K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 6 2020

Những tác hại của nghiện mạng xã hội:

  1. Suy giảm các hoạt động sống. ...
  2. Tốn quá nhiều thời gian. ...
  3. Tâm lí người dùng bị mặc cảm, thiếu tích cực trong cuộc sống. ...
  4. Nguy cơ tiếp xúc với các thông tin không chính xác, không lành mạnh. ...
  5. Lừa đảo, bảo mật. ...
  6. Tăng mong muốn gây chú ý ...
  7. Xao lãng mục tiêu cá nhân. ...

Giết chết sự sáng tạo.

12 tháng 12 2023

Em đồng ý với quan điểm sử dụng mạng xã hội Facebook vừa có lợi vừa có hại. Facebook có lợi vì nó là mạng xã hội kết nối mọi người. Dù khoảng cách có xa nhau, chúng ta có thể sử dụng Facebook như một cầu nối liên lạc với người thân, gìn giữ các mối quan hệ bạn bè, họ hàng. Bên cạnh đó chúng ta có thể dễ dàng kết bạn và gặp gỡ bạn bè từ các nơi khác nhau thậm chí xa nhau về mặt địa lý. Ngoài ra, Facebook có rất nhiều tiện ích giúp con người giải trí, xả stress sau những giờ làm việc căng thẳng mệt mỏi. Đối với doanh nghiệp, Facebook là một nơi lí tưởng để quảng bá sản phẩm và trao đổi dịch vụ với các khách hàng khác nhau. Mặc dù mang đến nhiều lợi ích như thế nhưng Facebook vẫn còn rất nhiều mặt hạn chế khác gây nguy hiểm cho người dùng. Những tin giả trên facebook tràn làn và chưa có sự kiểm soát nên khi được tung ra sẽ lan truyền một cách chóng mặt gây hoang mang dư luận. Bên cạnh đó, sự lỏng lẻo của facebook hay an ninh mạng về kiểm duyệt về ngôn từ tiếp tay cho một số kẻ bắt nạt trên mạng xã hội dùng câu chữ của mình công kích người khác. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và cuộc sống thực tế của nạn nhân. Qua Facebook hình thành rất nhiều đường dây lừa đảo khác nhau nhằm chiếm đoạt thông tin cá nhân của người dùng vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, khi sử dụng facebook chúng ta hãy là một người dùng khôn ngoan. Chúng ta không nên để bản thân đắm chìm quá sâu trong thế giới ảo mà quên mất bản thân mình và cuộc sống thực tại. Đồng thời phụ thuộc, lạm dụng quá nhiều vào mạng xã hội anh hưởng đến công việc, sự nghiệp và dần mất chính mình. 

15 tháng 11 2016

Những vần thơ ấy gợi lên trong lòng người đọc niềm thương cảm với những số phận bọt bèo bé nhỏ đồng thời thấm thía cái bạo tàn, thối nát của chế độ phong kiến suy tàn.

Trong xã hội cũ, thân phận người nông dân hèn mọn, bé nhỏ biết bao. Họ phải làm lụng vất vả, lam lũ như thân cái cò, cái kiến, con rùa, con hạc,...
“Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”.
Cuộc đời vất vả của con cò được diễn tả bằng hình ảnh đối lập: một mình lận đận giữa nước non, lên thác xuống ghềnh, vượt qua những nơi khó khăn, nguy hiểm. Bản thân cò thì lận đận, gầy mòn. Việc vất vả đó kéo dài: “bấy nay” chứ không phải một ngày hai ngày. Những hình ảnh đối lập, những nơi nguy hiểm, những ao, thác, ghềnh, biển cho thấy con cò đã phải trái nhiều nơi chốn, nhiều cảnh huống, chỉ một mình nó thui thủi, vất vả đến mức gầy mòn. Cuộc đời lận đận được diễn tả khá sinh động, ấn tượng.
Thân phận người nông dân quả là trăm người trăm cảnh. Bên cạnh những thân phận cái cò, cái vạc còn có những cái kiến, con rùa, con hạc...:
- "Thương thay thân phận con rùa
Xuống sông đội đá lên chùa đội bia".

