K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo
- Trong câu thơ đầu, tác giả dử dụng phép so sánh k bằng nhắm khẳng định sen là loài cây đẹp nhất đầm.Câu thứ ba đổi vần một cách kì lạ. Hai hình ảnh “lá xanh” và “nhị vàng” được giao hoán cho nhau. Câu thứ ba hầu như khép lại câu thứ hai (giản lược) hai chữ “lại chen”. Nghệ thuật đổi vần ở đây chứng tỏ một bút pháp già dặn, điêu luyện của một nghệ sĩ cao tay, tạo nên một ấn tượng đặc biệt. Ta như cảm thấy có một bàn tay thon thả, xinh xinh của thiếu nữ đang lật di lật lại từng lá sen xanh, nâng niu từng bông sen trắng, ngắm nghía trầm trồ nhị vàng của búp sen.Câu cuối bài ca dao mang một hàm nghĩa, một ẩn ý sâu sắc, đẹp đẽ. Lời thơ được cấu trúc bằng biện pháp tương phản “gần bùn”, “mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Bùn hôi tanh. Sen mọc từ sự hôi tanh của bùn nhưng sen rực rỡ, thơm ngát thế! Câu ca dao đã đưa ta đến một liên tưởng thú vị. Cuộc đời của nhân dân ta ngày xưa, dưới ách thống trị của vua quan, địa chủ, cường hào, sưuthuế nặng nề, trải qua nhiều khó nhọc, thiếu thốn. Cuộc đời vật lộn giữa bùn đen hôi tanh, nhưng tâm thế của nhân dân ta rất vững vàng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Có thể tác giả bài ca dao này là một nhà thơ nghèo, từ chiêm nghiệm cuộc đời mà nêu lên một triết lí nhân sinh cao đẹp của nhân dân ta, ca ngợi bản lĩnh dân tộc: Sống thanh cao, sống trong sạch.

25 tháng 11 2021

Một số biện pháp nghệ thuật:
+ Câu hỏi tu từ (câu 1): Đặt ra câu hỏi để khẳng định.
+ Liệt kê (câu 2): Vẻ đẹp hài hòa của bông sen.
+ Đảo trật tự - Điệp ngữ(câu 3): Nhấn mạnh lần nữa vẻ đẹp của hoa sen – vẻ đẹp từ trong ra ngoài. Đồng thời, làm bước tiến cho câu cuối cùng, câu thơ quan trọng nhất.
+ Ẩn dụ: Hình ảnh bông hoa sen trong đầm lầy là hình ảnh ẩn dụ cho phẩm chất của con người.Tác dụng:Nhân dân lao động, đặc biệt là nông dân gần gũi với hoa sen, hiểu và yêu quý sen hơn cả. Họ đã nhiều lần trân trọng đưa hoa sen vào ca dao. Họ mượn cái thanh khiết lạ kì của hoa sen để bày tỏ, gửi gắm tâm sự của mình. Với bài ca dao này, hoa sen đã lưu lại mãi mãi vẻ đẹp và hương thơm cao quý vào văn chương và vào lòng người dân đất Việt. 

8 tháng 12 2023

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

   Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Thể thơ lục bát đã được các tác giả dân gian “chọn mặt gửi vàng” để viết nên bài ca dao bất hủ “Trong đầm gì đẹp bằng sen”. Câu thơ đầu bài ca dao, là một lời khẳng định vị thế của hoa sen trong đầm nước. Sự ngạo nghễ, tự tin ấy được minh chứng qua vẻ đẹp trong trẻo, thanh khiết của loài hoa này. Để chắc chắn hơn, ở câu thơ thứ hai, tác giả tả hoa sen từ ngoài vào trong, thì đến câu thơ thứ ba lại tả từ trong ra ngoài. Như vậy, thì chẳng thể nào mà tiếp tục nghi ngờ vẻ đẹp của loài hoa này cả. Nhưng vốn luôn cho rằng “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, thì không thể nào tác giả lại chỉ dựa vào ngoại hình để khẳng định giá trị của hoa sen được. Vì vậy, đến câu thơ cuối, mùi hương thanh nhã của hoa sen đã được miêu tả trong thế tương đôi với mùi hương của bùn lầy. Dù mọc lên từ đáy hồ, đi ra từ bùn đen, nhưng cánh hoa sen vẫn trắng ngần, hương hoa vẫn thơm ngát chẳng lây dính một chút nào mùi tanh của bùn. Điều đó khiến chúng ta liên tưởng đến người dân Việt Nam. Dù sinh ra trong nghèo khó, lớn lên trong chiến tranh, sống trong đớn đau thì chẳng điều gì có thể khuất phục được họ. Họ vẫn sống, vẫn chiến đấu, vẫn yêu thương nhau vẫn tự hào về quê cha đất tổ. Sự đồng điệu ấy, khiến em càng thêm yêu mến và tự hào về hoa sen và bài thơ về loài hoa ấy.

