K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

BT9: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật tu từ, các từ ngữ chứa biện pháp nghệ thuật tu từ ấy và gạch chân trong các ví dụ saua. Mặt trời xuống biển như hòn lửa    Sóng đã cài then đêm sập cửa.                                      ( Huy Cận)b. Ruộng nương anh gửi bạn thân cày    Gian nhà không mặc kệ gió lung lay    Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính                                         (Chính Hữu) c.     Hoa cười...
Đọc tiếp

BT9: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật tu từ, các từ ngữ chứa biện pháp nghệ thuật tu từ ấy và gạch chân trong các ví dụ sau

a. Mặt trời xuống biển như hòn lửa

    Sóng đã cài then đêm sập cửa.

                                      ( Huy Cận)

b. Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

    Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

    Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

                                         (Chính Hữu)

c.     Hoa cười ngọc thốt đoan trang

    Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da

                                           ( Nguyễn Du)

d.  Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước

     Chỉ cần trong xe có một trái tim

                                          ( Phạm Tiến Duật)

e. Sông được lúc dềnh dàng

    Chim bắt đầu vội vã

                                 ( Hữu Thỉnh)

g. Con nai vàng ngơ ngác

    Đạp trên lá vàng khô

                                  ( Lưu Trọng Lư)

h. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,..

                                                                  ( Thép Mới)

i.          Vân Tiên tả đột hữu xông

      Khác nào Triệu Tử phá vòng đương giang

                                                          ( Nguyễn Đình Chiểu)

k. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

    Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

                                           ( Nguyễn Khoa Điềm)

l.   Ánh trăng im phăng phắc

     Đủ cho ta giật mình

                             ( Nguyễn Duy)

2
20 tháng 6 2023

Đăng lần vừa vừa thôi chị, lần sau đăng 5 câu thôi nha. Em xin chị

a. Mặt trời xuống biển như hòn lửa (Phép so sánh)

    Sóng đã cài then đêm sập cửa. (Phép nhân hóa) 

                                      ( Huy Cận)

b. Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

    Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

    Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

                                         (Chính Hữu)

Phép hoán dụ: Giếng nước gốc đa tức quê hương, người ra lính - chiến sĩ.

Phép nhân hóa: nhớ

c.     Hoa cười ngọc thốt đoan trang

    Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da

                                           ( Nguyễn Du)

Bút pháp ước lệ, tượng trưng, phép ẩn dụ.

d.  Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

     Chỉ cần trong xe có một trái tim

                                          ( Phạm Tiến Duật)

Phép ẩn dụ: 

- "Xe" là tinh thần chiến đấu, yêu nước, việc làm cách mạng của các anh chiến sĩ.

- "miền Nam phía trước" là mục đích phía trước tương lai của anh chiến sĩ về sự tự do, độc lập của toàn nước Việt.

- "một trái tim" là trái tim yêu nước, một trái tim bằng lòng hi sinh cả tính mạng để bảo vệ Tổ Quốc.

e. Sông được lúc dềnh dàng

    Chim bắt đầu vội vã

                                 ( Hữu Thỉnh)

- Phép nhân hóa

g. Con nai vàng ngơ ngác

    Đạp trên lá vàng khô

                                  ( Lưu Trọng Lư)

- Phép nhân hóa

h. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,..

                                                                  ( Thép Mới)

- Phép nhân hóa và ẩn dụ: tre có nhiều lợi ích cho con người, hơn hết là có thể hỗ trợ người Việt đánh giặc giữ nước.

i.          Vân Tiên tả đột hữu xông

      Khác nào Triệu Tử phá vòng đương giang

                                                          ( Nguyễn Đình Chiểu)

- Phép so sánh

k. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

    Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

                                           ( Nguyễn Khoa Điềm)

- Phép điệp ngữ

l.   Ánh trăng im phăng phắc

     Đủ cho ta giật mình

                             ( Nguyễn Duy)

- Phép nhân hóa

20 tháng 6 2023

mọi người ơi giúp mik vs

 

8 tháng 10 2023

- Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

BPTT: hoán dụ

- Mặt trời xuống biển như hòn lửa (BPTT: so sánh)
Sóng đã cài then đêm sập cửa (BPTT: nhân hóa)

- Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao dời
Trông mây, mây kéo ngang trời
Trông trăng trăng khuyết, trông người, người xa.

BPTT: điệp ngữ

- Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

BPTT: ẩn dụ kết hợp nhân hóa

- Bác đã đi rồi sao Bác ơi
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng mơ ngày hội
Đón Bác vào thăm, thấy Bác cười.

BPTT: hoán dụ

13 tháng 10 2023

(1) Biện pháp so sánh 

Khái niệm: So sánh là biện pháp dùng để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng... với nhau. Trong đó các sự vật, hiện tượng này mặc dù khác nhau về tính chất nhưng lại có nét tương đồng ở cùng một khía cạnh nào đó.

