K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mẹ tôi phúc hậu lắm. Dáng mẹ hơi tròn với làn da ngâm đen. Mẹ tôi không điệu đà. Tóc mẹ lúc nào cũng được túm gọn bằng dây thun. Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt. Mẹ chỉ mộc mạc và bình dị vậy thôi. Là một cô giáo mầm non; sáng dạy dỗ những đứa trẻ, tối chăm lo cho gia đình. Bốn mùa nắng mưa, mẹ chỉ gắn bó với chiếc xe đạp già. Chiếc xe đã cũ, đã hỏng hóc nhiều; khi đi cứ phát ra tiếng "kót...két". Ấy vậy mà thân thương, nghe cứ thấm đượm lòng tôi mỗi chiều về. Để được chờ đợi, được nhìn dáng người đạp xe trong nắng, đội chiếc mũ tai bèo mà thương lắm thương ơi.

Tôi đi học, một bước vào đời. Vui, buồn, đều về tâm sự với mẹ. Mẹ tôi không văn chương hoa mỹ, lời mẹ nói ra không bóng bẩy đầy thơ. Mẹ chỉ cười, mẹ cười và nói những điều chân thành nhất. Nhưng đối với tôi, vậy đã là quá đủ. Lúc được thành tích tốt, mẹ cười đầy tự hào. Lúc gặp thất bại giữa chặng đường đến ước mơ, mẹ cười an ủi. Lúc bị bạn bè ganh tị, mẹ cười bảo tôi vị tha. Mẹ sống bằng nụ cười của mẹ, tôi sống từ ánh nắng của nụ cười đó. Sao mà ấm, sao mà rộng lớn, sao mà bao dung quá đỗi.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích

Câu 2: Câu " Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt" có sử dụng biện pháp tu từ nào

Câu 3: Nêu nội dung đoạn trích

Câu 4: Nhận xét về hình ảnh người mẹ qua đoạn trích trên từ 3-5 dòng

Giúp mình trả lời vơiz. Please!!!!!

1
25 tháng 3 2020

1. Miêu tả

2. Liệt kê

3. Miêu tả hình ảnh mẹ thân yêu và tình cảm của con dành cho mẹ

4. - mẹ bình dị, thân thuộc

- Mẹ là bến đỗ, là bạn tâm giao

- Mẹ luôn là ánh sáng, cho con động lực.

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi sau : Mẹ tôi phúc hậu lắm. Dáng mẹ hơi tròn với làn da ngâm đen. Mẹ tôi không điệu đà. Tóc mẹ lúc nào cũng được túm gọn bằng dây thun. Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt. Mẹ chỉ mộc mạc và bình dị vậy thôi. Là một cô giáo mầm non; sáng dạy dỗ những đứa trẻ, tối chăm lo cho gia đình. Bốn mùa nắng mưa,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi sau : Mẹ tôi phúc hậu lắm. Dáng mẹ hơi tròn với làn da ngâm đen. Mẹ tôi không điệu đà. Tóc mẹ lúc nào cũng được túm gọn bằng dây thun. Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt. Mẹ chỉ mộc mạc và bình dị vậy thôi. Là một cô giáo mầm non; sáng dạy dỗ những đứa trẻ, tối chăm lo cho gia đình. Bốn mùa nắng mưa, mẹ chỉ gắn bó với chiếc xe đạp già. Chiếc xe đã cũ, đã hỏng hóc nhiều; khi đi cứ phát ra tiếng "kót...két". Ấy vậy mà thân thương, nghe cứ thấm đượm lòng tôi mỗi chiều về. Để được chờ đợi, được nhìn dáng người đạp xe trong nắng, đội chiếc mũ tai bèo mà thương lắm thương ơi. Tôi đi học, một bước vào đời. Vui, buồn, đều về tâm sự với mẹ. Mẹ tôi không văn chương hoa mỹ, lời mẹ nói ra không bóng bẩy đầy thơ. Mẹ chỉ cười, mẹ cười và nói những điều chân thành nhất. Nhưng đối với tôi, vậy đã là quá đủ. Lúc được thành tích tốt, mẹ cười đầy tự hào. Lúc gặp thất bại giữa chặng đường đến ước mơ, mẹ cười an ủi. Lúc bị bạn bè ganh tị, mẹ cười bảo tôi vị tha. Mẹ sống bằng nụ cười của mẹ, tôi sống từ ánh nắng của nụ cười đó. Sao mà ấm, sao mà rộng lớn, sao mà bao dung quá đỗi.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích

Câu 2: Câu " Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt" có sử dụng biện pháp tu từ nào

Câu 3: Nêu nội dung đoạn trích

Câu 4: Nhận xét về hình ảnh người mẹ qua đoạn trích trên từ 3-5 dòng

1
25 tháng 3 2020

1. Miêu tả

2. Liệt kê

3. Đoạn văn tả người mẹ thân yêu và nói lên tình cảm của con với mẹ

4. - Mẹ bình dị, thân thương.

- Mẹ lắng nghe mọi điều của con, là nơi bình yên cho con trở về.

- Mẹ vất vả nhưng luôn giàu yêu thương.

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:Mẹ tôi phúc hậu lắm. Dáng mẹ hơi tròn với làn da ngâm đen. Mẹ tôi không điệu đà. Tóc mẹ lúc nào cũng được túm gọn bằng dây thun. Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt. Mẹ chỉ mộc mạc và bình dị vậy thôi. Là một cô giáo mầm non; sáng dạy dỗ những đứa trẻ, tối chăm lo cho gia đình. Bốn mùa nắng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:

Mẹ tôi phúc hậu lắm. Dáng mẹ hơi tròn với làn da ngâm đen. Mẹ tôi không điệu đà. Tóc mẹ lúc nào cũng được túm gọn bằng dây thun. Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt. Mẹ chỉ mộc mạc và bình dị vậy thôi. Là một cô giáo mầm non; sáng dạy dỗ những đứa trẻ, tối chăm lo cho gia đình. Bốn mùa nắng mưa, mẹ chỉ gắn bó với chiếc xe đạp già. Chiếc xe đã cũ, đã hỏng hóc nhiều; khi đi cứ phát ra tiếng "kót...két". Ấy vậy mà thân thương, nghe cứ thấm đượm lòng tôi mỗi chiều về. Để được chờ đợi, được nhìn dáng người đạp xe trong nắng, đội chiếc mũ tai bèo mà thương lắm thương ơi.

