K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Bàn về kết thúc của nhân vật, có ý kiến cho rằng đó là cái kết hợp lý, đồng thời cũng có ý kiến cho rằng tác giả nên để cho nhân vật được hưởng hạnh phúc ở nhân gian thay vì kết thúc như vậy. Theo em, cái kết thúc của tác giả dành cho nhân vật thể hiện được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc cho câu chuyện, nên ta không nên thay thế cái kết này. Đầu tiên, việc tác giả để cho Vũ Nương được xuất hiện rực rỡ và lung linh với kiệu hoa, võng lọng và được chính người chồng đa nghi minh oan đã thể hiện được giá trị nhân đạo sâu sắc của tác giả. Nhân vật Vũ Nương với phẩm chất tốt đẹp cuối cùng cũng được minh oan, cũng được sống hạnh phúc, được minh oan trong rực rỡ và lung linh. Chính nhờ việc sử dụng yếu tố lung linh kỳ ảo đã thể hiện được sự thương xót, an ủi của tác giả đối với người bạc mệnh. Sau tất cả những sóng gió, cuối cùng nàng cũng được hưởng hạnh phúc. Thế nhưng, những sự lung linh, rực rỡ mà Vũ Nương có lại chỉ là những rực rỡ và lung linh kỳ ảo mà thôi. Với nàng, nàng chẳng thể có được hạnh phúc khi ở nhân gian, ở cuộc sống thực. Nàng phải chịu cuộc sống chia cắt chồng con và mang nỗi oan khuất đau đớn tột cùng. Dù cho nàng được minh oan, được ngồi trong kiệu hoa võng lọng rực rỡ nhưng có lẽ đó chỉ là hạnh phúc không có thật. Sự thật là nàng vẫn chết, Trương Sinh vẫn mất vợ, bé Đản vẫn mất mẹ, chỉ có nỗi oan của nàng được hóa giải mà thôi. Đây chính là giá trị hiện thực của tác phẩm. Nếu như, truyện kết thúc có hậu hơn thì giá trị hiện thực sẽ không còn, số phận của nhân vật sẽ không thể hiện được chiều sâu tư tưởng. Tóm lại, theo em kết thúc như vậy với Vũ Nương là kết thúc hợp lí nhất vì nó vừa thể hiện được giá trị nhân đạo vừa thể hiện được giá trị hiện thực của tác phẩm.

10 tháng 10 2021

Tham khảo:

Mỗi tác phẩm đều có một cái kết, kết đẹp hay ko là do chúng ta tự cảm nhận và vô hình chung - cái kết luôn là dấu chấm cho một tác phẩm, một câu truyện và mang một giá trị nhân văn. Chuyện Người Con Gái Nam Xương là câu truyện dc dựng lên nhằm tái hiện lại hình ảnh, cuộc đời của những người con gái Hồng nhan bạc phận. Cái kết của nó, theo em nó mang nhiều hàm ý khác nhau. Vũ Nương chết, bé Đản phải mồ côi mẹ, Trương Sinh nuôi con một mình. Đó là màu đen của kết cuộc. Nhưng nàng đc hóa giải mọi oan ức, tiếng thơm lưu lại tiếng xấu bay đi và đc hóa thành tiên sống cuộc sống cao quý ở cuộc đời tiếp theo. Vậy đó là cái kết hồng cho cuộc đời người con gái đẹp, đẹp về nhan sắc lẫn tâm hồn. Và cái chết của Vũ Nương cũng coi như là dấu chấm cho quãng đời đau khổ, để nàng đc đầu thai ở kiếp sau. Tốt hơn rất nhiều, câu truyện kết bởi hình ảnh lung linh huyền ảo nhưng chắc hẳn vẫn còn bi kịch và đau khổ cho Trương Sinh và bé Đản.

21 tháng 7 2021

1) 

a.  Những yếu tố truyền kỳ trong truyện là: chuyện nằm mộng của Phan Lang, Chuyện Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa của Linh Phi,… chuyện lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, rồi "bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất."

b. Tham khảo:

    Vũ Nương uất ức gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn nhưng được thần rùa Linh Phi và các tiên nữ cứu. Sau đó Trương Sinh biết vợ bị oan. Ít lâu sau Vũ Nương gặp Phan Lang cùng làng bị đắm thuyền được Linh Phi cứu. Khi Phan Lang trở về, Vũ Nương nhờ gửi chiếc hoa vàng nhắn với Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng, Trường Sinh làm theo, Vũ Nương trở về chốc lát, ẩn hiện giữa dòng, nói vọng vào bờ lời tạ từ rồi biến mất. 