(2) Biện pháp nhân hóa

Khái niệm: Biện pháp nhân hóa chính là nhân cách hóa đồ vật, cây cối, vật nuôi để chúng có tên gọi, hành động, suy nghĩ, tình cảm, tính cách như con người, nhằm giúp hình tượng tác phẩm trở nên sinh động và gần gũi hơn.

(3) Biện pháp ẩn dụ 

Khái niệm: Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng giữa hai đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, ...) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho diễn đạt.

(4). Biện pháp so sánh 

Khái niệm: So sánh là biện pháp dùng để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng... với nhau. Trong đó các sự vật, hiện tượng này mặc dù khác nhau về tính chất nhưng lại có nét tương đồng ở cùng một khía cạnh nào đó.

13 tháng 10 2023

cảm ơn bạn

12 tháng 11 2017

a, BPTT là so sánh và ẩn dụ

12 tháng 11 2017

biện pháp tu từ là so sánh và ẩn dụ

31 tháng 10 2021

Bài ca dao trên được sử dụng biện pháp tu từ là so sánh, nhằm nhấn mạnh công lao, tình nghĩa to lớn của cha mẹ dành cho con của mình. Có thể thấy công cha vô cùng lớn lao, trong bài ca dao, công cha được so sánh với núi ngất trời, thể hiện sự hùng vĩ, lớn lao trong công lao nuôi nấng, dạy dỗ con. Nghĩa tình của mẹ thì luôn là vô bờ bến đối với con, bài ca dao so sánh nghĩa mẹ với nước ở Ngoài biển Đông, cũng phần nào thể hiện nghĩa tình của mẹ dành cho con dạt dào, bao la và lớn vô cùng. Biện pháp tu từ nhân hóa này làm cho bài ca dao thêm sinh động, gợi lên hình ảnh công lao của cha mẹ đối với con cái, tình nghĩa của cha mẹ luôn hùng vĩ, vĩnh cửu. 

31 tháng 10 2021

Tham khảo

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

11 tháng 11 2016

So sánh, dùng hình ảnh cụ thể => làm nổi bật công ơn to lớn của cha mẹ, khuyên con cái phải biết ơn cha mẹ.

11 tháng 11 2016

" Công cha như núi ngất trời (so sánh)

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông"

Tác dụng:Câu ca dao này chủ yếu là nói lên công ơn to lớn của cha, mẹ. Những người đã sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta nên người. Công cha được ví như "núi ngất trời", cho thấy công ơn của người cha đối với chúng ta là hết sức to lớn. "Núi ngất trời", một hình ảnh cao cả và vĩ đại biết chừng nào, ngọn núi cao ngất trời mà có lẽ sẽ không ai có thể đo được nó cao bao nhiêu. Điều này cũng như công ơn của người cha, không ai có thể đo được ơn của người cha là bao nhiêu cả. Còn nghĩa của người mẹ cũng vậy, cũng to lớn và cao cả biết chừng nào. Nó được ví như là "nước ở ngoài biển đông", một hình ảnh so sánh không thua kém "núi ngất trời" bởi vì không ai có thể biết được nước ngoài biển đông là bao nhiêu.
Câu ca dao tuy chỉ có 2 câu rất ngắn nhưng với hình ảnh so sánh hết sức độc đáo, đã cho ta thấy được công ơn của những người cha, người mẹ - những người đã sinh ra ta và nuôi dưỡng ta không lớn thành người, công ơn đó to lớn, cao cả và thiêng liêng biết chừng nào. Và cũng chẳng có ai có thể đo được chiều cao của ngọn núi "cao ngất trời", cũng như là biết được lượng nước ở ngoài biển đông. Câu ca dao cho ta thấy công ơn của cha mẹ cao cả như thế nào để từ đó, là những người con, chúng ta phải biết yêu thương, kính trọng, và hiếu thảo với cha mẹ để đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục, một công ơn to lớn không ai có thể đo được.

13 tháng 10 2019

So sánh: Công cha với núi ngất trời, nghĩa mẹ với nước ở ngoài biển đông

=> Làm nổi bật công lao tình nghĩa của cha mẹ dành cho con cái rất to lớn, sâu nậng không thể tính đến hay kể xiết được. từ đó nhắc nhở mỗi người con phải biết ơn, sông hiếu thảo với cha mẹ

Ẩn dụ: Núi cao biể rộng mênh mông -> chỉ công lao tình nghĩa của cha mẹ đối với con cái

Tác dụng: kđ, ca ngợi công lao tình nghĩa của cha mẹ đối với con cái như trời biển, vĩ đại và thiêng liêng vô cùng

#Kỳ Nhi

9 tháng 7 2021

So sánh: Công cha với núi ngất trời, nghĩa mẹ với nước ở ngoài biển đông

=> Làm nổi bật công lao tình nghĩa của cha mẹ dành cho con cái rất to lớn, sâu nậng không thể tính đến hay kể xiết được. từ đó nhắc nhở mỗi người con phải biết ơn, sông hiếu thảo với cha mẹ

17 tháng 1 2022

câu ca dao má ơi