K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 5 2019

Đề bài yêu cầu các em học sinh giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở vùng quê hương mình.

Mở đầu bài giới thiệu, các em phải nói rõ quê hương mình ở đâu, có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị mà mình muốn giới thiệu cùng các bạn biết.

Ví dụ: Quê tôi ở thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Hàng năm vào rằm tháng Chạp, mọi người nơi đây nô nức đi vào lễ hội Kỳ Yên, lễ hội không biết đã có tự bao giờ.

2 tháng 6 2019

Đề bài yêu cầu các em học sinh giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở vùng quê hương mình.

Mở đầu bài giới thiệu, các em phải nói rõ quê hương mình ở đâu, có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị mà mình muốn giới thiệu cùng các bạn biết.

Ví dụ: Quê tôi ở thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Hàng năm vào rằm tháng Chạp, mọi người nơi đây nô nức đi vào lễ hội Kỳ Yên, lễ hội không biết đã có tự bao giờ

21 tháng 10 2019

Học sinh chọn một đồ chơi, trò chơi mà mình thích rồi hoàn thành bài tập. Có thể theo baì sau:

Em rất thích trò chơi câu trượt. Đi từng bậc thang nhỏ lên đỉnh cầu rồi trượt xuống theo đường máng phẳng và bóng loáng, em có cảm giác như mình đang lướt trên mây hay đang cưỡi gió đi tìm những miền đất lạ.

6 tháng 10 2019

Hội Vía Bà

   Tháng giêng hằng năm, đặc biệt là ngày mùng năm là ngày hội Vía Bà mở ra, thu hút hàng trăm người tham gia lễ viếng và cầu tài.

   Tương truyền trước kia có người con gái tên Lý Thị Thiên Hương, nhan sắc mặn mà, tài giỏi, đính hôn cùng chàng trai tên Lê Sĩ Trệt - một chàng trai văn võ song toàn lại có lòng yêu nước. Thời loạn, chàng trai lên đường tòng quân. Thiên Hương ở lại ngày đêm thủy chung chờ đợi ... Vốn là người mộ đạo nên mỗi dịp Nguyên tiêu, nàng thường lên núi lễ Phật. Một ngày kia, không may mắn nàng gặp bọn cướp trên đường lên núi, để giữ trọn mình, nàng nhảy xuống vực quyên sinh.

Thiên Hương chết đi, hồn hiện về báo mộng cho nhà sư trụ trì vớt xác nàng lên. Dân gian truyền tụng nàng rất linh thiêng, luôn phù trợ cho nhân dân trong vùng. Nhớ ơn nàng, nhân dân lập điện thờ nàng trên núi, từ đó có tên là núi Bà Đen, (thuộc Trảng Bàng - Tây Ninh ngày nay).

Khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi, ghi nhớ công ơn cứu mạng của bà khi đang tìm đường thoát thân trên núi, nên sắc phong cho bà là Linh Sơn Tiên Thạch Tự. Trong chùa có tượng Bà được tạc bằng đồng đen để nhân dân ngày đêm cúng bái, phụng thờ, tỏ lòng tạ ơn.

29 tháng 12 2019

Bài làm 1:

Tuổi thơ của em gắn với những cánh diều quê hương, nó là người bạn của em trong những buổi chiều khi đi thả trâu.

Chiếc diều của em do bố em làm cho, nó được bố em sơn màu trắng và đuôi của cánh diều được sơn màu đỏ để nhận biết. Chiếc diều được bố em làm từ tre của nhà, vì vậy nó rất chắc. Bề ngoài chiếc diều được bọc bằng những giấy ni lông, chiếc đuôi của diều thì được làm rất dài khi lên cao nó vẫy trông rất đẹp. Chiếc diều đó được làm rất lớn vì vậy phải cỡ tầm 2 người khiêng mới được.

Mỗi buổi chiều khi đi thả trâu em với bạn gần nhà lại rủ nhau thả diều, em là người cầm dây, bạn là người cầm diều và chạy để cho chiếc diều bay lên. Những lúc không có gió chúng em rất muốn thả diều nhưng lại không lên được, có những ngày chiều mùa hạ có nhiều cơn gió lớn chúng em lại thả diều và tiếng sáo được thiết kế trên chiếc diều kêu vi vu, nó vang vọng trên không trung. Khi lúc đậu gió có khi em còn cho nó đỗ đêm, và đến sáng hôm sau em mới cho nó xuống, những thời gian thả diều thật tuyệt vời nó gắn liền với thời niên thiếu của em.