8 tháng 3 2022

TK

 

Trong cuộc sống thường nhật và tâm thức của mỗi người dân Việt, hoa sen giữ một vị trí quan trọng. Ta bắt gặp sen trong những hồ ao, đầm nước, trải suốt từ Bắc vào Nam. Ta bắt gặp hoa sen trong những bình gốm sứ trang trọng nơi phòng khách, sen trên bàn thờ gia tiên, trong chùa cúng phật và không thể không có sen trong những điệu hát dân ca, trong những câu ca dao uyển chuyển, mượt mà. Trong đầm gì đẹp bằng sen đã trở nên thân thuộc tự thuở xưa cho đến bấy giờ:

"Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"

 

Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, bài ca dao đã đem đến cho người đọc những cảm nhận tinh tế về cây sen, hoa sen. Hình tượng cây sen được miêu tả chính xác, cụ thể, vừa chân thực, sống động vừa giàu ý nghĩa tượng trưng, khái quát. Cảm giác thẩm mĩ, triết lí sâu sắc và vẻ đẹp trời phú của cây sen đã tạo ra vẻ đẹp và chiều sâu của bài ca dao ngắn. Bằng câu hỏi tu từ, "Trong đằm gì đẹp bằng sen..." tác giả đã khéo léo khẳng định, và tuyệt đối hoá vẻ đẹp của cây sen trong đầm. Hỏi đấy, nhưng nào cần đợi câu trả lời bởi cái hàm ý trong câu hỏi ấy đã quá rõ rồi. Trong đầm, chẳng có cây nào đẹp bằng sen đâu? Và như để minh chứng cho sự khẳng định đó, tác giả đem đến cho người đọc những hình ảnh cụ thể về vẻ đẹp của sen:

"Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng"

Theo trình tự quan sát từ ngoài vào trong rất tự nhiên, hợp lí, bằng sự phối màu hài hoà xanh - trắng - vàng cây sen hiện lên với vẻ đẹp trong sáng, tinh khiết. Đọc những vần thơ ấy, tưởng tượng đến đầm sen ấy, bông sen ấy, lòng ta sao có thể dửng dưng được trước vẻ đẹp trang nhã mà cao sang của sen. Bất chợt, trong ta, như thấy đâu đây hồ sen bát ngát đầu làng, như thấy hương sen thoang thoảng trong buổi tinh sương và bỗng dưng ta muốn hít thật căng lồng ngực cơn gió trong lành đẫm hương sen quê mình. Không nghi ngờ gì nữa, sen đẹp thật. Nhưng để khẳng định, để nhấn mạnh, tác giả tiếp tục miêu tả cây sen ở câu thứ ba:

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Tưởng có gì mới lạ, hoá ra, tác giả chỉ nhắc lại câu thơ thứ hai. Nhưng không chỉ là sự nhắc lại đơn thuần. Trình tự miêu tả đã được đảo ngược, chẳng phải từ ngoài vào trong nữa mà từ trong ra ngoài, vẫn là ba gam màu chủ đạo vàng - trắng - xanh ấy thôi nhưng một chút lật ngược rất khéo léo kia đã khiến ta đang trôi trong cảm giác nhẹ nhàng lâng lâng khi thả hồn phiêu du trên hồ sen, trong hương sen phải dừng lại. Nhịp thơ từ nhẹ nhàng khoan thai chuyển sang khẩn trương, dồn dập. Và ta chợt hiểu ra căn nguyên của sự thay đổi đó khi đọc câu thơ cuối cùng:

"Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"

 