Tôi đi học, một bước vào đời. Vui, buồn, đều về tâm sự với mẹ. Mẹ tôi không văn chương hoa mỹ, lời mẹ nói ra không bóng bẩy đầy thơ. Mẹ chỉ cười, mẹ cười và nói những điều chân thành nhất. Nhưng đối với tôi, vậy đã là quá đủ. Lúc được thành tích tốt, mẹ cười đầy tự hào. Lúc gặp thất bại giữa chặng đường đến ước mơ, mẹ cười an ủi. Lúc bị bạn bè ganh tị, mẹ cười bảo tôi vị tha. Mẹ sống bằng nụ cười của mẹ, tôi sống từ ánh nắng của nụ cười đó. Sao mà ấm, sao mà rộng lớn, sao mà bao dung quá đỗi.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích

Câu 2: Câu " Mẹ tôi không giày cao gót, không váy đầm thướt tha, không phấn son kẻ mắt" có sử dụng biện pháp tu từ nào

Câu 3: Nêu nội dung đoạn trích

Câu 4: Nhận xét về hình ảnh người mẹ qua đoạn trích trên từ 3-5 dòng

 

2
24 tháng 3 2020

Bạn tả về mẹ hay quá 

25 tháng 3 2020

1. Miêu tả

2. Liệt kê.

2. Đoạn văn tả người mẹ thân yêu và nói lên tấm lòng của con đối với mẹ.

4.- Mẹ bình dị, thân thương.

- Mẹ là người bạn của con.

- Mẹ truyền cho con động lực.

Tiều sử cuộc đời  lớp 1 đến lớp 8Cuối lớp 8. Tôi không có việc gì ngoài học, học chỉ để làm vui lòng cha mẹ, thầy cô. Mà thầy cô ư, chắc chỉ vui vì nghề nghiệp thôi chứ ai rảnh mà đi lo cho con nhà người khác, cố dạy tốt cho con nhà người ta để mình được lợi chứ thật ra thì giáo viên đâu có vui vì chuyện tôi được kết quả học tập tốt. Còn cha mẹ nhiều người đâu phải...
Đọc tiếp

Tiều sử cuộc đời  lớp 1 đến lớp 8

Cuối lớp 8. Tôi không có việc gì ngoài học, học chỉ để làm vui lòng cha mẹ, thầy cô. Mà thầy cô ư, chắc chỉ vui vì nghề nghiệp thôi chứ ai rảnh mà đi lo cho con nhà người khác, cố dạy tốt cho con nhà người ta để mình được lợi chứ thật ra thì giáo viên đâu có vui vì chuyện tôi được kết quả học tập tốt. Còn cha mẹ nhiều người đâu phải lấy thành tích học tập tốt của con mình để làm sung sướng để vui vẻ. Chủ yếu là họ chỉ lấy thành tích của con mình ra để nở mày nở mặt, để khoe với mọi người, chứ có mấy ai suy nghĩ đến con. Riêng tui thành tích học tập từ lớp 1 đến lp 7 toàn là “ danh hiệu học sinh giỏi” đều đứng trong “ top 10 “ cả lớp. Cả 1 thời như vậy liệu bố mẹ có vui mãi. Và cho đến năm nay chỉ vì 1 cái danh hiệu “học sinh tiên tiến” thôi những điều xấu nhất như đổ hết lên đầu tôi vậy.

Nói về tiểu sử tôi. Từ nhỏ tôi đâu phải là 1 thằng được bố mẹ nuông chiều. Là con hai và chỉ được may mắn sinh ra nhờ cái chết đầy đau đớn của anh thứ tôi. Là một người may mắn tôi nghĩ chắc tôi sẽ được sung sướng vui vẻ lắm. Nhưng sự thật đâu phải vậy. Tôi càng ngày càng lớn và bước vào độ tuổi dậy thì, là 1 thằng hậu đậu nên hay bị la, không sao cả vì đó là lỗi của tôi. Nhưng sự trưởng thành của tôi hình như là một gánh nặng đè lên đôi vai của bố mẹ tôi vậy. Sa vào điện tử từ nhỏ ( không hẳn là vậy : nhà có máy tính và có anh trai lớn hơn 7 tuổi nên anh làm j với máy tính tui biết hết ) nhưng không bao giờ tôi bỏ học đi chơi net cả, việc học hành vẫn đâu vào đó. Tui vẫn lớn dần...

Nhưng năm lớp 8 một cái năm mà ôi! Mọi điều tồi tệ như đổ hết lên đầu tôi vậy. Ngay đầu năm học chỉ vì ra cổng trường mua bút  mà bị kéo vào gặp cô phụ trách đội. Mọi sự thật về chuyện mua bút tôi đều nói ra nhưng có ai tin, mọi người đều nghĩ tôi đi ăn quà và bắt tôi viết bản kiểm điểm, trong khi đó lũ bạn tôi – lũ rác rưởi ấy ăn quà đâu có bị bắt < sao người bị bắt luôn là tôi vậy cho dù tôi không làm gì sai>  Tôi nghĩ “việc gì mình phải viết” và cô gọi ngay cho gia  đình. Và điều tôi ngạc nhiên nhất là gia đình tôi < không một ai tin tôi cả cho dù biết từ nhỏ đến giờ tôi chưa lần nào ăn quà >. Gia đình ư, chỗ tôi luôn dựa dẫm ư, chỗ tôi luôn tin tưởng ư, sự việc này gây cho tôi 1 cú sộc quá lớn đến tâm lý ( ps: bạn nghĩ việc này không quan trọng ư đừng hiểu như vậy mọi việc đều đi đến 1 đích thôi )

Đến kì nghỉ tết. Mới 3 ngày thôi trong 3 ngày đó không ngày nào là tôi không bị chửi: “ mày định không học ak” , “ chắc qua tết này mày bỏ học luôn đi”, “ kiểu gì tao cũng đốt hết sách mày”. Những lời nói như vậy bạn nghĩ ai có thể chịu được, ai có thể nghe mà không có cảm giác gì. Và một nỗi buồn u ám luôn vây quanh tôi trong suốt những ngày nghỉ tết. Nhiều lúc chỉ muốn gục mặt xuống mà khóc, mong rằng giọt nước mắt kia có thể làm trôi đi những vết thương lòng, trôi đi những nỗi buồn phiền trong tôi.

Sang học kì 2 một cái mới lại nổi lên trong tôi. Tôi nghĩ ai ở tuổi này cũng vậy cả. Tôi đã yêu một người. Đây cũng không phải là chuyện gì to tát quả nhỉ, các bạn nghĩ vậy thôi nhưng 1 đống thứ sảy ra đi kèm đến với tôi. Tôi yêu cô ấy và cũng nhận lại tình cảm vì tôi không phải là quá xấu. Nhắn tin qua lại cũng không có gì lạ. Mà theo các bạn nghĩ bố mẹ bạn có quyên xâm phạm đến những bí mật riêng tư của tôi không nhỉ. Theo như giáo dục cồng dân 8 thì bố mẹ làm như vậy là trái pháp luật cho dù đó là những thứ bố mẹ mua cho tôi đi nữa vì đó đã thuộc về tôi và do tôi quyết định đúng không. Ấy thế mà mọi tin nhắn tôi nhắn với cô ấy hay những bức thư tay bố mẹ tôi đều tìm mọi cách để đọc trộm, đây là cách bố mẹ tôi làm ư? Đây là cách bố mẹ tôi giáo dục tôi ư? bố mẹ tôi nghĩ tôi là con của họ mà những điều tôi làm bố mẹ tôi đều có quyền can thiệp sao? Và bố mẹ tôi đã đọc được dù không là tất cả nhưng 1 trận đòn và  những lời chửi mắng đến với tôi dồn dập, may mà cô ấy bố mẹ tôi không biết là ai và tôi cug ko cho biết chứ không cô ấy cũng bị giống tôi rồi.