- “Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
Thương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.”
Cụm từ thương thay là tiếng than biểu hiện sự đồng cảm, thương xót. Có một nhóm bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Thương thay”. Mỗi lần “thương thay” là nhắc đến một con vật với một cảnh ngộ khác nhau nhưng lại cùng chung thân phận người nông dân vất vả, lam lũ. Điều đó tô đậm nỗi thương cảm, xót xa cho cuộc sống khổ sở nhiều bề của người lao động. Những nỗi thương thân của người nông dân thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ độc đáo. Thương con rùa “xuống thương sông đội đá lên chùa đội bia” là thương người nông dân với cuộc đời luẩn quẩn của thân phận tôi đòi. Thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực phục vụ kẻ khác. Thương lũ kiến tí ti là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn. Thương cho con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai (biết ngày nào thôi). Thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thở đến kiệt sức thì cùng không có người động lòng, thương xót... Nỗi thương xót như muốn kéo dài triền miên qua hình ảnh cua những con vật bé nhỏ, tội nghiệp.
Mỗi con vật, mỗi nỗi khổ, mỗi cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động.
Càng thương xót cho những người đồng bào lao khổ của mình, ta càng căm giận những thế lực đen tối chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của họ. Vì vậy, không chỉ than thân cho những người nông dân trong xã hội phong kiến, ca dao còn gợi niềm căm tức đối với xã hội đầy rẫy bất công đó:
“Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con?”
Sử dụng đại từ phiếm chỉ “Ai”, bài ca dao đã hướng mũi tên công kích đến xã hội phong kiến suy tàn đã đày đọa thân phận bé nhỏ của những người nông dân. Xã hội đó đã làm nên chuyện bể đáy, ao cạn, cho cuộc đời biến đổi bể dâu khiến thân cò thêm lận đận, thêm gầy mòn. Câu hỏi tu từ đã gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến bất công đó.
Yêu thương và căm hờn là hai dòng cảm xúc khôn nguôi khi đọc những bài ca dao viết về thân phận người nông dân trong xã hội phong kiến. Đọc ca dao để cảm xúc của mỗi chúng ta được sống với tấm lòng của ông cha từ ngàn năm trước. Đọc ca dao để mỗi chúng ta biết sống có ích cho ngày hôm nay.

15 tháng 11 2016

Ca dao Việt Nam là kho tàng văn học vô giá, ngoài nội dung thể hiện tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình… ca dao Việt Nam còn bộc lộ niềm đồng cảm sâu sắc với số phận bất hạnh của người nông dân trong xã hội phong kiến. Qua những bài ca dao đó, chúng ta cảm nhận được sự thống khổ mà người nông dân trong xã hội lúc bấy giờ phải gánh chịu, đồng thời còn cảm nhận được sự tố cáo của người dân về chế độ thối nát tàn bạo, coi thường mạng sống của dân.

Người nông dân là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong các tầng lớp xã hội. Họ chỉ biết lam lũ một nắng hai sương, làm việc quần quật suốt ngày không ngừng ngỉ, thân phận người nông dân hèn mọn, bé nhỏ biết bao, như thân cái cò, cái kiến, con rùa, con hạc…

“Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”.

Con cò trong câu ca dao mang hình ảnh của người nông dân cô đơn, cùng cực. Cuộc đời vất vả của con cò được diễn tả bằng hình ảnh đối lập: một mình lận đận giữa nước non, lên thác xuống ghềnh, vượt qua những nơi khó khăn, nguy hiểm. một mình thân cò bé nhỏ mà phải đương đầu với những khó khăn quá lớn. Việc vất vả đó kéo dài: “bấy nay” chứ không phải một ngày hai ngày. Những hình ảnh đối lập, những nơi nguy hiểm, những ao, thác, ghềnh, biển cho thấy con cò đã phải trải nhiều nơi chốn, nhiều cảnh huống, chỉ một mình nó thui thủi, vất vả đến mức gầy mòn. Cuộc đời lân đận được diễn tả khá sinh động, ấn tượng.

Người nông dân trong xã hội lúc bây giờ đều có chun một số phận, quả là trăm người trăm cảnh. Bên cạnh những thân phận cái cò, cái vạc còn có những cái kiến, con rùa, con hạc…

– “Thương thay thân phận con rùa

Xuống sông đội đá lên chùa đội bia”.

– “Thương thay thân phận con tằm

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ

Thương thay lũ kiến li ti

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi

Thương thay hạc lánh đường mây

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi

Thương thay con cuốc giữa trời

Dầu kêu ra máu có người nào nghe”.