Cảm nhận một cách tổng thể, khái quát ta sẽ thấy câu đầu và cấu cuối là sự nhận định, đánh giá, liên tưởng về vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của cây sen. Hai câu giữa là sự phản ánh thực thể sống động, hấp dẫn của cây sen, là phần làm nên màu sắc, đường nét cho bức tranh đầm sen. Thiếu hai câu giữa bức tranh đầm sen còn gì hấp dẫn nữa. Và câu thơ cuối cũng chính là cái đích đến của bức tranh cây sen, đích đến của bài ca dao. Nếu câu đầu là lời giới thiệu chung về bức tranh sen, câu hai, ba là bức tranh sen qua màu sắc, đường nét của hội hoạ thì câu thứ tư là linh hồn của bức tranh và cũng là linh hồn của cả bài ca dao. Khép lại nghĩa đen, mở ra nghĩa bóng. Một cách dẫn dắt thần tình của tác giả dân gian. Từ bông sen của thiên nhiên, bông sen của đầm ao làng quê đất Việt, bông sen toả hương ngát suốt dọc mùa hè, bông sen mà ta có thể nhìn thấy màu sắc, ngửi thấy hương thơm, ta đến nghĩ bông sen của biểu tượng. Bông sen biểu tượng cho con người Việt Nam và tâm hồn Việt Nam, trong sáng, thanh tao tựa hương sen buổi sáng, tựa màu sen tinh khiết trong ngần vươn lên giữa bùn lầy. Đọc đến câu thơ này, không ai còn nghĩ nhiều về nghĩa thực của nó nữa. Bời vì ta đã hiểu rằng sen là người, với ý nghĩa sâu xa và triết lí nhân sinh ẩn chứa trong đó. Qua nghệ thuật ẩn dụ, ta ngầm hiểu sen hoá thành người, "bùn" trong hồ sen hoá "bùn" trong cuộc sống, xã hội. Cả cái đầm sen và mùi hôi tanh kia cũng là một ẩn dụ với nhiều hàm nghĩa, tầng nghĩa sâu sắc. Vậy là từ bài ca dao về cây sen, từ việc nói về cây sen, hoa sen tác giả đã phản ánh trung thực sự sống, lẽ sống, tâm hồn và phẩm chất của con người Việt Nam từ ngàn đời nay bằng hình thức cách điệu, rất thi vị nhưng cũng rất sâu sa. Tâm hồn, phẩm chất của con người việt Nam được ví như bông sen trong đầm kia, dù gần bùn hôi tanh thì màu hoa trắng, sắc nhị vàng và hương thơm thanh khiết vẫn vẹn nguyên, không phai nhạt, không đổi thay. Hãy trở về với quá khứ, ta sẽ thấy rõ hơn vẻ đẹp tâm hồn - truyền thống yêu đời ấy của con người Việt Nam. Từ những người lao động nghèo khổ tận cùng của xã hội, cả đời không biết nổi một con chữ, khi tai hoạ giáng xuống đầu, cận kề cái chết vẫn khẩn cầu tha thiết xin được chết trong:

"Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con "

Đến những nhà nho với vốn tri thức uyên thâm, bỏ lại đằng sau hào quang của công danh và bổng lộc của chốn quan trường khi xã hội mất hết kỉ cương để lui về vui với thú điền viên, vui với tiếng suối rì rầm, vui với việc phát cỏ ương sen. Rồi một chị Dậu dù nghèo túng, dù đang cần từng xu lẻ để nộp sưu vẫn ném cả nắm tiền vào mặt tên quan phủ để giữ gìn phẩm hạnh của người đàn bà. Lão Hạc thà chết để giữ gìn nhân phẩm của một người cha. Và bông sen thơm ngát, bông sen đẹp nhất của dân tộc Việt Nam toả hương ngàn đời vào cuộc sống suốt chiều dài lịch sử, làm rạng danh dân tộc là bông sen vàng xứ Nghệ. Tất cả những con người việt Nam ấy luôn đem câu "giấy rách phải giữ lấy lề" bên mình để làm phương châm sống, để răn mình, giữ mình. Nghèo túng, bần hàn, đôi lúc cả bị dập vùi nữa nhưng họ không để mình bị vướng bùn nhơ, không để cuộc đời vấy mùi bùn hôi tanh.

Nối tiếp cha ông xưa, con cháu ngày nay cần phải sống xứng đáng. Xã hội phát triển, cuộc sống hiện đại không ít những cám dỗ khiến con người dễ dàng sa ngã. Xác định cho mình một lí tưởng, một phương châm sống là vô cùng cần thiết với tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta. Hãy nuôi dưỡng tâm hồn, nuôi dưỡng những bông sen quý để mãi mãi trong lòng chúng ta, sen toả hương thơm ngát, để màu sen thanh khiết đồng hành cùng mỗi người và đồng hành cùng dân tộc, xưa, nay và mãi mãi trong tương lai.

