K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 4 2021

Chủ đề: Học sinh không đội mũ bảo hiểm

Khi tham gia giao thông, người điều khiển các phương tiện như xe máy, xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định của luật giao thông đường bộ. Tuy nhiên, hiện nay, hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm đang trở thành một vấn nạn gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ.

Thế giới hiện đại với sự bùng nổ của khoa học công nghệ kéo theo sự ra đời của nhiều phương tiện giao thông hiện đại, trong đó có xe đạp điện. Với giá cả hợp lý, mẫu mã đa dạng thì xe đạp điện đã trở thành một phương tiện được nhiều người sử dụng. Trong đó phần lớn là giới trẻ, đặc biệt nhiều nhất là đối tượng học sinh THCS và THPT. Tuy nhiên, loại phương tiện này có thể đạt tốc độ lên tới 40 -50 km/giờ, gây ra nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Chính vì vậy, theo quy định của Luật an toàn giao thông đường bộ, người điều khiển xe đạp điện bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Thế nhưng, hiện nay, có rất nhiều học sinh không chấp hành đúng theo quy định này. Nếu đa số các bạn học sinh đều đã có ý thức đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện. Thì vẫn còn có một bộ phận không nhỏ khi đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh này vào mỗi giờ tan trường, khi mật độ giao thông quanh khu vực này trở nên đông đúc. Việc đội mũ bảo hiểm đôi khi chỉ để đối phó, nếu có sự giám sát của nhà trường, sau khi ra khỏi phạm vi trường học lập tức tháo ra. Một số bạn học sinh còn đội mũ mà không đóng quai một cách cẩn thận dễ gây ảnh hưởng đến người khác vì mũ có thể rơi ra đường gây cản trở giao thông. Nhiều bạn còn đem theo mũ bảo hiểm nhưng không đội mà để ở giỏ xe, chỉ khi nhìn thấy lực lượng cảnh sát giao thông từ xa mới dừng lại đội mũ.Vậy nguyên nhân nào khiến cho tình trạng trên vẫn tiếp tục tiếp diễn? Đầu tiên phải nhắc đến ý thức của chính người học sinh. Bản thân học sinh thiếu hiểu biết về Luật giao thông đường bộ, không nắm rõ quy định phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện. Hoặc có những học sinh nắm rõ quy định nhưng vẫn cố tình vi phạm do chủ quan, xem nhẹ mức độ nghiêm trọng nếu xảy ra tai nạn mà không đội mũ bảo hiểm. Một số học sinh còn cho rằng đội mũ bảo hiểm sẽ làm mất thẩm mĩ, gây nóng bức chật chội. Có những học sinh cá biệt cho rằng không đội mũ bảo hiểm là khác người, nên không đội mũ để gây sự chú ý. Ngoài ra, nguyên nhân cũng xuất phát từ chính nhà trường khi chưa có những biện pháp tuyên truyền một cách hiệu quả để học sinh nghiêm túc chấp hành. Lực lượng cảnh sát cũng chưa xử phạt một cách nghiêm khắc mà đã số chỉ nhắc nhở hay bỏ qua cho những hành vi vi phạm. Chính vì điều đó mà hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm ngày càng tiếp diễn và có chiều hướng gia tăng. Việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nếu xảy ra tai nạn bản thân người điều khiển phương tiện sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng đến não bộ, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông cũng làm mất đi nét đẹp văn minh đô thị. Đặc biệt, học sinh THCS và THPT là những đối tượng dễ dàng sa ngã, nếu thấy bạn mình không đội mũ bảo hiểm sẽ học theo, tạo nên một tấm gương xấu cho những học sinh khác. Chính vì vậy theo em, gia đình, nhà trường và xã hội cần có những biện pháp để giải quyết vấn đề trên. Cha mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với con cái để khuyên bảo nhắc nhở các em việc thực hiện tốt quy định. Nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn về an toàn giao thông đường bộ cho học sinh. Còn xã hội cần tích cực tuyên truyền tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông. Đối với lực lượng cảnh sát an ninh cần nghiêm khắc xử lí cách hành vi không chấp hành để có tính răn đe, giáo dục. Đối với bản thân em là một học sinh cũng cần phải ý thức chấp hành nghiêm chỉnh quy định.

