K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TL:

ông muốn con trai của ông chăm để khi ông mất ông ko cần phải lo cho con ông chơi bời

HT

Tóm lại ông muốn con ông là người chăm chỉ nha ~

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Hũ bạc của người cha1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì người con trai lười biếng.  Một hôm, ông bảo con: - Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây !  2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Hũ bạc của người cha

1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì người con trai lười biếng.  Một hôm, ông bảo con: 

- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây !  

2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng : 

– Đây không phải tiền con làm ra. 

3. Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đi đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vào một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền. 

4. Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt: 

– Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền. 

5. Ông đào hũ bạc lên và bảo : 

- Nếu con lười biếng, dù cha cho một trặm hũ bạc cũng không đủ.

 Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là đôi bàn tay con. 

 

- Người Chăm : một dân tộc thiểu số, sống chủ yếu ở Nam Trung Bộ. 

- Hũ : đồ vật bằng đất nung loại nhỏ, miệng tròn, giữa phình ra, thường dùng đựng các loại hạt hoặc đựng rượu, đựng mật. 

- Dúi : đưa cho nhưng không muốn để người khác biết. - Thản nhiên : làm như không có việc gì xảy ra. 

- Dành dụm : góp từng tí một để dành.

Con hãy cho biết: Hũ bạc của người cha là câu chuyện của dân tộc nào ?

A. Dân tộc Chăm

B. Dân tộc Tày

C. Dân tộc Nùng

1
14 tháng 5 2019

Như vậy Hũ bạc của người cha là câu chuyện của dân tộc Chăm

8 tháng 12 2017

Ông lão muốn con trai trở thành người siêng năng làm việc, có thể nuôi sống mình, không phải nhờ vào người khác.

28 tháng 8 2019

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

12 tháng 10 2017

Các tranh cần được sắp xếp lại như sau:

Tranh 3 - 5 - 4 - 1 - 2

4 tháng 6 2017

a. Quân ta đã giành được thắng lợi

b. Người cha dành dụm được một hũ bạc.

c. Minh trả lời câu hỏi của thầy giáo rất rành mạch.

10 tháng 9 2019

Lần thứ hai rời nhà ra đi kiếm sống, anh ta đã thực sự lao động vất vả : anh đi xay thóc thuê, được trả công hai bát gạo anh chỉ dám ăn một bát còn dành lại một bát để bán lấy tiền. Sau ba tháng như vậy, khi đã có một ít tiền, anh mới trở về nhà.

5 tháng 12 2018

Khi ông lão vứt tiền vào bếp, người con đã không sợ bỏng, cứ thọc tay vào lửa lấy tiền ra. Anh ta làm thế vì những đồng tiền đó đã do anh ta phải cực khổ kiếm ra nên anh ta rất quý chúng, rất tiếc nếu chúng bị lửa hủy hoại.

14 tháng 10 2017

Em rất quý mến bác Bảy hàng xóm gần nhà em . Bác Bảy khoảng năm mươi tuổi , hiền lành và vui tính . Bác làm nghề sửa xe nên lúc nào áo quần cũng lem luốc dầu mỡ. Bác Bảy rất thương em , thường mua trái cây cho em ăn. Bác bảo không nên ăn kẹo vì dễ sâu răng . Buổi chiều , sau khi tắm rửa sạch sẽ , bác thường cõng em nhong nhong trên lưng . Gia đình em ai cũng quý bác. Mỗi khi có món gì ngon , mẹ lại sai em đem sang mời bác . Đối với em , bác Bảy thân thiết như một người bác ruột vậy .

7 tháng 1 2022

Bài dài nha

Bác Tư gần nhà em là một người bán cà rem dạo. Bác là người hàng xóm mà em yêu quý nhất.

Khuôn mặt bác nhăn nheo, như đọng lại biết bao chông gai của một cuộc đời lam lũ. Mái tóc bác đã điểm hoa râm. Đôi mắt bác hiền từ, hiện rõ sự khắc khổ và lắm lo toan. Môi bác nứt nẻ, sầm sậm màu tím. Thân hình bác lộ một vẻ gì đó dày dạn phong trần. Những lúc đi bán hàng, bao giờ bác cũng chỉ mặc một chiếc áo cũ đã sờn bạc. Đôi giày rách cũ kĩ của bác “đôi hia bảy dặm” đã giúp bác bước trên bao nhiêu quãng đường dài. Rồi cứ thế, bác mang thùng cà rem đi ra đường. Bước những bước chân vô định, thỉnh thoảng, bác dừng lại trước bao cặp mắt thèm thuồng của mọi người và dõng dạc hô to câu nói muôn thuở: “Cà rem đây! Cà rem năm trăm một cây đây!”. Tiếng rao của bác vang xa, vọng mãi trên bầu trời xanh thẳm không cùng. “Cà rem” – những đứa trẻ thường nhại lại lời ra của bác. Những lúc rảnh rỗi, bác thường trò chuyện với em và dặn: - Cháu cố gắng học lên, được đi học là một niềm hạnh phúc. Không có học thức, cháu sẽ phải làm lao động chân tay nặng nhọc, sẽ khổ như bác đấy!

Mà bác khổ thật, bán cà rem về, bác còn phải làm biết bao nhiêu công việc không lúc nào nghỉ ngơi. Bác thức khuya dậy sớm, không sợ khó, không sợ khổ. Ấy vậy mà bác luôn hòa nhã, hiền từ, dễ mến đối với mọi người. Sự khổ cực không thể đánh phá được những cái tốt, cái đẹp trong con người hiền hòa như bác.

Bác Tư ơi! Bác mãi là người hàng xóm mà em yêu quý nhất.