8 tháng 3 2022

Tham khảo:

Trong cuộc sống thường nhật và tâm thức của mỗi người dân Việt, hoa sen giữ một vị trí quan trọng. Ta bắt gặp sen trong những hồ ao, đầm nước, trải suốt từ Bắc vào Nam. Ta bắt gặp hoa sen trong những bình gốm sứ trang trọng nơi phòng khách, sen trên bàn thờ gia tiên, trong chùa cúng phật và không thể không có sen trong những điệu hát dân ca, trong những câu ca dao uyển chuyển, mượt mà. Trong đầm gì đẹp bằng sen đã trở nên thân thuộc tự thuở xưa cho đến bấy giờ:

"Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"

Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, bài ca dao đã đem đến cho người đọc những cảm nhận tinh tế về cây sen, hoa sen. Hình tượng cây sen được miêu tả chính xác, cụ thể, vừa chân thực, sống động vừa giàu ý nghĩa tượng trưng, khái quát. Cảm giác thẩm mĩ, triết lí sâu sắc và vẻ đẹp trời phú của cây sen đã tạo ra vẻ đẹp và chiều sâu của bài ca dao ngắn. Bằng câu hỏi tu từ, "Trong đằm gì đẹp bằng sen..." tác giả đã khéo léo khẳng định, và tuyệt đối hoá vẻ đẹp của cây sen trong đầm. Hỏi đấy, nhưng nào cần đợi câu trả lời bởi cái hàm ý trong câu hỏi ấy đã quá rõ rồi. Trong đầm, chẳng có cây nào đẹp bằng sen đâu? Và như để minh chứng cho sự khẳng định đó, tác giả đem đến cho người đọc những hình ảnh cụ thể về vẻ đẹp của sen:

"Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng"

Theo trình tự quan sát từ ngoài vào trong rất tự nhiên, hợp lí, bằng sự phối màu hài hoà xanh - trắng - vàng cây sen hiện lên với vẻ đẹp trong sáng, tinh khiết. Đọc những vần thơ ấy, tưởng tượng đến đầm sen ấy, bông sen ấy, lòng ta sao có thể dửng dưng được trước vẻ đẹp trang nhã mà cao sang của sen. Bất chợt, trong ta, như thấy đâu đây hồ sen bát ngát đầu làng, như thấy hương sen thoang thoảng trong buổi tinh sương và bỗng dưng ta muốn hít thật căng lồng ngực cơn gió trong lành đẫm hương sen quê mình. Không nghi ngờ gì nữa, sen đẹp thật. Nhưng để khẳng định, để nhấn mạnh, tác giả tiếp tục miêu tả cây sen ở câu thứ ba:

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Tưởng có gì mới lạ, hoá ra, tác giả chỉ nhắc lại câu thơ thứ hai. Nhưng không chỉ là sự nhắc lại đơn thuần. Trình tự miêu tả đã được đảo ngược, chẳng phải từ ngoài vào trong nữa mà từ trong ra ngoài, vẫn là ba gam màu chủ đạo vàng - trắng - xanh ấy thôi nhưng một chút lật ngược rất khéo léo kia đã khiến ta đang trôi trong cảm giác nhẹ nhàng lâng lâng khi thả hồn phiêu du trên hồ sen, trong hương sen phải dừng lại. Nhịp thơ từ nhẹ nhàng khoan thai chuyển sang khẩn trương, dồn dập. Và ta chợt hiểu ra căn nguyên của sự thay đổi đó khi đọc câu thơ cuối cùng:

"Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"

 

