...
Đọc tiếp

Câu 1: Cho tam giác ABC, gọi M ,N lần lượt là trung điểm của AB,AC.

a) Tứ giác BCNM là hình gì? Vì sao?

b) Gọi W là trung điểm của NC. Đường thẳng quả Q song song với BC cắt BN tại E. Đường thẳng quả C song song với BN cắt đường thẳng QE tại K. Chứng minh rằng EK = BC.

c) đường thẳng QE cắt CM tại F. Chứng minh EF = 1/4 BC.

d) Đường thẳng quả E vuông góc với AB cắt đường thẳng qua F vuông góc với AC tại I. Chứng minh tam giác BIC cân.

Câu 2 : Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, I là trung điểm BC. Gọi M,N lần lượt là trung điểm của AB, AC.

a) Tứ giác BCNM là hình gì? Vì sao?

b) Gọi Ơ là giập điểm của MN và AI. Chứng minh O là trung điểm của MN.

c) Kẻ MH,AD và OK lần lượt vuông góc với BC (H,D,K thuộc BC). Chứng minh MH+OK=AD.

d) Về phía ngoài tam giác ABC, dung các tam giác ABP và ACQ vuông cân tại A, Chứng minh AI=1/2 PQ.

Câu 3: Cho tam giác ABC vuông tại A ( AB<AC) đường cao AH. Từ H kể HM vuông góc với AB (M thuộc AB), kể HN vuông góc với AC (N thuộc AC).

a) Chứng minh tứ giác AMHN là hình chữ nhật.

b) Gọi I là trung điểm HC,K là điểm đối xứng với A qua I. Chứng minh AC//HK.

c) Chứng minh tứ giác MNCK là HTC.

d) MN cắt AH tại O,CO cắt AK tại D. Chứng minh: AK=3AD.

1
21 tháng 10 2019

Câu 1:

a) Xét ΔABC có

M là trung điểm của AB(gt)

N là trung điểm của AC(gt)

Do đó: NM là đường trung bình của ΔABC(đ/n đường trung bình của tam giác)

\(\Rightarrow\)NM//BC(định lí 2 về đường trung bình của tam giác)

Xét tứ giác BCNM có NM//BC(cmt)

nên BCNM là hình thang có hai đáy là NM và BC(dấu hiệu nhận biết hình thang)

b)chứng minh EK=BC

Xét tứ giác EKCB có EK//BC(EQ//BC,K∈EQ) và EB//CK(CK//BN,E∈BN)

nên EKCB là hình bình hành(định nghĩa hình bình hành)

\(\Rightarrow EK=BC\)(do EK và BC là hai cạnh đối của hình bình hành EKCB)