Đội mũ bảo hiểm - một hành động nhỏ bé nhưng cũng góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông đường bộ. Mỗi học sinh hãy cùng chung tay xây dựng một đất nước an toàn khi tham gia giao thông từ những hành động nhỏ bé ấy.

Chọn chủ đề này vì: Thấy đây là một vấn đề phổ biến 

 I/ PHẦN ĐỌC HIỂU. NGƯỜI HỌC TRÒ CỦA CHU VĂN AN        Tương truyền khi Chu Văn An dạy học ở Cung Hoàng, hằng ngày có một chàng thanh niên khôi ngô tuấn tú đến nghe giảng rất chăm chú. Chàng học hành thông minh, được thầy thương bạn mến nhưng không ai biết tông tích quê quán chàng ở đâu. Chu Văn An cho người dò xem thì được biết chàng là Thủy Thần.        Năm ấy đại hạn, khắp vùng khô...
Đọc tiếp

 I/ PHẦN ĐỌC HIỂU.

 

NGƯỜI HỌC TRÒ CỦA CHU VĂN AN

        Tương truyền khi Chu Văn An dạy học ở Cung Hoàng, hằng ngày có một chàng thanh niên khôi ngô tuấn tú đến nghe giảng rất chăm chú. Chàng học hành thông minh, được thầy thương bạn mến nhưng không ai biết tông tích quê quán chàng ở đâu. Chu Văn An cho người dò xem thì được biết chàng là Thủy Thần.

        Năm ấy đại hạn, khắp vùng khô cạn, cây cối úa vàng, dân tình đói khổ. Chu Văn An bèn gọi người học trò đến, bảo: “ Ta băn khoăn tìm cách cứu dân khỏi cảnh hạn hán. Con có thể cùng thầy bàn mưu cứu trăm họ được không? ”

        Vốn là Thủy Thần hiện thân thành học trò theo học Chu Văn An, được thầy dạy về đạo đức thánh hiền, chàng muốn làm theo những điều nhân nghĩa. Nhưng thật khó nghĩ: Tuân lệnh thiên đình hay nghe lời dạy của thầy? Sau một đêm suy nghĩ, chàng đến vái chào thầy và hứa làm theo lời thầy dạy, dẫu phải chịu mọi hình phạt của thiên đình.

         Chàng lấy nước lã mài mực, dùng bút nhúng mực vẩy lên trời rồi tung nghiên bút mỗi thứ đi một phía. Lập tức mây đen ùn ùn kéo đến, trời mưa tầm tã, nước đen như mực chảy khắp mặt đất. Bút của chàng rơi xuống làng Tả Thanh Oai, còn nghiên thì rơi xuống cánh đồng Quỳnh Đô và biến thành khu đầm nước màu đen gọi là Đầm Mực.

         Chu Văn An cùng nhân dân trong vùng hả hê vui sướng. Nhưng người học trò không thấy có mặt ở trường. Chu Văn An lo lắng, cho người đi tìm thì thấy một con thuồng luồng chết nổi lên giữa đầm Cung Hoàng. Ông biết đó là hiện thân của người học trò yêu quý đã bị trừng phạt vì dám chống lệnh của thiên đình.

         Đau xót, tiếc thương người học trò đã bỏ mình vì việc nghĩa, Chu Văn An cùng nhân dân trong làng vớt xác thuồng luồng và đem chôn cất tử tế.

                                                                                                    Theo Nguyễn Anh

 Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1. Đoạn 1 giới thiệu đặc điểm tính nết của người học trò như thế nào?  