Cảm nhận một cách tổng thể, khái quát ta sẽ thấy câu đầu và cấu cuối là sự nhận định, đánh giá, liên tưởng về vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của cây sen. Hai câu giữa là sự phản ánh thực thể sống động, hấp dẫn của cây sen, là phần làm nên màu sắc, đường nét cho bức tranh đầm sen. Thiếu hai câu giữa bức tranh đầm sen còn gì hấp dẫn nữa. Và câu thơ cuối cũng chính là cái đích đến của bức tranh cây sen, đích đến của bài ca dao. Nếu câu đầu là lời giới thiệu chung về bức tranh sen, câu hai, ba là bức tranh sen qua màu sắc, đường nét của hội hoạ thì câu thứ tư là linh hồn của bức tranh và cũng là linh hồn của cả bài ca dao. Khép lại nghĩa đen, mở ra nghĩa bóng. Một cách dẫn dắt thần tình của tác giả dân gian. Từ bông sen của thiên nhiên, bông sen của đầm ao làng quê đất Việt, bông sen toả hương ngát suốt dọc mùa hè, bông sen mà ta có thể nhìn thấy màu sắc, ngửi thấy hương thơm, ta đến nghĩ bông sen của biểu tượng. Bông sen biểu tượng cho con người Việt Nam và tâm hồn Việt Nam, trong sáng, thanh tao tựa hương sen buổi sáng, tựa màu sen tinh khiết trong ngần vươn lên giữa bùn lầy. Đọc đến câu thơ này, không ai còn nghĩ nhiều về nghĩa thực của nó nữa. Bời vì ta đã hiểu rằng sen là người, với ý nghĩa sâu xa và triết lí nhân sinh ẩn chứa trong đó. Qua nghệ thuật ẩn dụ, ta ngầm hiểu sen hoá thành người, "bùn" trong hồ sen hoá "bùn" trong cuộc sống, xã hội. Cả cái đầm sen và mùi hôi tanh kia cũng là một ẩn dụ với nhiều hàm nghĩa, tầng nghĩa sâu sắc. Vậy là từ bài ca dao về cây sen, từ việc nói về cây sen, hoa sen tác giả đã phản ánh trung thực sự sống, lẽ sống, tâm hồn và phẩm chất của con người Việt Nam từ ngàn đời nay bằng hình thức cách điệu, rất thi vị nhưng cũng rất sâu sa. Tâm hồn, phẩm chất của con người việt Nam được ví như bông sen trong đầm kia, dù gần bùn hôi tanh thì màu hoa trắng, sắc nhị vàng và hương thơm thanh khiết vẫn vẹn nguyên, không phai nhạt, không đổi thay. Hãy trở về với quá khứ, ta sẽ thấy rõ hơn vẻ đẹp tâm hồn - truyền thống yêu đời ấy của con người Việt Nam. Từ những người lao động nghèo khổ tận cùng của xã hội, cả đời không biết nổi một con chữ, khi tai hoạ giáng xuống đầu, cận kề cái chết vẫn khẩn cầu tha thiết xin được chết trong:

"Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con "

Đến những nhà nho với vốn tri thức uyên thâm, bỏ lại đằng sau hào quang của công danh và bổng lộc của chốn quan trường khi xã hội mất hết kỉ cương để lui về vui với thú điền viên, vui với tiếng suối rì rầm, vui với việc phát cỏ ương sen. Rồi một chị Dậu dù nghèo túng, dù đang cần từng xu lẻ để nộp sưu vẫn ném cả nắm tiền vào mặt tên quan phủ để giữ gìn phẩm hạnh của người đàn bà. Lão Hạc thà chết để giữ gìn nhân phẩm của một người cha. Và bông sen thơm ngát, bông sen đẹp nhất của dân tộc Việt Nam toả hương ngàn đời vào cuộc sống suốt chiều dài lịch sử, làm rạng danh dân tộc là bông sen vàng xứ Nghệ. Tất cả những con người việt Nam ấy luôn đem câu "giấy rách phải giữ lấy lề" bên mình để làm phương châm sống, để răn mình, giữ mình. Nghèo túng, bần hàn, đôi lúc cả bị dập vùi nữa nhưng họ không để mình bị vướng bùn nhơ, không để cuộc đời vấy mùi bùn hôi tanh.

Nối tiếp cha ông xưa, con cháu ngày nay cần phải sống xứng đáng. Xã hội phát triển, cuộc sống hiện đại không ít những cám dỗ khiến con người dễ dàng sa ngã. Xác định cho mình một lí tưởng, một phương châm sống là vô cùng cần thiết với tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta. Hãy nuôi dưỡng tâm hồn, nuôi dưỡng những bông sen quý để mãi mãi trong lòng chúng ta, sen toả hương thơm ngát, để màu sen thanh khiết đồng hành cùng mỗi người và đồng hành cùng dân tộc, xưa, nay và mãi mãi trong tương lai.

13 tháng 11 2023

Em rất thích bài thơ ..... vì nó đã thể hiện hình ảnh thật đẹp của bông sen 

+ Cậu chỉ ra BPTT , nêu cảm xúc về h/ả đó 

+ Ca ngợi sức sống của bông sen , vẻ đẹ của bông sen

+ Ca ngợi phẩm chất của hoa sen 

KB : bài thơ đã để lại cảm xúc tuôn chảy trong tâm hồn cùng vs nhx dư vị cảm xúc

 