Mọi loại vật được ví von đều chung một nỗi khổ và đều cần phải được đồng cảm, thương xót. Có một nhóm bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Thương thay”. Mỗi lần “thương thay” là nhắc đến một con vật với một cảnh ngộ khác nhau nhưng lại cùng chung thân phận người nông dân vất vả, lam lũ. Điều đó tô đậm nỗi thương cảm, xót xa cho cuộc sống khổ sở nhiều bề của người lao động. Những nỗi thương thân của người nông dân thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ độc đáo. Thương con rùa “xuống thương sông đội đá lên chùa đội bia” là thương người nông dân với cuộc đời luẩn quẩn của thân phận tôi đòi. Thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực phục vụ kẻ khác. Thương lũ kiến tí ti là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn. Thương cho con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai (biết ngày nào thôi). Thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thở đến kiệt sức thì cũng không có người động lòng, thương xót… Nỗi thương xót như muốn kéo dài triền miên qua hình ảnh của những con vật bé nhỏ, tội nghiệp. Mỗi con vật, mỗi nỗi khổ, mỗi cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động.

Trên đây với chỉ là số ít trong số những bài ca dao viết về người nông dân, người nông dân đã phải chịu muôn vàn nỗi khổ. Càng thương xót cho những người đồng bào lao khổ của mình, ta càng căm giận những thế lực đen tối chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của họ. Vì vậy, không chỉ than thân cho những người nông dân trong xã hội phong kiến, ca dao còn gợi niềm căm tức đối với xã hội đầy rẫy bất công đó:

“Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn cho gầy cò con?”

Sử dụng đại từ phiếm chỉ “Ai”, bài ca dao đã hướng mũi tên công kích đến xã hội phong kiến suy tàn đã đày đọa thân phận bé nhỏ của những người nông dân. Xã hội đó đã làm nên chuyện bể dầy, ao cạn, cho cuộc đời biến đổi bể dâu khiến thân cò thêm lận đận, thêm gầy mòn. Câu hỏi tu từ đã gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến bất công đó.

Yêu thương và căm hờn là hai dòng cảm xúc khôn nguôi khi đọc những bài ca dao viết về thân phận người nông dân trong xã hội phong kiến. Đọc ca dao để cảm xúc của mỗi chúng ta được sống với tấm lòng của ông cha ta từ ngàn năm trước. Đọc ca dao để mỗi chúng ta biết sống có ích cho ngày hôm nay.

Ca dao tục ngữ Việt Nam thật phong phú và đa dạng, phản ánh mọi mặt trong đời sống của con người. Ca dao đã góp phần phản ánh chân thực cuộc sống của nhân dân và lên án cái xã hội thối nát đó đã đẩy con người xuống tận cùng của xã hội, một xã hội phải được loại bỏ.

Bạn tham khảo bài viết này nhé! Nó sẽ giúp cho bạn rất nhiều.

13 tháng 2 2023

Tích cực: 

+ Giúp học sinh giải trí sau mỗi giờ học

+ Cho học sinh hiểu biết rộng hơn về kiến thức xã hội, cung cấp nhiều thông tin hữu ích, kiến thức cần thiết,...

Tiêu cực: 

+ Sống ảo

+ Nghiện điện tử, nghiện mạng internet

+ Ảnh hưởng đến sự phát triển của học sinh, không chăm học, không đạt thành tích tốt khi sử dụng không đúng cách

+ Tham gia vào những trang mạng không bổ ích, không lành mạnh

+ Bắt nạt trên mạng xã hội

+ Lừa dối, gian trá với mọi người thâm chí là gia đình khi sử dụng quá nhiều....

13 tháng 2 2023

kkkkkkkk, bài này có vẻ sát thực tế này

19 tháng 4 2021

Hồ Xuân Hương - "Bà chúa Thơ Nôm" của làng văn học Việt Nam thời kì Trung đại. Cuộc đời trải qua nhiều thăng trầm, biến cố trong hôn nhân đã hình thành ở bà một lối viết văn độc đáo, chủ yếu viết về thân phận người phụ nữ và những khát khao thầm kín tận đáy lòng người con gái hừng hức sắc xuân. "Bánh trôi nước", một trong những thi phẩm làm nên tên tuổi của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, bài thơ mang giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc lại được lồng ghép khéo léo những yếu tố dân gian vừa gần gũi, vừa mới lạ đã khắc họa thành công nét đẹp điển hình của người phụ nữ Việt Nam xưa trên cả phương diện hình thể và tâm hồn.

Chất liệu dân gian là những giá trị, những sản phẩm cả vật chất lẫn tinh thần góp phần tạo dựng, hun đúc nên nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Trên cơ sở định nghĩa đó, đặt vào trong bài thơ "Bánh Trôi nước", ta có thể thấy chất liệu văn hóa dân gian nằm ở hình ảnh bánh trôi nước, ẩn dụ cho người con gái Việt Nam xưa và những cách biến tấu ca dao, thành ngữ điêu luyện phù hợp với vần điệu của tác phẩm. Với hồn thơ phong phú và bút lực tài hoa, Hồ Xuân Hương đã đưa văn hóa cổ truyền dân gian vào trong hồn thơ của mình.