A.   Khôi ngô tuấn tú, được thầy thương bạn mến, không rõ tung tích quê quán

B.   Nghe giảng rất chăm chú, học hành thông minh, được thầy thương bạn mến.

C.   Khôi ngô tuấn tú, nghe giảng rất chăm chú, có phép thần.

D.   Yêu quý mọi người nên được thầy thương bạn mến.

2.     Khi trời đại hạn, Chu Văn An mong muốn người học trò làm gì?  

A.   Xin thiên đình cho mưa xuống mặt đất.

B.   Làm mưa xuống cho dân tình đỡ khổ.

C. Tìm cách cứu dân thoát cảnh hạn hán.

D. Hô mưa, gọi gió đến.

 3. Vì sao người học trò làm theo lời thầy, dù phải chịu mọi hình phạt của thiên đình?  

A.   Vì muốn làm những điều nhân nghĩa.

B.   Vì quý trọng thầy hơn cả thiên đình.

C.   Vì muốn đền đáp công ơn thầy dạy dỗ.

D.   Vì sợ bị thiên đình trừng phạt.

4. Đầm Mực được hình thành như thế nào?  

A. Bút của Thủy Thần  rơi xuống  đầm nước tạo thành.

B. Thủy Thần làm phép tạo ra mưa gió, nước đen như mực chảy khắp mặt đất, nghiên mực của chàng rơi xuống cánh đồng trũng biến thành khu đầm nước có màu đen.

C. Nghiên mực của Thủy Thần rơi xuống đầm nước mà thành.

D. Thủy thần dùng phép tạo ra thứ nước đen như mực ở đầm nước.

5.  Bạn hiểu từ đại hạn trong câu “Năm ấy đại hạn, khắp vùng khô cạn, cây cối úa vàng, dân tình đói khổ”như thế nào?  

..............................................................................................................................................................................................................................................................................

6. Viết lại cảm nghĩ  của mình sau khi đọc câu chuyện trên?

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................   

 II/ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

1. Dòng nào dưới đây có từ đồng âm?  

A.   mực đen/ mực tím

B.   lọ mực/con mực

C.   mực tươi/mực khô

D.   mực nước / làm việc có chừng có mực.

2. Các từ sau có quan hệ gì về nghĩa?  

 A. nhân nghĩa, nhân từ, nhân đức: .......................................................................

B. cánh đồng, đồng tiền: .....................................................................................

C. cánh diều, cánh đồng: ....................................................................................

3.Câu ghép sau có mấy vế câu? hãy dùng vạch xiên tách các vế câu.  

Năm ấy đại hạn, khắp vùng khô cạn, cây cối úa vàng, dân tình đói khổ.

A. 2 vế                         B. 3 vế                           C. 4 vế

4. Hai câu: “Chu Văn An lo lắng, cho người đi tìm thì thấy một con thuồng luồng chết nổi lên giữa đầm Cung Hoàng. Ông biết đó là hiện thân của người học trò yêu quý đã bị trừng phạt vì dám chống lệnh của thiên đình.” Liên kết với nhau bằng cách nào? Từ ngữ thể hiện phép liên kết đó.

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

5. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau?  

Đau xót, tiếc thương người học trò đã bỏ mình vì việc nghĩa, Chu Văn An cùng nhân dân trong làng vớt xác thuồng luồng và đem chôn cất tử tế.

6. Khoanh vào quan hệ từ nối 2 vế câu ghép sau:

Chàng học hành thông minh, được thầy thương bạn mến nhưng không ai biết tông tích quê quán chàng ở đâu.

Hai vế câu ghép trên có quan hệ gì?

A. Nguyên nhân - kết quả

B. Giả thiết/ điều kiện - kết quả

C. Tương phản

D. Tăng tiến.

7. Hai câu: 

Chu Văn An lo lắng, cho người đi tìm thì thấy một con thuồng luồng chết nổi lên giữa đầm Cung Hoàng. Ông biết đó là hiện thân của người học trò yêu quý đã bị trừng phạt vì dám chống lệnh của thiên đình.