2)  Ý nghĩa chi tiết cái bóng:

* Cách kể chuyện:

 - Cái bóng là một chi tiết đặc sắc, là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn so với truyện cổ tích.

 - Cái bóng là đầu mối, điểm nút của câu chuyện. Thắt nút là nó, mà mở nút cũng là nó.

* Góp phần thể hiện tính cách nhân vật:

 - Bé Đản ngây thơ

 - Trương Sinh hồ đồ, đa nghi.

 - Vũ Nương yêu thương chồng con.

* Cái bóng góp phần tố cáo xã hội phong kiến hung tàn, khiến hạnh phúc của người phụ nữ hết sức mong manh.

5 tháng 10 2016

viết thành bài văn hộ mình nhé

6 tháng 10 2016

I – Mở bài:
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận ( Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua hai tác phẩm).

II – Thân bài:
* Giới thiệu những nét chung về nội dung của các tác phẩm văn học viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến: đó là những người phụ nữ có tài, có sắc hoặc có vẻ đẹp tâm hồn nhưng lại phải sống cuộc đời bất hạnh, khổ đau, gặp nhiều bi kịch -> Khi viết về họ, các tác giả thường thể hiện tấm lòng nhân đạo của mình. 
* Phân tích cụ thể:
1. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam là hiện thân của cái đẹp:
a. Vẻ đẹp hình thức:
- Vũ Nương: vẻ đẹp dịu dàng, thuần hậu ( “tư dung tốt đẹp”).
- Thúy Kiều: Kiều đẹp”sắc sảo, mặn mà”. ( dẫn chứng trong bài “Chị em Thúy Kiều ).
b. Vẻ đẹp tài năng, phẩm chất:
- Vũ Nương: tính tình thùy mị nết na, yêu thương và chung thủy với chồng, hiếu thảo với mẹ chồng, thương con, hết lòng lo cho hạnh phúc gia đình… ( Dẫn chứng )
- Thúy Kiều: 
+ Không chỉ đẹp, Kiều còn là người phụ nữ toàn tài. Cầm kỳ, thi, họa-tài nào nàng cũng 
giỏi nhưng nổi trội nhất vẫn là tài đàn. Đặc tả cái tài của Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm 
đặc biệt của nàng. Bản đàn bạc mệnh mà nàng sáng tác chính là tiếng lòng của trái tim 
đa sầu đa cảm.
+ Hiếu thảo với cha mẹ, giàu đức hi sinh, có lòng vị tha, có trái tim đôn hậu, có ý thức sâu sắc về nhân phẩm của mình… ( Dẫn chứng qua các đoạn trích đã học và đọc thêm).
2. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam là hiện thân của những số phận bi thương:
* Qua hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều”, ta thấy người phụ nữ trong xã hội xưa là nạn nhân của xã hội phong kiến có nhiều bất công dẫn đến những đau khổ, thiệt thòi.
- Người phụ nữ là nạn nhân của chế độ nam quyền:
+ Nàng Vũ Nương có một cuộc hôn nhân không bình đẳng ( Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ. Sự cách bức giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn mặc cảm” “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”; và sau này, cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo, gia trưởng).
+ Chỉ vì hiểu lầm mà Trương Sinh độc đoán, hồ đồ mắng nhiếc Vũ Nương, không cho nàng cơ hội thanh minh, phải tìm đến cái chết để minh oan.
+ Vũ Nương chết oan ức nhưng Trương Sinh không ân hận day dứt, không hề bị xã hội lên án. Trương Sinh coi như việc đã qua rồi. Như vậy, chuyện danh dự, sinh mệnh của người phụ nữ bị tùy tiện định đoạt bởi người đàn ông, không có hành lang đạo lí, dư luận xã hội bảo vệ, che chở.
- Người phụ nữ còn là nạn nhân của chiến tranh, của xã hội đồng tiền đen bạc.
+ Vũ Nương lấy Trương Sinh, chàng ra lính để lại mẹ già và đứa con còn chưa ra đời. Nuôi dưỡng mẹ già, chăm sóc con, nàng tận tụy vì gia đình nhưng chiến tranh làm xa cách, tạo điều kiện cho sự hiểu lầm trở thành nguyên nhân gây bất hạnh.
+ Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền. Xã hội ấy vận động trên cơ chế:
“Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”.
Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh – một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè…
Cũng vì đồng tiền, Túi Bà và Mã Giám Sinh đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, đắng cay suốt mười lăm năm lưu lạc, phải “thanh lấu hai lượt, thanh y hai lần”.
- Những người phụ nữ như Vũ Nương, Thúy Kiều đều phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan ức, thoát khỏi cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt.
3. Khái quát, nâng cao:
- Người phụ nữ trong hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều” hội tụ những vẻ đẹp đáng quý nhất và cũng là đầy đủ những gì đau khổ, tủi nhục nhất của con người. Họ là đại diện tiêu biểu của hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ.
- Viết về người phụ nữ, các nhà văn,nhà thơ đã đứng trên lập trường nhân sinh để bênh vực cho họ, đồng thời lên tiếng tố cáo gay gắt với các thể lực đã gây ra nỗi đau khổ cho họ.
- Liên hệ với cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.

III – Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

27 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Mỗi tác phẩm đều có một cái kết, kết đẹp hay ko là do chúng ta tự cảm nhận và vô hình chung - cái kết luôn là dấu chấm cho một tác phẩm, một câu truyện và mang một giá trị nhân văn. Chuyện Người Con Gái Nam Xương là câu truyện dc dựng lên nhằm tái hiện lại hình ảnh, cuộc đời của những người con gái Hồng nhan bạc phận. Cái kết của nó, theo em nó mang nhiều hàm ý khác nhau. Vũ Nương chết, bé Đản phải mồ côi mẹ, Trương Sinh nuôi con một mình. Đó là màu đen của kết cuộc. Nhưng nàng đc hóa giải mọi oan ức, tiếng thơm lưu lại tiếng xấu bay đi và đc hóa thành tiên sống cuộc sống cao quý ở cuộc đời tiếp theo. Vậy đó là cái kết hồng cho cuộc đời người con gái đẹp, đẹp về nhan sắc lẫn tâm hồn. Và cái chết của Vũ Nương cũng coi như là dấu chấm cho quãng đời đau khổ, để nàng đc đầu thai ở kiếp sau. Tốt hơn rất nhiều, câu truyện kết bởi hình ảnh lung linh huyền ảo nhưng chắc hẳn vẫn còn bi kịch và đau khổ cho Trương Sinh và bé Đản.

19 tháng 9 2018

Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời, bởi vì người nói đã thấy được giá trị nhân đạo, nhân văn của tác phẩm: người tốt dù có gặp bao nhiêu oan khuất, cuối cùng cũng sẽ được minh oan, được trả lại thanh danh và phẩm giá. Cách kết đó mang dáng dấp một kết thúc có hậu của truyện cổ tích.

Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo, bởi ý kiến đó xuất phát từ việc nắm bắt giá trị hiện thực của tác phẩm: tuy nhân vật Vũ Nương vẫn được miêu tả với kiếp sống ở chốn thuỷ cung và sự trở về lung linh kì ảo để thể hiện ước mơ của con người về sự công bằng trong cuộc đời, nhưng tính bi kịch cũng tiềm ẩn ngay từ cái kết này bởi sự trở về và ước mơ hạnh phúc của Vũ Nương mang màu sắc ảo ảnh, hư vô, con người chỉ biết tìm đến cho mình hạnh phúc ở một thế giới không hiện hữu.

+ Hai ý kiến trên tưởng chừng là mâu thuẫn, đối lập nhưng thực chất là bổ sung, soi sáng trong việc khám phá dụng ý nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Dữ, nó được xem là hai mặt của một vấn đề.

- Mở rộng và nâng cao vấn đề:

+ Mỗi ý kiến trên đều xuất phát từ một góc nhìn, cách khám phá và tiếp cận ở phần kết của tác phẩm

+ Lí giải cách kết thúc tác phẩm cần phải có cái nhìn toàn vẹn và những cơ sở để phát hiện ra những dụng ý mà nhà văn Nguyễn Dữ gửi gắm qua phần kết. Vì vậy, không nên tuyệt đối hoá một trong hai ý kiến trên mà cần phải thấy được sự bổ sung, thống nhất, nhằm soi sáng hai mặt của một vấn đề.

+ Từ hai ý kiến trên, người đọc sẽ thấy được tài năng nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong việc “dồn nén tư tưởng và cảm xúc” ở một cái kết độc đáo.

+ Từ việc tìm hiểu những ý kiến bàn về dụng ý cách kết của một tác phẩm văn học đã đặt ra trách nhiệm, vai trò cho độc giả trong quá trình tiếp cận, giải mã văn bản văn học.