Chất liệu dân gian được thể hiện qua hình ảnh bánh trôi nước, biểu tượng cho những phẩm chất tốt đẹp và vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ, đồng thời cũng là số phận lênh đênh, tủi cực "phận đàn bà" trong xã hội xưa.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Sự tương đồng giữa hình ảnh chiếc bánh trôi nước và người phụ nữ đem lại những câu thơ thú vị. "Vừa trắng lại vừa tròn", vẻ ngoài trắng ngần, đầy đặn, tâm hồn trong sáng, chân thật. Đẹp là thế, thanh thuần là thế nhưng số phận lại "bảy nổi ba chìm", bấp bênh, trôi dạt, long đong lận đận. Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ không có quyền quyết định số phận của mình. Nếu may mắn được gả vào gia đình tốt thì cuộc sống sẽ được yên ổn, bằng không thì chỉ có tương lai mịt mờ, thân phận bị rẻ rúng, chà đạp. "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn", lời thơ cất lên đầy chua chát, đắng cay. Thân là "phái yếu", xinh đẹp, mĩ miều là vậy nhưng lại không được nâng niu, trân trọng, số phận như một ván bài may rủi. Những lề thói, quan niệm phong kiến cổ hủ, lạc hậu ấy có dã man, tàn bạo, nhưng cũng không thể nào làm mất đi bản chất thiện lương, tấm lòng son sắt, chung thủy của người phụ nữ. "Tấm lòng son" ẩn bên trong lớp vỏ trắng ngần, vẻ đẹp cả tâm hồn, cả thể chất, phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng. "Tấm lòng son" luôn hiếu thảo với cha mẹ, tấm lòng son dành cho đức lang quân, tấm lòng son cho con cái, hi sinh trọn một kiếp người. Biện pháp nhân hóa qua hình tượng bánh trôi nước vừa khắc họa được chân dung người phụ nữ dưới góc nhìn mới mẻ, vừa khéo léo lên án xã hội phong kiến ác độc, tàn bạo đã chôn vùi biết bao số phận người con gái mỏng manh, yếu đuối. Nghệ thuật ẩn dụ nhuần nhị mà tài hoa, khơi gợi trong lòng người đọc sự mến mộ, đồng thời là tình thương, sự đồng cảm với một kiếp "hồng nhan bạc mệnh".

Chất liệu dân gian thể hiện ở những câu ca dao, thành ngữ và motif điển hình của thơ ca dân gian truyền miệng. Mở đầu tác phẩm, nữ thi sĩ lựa chọn cách giới thiệu hết sức quen thuộc trong những bài ca dao: "thân em". Trong kho tàng văn học Việt Nam, cụm từ "thân em" được mở đầu cho rất nhiều những bài ca dao, thành ngữ tục ngữ như: "Thân em như dải lụa đào/ Phất phơ ngoài chợ biết vào tay ai", "Thân em như giếng giữa đàng/ Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân". Điểm chung của các câu vè này thường nói về số phận bấp bênh, long đong vô định của người phụ nữ. Với "Bánh trôi nước", nói về thân phận người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã rất khéo léo khi lựa chọn cách mở đầu mang đậm âm hưởng dân gian này. Motif quen thuộc đã được tác giả lồng ghép vào bài thơ, tạo nên nét đẹp vừa mới mẻ, vừa truyền thống. Không chỉ có vậy, thành ngữ "ba chìm bảy nổi chín lênh đênh" cũng được thu gọn và sử dụng một cách tinh tế, sắc bén. Câu thành ngữ cốt để nói lên sự vất vả, phiêu bạt của cuộc đời người con gái. Đặt trong hoàn cảnh thực tế của Hồ Xuân Hương, hai đời chồng đều là vợ lẽ, ắt hẳn đắng cay cuộc đời đều đã nếm trải. Có lẽ vì vậy, hơn ai hết, bà hiểu được tầm quan trọng của sự may mắn trong cuộc đời phụ nữ. "Bảy nổi ba chìm với nước non", số phận không nằm trong tay mình, không do mình định đoạt, một cuộc đời sóng gió, không nơi nương tựa. Cả hai yếu tố dân gian này đều tô đậm nỗi vất vả, đáng thương của cuộc đời người con gái, không có tiếng nói, không có quyền quyết định cuộc đời mình. Có lẽ vì quá buồn tủi, quá đau khổ cho số phận của mình, những người phụ nữ chỉ biết than thân trách phận qua những câu hò, câu hát để tự an ủi bản thân. Yếu tố dân gian đã hoàn thành trọn vẹn vai trò trong việc khắc họa chân dung kiếp đời khổ đau, nhịn nhục, nơi con người không được sống cho chính bản thân, nơi hủ tục và quan niệm trọng nam khinh nữ đã giết chết biết bao người con gái tài sắc vẹn toàn.