Liên kết với nhau bằng cách:

A. Lặp từ ngữ, từ lặp lại là:......................................................

B. Thay thay thế từ ngữ: từ ............................. thay thế cho từ ....................................... ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................

C. Dùng quan hệ từ: quan hệ từ đó là:.....................................

8. Đặt 1 câu ghép có quan hệ nguyên nhân - kết quả nói về Trật tự - An ninh

87
6 tháng 5 2020

cau 1 khoanh vao cau b, cau 2 thi vao cau c, cau 3 cau khoanh vao a,con cau 4 vao b  

6 tháng 5 2020

Câu 1 chọn câu b, câu 2 chọn c, câu 3 chọn a câu 4 chọn b 

                                                     GỬI ĐẾN CÁC BẠN 2K8, 2K4 VÀ 2K1 !!!Vậy là 1 năm học nữa lại trôi qua.Mùa hè đến tôi rất vui vì không phải học, không phải đến trường,.....Nhưng mùa hè năm nay thật khác! Dường như cái cảm giác tươi vui khi đi tới ngôi trường thân yêu đã làm tôi muốn quay trở lại lớp 1. Các bạn biết vì sao không? Vì tôi muốn được nhiều thời gian hơn để bên...
Đọc tiếp

                                                     GỬI ĐẾN CÁC BẠN 2K8, 2K4 VÀ 2K1 !!!

Vậy là 1 năm học nữa lại trôi qua.Mùa hè đến tôi rất vui vì không phải học, không phải đến trường,.....Nhưng mùa hè năm nay thật khác! Dường như cái cảm giác tươi vui khi đi tới ngôi trường thân yêu đã làm tôi muốn quay trở lại lớp 1. Các bạn biết vì sao không? Vì tôi muốn được nhiều thời gian hơn để bên bạn bè, thầy cô và mái trường thân yêu này. Thời gian ơi, sao ngươi lại trôi nhanh đến thế! Và vì sao ngươi dám cướp mất những kỉ niệm vui vẻ trong tâm trí của ta? Tại sao ngươi không thể trôi chậm lại, chậm lại để ta có thể sữa những lỗi lầm của mình gây ra cho các bạn và đặc biệt là thầy cô. Tôi, hết hè này tôi sang lớp 6. Chắc hản các bạn học sinh 2k8 giống như tôi cũng khá buồn vì đây là lần các bạn phải rời xa mái trường thân yêu. Không có 1 lời nói nào có thể miêu tả nổi nỗi buồn này, đúng không? Còn các anh chị khối 9 sẽ càng buồn hơn chúng ta. Có lần tôi hỏi mẹ: (lúc ấy tôi học lớp 3) 

- Mẹ ơi, mẹ có ghét học không?

-Ồ con, tại sao chúng ta lại ghét việc học hành được chứ!

-Con thì hơi ghét 1 chút vì có bao nhiêu là bài tập rồi bài tập lại còn khó nữa chứ!

-Con gái à, lúc còn bằng tuổi con mẹ cũng suy nghĩ như con đấy! Nhưng con biết không, khi mẹ lên lớp 5,9 và 12 mẹ mới thấy rằng giá như mẹ có thể quay trở lại lớp 1 để làm bài tập cùng các bạn của mẹ. Mẹ muốn quay lại không phải là muốn làm bài tập dễ mà mẹ muốn.....

-Mẹ muốn gì hả mẹ?

-Mẹ muốn mẹ và... những người đã làm mẹ cười, thậm chí là.... khóc có thể ở bên mẹ 1 lần nữa!

Sau đợt nói chuyện ấy, tôi đã cố gắng hết sức để vui tươi với những người bạn của mình và cả thầy cô nữa.