13 tháng 11 2023

Hoa sen là loài hoa quen thuộc, được người dân Việt Nam hết sức yêu quý. Trong bài thơ lục bát Trong đầm gì đẹp bằng sen, hình ảnh tươi đẹp, thánh khiết của loài hoa này đã được khắc họa rõ nét. Ở câu thơ đầu tiên, nhà thơ khẳng định vị trí không gì sánh bằng của sen ở trong hồ. Để tới câu thơ thứ hai và thứ ba thì mới miêu tả vẻ đẹp của hoa sen từ ngoài vào trong, rồi lại từ trong ra ngoài. Xanh của lá, hồng của cánh hoa, vàng của nhị, màu nào cũng đẹp, cũng sáng tươi. Đặc biệt, ở câu thơ thứ tư, tác giả không chỉ miêu tả phẩm chất của loài hoa sen, mà còn mượn hoa sen để khẳng định vẻ đẹp của con người đất Việt. Đó là sự trong sạch, liêm khiết, thẳng thắn, không bị hoàn cảnh khó khăn làm khuất phục, làm xấu đi. Có lẽ chính bởi vì thế, mà tuy không chính thức, nhưng vẫn có rất nhiều người xem hoa sen là quốc hoa của Việt Nam ta.

 
11 tháng 11 2021

Cảnh đầm sen giống như một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp hiện lên dưới ngòi bút chấm phá thần tinh. Câu thứ ba. Nhị vàng bông trắng lá xanh, Câu này có vị trí đặc biệt trong toàn bài vì nó là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết. Từ câu thứ hai sang câu thứ ba có sự đột ngột, khác thường trong cách gieo vần {ang, anh) nhưng nhiều người không để ý. Sở dĩ như vậy là do sự chuyển vần và sự thay đổi trật tự các từ ngữ và hình ảnh đã được thực hiện một cách khéo léo, tự nhiên, hợp lí vể cả nội dung và hình thức. Hai chữ nhị vàng ở cuối câu thứ hai được lặp lại ở đầu câu thứ ba tạo nồn tính liên tục trong tư duy, cảm xúc và sự liên kết chặt chẽ giữa nội dung với hình thức trong toàn bài. Câu đầu và câu cuối là nhận định, đánh giá về vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của cây sen. Hai câu giữa tả thực đến từng chỉ tiết: lá xanh, bông trắng, nhị vàng (tả đi); rồi tả lại: Nhị vàng, bông trắng, lá xanh. Tả từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới. Dường như người tả đang cố chứng minh bằng được vẻ đẹp của sen: đẹp từ sắc lá đến màu hoa, màu nhị. Sau đó lại nhấn mạnh thêm bằng cách đảo ngược: đẹp từ màu nhị đến màu hoa, sắc lá. Nghệ thuật miêu tả ở đây mới đọc qua tưởng chừng đơn giản, song thực sự đã đạt tới trình độ điêu luyện, tinh vi. Nghệ thuật ấy đã tôn vinh hoa sen lên hàng hoa quý, xứng đáng tượng trưng cho vẻ đẹp của con người chân chính. Đọc mấy câu ca dao trên, chúng ta liên tưởng tới hình dáng thanh tao, kiêu hãnh của hoa sen và trong tâm tưởng cũng bừng nở một đóa sen tuyệt đẹp! Câu thứ tư: Gần bùn mà chẳng hồi tanh mùi bùn.

20 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Từ bao đời nay, nét trong sáng cao đẹp, phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam luôn được ca ngợi. Qua tục ngữ, ca dao ta thấy hiện lên từng nét đẹp của tâm hồn giúp ta hiểu được chân giá trị của con người. Chúng ta không quên bài ca dao quen thuộc:

Trong đầm gì đẹp bằng sen.

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Lời ca dao nhẹ nhàng mà mang ý nghĩa thật sâu xa.

Bằng ngôn từ trong sáng, giản dị nhất, bài ca dao làm nổi bật hình ảnh bông sen thơm ngát, đang nở trên đầm lầy nước đọng. Bông sen đơn sơ chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã lúp nào cũng ngan ngát. Hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn một vị nào khác dù hoa sen ở trong đầm. Đầm lầy càng u tối, hôi hám thì bông sen càng đẹp đẽ sáng tươi. Thông qua bài ca dao, hình ảnh của người dân lao động Việt Nam hiện lên một cách thật tự nhiên, hợp lý đến tài tình. Tâm hồn của mỗi con người được ví như một bông hoa thơm ngát dù sống ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng giữ riêng cho mình nét trong trắng, thanh cao nguyên vẹn.