Bố mẹ tôi từng nói” những gì ở trong nhà mình không được nói cho ai biết hết, nếu nói ra có nghĩa giống như là ‘ vạch áo cho người xem lưng’ “. Haha giờ tôi nghĩ lại thật là buồn cười mọi việc tôi làm có cái gì mà mọi người xung quanh không biết, lúc nào ra đường tôi cũng phải nghe những câu như là “ người yêu mày đâu rồi”, “đem người yêu mày tao xem mặt mũi thế nào” do ai: đều là nhờ cái phúc của bố mẹ tôi cả. Các bạn nghĩ tôi có thể chịu được sao. Là bố mẹ mà không biết bảo vệ con cái ak không biết tâm lý của con cái ak. Mọi người thường nói con cái đến tuổi dậy thì là độ tuổi mà con cái cần sự quan tâm của bố mẹ nhất cần những lời khuyên bảo, cần những câu dạy dỗ. Chứ tôi không cần họ làm quá lên vậy.

Có nhiều lúc tôi nghĩ sinh ra trên đời làm gì? để bị chửi ak? để mọi người chê trách ak? để nhận được sự đối xử như vậy ak?  nhiều khi tôi mong rằng mẹ tôi không bị sẩy sẽ không có tôi và tôi chẳng phải chịu như thế này. Và đôi lúc khi sự ức chế của tôi lên đến tột cùng thì tôi nghĩ” chết đi có lẽ kiếp sau minh sẽ được sống thanh thản” nhưng có 1 sự níu kéo nào đó làm tôi không thể chết được, vì sao ư? Tôi cũng không biết nữa. Câu truyện của tôi rất dài nhưng tôi sao có thể kể hết được. Trên đây là mọi nỗi lòng của một người học sinh bước vào tuổi dậy thì và là sự thật.

Tác giả

Lương Hữu Điền

 

10
23 tháng 2 2021

vãi lìn 

                                                                Tiều sử cuộc đời  lớp 1 đến lớp 8Cuối lớp 8. Tôi không có việc gì ngoài học, học chỉ để làm vui lòng cha mẹ, thầy cô. Mà thầy cô ư, chắc chỉ vui vì nghề nghiệp thôi chứ ai rảnh mà đi lo cho con nhà người khác, cố dạy tốt cho con nhà người ta để mình được lợi chứ thật ra thì giáo viên đâu có vui vì chuyện mình được kết quả...
Đọc tiếp

                                                                Tiều sử cuộc đời  lớp 1 đến lớp 8

Cuối lớp 8. Tôi không có việc gì ngoài học, học chỉ để làm vui lòng cha mẹ, thầy cô. Mà thầy cô ư, chắc chỉ vui vì nghề nghiệp thôi chứ ai rảnh mà đi lo cho con nhà người khác, cố dạy tốt cho con nhà người ta để mình được lợi chứ thật ra thì giáo viên đâu có vui vì chuyện mình được kết quả học tập tốt. Còn cha mẹ nhiều người đâu phải lấy thành tích học tập tốt của con mình để làm sung sướng để vui vẻ. Chủ yếu là họ chỉ lấy thành tích của con mình ra để nở mày nở mặt, để khoe với mọi người, chứ có mấy ai suy nghĩ đến con. Riêng tui thành tích học tập từ lớp 1 đến lp 7 toàn là “ danh hiệu học sinh giỏi” đều đứng trong “ top 10 “ cả lớp. Cả 1 thời như vậy liệu bố mẹ có vui mãi. Và cho đến năm nay chỉ vì 1 cái danh hiệu “học sinh tiên tiến” thôi những điều xấu nhất như đổ hết lên đầu tôi vậy.

Nói về tiểu sử tôi. Từ nhỏ tôi đâu phải là 1 thằng được bố mẹ nuông chiều. Là con hai và chỉ được may mắn sinh ra nhờ cái chết đầy đau đớn của anh thứ tôi. Là một người may mắn vậy tôi nghĩ chắc tôi sẽ được sung sướng vui vẻ lắm. Nhưng sự thật đâu phải vậy. Tôi càng ngày càng lớn và bước vào độ tuổi dậy thì, là 1 thằng hậu đậu nên hay bị la, nhưng không sao cả vì đó là lỗi của tôi. Nhưng sự trưởng thành của tôi hình như là một gánh nặng đè lên đôi vai của bố mẹ tôi vậy. Sa vào điện tử từ nhỏ ( không hẳn là vậy : nhà có máy tính và có anh trai lớn hơn 7 tuổi nên anh làm j với máy tính tui biết hết ) nhưng không bao giờ tôi bỏ học đi chơi net cả, việc học hành vẫn đâu vào đó. Tui vẫn lớn dần...

Nhưng năm lớp 8 một cái năm mà ôi! Mọi điều tồi tệ như đổ hết lên đầu tôi vậy. Ngay đầu năm học chỉ vì ra cổng trường mua bút  mà bị kéo vào gặp cô phụ trách đội. Mọi sự thật về chuyện mua bút tôi đều nói ra nhưng có ai tin, mọi người đều nghĩ tôi đi ăn quà và bắt tôi viết bản kiểm điểm, trong khi đó lũ bạn tôi – lũ rác rưởi ấy ăn quà đâu có bị bắt < sao người bị bắt luôn là tôi vậy cho dù tôi không làm gì sai>  Tôi nghĩ “việc gì mình phải viết” và cô gọi ngay cho gia  đình. Và điều tôi ngạc nhiên nhất là gia đình tôi < không một ai tin tôi cả cho dù biết từ nhỏ đến giờ tôi chưa lần nào ăn quà >. Gia đình ư, chỗ tôi luôn dựa dẫm ư, chỗ tôi luôn tin tưởng ư, sự việc này gây cho tôi 1 cú sộc quá lớn đến tâm lý ( ps: bạn nghĩ việc này không quan trọng ư đừng hiểu như vậy mọi việc đều đi đến 1 đích thôi )

Đến kì nghỉ tết. Mới 3 ngày thôi trong 3 ngày đó không ngày nào là tôi không bị chửi: “ mày định không học ak” , “ chắc qua tết này mày bỏ học luôn đi”, “ kiểu gì tao cũng đốt hết sách mày”. Những lời nói như vậy bạn nghĩ ai có thể chịu được, ai có thể nghe mà không có cảm giác gì. Và một nỗi buồn u ám luôn vây quanh tôi trong suốt những ngày nghỉ tết. Nhiều lúc chỉ muốn gục mặt xuống mà khóc, mong rằng giọt nước mắt kia có thể làm trôi đi những vết thương lòng, trôi đi những nỗi buồn phiền trong tôi.