Chắc buồn nhất vẫn là các anh, các chị 2k1. Các anh chị ấy đã trải qua 2 lần ra trường và có lẽ đây là lần ra trường buồn nhất. Chúng ta: những HS 2k8 và 2k4 khi ra trường, chúng ta vẫn còn có thể học cấp 2, cấp 3. Nhưng các anh chị 2k1 thì không! Các anh chị ấy sẽ không thể nào  quay trở về mái trường được nữa. Cũng có thể các anh chị ấy sẽ đi học nghề, học làm nhưng tôi cam đoan 100% là các anh chị ấy sẽ không bao giờ được cười nhiều như thời học sinh đâu!

                                  Nhưng dù sao đi chăng nữa thì ai của các lớp 5,9,12 cũng rất buồn đúng không.

                         Hãy dành 1 ngày hoặc 1 giờ để mơ lại nhưng kỉ niệm đẹp của chúng ta khi đến trường nhé!!!

Và điều quan trọng nhất đó chính là đừng bao giờ quên những người đã đem lại tiếng cười và đặc biệt là những người đã dạy dỗ mình!

(Hãy viết cảm xúc của bạn khi phải xa mái trường thân yêu)!!!

0
25 tháng 9 2021

Trả lời: 

Người xưa đặt xa luật tục để mọi người tuân theo mà sống cho đúng; nhằm giữ gìn và bảo vệ cuộc sống thanh bình cho cộng đồng.

Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Lao động, luật Báo chí, luật Bảo vệ môi trường, luật Giáo dục.

25 tháng 9 2021

cảm ơn bạn Táo nha

18 tháng 4 2021

Hiện nay trên các tuyến đường giao thông vẫn thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn giao thông đáng tiếc, thương tâm. Đặc biệt, ở những nơi có tầm nhìn bị che khuất thì số vụ tai nạn giao thông nhiều đáng kể. Trước tình hình đó, em lựa chọn chủ đề "chú ý những nơi có tầm nhìn bị che khuất" để xây dựng kế hoạch tuyên truyền đến tất cả mọi người

Kế hoạch tuyên truyền này nhằm mục đích giúp mọi người biết được mối nguy hiểm ở những nơi tầm nhìn bị che khuất và biết cách phòng tránh va chạm tại những nơi đó. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người, góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông. Để đạt được mục đích này đòi hỏi tất cả nội dung được đầy đủ, chi tiết và dễ hiểu nhất để hướng tới tất cả mọi người đều có thể hưởng ứng tham gia và biết tới.

Ở những đoạn đường có vật cản lớn che khuất (góc khuất, cây xanh, bức tường lớn, biển quảng cáo, ô tô đỗ sai quy định..) tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại, ví dụ như: Che lấp các biển báo, đèn giao thông, làm hạn chế tầm nhìn của người lái xe, làm cho mất phương hướng rất dễ xảy ra tai nạn giao thông... Vì vậy, nội dung tuyên truyền cần phải nhấn mạnh các cách xử lí khi tham gia giao thông ở khu vực này: cần giảm tốc độ, chú ý nghe ngóng xung quanh; ở những nơi góc khuất nhiều, cần dừng xe lại để quan sát xung quanh, nếu an toàn, không có xe nào đang đến gần mới đi tiếp; khi đi bộ qua đường, cần quan sát cẩn thận, giơ cao tay để người lái xe có thể nhận ra mình một cách dễ dàng; khi đi vào buổi tối, cần lắng nghe tiếng còi xe, nếu không có tiếng xe nào đang đến mới tiếp tục đi để đảm bảo an toàn,.... Bên cạnh đó, việc đội mũ bảo hiểm và không xử dụng chất kích thích khi tham gia giao thông là nội dung không thể thiếu khi tham gia giao thông.

Việc tuyên truyền có thể thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau như: vẽ tranh tuyên truyền, tham gia các buổi tuyên truyền về an toàn giao thông ở lớp, ở trường hoặc tổ chức các tình huống, cuộc thi về cách xử lí khi tham gia giao thông ở những nơi tầm nhìn che khuất.