Thông qua bài ca dao, hình ảnh của người dân lao động Việt Nam hiện lên một cách thật tự nhiên, hợp lý đến tài tình

Sống trong sạch từ bao đời nay là lẽ sống mà người lao động Việt Nam đã chọn. Nó trở thành đạo đức nhân cách, thành nếp nghĩ, nếp suy được truyền dạy từ đời này sang đời khác. Sống trong xã hội phong kiến mục ruỗng xưa kia, những nhà nho, những tầng lớp trí thức đã quan niệm “đói cho sạch, rách cho thơm”, dẫu “giấy có rách” cũng phải “giữ lấy lề” để sống một cách thanh bạch, giản dị nhưng vô cùng cao quý. Dẫu cho xã hội còn đầy rẫy những cái xấu, dẫu cho môi trường xung quanh bị ô nhiễm, càng ngày càng nhiễu nhương – cái ác, cái xấu lan tràn, thì con người lao động chân chính vẫn không bị lây nhiễm. Chính vì vậy mà giữa cái xấu xa thối nát ấy, người Việt Nam vẫn giữ được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, luôn ngẩng cao đầu; sống một cách chân chính. Chúng ta không quên hình ảnh người nông dân Lão Hạc với cái chết bi thảm, hình ảnh chị Dậu trong một đêm “nhà ngói như nhà tranh”, chị vùng chạy ra ngoài trời tối đen như mực. Những con người ấy đã làm sáng ngời phẩm chất tốt đẹp của người lao động chân chính.

Trong cuộc sống hôm nay, giữa thời kỳ phát triển kinh tế, mọi người đang lao vào kiếm sống với nhu cầu vật chất ngày càng cao, người ta dễ quen cái nét đẹp truyền thống trong tâm hồn con người. Do vậy, hơn bao giờ hết, chính ngay lúc này đây, những bài học đạo đức làm người, bài học xem trọng nhân cách cần được thường xuyên nhắc nhở. Đất nước đang cần những con người đạo đức cách mạng, hết lòng vì dân mà phục vụ. Nối tiếp truyền thống của cha ông, không ít những cán bộ chân chính hôm nay đã sống đẹp, có nhân cách như đóa hoa sen. Họ là những tấm gương sáng cho cuộc sống mới chúng ta noi theo. Để làm một đóa hoa sen cho mai sau, ngay từ bây giờ ta phải tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tinh thần, học hỏi thêm nhiều điều bổ ích. Ta cần phải có những suy nghĩ đúng đắn, biết đi theo con đường tốt đẹp mà người xưa đã vạch sẵn đồng thời còn có những nhận thức mới phù hợp với thời đại. Tất cả sẽ giúp ta trở thành người công dân tốt, là đóa sen làm đẹp cho đời góp phần cải tạo "môi trường” có nguy cơ bị cuộc sống vật chất làm ô nhiễm. .

Là con người Việt Nam, chúng ta có quyền tự hào về tất cả những gì tốt đẹp mà người xưa truyền lại, nhất là lẽ sống cao quý ở tâm hồn. Cũng chính vì thế ta buộc phải có suy nghĩ, có hành động một cách nghiêm túc để không làm mai một đi những truyền thống của dân tộc. Hãy nhìn những đóa sen kia trong đầm lầy đang tỏa hương, hãy nhìn những cánh cò trắng muốt kỉa đang chao liệng trên đồng ruộng mà suy ngẫm, mà kiểm nghiệm lại mình để sống tốt, sống đẹp hơn.

20 tháng 11 2021

lưu ý nhé 

bn nên cho 1 bài văn tham khảo để người hỏi có thể làm đc nhé

29 tháng 11 2021

Tham khảo :

 

      Nét trong sáng, cao đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam từ bao đời đã  được ca ngợi và trở thánh chủ đề của nhiều câu tục ngữ, ca dao. Chúng ta không thể quên bài ca dao quen thuộc:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

                              Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh                          

                      Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.                        

Bằng ngôn từ trong sáng, giản dị nhất, bài ca dao làm nổi bật hình ẩnh bông sen thơm ngát, đang nở trên đầm lầy. Bông sen đơn sơ, chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã, lúc nào cũng ngan ngát toa hương, một thứ hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn mùi vị nào khác dù hoa sen  trong đầm. Đầm lầy càng u tối, thối tha thi bóng hoa lại càng đẹp đẽ, sáng trói. Thông qua bài ca dao, hình ảnh của người dân lao động Việt Nam hiện lên một cách tự nhiên, hợp lý đến tài tình. Tâm hồn của mỗi con người được ví như một bông hoa thơm ngát, dù sống ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng giữ riêng cho mình nét trong trắng, thanh cao nguyên vẹn.