Sang học kì 2 một cái mới lại nổi lên trong tôi. Tôi nghĩ ai ở tuổi này cũng vậy cả. Tôi đã yêu một người. Đây cũng không phải là chuyện gì to tát quả nhỉ, các bạn nghĩ vậy thôi nhưng 1 đống thứ sảy ra đi kèm đến với tôi. Tôi yêu cô ấy và cũng nhận lại tình cảm vì tôi không phải là quá xấu. Nhắn tin qua lại cũng không có gì lạ. Mà theo các bạn nghĩ bố mẹ bạn có quyên xâm phạm đến những bí mật riêng tư của tôi không nhỉ. Theo như giáo dục cồng dân 8 thì bố mẹ làm như vậy là trái pháp luật cho dù đó là những thứ bố mẹ mua cho tôi đi nữa vì đó đã thuộc về tôi và do tôi quyết định đúng không. Ấy thế mà mọi tin nhắn tôi nhắn với cô ấy hay những bức thư tay bố mẹ tôi đều tìm mọi cách để đọc trộm, đây là cách bố mẹ tôi làm ư? Đây là cách bố mẹ tôi giáo dục tôi ư? bố mẹ tôi nghĩ tôi là con của họ mà những điều tôi làm bố mẹ tôi đều có quyền can thiệp sao? Và bố mẹ tôi đã đọc được dù không là tất cả nhưng 1 trận đòn và  những lời chửi mắng đến với tôi dồn dập, may mà cô ấy bố mẹ tôi không biết là ai và tôi cug ko cho biết chứ không cô ấy cũng bị giống tôi rồi.

Bố mẹ tôi từng nói” những gì ở trong nhà mình không được nói cho ai biết hết, nếu nói ra có nghĩa giống như là ‘ vạch áo cho người xem lưng’ “. Haha giờ tôi nghĩ lại thật là buồn cười mọi việc tôi làm có cái gì mà mọi người xung quanh không biết, lúc nào ra đường tôi cũng phải nghe những câu như là “ người yêu mày đâu rồi”, “đem người yêu mày tao xem mặt mũi thế nào”. Các bạn nghĩ tôi có thể chịu được sao. Là bố mẹ mà không biết bảo vệ con cái ak không biết tâm lý của con cái ak. Mọi người thường nói con cái đến tuổi dậy thì là độ tuổi mà con cái cần sự quan tâm của bố mẹ nhất cần những lời khuyên bảo, cần những câu dạy dỗ. Chứ tôi không cần họ làm quá lên vậy.

Có nhiều lúc sinh ra trên đời làm gì? để bị chửi ak? để mọi người chê trách ak? để nhận được sự đối sử như vậy ak?  nhiều khi tôi mong rằng mẹ tôi không bị sẩy sẽ không có tôi và tôi chẳng phải chịu như thế này. Và đôi lúc khi sự ức chế của tôi lên đến tột cùng thì tôi nghĩ” chết đi có lẽ kiếp sau minh sẽ được sống thanh thản” nhưng có 1 sự níu kéo nào đó làm tôi không thể chết được, vì sao ư? Tôi cũng không biết nữa. Câu truyện của tôi rất dài nhưng tôi sao có thể kể hết được. Trên đây là mọi nỗi lòng của một người học sinh bước vào tuổi dậy thì và là sự thật.

Tác giả

Lương Hữu Điền

2

anh viết văn hay ghê

8 tháng 5 2021

bố mẹ mà ra ngoài nói kiểu thế chả khác gì thể hiện mình ko biết dạy con í :))

mặt dày lên mà sống ng ae ơi, tức quá thì cho chúng nó vài búa thôi, ai rồi cũng có giới hạn.

chúc ông luôn mạnh mẽ, cần tâm sự tìm toy cx đc ak :))

_MỘT ĐỜI QUÁ DÀI_Sưu tầm…Bạn tôi kể, lúc mẹ cô ấy li hôn có nói với cô ấy một câu: ''Một đời quá dài.''Cô ấy nói:Ba mẹ ly hôn, bởi vì ba gảy tàn thuốc lá vào chậu lan mẹ trồng.Mẹ tôi là kiểu phụ nữ có xuống lầu đổ rác cũng phải ăn mặc chỉnh tề, lúc tôi 12 tuổi, mẹ và ba ly hôn, cũng bởi vì ba ném tàn thuốc vào chậu lan mẹ trồng, nhiều lần mẹ nói cũng vô ích.Bạn bè...
Đọc tiếp

_MỘT ĐỜI QUÁ DÀI_

Sưu tầm…

Bạn tôi kể, lúc mẹ cô ấy li hôn có nói với cô ấy một câu: ''Một đời quá dài.''

Cô ấy nói:

Ba mẹ ly hôn, bởi vì ba gảy tàn thuốc lá vào chậu lan mẹ trồng.Mẹ tôi là kiểu phụ nữ có xuống lầu đổ rác cũng phải ăn mặc chỉnh tề, lúc tôi 12 tuổi, mẹ và ba ly hôn, cũng bởi vì ba ném tàn thuốc vào chậu lan mẹ trồng, nhiều lần mẹ nói cũng vô ích.

Bạn bè khuyên nhủ, mẹ chỉ nói một câu:'' Anh ấy rất tốt, chỉ là không hợp đi cùng nhau nữa.''
Bà ngoại tức giận mắng mẹ: '' Mày cứ đọc nhiều sách vào rồi vẽ thêm chuyện.''

Trong mắt bà ngoại: con rể anh tuấn cao lớn, có thể kiếm tiền, hiếu thuận lo cho gia đình, ngược lại là con gái bản thân tùy hứng, không chịu nghĩ đến cảm nhận của con cái và cha mẹ.

Mẹ cũng rất khó giải thích cho bà rằng ba không thích tắm rửa, quần áo bít tất ném loạn, ăn cơm như hổ đói, không nhớ được sinh nhật của mẹ,không nhớ những ngày kỉ niệm, sao có thể xem như khuyết điểm đây, đàn ông đều như thế này sao ?

Tôi nhớ rất kỹ lúc mẹ mang theo tôi rời nhà, từng chảy nước mắt nói với tôi: 'Hy vọng con có thể hiểu cho mẹ, cả một đời quá dài.'

Lúc tôi 16 tuổi, ba dượng xuất hiện, vóc dáng ba không cao, tướng mạo bình thường, nhưng cả người sạch sẽ khoan khoái nhẹ nhàng, cười lên rất ôn hòa, tôi đối với ba dượng không có cảm giác bài xích.

Ba sẽ vì mẹ mà thay đổi những chậu hoa xinh đẹp, sẽ mua khăn trải bàn màu xanh nhạt hợp với bát đũa mới, sẽ vì mẹ mua một đôi giày da trắng sữa hợp với chiếc đầm đỏ của mẹ,sẽ thay mấy cái móc khóa đáng yêu cho tôi.

Ba dượng sẽ nắm tay mẹ đến bờ sông tản bộ, ngắm trời chiều và mặt trời mọc, đến những công viên đầm lầy để chụp hoa và chim, kể cho mẹ nghe tên của những loại cây cỏ và câu chuyện ẩn trong nó, mang về nhà những nhánh cây rơi, sau đó cắm trong bình cổ, bày trên bàn sách của tôi.