Cái hồn, cái thần của Hồ Xuân Hương được bộc lộ qua từng câu chữ. Biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, chất liệu dân gian được thể hiện qua hình tượng bánh trôi nước và cách sử dụng ca dao, thành ngữ tục ngữ cùng motif "thân em" điển hình đã tạo nên tính độc đáo cho bài thơ. Một lần nữa, Hồ Xuân Hương đã làm tốt vai trò đề cao, thể hiện lòng yêu kính, trân trọng phụ nữ, đồng thời lên án xã hội bất công, lạc hậu đương thời. HÌnh tượng người phụ nữ tần tảo, khổ đau nhưng luôn giữ cho mình một tâm hồn trong sạch đã trở nên bất tử trong làng văn hóa Việt Nam.

19 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Mở bài:
+ Giới thiệu bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương - một bài thơ độc đáo, đã sử dụng thành công một sô chất liệu dân gian.
+ Khái quát những chất liệu dân gian mà bài thơ sử dụng: ca dao, thành ngữ.
Thân bài:
+ Khái quát nội dung bài thơ:
Mượn hình ảnh viên bánh trôi nước để nói về số phận và phẩm chất người phụ nữ trong xã hội cũ: dù cuộc đời trắc trở, nhiều sóng gió nhưng vẫn giữ trọn tấm lòng son sắt, thủy chung với tình đời, tình người.
Những chất liệu văn học dân gian mà bài thơ sử dụng và tác dụng của chúng.
+ Cụm từ “Thân em...” mượn từ chùm ca dao than thân của ca dao “Thân em như tấm lụa đào...”, “Thân em như miếng cau khô...”, “Thân em như trái bần trôi...”,...
-> Gợi nổi hờn tủi sâu xa trong thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa.
+ Thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” -> Sô phận lênh đênh, nhiều sóng gió, nỗi vất vả truân chuyên của người phụ nữ.
+ Thành ngữ “Đỏ như son” -> Tấm lòng son sắt, thủy chung không thay đổi với tình đời, tình người; tâm hồn, tấm tình đẹp đẽ, cao quý không thay đổi.
+ Điều đặc biệt là những chất liệu dân gian ấy đã được thay đổi về hình thức để kết hợp sáng tạo với ý thơ của bài thơ -> tài năng của nhà thơ.
Kết bài:
+ Những chất liệu dân gian kể trên đã góp phần quan trọng vào việc thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm.
+ Khẳng định giá trị tác phẩm.

28 tháng 10 2016

*Qua Đèo Ngang:

Muốn nhấn mạnh cái nỗi cô đơn thấm lặng của tác giả qua nhiều từ láy.một hình ảnh bình thường thế nhưng chữ “lom khom”khiến hình ảnh thơ thêm phần nào đó vắng vẻ buồn tẻ thê lương. Đây là một nét vẽ ước lệ mà ta thường thấy trong thơ cổ “vài” nhưng lại rất thần tình tinh tế trong tả cảnh. Mấy nhà chợ bên kia cũng thưa thớt tiêu điều. Thường thì ta thấy nói đến chợ là nói đến một hình ảnh đông vui tấp nập nào người bán nào người mua rất náo nhiệt. Thế nhưng chợ trong thơ bà huyện thanh quan thì lại hoàn toàn khác,chợ vô cùng vắng vẻ không có người bán cũng chẳng người mua chỉ có vài chiếc nhà lác đác bên sông. Nhà thơ đang đi tìm một lối sống nhưng sự sống đó lại làm cảnh vật thêm éo le buồn bã hơn. Sự đối lập của hai câu thơ khiến cho cảnh trên sông càng trở nên thưa thớt xa vắng hơn. Các từ đếm càng thấy rõ sự vắng vẻ nơi đây. Trong sự hiu quạnh đó bỗng vang lên tiến kêu của loài chim quốc quốc,chim gia trong cảnh hoàng hôn đang buông xuống.

*Ca Côn Sơn(tương tự nhé)

28 tháng 10 2016

Côn Sơn Ca hay Ca Côn Sơn?