Em rất yêu quý cánh diều tuổi thơ, nó là những trò chơi bổ ích của em trong thời tuổi thơ.

Bài làm 2:

Tuổi thơ của chúng tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều trên bãi thả, không cứ gì chúng tôi, người lớn cũng hò hét nhau thả diều thi.

Diều của người lớn làm bằng cả dây tre, to mất người khiêng. Lúc thả lên trời cánh diều khổng lồ ấy chao lắc như đảo đồng, ở dưới đất, đám người lớn có vẻ bị lùn đi một chút, đang ăn thua nhau từng tấc một...

Cánh diều của trẻ con chúng tôi mềm mại như cánh buồm, thanh sạch vì không hề vụ lợi. Trong khi người lớn chạy bật móng chân để rong diều thì đám mục đồng chúng tôi sướng phát dại nhìn lên trời. Sáo lông ngỗng vi vu trầm bổng. Sáo đơn rồi sáo kép, sáo bè... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

Ban đêm trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi... Người lớn về dần, bỏ mặc chúng tôi với bầu trời thảm nhung khổng lồ. Chúng tôi chỉ còn có trăng, sao và những cánh diều. "Bay đi, diều ơi, bay đi...!"

Bài tham khảo 3

Tuổi thơ em gắn liền với cánh đồng lúa bát ngát, với rặng tre, ao làng, với mái ngói đỏ tươi và cả cánh diều sáo vi vu.

Em sinh ra ở một làng quê yên bình. Nơi đây không có xe cộ ồn ào, không có những tòa nhà cao tầng chọc trời. Em luôn tự hào về quê hương mình, tuy nghèo nhưng giàu tình cảm. Hàng ngày, em được bố mẹ giao nhiệm vụ sau khi học bài xong phải đưa trâu ra đồng để chăn, cho nó ăn cỏ non nhưng không được để nó phá hoa màu của mọi người. Em rất thích công việc này. Khi đi chăn trâu, em thường không quên mang theo chiếc diều sáo bố tự tay làm cho em. Chiếc diều không lớn lắm, đủ cho em cầm, được cắt dán tỉ mỉ, hình thoi và có đuôi dài, được bố tô màu sắc rất sặc sỡ. Ở gần đuôi diều, bố có lắp một chiếc sáo nhỏ để khi thả có tiếng vi vu, vi vu rất hay. Dây diều được làm bằng sợi dây dù trắng rồi được cuốn vào một cái cán gỗ để thả. Em yêu chiếc diều đó như một phần máu thịt, có thể do nó gắn bó với em lâu và đó cũng là tình cảm của bố mà em cảm nhận được. Khi đi chăn trâu em lại thả diều, để cho diều bay lên cao sau đó em buộc dây vào cái cán rồi cắm xuống đất. Cẩn thận em chèn thêm mấy hòn đá to lên cho đỡ bay mất. Sau đó trèo lên lưng trâu nghe tiếng sáo và ngắm nhìn cánh diều bay lượn trên không trung. Diều bay cao và xa, lượn qua bên này lại chao sang bên nọ.

Cả tuổi thơ em cứ như vậy, cứ ngắm cánh diều, nghe tiếng sao, thật yên bình làm sao. Em tin rằng sau này khi nhớ lại những phút giây này em sẽ vẫn thấy thật hạnh phúc.

Tham khảo nhé 

>>>Hok Tốt<<<

1 bài tập đọc tuổi ngựa khổ thơ cuối ngựa con nhắn nhủ mẹ điều gì?

bài làm

 Bài thơ ngũ ngôn “Tuổi Ngựa" của Xuân Quỳnh thật hồn nhiên, hóm hỉnh và ý vị.

Khổ đầu, con hỏi mẹ: "Mẹ ơi, con tuổi gì?". Tò mò hỏi cho biết, ngây thơ hỏi cho hay. Cần gì nghĩa lí sâu xa. Biết tính nết con từ khi còn nằm trong bụng, mẹ nói về hồn vía "Ngựa con" của mình với tất cả tình thương:

" Tuổi con là tuổi Ngựa

Ngựa không yên một chỗ

Tuổi con là tuổi đi".