Mẹ thích tìm tòi sách dạy nấu ăn, mỗi lần mẹ long trọng làm món mới, ba dượng sẽ kéo tôi lại ngồi ngay ngắn, sẽ bắt chước những giám khảo và bắt đầu nhận xét về màu sắc và mùi thơm trong ánh mắt mong chờ của mẹ, đùa khiến mẹ cười khanh khách không ngừng.

Có một lần mẹ bệnh phải nằm viện, tôi đến chăm liền thấy trên đầu giường đặt một bó bách hợp, hoa quả cắt thành miếng nhỏ đặt trong bát sứ màu xanh nhạt.

Ba dượng ngồi bên giường, đọc sách cho mẹ nghe. Bên cạnh giường bệnh có mấy dì nghiêng đầu hâm mộ xem cảnh này, bỗng nhiên mũi tôi chua chua, rốt cuộc cũng hiểu rõ câu nói kia: ''Cả một đời quá dài.'', cả một đời quá dài - nên không muốn tạm bợ.

Nếu người và người ở cùng nhau, chỉ vì cuộc sống, mà trong cuộc sống không có kỳ nghỉ, không có vui vẻ, không có cảm động, không có lãng mạn, vậy đó cũng coi như đối tác cuộc sống thôi.

Tình nguyện yêu không lối về, cũng không muốn vui vẻ hời hợt trở thành tình cảm nhạt nhòa.

Hi vọng rằng chúng ta của sau này sống thật tốt , thật hạnh phúc…

 

0
Mỗi lần thất vọng hay gặp thất bại trong cuộc sống, tôi lại nghĩ đến câu chuyện của cậu bé gần nhà. Ngày đó em đang tranh tài với các bạn cùng lớp một vai diễn trong một vở kịch của nhà trường. Mẹ em nói với tôi rằng em đã đặt hết tâm nguyện vào vai diễn thử này,mặc dầu trông thâm tâm bà biết rằng con trai mình không đủ năng khiếu. Đến ngày nhà trường quyết định chọn ai...
Đọc tiếp

Mỗi lần thất vọng hay gặp thất bại trong cuộc sống, tôi lại nghĩ đến câu chuyện của cậu bé gần nhà. Ngày đó em đang tranh tài với các bạn cùng lớp một vai diễn trong một vở kịch của nhà trường. Mẹ em nói với tôi rằng em đã đặt hết tâm nguyện vào vai diễn thử này,mặc dầu trông thâm tâm bà biết rằng con trai mình không đủ năng khiếu. Đến ngày nhà trường quyết định chọn ai vào vai,tôi theo mẹ em đến trường đón em sau giờ tan học.
Vừa nhìn thấy mẹ,em chạy vội đến,đôi mắt sáng long lanh và ngập tràn hãnh diện nói:
- Mẹ ơi! Mẹ đoán thử xem nào?
Em la toáng lên và như thể không chờ được,bằng giọng hổn hển,xúc động,em nói luôn câu trả lời;
- Con được chọn là người vỗ tay và reo hò,mẹ ạ!

Dù chỉ được là khán giả nhưng chú bé vẫn luôn tươi cười cổ vũ cho các bạn diễn của mình.Em đã dạy cho tôi một bài học về sự lạc quan mà sau này đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Mặc dù không có năng khiếu nhưng cậu bé vẫn không từ bỏ niềm say mê với nhạc kịch, như là một môn nghệ thuật được ưa thích. Đã lâu lắm rồi tôi không gặp lại em và gia đình, kể từ khi họ chuyển nhà.Tôi thầm cảm ơn em, cậu bé với cái miệng cười thật xinh, mong em sẽ hạnh phúc.

suy nghĩ của em về câu chuyện trên. bài văn hoặc dàn ý chi tiết

1
30 tháng 10 2016

Bạn có thể hình dùng, hồi bé tôi thường xuyên phải hứng chịu những cú ngã sấp mặt. Tôi phải chịu đựng không biết bao nhiêu những cú ngã như trời giáng từ trên bàn, từ trên ghế cao, trên giường, trên cầu thang, trên những con dốc. Không có tay để chống đỡ, tôi thường bị dập cằm xuống đất, ấy là chưa kể đến mũi và trán. Nhiều lần tôi bị ngã đau đến mức tưởng chừng không thể gượng dậy được nữa.

Nhưng tôi chưa bao giờ đầu hàng, chưa bao giờ cho phép mình được buông xuôi. Có một câu ngạn ngữ của người Nhật mô tả chính xác cách tôi đạt đến thành công, đó là: "Ngã bảy lần, đứng dậy tám lần".

Trên đường đời của bạn cũng có lúc vấp ngã. Tôi cũng vậy. Ngay cả người tài giỏi, khôn ngoan nhất cũng có lúc vấp ngã. Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thật sự thất bại. Điều chúng ta cần ghi nhớ là, cuộc sống không phải là một cuộc thi đỗ-trượt. Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các biện pháp nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp. Những người đạt được thành công phần lớn là là người biết đứng dậy từ sai lầm ngớ ngẩn của mình bởi họ coi thất bại. vấp ngã chỉ là tạm thời và là kinh nghiệm bổ ích. Tất cả những người thành đạt mà tôi biết đều có lúc phạm sai lầm. Thường thì họ nói rằng sai lầm đóng vai trò quan trọng trọng đối với thành công của họ. Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình, và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết. Nếu thất bại năm lần, họ cố gắng đứng dậy năm lần, mỗi lần một cố gắng hơn, Winston Churchill đã nắm bắt được cốt lõi của quá trình này khi ông nói: "Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên".

Nếu bạn không thể vượt lên được thất bại của mình, thì có lẽ là bạn đã các nhân hoá thất bại đó. Thất bại của bạn cũng giống như cái chấn thương khiến một cầu thủ bóng chày nổi tiếng trở thành người phải ngồi trên ghế dự bị thôi; nó đâu có khiến bạn trở thành người thất bại. Chừng nào còn gắn với môn thể thao ấy và còn tiếp tục cố gắng, thì bạn vẫn còn là cầu thủ nhà nghề. Nếu bạn không sẵn sàng làm điều cần phải làm, thì thất bại không phải là vấn đề của bạn, mà bạn chính là vấn đề. Để đạt được thành công, bạn phải cảm thấy mình xứng đáng đạt được thành công để rồi có trách nhiệm làm cho mong muốn thành công trở thành hiện thực.

Trong các bài diễn thuyết, tôi đã chứng minh thuyết của tôi về sự thất bại bằng cách để mình ngã úp bụng và cứ tiếp tục nói chuyện với khán thính giả trong tư thế đó. Xét trên thực tế, tôi không có chân tay, bạn có thể sẽ nghĩ rằng tôi không thể tự gượng dậy được. Các khán thính giả cũng nghĩ như vậy.

Cha mẹ tôi nói rằng từ khi còn là một đứa trẻ chập chững, tôi đã tự tập dựng thẳng người dậy từ tư thế nằm. Họ đã đặt những chiếc gối làm nệm và dỗ dành tôi tì vào đó để dựng dậy. Nhưng tôi đã làm theo cách riêng của mình bất chấp vất vả và khó nhọc. Thay vì sử dụng những chiếc gối, tôi trườn tới một bức tường hoặc chiếc ghế, tì trán vào đó để tạo ực đẩy, rồi nhích từng tí một cho đến khi dựng được người dậy.