Sống trong sạch là quy tắc, luật sống cua con người Việt Nam từ bao đời nay. Nó trở thành đạo đức, nhân cách được bồi dưỡng và bổ sung truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngay từ chế độ phong kiến nhiễu nhương, thối nát, nhưng nhà nho, trí thức đã quan niệm giấy rách phải giữ lấy lề để sống một cách thanh bạch, giản dị nhưng vô cùng chân thật. Cuộc sống đầy những cạm bẫy, càng lúc càng phô bày đầy đủ những thói xấu của loài người. Nếu như ai cũng sống gần mực thì đen thì có lẽ cả xã hội này không còn tồn tại người tốt. Nhưng với truyền thống đạo lí cao đẹp từ xa xưa, người dân Việt Nam luôn ngẩng cao đầu, sử dụng nhân cách quí giá của chính mình để sống và hành động một cách chân chính nhất. Xã hội càng xấu xa thối nát chừng nào thì con người Việt Nam càng sáng trong chừng ấy. Chúng ta không thể quên bi kịch về cái chết của Lão Hạc, một nông dân chất phác, quê mùa thà chết để giữ được thanh danh không vướng bùn nhơ xấu xa. Chúng ta không thể quên được hình ảnh chị Dậu trong đêm tối đen như mực và như tiền đồ của chị quyết giữ lấy tiết hạnh, lòng thuỷ chung với chồng con. Và ta càng không thế quên được lời khẩn cầu tha thiết, xót xa, nức nở của con cò ăn đêm, quyết giữ tâm hồn trong trắng đến phút cuối cuộc đời

 

Có xáo thi xáo nước trong

 Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Đây có phải là hiện thân của người dân lao động? Quả vậy, kế tục và phát huy truyền thống cao đẹp, họ luôn sống một cách ngay thẳng, chân thực trong bất cứ hoàn cảnh nào để trở thành những đoá sen thơm ngát giữa đầm.

Không thể không có những bông hoa rũ cánh, cúi xuống đầm lầy để vướng phải bùn nhơ. Cũng như trong xã hội, không thiếu những kẻ đứng trước hoàn cảnh khó khăn đã không giữ được mình. Tư tưởng hám danh hám lợi, cầu thân đã đưa họ đến những hành động đi ngược lại với lương tâm, đạo lí con người. Từ những việc nhỏ nhặt họ đã không giữ bản thân mình cho được trong sạch thì đến những việc quan trọng, to lớn hơn làm sao họ không trở nên xấu xa, nguy hiểm. Loại người như vậy là một gánh nặng, một căn bệnh của xã hội, càng trở nên trầm trọng trong cuộc sống hôm nay. Đất nước đang cần, hơn bao giờ hết những người mang đạo đức cách mạng, hết lòng vì dân mà phục vụ. Nối tiếp truyền thống xưa, các cán bộ chân chính hôm nay cũng trở thành những đoá hoa sen. Sống giữa khó khăn của xã hội đầy cạm bẫy, lọc lừa, họ vẫn xác định cho mình một lí tưởng đúng đắn. Để làm một đoá hoa sen cho mai sau, ngay từ bây giờ, ta phải tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tinh thần, học hỏi thêm nhiều điều bồ sung lí trí nhằm có suy nghĩ chính xác khi đứng trước những ngã rẽ, biết đi trên những lối mòn quí giá của dân tộc, thêm vào những nhận thức mới mẻ của thời đại. Tất cả sẽ giúp ta trở thành người công dân tốt, không hổ thẹn với truyền thống xưa đồng thời ta cũng tự hào vì đã tiếp tục phát huy di sản tâm hồn quý báu của dân tộc.

Nói tóm lại, là người dân Việt Nam, chúng ta có quyền tự hào về tất cả những gì cao đẹp được ông bà xưa truyền lại, nhất là ở tâm hồn trong trắng, thanh cao, luôn rạng ngời dù ở bất kì hoàn cảnh môi trường nào. Cũng chính vì thế, ta buộc phải suy nghĩ, hành động một cách nghiêm túc đế không làm mai một đi truyền thống này. Muốn đạt được như thế, ngay từ khi còn là học sinh, ta phải tự nhắc nhở nhau sống như hoa sen.

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

29 tháng 11 2021

đoạn văn chứ đâu phải viết cả 1 bài văn dài như kia đâu :))