Con thơ hiếu động. Chẳng lúc nào "yên một chỗ" Chắc là "Ngựa con" chạy nhảy và "hí" suốt ngày?

Khổ thơ thứ 2, "Ngựa con" nói lên những dặm đường, những không gian bao la, những miền đất lạ mà chú sẽ "phi" tới. Sẽ tới miền trung du qua ngọn "gió xanh". Sẽ tới vùng đất đỏ qua ngọn "gió hồng". Sẽ vượt qua những triền núi đá "mấp mô” chốn đại ngàn qua ngọn "gió đen". Và con sẽ mang về dâng mẹ hiền "Ngọn gió của trăm miền" ở bốn phương trời với bao hương vị, ở "trên những cánh đồng hoa".

Có "Lóa màu trắng hoa mơ - Trang giấy nguyên chưa viết”.

Có "Mùi hoa huệ ngạt ngào" mà con không thế "ôm hết".

Và còn có:

"Gió và nắng xôn xao

Khắp đồng hoa cúc dại".

Những bông hoa con hái được ở khắp các miền đất lạ dâng lên mẹ hiền là bông hoa của tâm hồn trong trắng, bông hoa của lòng hiếu thảo và bông hoa ước mơ, khát vọng lên đường.

Khổ cuối bài thơ nói lên tình thương mẹ của "Ngựa con". Dù cách xa mẹ muôn trùng núi, rừng, sông, biển, con vẫn luôn hướng về mẹ hiền, vẫn tìm về cố hương gặp mẹ:

"Dẫu cách núi cách rừng

Dẫu cách sông cách biển

Con tìm về với mẹ

Ngựa con vẫn nhớ đường".

Hai chữ "vẫn nhớ" khẳng định một niềm tin, một tình nghĩa thủy chung son sắt.

"Tuổi Ngựa" là một bài thơ đậm đà, gợi cảm. Tinh thương yêu mẹ hiền và khát vọng lên đường của con thơ là ý tưởng sâu sắc được Xuân Quỳnh thể hiện qua những vần thơ đẹp



 

18 tháng 12 2018

Trong các trò chơi kể trên:

a. Những trò chơi, bạn trai thường ưa thích: đá bóng, đá cầu, đấu kiếm, bắn súng, đánh cờ tướng, lái máy bay, lái tàu hỏa...

Những trò chơi bạn gái thường ưa thích', búp bê, nhảy dây, chơi chuyền, chơi ô ăn quan, nhảy lò cò, bày cỗ...

Những trò chơi cả bạn trai bạn gái đều ưa thích: thả diều, rước đèn, trò chơi điện tử, xếp hình, cắm trại, đu quay, bịt mắt bắt dê, chim bay cò bay, cầu trượt..

b. Những đồ chơi, trò chơi có hại, có hại thế nào?

Súng bắn đạn cao su (nguy hiểm), súng phun nước (làm ướt người khác), đấu kiếm (nguy hiểm), ná thun (giết hại chim, phá hoại môi trường, gây nguy hiểm nếu lỡ bắn trúng người )...

6 tháng 2 2018

Trong các trò chơi kể trên:

a. Những trò chơi, bạn trai thường ưa thích: đá bóng, đá cầu, đấu kiếm, bắn súng, đánh cờ tướng, lái máy bay, lái tàu hỏa...

Những trò chơi bạn gái thường ưa thích', búp bê, nhảy dây, chơi chuyền, chơi ô ăn quan, nhảy lò cò, bày cỗ...

Những trò chơi cả bạn trai bạn gái đều ưa thích: thả diều, rước đèn, trò chơi điện tử, xếp hình, cắm trại, đu quay, bịt mắt bắt dê, chim bay cò bay, cầu trượt..

b. Những đồ chơi, trò chơi có hại, có hại thế nào?

Súng bắn đạn cao su (nguy hiểm), súng phun nước (làm ướt người khác), đấu kiếm (nguy hiểm), ná thun (giết hại chim, phá hoại môi trường, gây nguy hiểm nếu lỡ bắn trúng người )...

27 tháng 12 2017

a)  Đ

b)   S

c)    S

27 tháng 12 2017

a) Đ

b) S

c) S