Đó không phải là một việc để thực hiện. Nếu thích, bạn cứ thử làm mà xem. Hãy nằm úp bụng xuống sàn và cố gắng đứng lên bằng đầu gối mà không sử dụng tay hoặc chân. Chẳng dễ chịu và thú vị gì, đúng không? Nhưng việc nào khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn, cố gắng gượng dậy hay cứ nằm như thế mãi? Tôi chắc chắn rằng bạn muốn đứng dậy bởi bạn không sinh ra để nằm mãi trên trái đất như thế. Bạn được tạo hoá sinh ra để đứng dậy mỗi khi bạn ngã, dù ngã bao nhiêu lần chăng nữa, cho đến khi bạn hoàn toàn giải phóng được tiềm năng của mình.

Thỉnh thoảng, khi chứng minh kỹ thuật gượng dậy trong các buổi diễn thuyết, tôi gặp phải vấn đề. Tôi thường diễn thuyết, tôi gặp phải vấn đề. Tôi thường diễn thuyết trên một bục cao, một sân khấu hoặc một chiếc bàn nếu như buổi diễn thuyết diễn ra trong một phòng học. Trong buổi diễn thuyết tại một trường học, tôi úp sấp bụng xuống mặt bàn và chợt nhận ra rằng trước khi tôi lên diễn thuyết ai cũng đó đã xịt sáp lên mặt bàn. Mặt bàn trơn hơn cả một sân trượt băng của giải Olympic. Tôi cố chà xát một điểm cho sạch sáp để có thể tì người vào mà gượng dậy, nhưng tôi không gặp may. Thật là bối rối khi tôi phải từ bỏ phần minh hoạ cho bài học và tìm sự giúp đỡ từ người khác. "Ai giúp tôi với được không?", tôi buộc phải lên tiếng.

Lần khác, tôi đang diễn thuyết tại buổi gây quỹ từ thiện ở Houston trước đám đông gồm nhiều nhân vật xuất chúng, trong đó có Jeb Bush, cựu Thống đốc bang Florida và Columba, vợ ông. Khi sắp sửa nói về tầm quan trọng của việc không bao giờ chịu đầu hàng trước khó khăn, tôi để người mình úp xuống bục như thường lệ. Như mọi lần đám đông trở nên im lặng.

"Tất cả chúng ta đều có lúc vấp ngã", tôi nói. "Nhưng vấp ngã không có nghĩa là thất bại. Bạn chỉ cần cố gắng đứng dậy, đừng bao giờ từ bỏ ước mơ".

Khán giả thực sự chú ý lắng nghe, nhưng tôi chưa kịp chứng minh rằng thậm chí ngay cả một người không cần chân tay như tôi cũng có thể đứng dậy khi vấp ngã, thì một phụ nữ tôi chưa hề gặp mặt lần nào từ cuối phòng hối hả chạy lên chỗ tôi.

"Nào, để tôi giúp cậu đứng dậy", bà ấy nói.

"Nhưng tôi không cần giúp đâu ạ", tôi thì thầm qua hai hàm răng nghiến chặt. "Đây là một phần của bài diễn thuyết."

"Đừng ngốc thế. Hay để tôi giúp cậu", bà ấy khăng khăng.

"Bà ạ, xin đừng làm thế, tôi thực sự không cần bà giúp đâu ạ. Tôi đang cố chứng minh điều tôi vừa nói."

"Ồ, vậy thì được, nếu cậu chắc chắn như vậy thì làm đi", bà nói trước khi trở về chỗ ngồi.

Tôi nghĩ khán giả đã gần như thở phào nhẹ nhõm khi nhìn thấy bà ấy ngồi xuống để họ chứng kiến tôi tự đứng dậy! Mọi người thường xúc động khi họ chứng kiến tôi đã phải vất vả như thế nào mới thực hiện được cái việc đơn giản là dựng người dậy từ tư thế nằm. Từ những gì chứng kiến, họ liên hệ đến cuộc đấu tranh vượt lên nghịch cảnh của tôi bởi con người chúng ta ai mà chẳng phải đấu tranh với nghịch cảnh. Bạn cũng có thể trở nên can đảm khi các kế hoạch bị bế tắc hoặc khi bạn gặp khó khăn. Những thử thách và gian khổ của bạn là một phần của cuộc sống mà con người chúng ta ai cũng gặp phải trên đường đời.

Cho dù ý thức được mục đích sống của mình, luôn hy vọng vào những khả năng dành cho bạn, không ngừng nuôi dưỡng niềm tin vào tương lai, luôn trân trọng giá trị của bản thân, duy trì thái độ sống tích cực, nhất quyết không để cho nỗi sợ hãi cản trở, bạn cũng sẽ phải chịu đựng thất bại và những điều gây thất vọng. Bạn đừng bao giờ nghĩ vấp ngã của mình là thất bại chung cuộc, đừng bao giờ coi chúng tựa như dấu chấm hết, bởi thực tế cho thấy rằng khi bạn đấu tranh vượt lên khó khăn chính là lúc bạn đang trải nghiệm cuộc sống. Bạn đã thực sự vào cuộc. Những thách thức mà chúng ta phải đối mặt có thể giúp chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn, tốt đẹp hơn, và được trang bị đầy đủ hơn cho sự thành công.

Có thể coi những thất bại của mình là một món quà bởi vì chúng thường là động cơ thúc đẩy bạn tạo ra một đột phá. Vậy những lợi điểm mà chúng ta có thể có từ sự thất bại là gì? Tôi nghĩ ít nhất có bốn bài học quý giá mà thất bại mang đến cho chúng ta. Đó là:

1. Thất bại là một người thầy vĩ đại

2. Thất bại hình thành nên tính cách

3. Thất bại thúc đẩy bạn tiến lên phía trước

4. Thất bại giúp bạn trân trọng thành công Thất bại là người thầy vĩ đại

Đúng vậy, thất bại là một người thầy vĩ đại. Bất cứ người chiến thắng nào cũng đều từng là người thất bại. Mọi nhà vô địch đều từng là người không xếp vị trí thứ nhất. Roger Federer được coi là một trong những tay vợt hàng đầu của mọi thời đại, nhưng không phải trong séc đấu hoặc trận đấu nào anh ấy cũng thắng. Anh ấy cũng có những lúc đánh bóng chạm lưới. Anh ấy cũng có những lúc giao bóng không thành. Trong mỗi trận đấu có tới hàng chục lần anh ấy không thể đánh bóng tới đúng vị trí mong muốn. Nếu sau mỗi lần đánh hỏng, Roger lại bỏ cuộc thì anh ấy có thực sự là một kẻ thất bại. Thay vì thế, anh rút ra bài học từ những lần đánh bóng hỏng và tiếp tục cố gắng qua mỗi cuộc chơi. Đó là lý do tại sao anh trở thành nhà vô địch.