Và cuối cùng, để sự tuyên truyền đạt hiểu quả tốt nhất thì bản thân mỗi chúng ta phải là người thực hiện đúng, thực hiện tốt nhất tất cả những nội dung tuyên truyền. Nội dung này rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống, về nhà, em sẽ tuyên truyền tới gia đình và các cô chú trong tổ dân phố để mọi người đều biết để tham gia giao thông an toàn, góp phần xây dựng văn hóa giao thông an toàn, văn minh.

18 tháng 4 2021

Câu 10. Sắp xếp các bước xây dựng một kế hoạch tuyên truyền về an toàn giao thông

A. Xây dựng nội dung tuyên truyền

B. Thực hiện công tác tuyên truyền

C. Xác định mục tiêu, đối tượng tuyên truyền

D. Xác định hình thức tuyên truyền

1C……….. 2A……….. 3D………… 4B……

bài 1 : từ trong trong cụm từ phấp phới trong gió và từ trong trong cụm từ nắng đẹp trời trong có quan hệ vơi nhau như thế nào ?bài 2 : trong câu :Còn lá buồm thì cứ căng phồng lên như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi . Có mấy quan hệ từ ?bài 3 : xác định từ loại trong đoạn văn sau : Chiếc thuyền dáng hơi nặng nề lừ lừ tiến lại , hai mắt trân trân nhìn về phía trước . Khi một...
Đọc tiếp

bài 1 : từ trong trong cụm từ phấp phới trong gió và từ trong trong cụm từ nắng đẹp trời trong có quan hệ vơi nhau như thế nào ?

bài 2 : trong câu :Còn lá buồm thì cứ căng phồng lên như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi . Có mấy quan hệ từ ?

bài 3 : xác định từ loại trong đoạn văn sau :

 Chiếc thuyền dáng hơi nặng nề lừ lừ tiến lại , hai mắt trân trân nhìn về phía trước . Khi một ngọn sóng kéo đến , nó chồm dậy rồi đâm chúi xuống.

bài 4 : xác định từ loại của những từ sau : Niềm vui , niềm nở vui mừng vui tươi

bài 5 : nghĩa của từ khỏe trong các câu dưới đây khác nhau thế nào ?

a, Mọi người rất khỏe 

b, Uống một cốc nước dừa thấy khỏe cả người

c, Chúc ông chóng khỏe

bài 6 : hãy nêu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ : Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

bài 7 : Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh hình ảnh so sánh trong từng câu đưới đây :

a, Mùa xuân , lá bàng mới nảy trông như ........

b,Cành bàng mới nảy trông giống .........

c, Tán bàng xòe ra giống ...........

ai nhanh nhất cho lun 10 tick !!!!

og Duy làm hộ tui cái rồi nhận 10 tick như lần trước 

tui ko xạo ke đâu nha og thử lại thì biết

 

1
2 tháng 1 2019

1. là từ đồng âm

2. 3 quan hệ từ

3. danh từ: chiếc thuyền, dáng, hai mắt, phía trước, một ngọn sóng

động từ: lừ lừ, tiến lại, nhìn, kéo đến, chồm dậy, đâm, chúi xuống

tính từ: hơi nặng nề, trân trân

quan hệ từ: về, khi, rồi

đại từ: nó

4. niềm vui là danh từ

niềm nở, vui mừng, vui tươi là tính từ

5. a, khỏe nghĩa là khỏe mạnh

b, khỏe nghĩa là thoải mái

c, khỏe nghĩa là khỏi bệnh

6. nghĩa đen: gỗ chất lượng tốt còn hơn nước sơn chất lượng tốt

nghĩa bóng: tốt bụng còn hơn vẻ ngoài xinh đẹp

7. a, hàng ngàn tia lửa xanh lập lòe

b, những ngón tay của mụ phù thủy

c, chiếc ô che nắng

29 tháng 5 2020

đề bài?

29 tháng 5 2020

Là : Viết tiếp từ ngữ để hoàn thành vế câu 

ok

16 tháng 12 2021

bạn tham khảo google đi 

16 tháng 12 2021

Google luôn đồng hành cùng trương trình này =))