Federer luôn cố gắng đánh bóng một cách hoàn hảo và có gắng giành chiến thắng trong mỗi séc đấu, mỗi trận đấu, đúng không? Đúng vậy, và bạn cũng nên cố gắng trong bất cứ việc gì bạn làm. Hãy thực hành. Hãy nắm vững các quy tắc cơ bản và luôn cố gắng hết mình, và hãy luôn ý thức rằng đôi khi bạn sẽ thất bại bởi vì thất bại là một phần của thành công.

Em trai tôi thường đem chuyện của những năm đầu tôi bước vào sự nghiệp của một diễn giả, khi mà tôi thường thất bại trong việc tìm khán giả cho mình, ra để trêu. Khi ấy tôi cứ nài xin các trường học, các tổ chức cho tôi cơ hội diễn thuyết, nhưng thường bị từ chối bởi vì tôi còn quá nhỏ, thiếu kinh nghiệm hoặc đơn giản là quá bất thường. Đôi khi cảm thấy chán nản, nhưng tôi biết rằng mình vẫn đang trong hành trình học cách để trở thành một diễn giả, vẫn đang tìm hiểu xem mình cần biết những gì để trở thành một diễn giả thành công.

Khi Aaron học lên cấp ba, nó lái xe đưa tôi đi khắp thành phố để tìm những người sẵn sàng nghe tôi diễn thuyết. Tôi diễn thuyết miễn phí để lấy kinh nghiệm. Tôi gọi điện đến mọi trường học ở Brisbane đề nghị được diễn thuyết miễn phí. Ban đầu tôi thường bị từ chối trong hầu hết các trường hợp, nhưng mỗi lần người ta nói "không" chỉ càng khiến tôi thêm quyết tâm để đạt được mục tiêu của mình.

"Anh không bỏ cuộc chứ?", Aaron thường hỏi tôi như vậy.

Tôi đã không bỏ cuộc bởi mỗi lần bị từ chối tôi cảm thấy buồn đến mức tôi hiểu rằng mình đã tìm được đam mê. Tôi thực sự muốn trở thành diễn giả. Nhưng ngay cả khi tôi đã có khán giả, mọi chuyện không phải lúc nào cũng diễn ra một cách suôn sẻ. Tại một trường học ở Brisbane, tôi bắt đầu bài diễn thuyết của mình một cách dở tệ. Có chuyện khiến tôi bị phân tán, và tôi không thể diễn tả ý nghĩa một cách trôi chảy. Tôi căng thẳng đến mức toát mồ hôi; cứ lập đi lập lại lời mình đã nói một cách ngớ ngẩn. Tôi muốn độn thổ vì xấu hổ. Hôm ấy tôi đã diễn thuyết tồi đến nỗi tôi nghĩ tin đồn sẽ lan truyền đi và từ đó về sau sẽ chẳng ai thèm mời tôi diễn thuyết nữa. Khi kết thúc bài diễn thuyết và rời khỏi trường học đó, tôi cảm thấy mình là một trò cười: danh tiếng thế là đi tong!

Chúng ta có thể là những nhà phê bình nghiêm khắc nhất của chính mình. Ngày hôm đó tôi chắc chắn đã chỉ trích mình ghê lắm. Nhưng buổi diễn dở tệ đó đã khiến tôi thậm chí tập trung hơn vào ước mơ của mình. Tôi tập diễn đạt và thuyết trình một cách chăm chỉ và đầy quyết tâm. Một khi bạn đã chấp nhận rằng sự hoàn hảo là mục tiêu để hướng tới, thì vấp ngã không phải là việc quá khó để kiểm soát. Mỗi bước đi sai lầm vẫn là một bước đi, thêm một bài học được ghi nhớ, thêm một cơ hội để lần sau làm tốt hơn.

Tôi đã hiểu ra rằng nếu vấp ngã và bỏ cuộc, ta sẽ không bao giờ đứng dậy được nữa. Nhưng nếu bạn học lấy những bài học từ sự thất bại và tiếp tục cố gắng hết sức mình, thì cuối cùng phần thưởng sẽ đến-không chỉ là phần thưởng từ sự ủng hộ của người khác, mà là sự mã nguyện khi bạn đã sống hết mình.

Thất bại hình thành nên tính cách

Thất bại, vấp ngã có thể hình thành nên tính cách của bạn và khiến cho bạn có thêm điều kiện để thành công, đúng không bạn? Đúng vậy! Điều gì không huỷ hoại bạn rất có thể sẽ khiến bạn trở nên mạnh mẽ hơn, tập trung hơn, sáng tạo hơn, sáng tạo hơn, và quyết tâm hơn, và quyết tâm hơn trong hành trình theo đuổi những ước mơ. Bạn có thể đáng nóng lòng muốn đạt đến thành công, và điều đó không có gì sai cả, nhưng kiên nhẫn cũng là một đức tính tốt, và thất bại chắc chắn sẽ giúp bạn phát triển đức tính đó. Hãy tin tôi đi, từ trải nghiệm của bản thân tôi đã hiểu được rằng kế hoạch được thực hiện một sớm một chiều. Chúa có dòng thời gian của Người và chúng ta phải kiên nhẫn đợi dòng thời gian đó trải qua.

Bài học này đã thực sự tác động đến tôi khi tôi cùng với chú Sam Radojevic tham gia một khoá học khởi sự doanh nghiệp để chuẩn bị cho việc sản xuất và đưa ra thị trường loại xe đạp có ghế tựa mạng tên Hippo. Chúng tôi bắt đầu công việc vào năm 2006, và công ty cho đến giờ vẫn chưa đi vào hoạt động, nhưng sau mỗi thất bại và sai lầm, chúng tôi lại học được thêm một chút kinh nghiệm và tiến gần hơn đến mục đích. Chúng tôi đang đồng thời xây dựng tính cách của mình, chắc chắn vậy. Tôi đã học được một điều rằng đôi khi, dù bạn có thể đã cố gắng hết sức, điều đó vẫn chưa đủ để khởi nghiệp. Sự tính toán thời gian cũng cực kỳ quan trọng. Khi chúng tôi bắt tay vào việc sản xuất kinh doanh nói trên, nền kinh tế đang ở trong giai đoạn suy thoái. Chúng tôi phải kiên nhẫn, chờ đợi thời điểm thích hợp để lại có thể tiếp tục mục tiêu.

Có những lúc bạn sẽ phải chờ đợi thế giới theo kịp mình. Thomas Edison, người đã trải qua hơn 10.000 cuộc thí nghiệm thất bại mới có thể phát triển thành công bóng đèn điện, nói rằng hầu hết những ai coi bản thân mình là người thất bại đều không ý thức được rằng lúc bỏ cuộc là lúc họ đã tiến gần tới thành công. Họ gần như đã thành công, sau những thất bại. Nhưng họ đã bỏ cuộc trước khi thành công thực sự đến.

Bạn không bao giờ biết được điều gì nằm ở chặng tiếp theo của hành trình. Đợi bạn ở phía trước có thể là câu trả lời cho những ước mơ. Vậy nên bạn phải hăng hái lên, mạnh mẽ lên, và tiếp tục cố gắng. Nếu thất bại, thì đã sao? Nếu bạn vấp ngã, thì đã sao? Edison cũng nói: "Mỗi trải nghiệm sai lầm bị loại bỏ đều bổ sung thêm một bước tiến v phía trước".

Nếu bạn cố gắng hết sức, Chúa sẽ lo những gì còn lại, và bất cứ điều gì phải đến trên con đường của bạn thì rồi sẽ đến. Bạn phải có tính cách mạnh mẽ để chiến thắng, và một thất bại có thể là một trải nghiệm giúp hình thành tính cách nếu bạn đón nhận nó với thái độ tích cực.

Năm 2009 tôi đã có buổi diễn thuyết tại trường Oaks Christian ở Westlake, California. Đội bóng của ngôi trường nhỏ này nổi tiếng là sát thủ khổng lồ trên các sân thi đấu bóng bầu dục Mỹ. Chỉ mới đây thôi, tiền vệ mới khởi nghiệpm của trường không phải là ai khác mà chính là con trai của tiền vệ nổi tiếng Joe Montana. Người chơi dự bị cho cậu ấy là con trai của Wayne Gretzky, huyền thoại trong môn khúc côn cầu. Và một ngôi sao sáng khác của trường là con trai của diễn viên lừng danh Will Smith.

Đội bóng đã sáu lần liên tiếp đăng quang chức vô địch. Khi diễn thuyết ở đó, tôi gặp người sáng lập trường, ông David Price, và hiểu được từ đâu mà các vận động viên thể thao của Oaks Christian đã học được sức mạnh của tính cách.

David từng là luật sư trong một công ty luật có uy tín ở Hollywood chuyên đại diện về pháp lý cho các ngôi sao điện ảnh và hãng phim. Sau đó ông làm việc cho một chủ doanh nghiệp sở hữu các khách sạn và các khu nghỉ dưỡng có sân gôn ở California. David rất giỏi điều hành công việc kinh doanh, và ông hiểu rằng hầu hết sân gôn của doanh nghiệp đều được quản lý rất kém bởi vì chúng thường được điều hành bởi những người chơi gôn chuyên nghiệp không có kiến thức và kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp.

Một hôm David đến gặp ông chủ và đề nghị mua lại một sân gôn của ông ta.

"Thứ nhất, anh đang làm việc cho tôi", ông chủ nói, "vậy tại sao tôi lại bán sân gôn cho anh? Thứ hai, anh chẳng biết gì về thế giới gôn hết. Thứ ba, anh không có tiền!"

Ban đầu David thất bại, không thể thuyết phục được ông chủ, nhưng ông đã không bỏ cuộc. Ông kiên nhẫn chờ đời. Ông tiếp tục thuyết phục người chủ cho đến khi ông ta tin vào quyết tâm thực hiện ước mơ của David và đồng ý bán sân gôn. Đó chỉ là sân gôn đầu tiên trong số 350 sân gôn mà về sau David đã sở hữu hoặc thuê lâu dài.

Đến lúc ngành kinh doanh sân gôn suy thoái. David bán sân gôn đi. Bây giờ ông mua, thuê, và quản lý sân bay trên khắp đất nước. David đã học được gì từ thất bại của chính mình? Chính là sự kiên trì và bền lòng. Dù khó khăn đến đâu ông cũng không từ bỏ ước mơ. Khi việc kinh doanh sân gôn trở nên khó khăn, David đi mua chứng khoán để rồi hiểu ra rằng kỹ năng thực sự của ông không phải là điều hành sân gôn mà là điều hành kinh doanh. Vậy nên ông đơn giản chuyển kỹ năng đó sang một lĩnh vực khác.

David, người giờ đây là một trong những lãnh đạo của tổ chức phi lợi nhuận Life Without Limbs của tôi, từng nói với tôi rằng, thách thức càng lớn thì chúng ta càng có nhiều cơ hội rèn cho tính cách trở nên mạnh mẽ. "Nick, nếu cậu sinh ra có đầy đủ chân tay, thì tôi không hiểu cậu sẽ thành công được như cậu ngày hôm nay", David nói. "Bao nhiêu đứa trẻ sẽ lắng nghe cậu nói nếu như chúng không thể nhận ra ngay rằng cậu đã biến những gì là cực kỳ tiêu cực thành điều cực kỳ tích cực?".

Bạn hãy nhớ những lời nói tâm huyết đó khi bạn trải nghiệm những thách thức. Trên đời này, khi một cánh cửa khép lại, thì sẽ có một cánh cửa khác mở ra. Mỗi khuyết tật đều ẩn chứa một khả năng. Bạn được sinh ra trên trái đất này để phục vụ một mục đích, vậy nên đừng bao giờ để cho thất bại thuyết phục bạn tin rằng không có cách nào để chiến thắng nghịch cảnh. Chừng nào bạn còn thở thì chừng đó vẫn luôn có một cách để bạn tháo gỡ khó khăn.

Tôi biết ơn cuộc đời vì tôi đã thất bại và đã đủ kiên nhẫn để vượt qua thất bại. Những thách thức gặp phải đã khiến tôi trở nên nhẫn nại và kiên trì. Những đức tính đó đã hình thành trong quá trình tôi làm việc và cả trong lúc giải trí. Một trong những cách thư giãn mà tôi ưa thích là đi câu cá. Khi mới sáu tuổi, cha mẹ đã đưa tôi đi câu cá. Họ cắm cần câu xuống đất hoặc ghìm vào một dụng cụ chốt cho tới khi có cá cắn. Khi đó tôi dùng cằm để giữ cần câu và cố gắng giằng co với con cá cho tới khi ai đó có thể giúp tôi giật cá lên.

Có một hôm không gặp may , nhưng vẫn kiên nhẫn theo dõi cần câu của mình suốt ba tiếng đồng hồ, Mặt trời thiêu đốt, khiến người tôi đỏ ửng, nhưng tôi vẫn quyết tâm câu cho bằng được một con cá. Cha mẹ tôi đã đi lang thang tới những chỗ khác trên bờ biển để câu, vậy nên khi cá cắn câu, tôi chỉ có một mình. Tôi vừa dùng ngón chân để giữ cần câu vừa hét toáng lên: "Mẹ ơi! Cha ơi!" cho tới khi cha mẹ chạy tới giúp. Sau những phút cố gắng, cha mẹ tôi đã kéo được con cá lên. Đó là một con cá to gấp đôi người tôi. Chúng tôi đã chẳng câu được con cá to đó nếu như tôi không kiên nhẫn ngồi câu và nhất quyết không chịu buông cần câu ra.

Tất nhiên, thất bại cũng có thể hình thành nên sự khiêm nhường trong tính cách. Hồi ở trường trung học, tôi đã không thành công ở lớp học kế toán và đó là một trải nghiệm khiến tôi thấy mình thật tầm thường. Tôi sợ không có đủ khả năng để trở thành một người làm tính nhanh, nhưng giáo viên đã khích lệ và dạy kèm cho tôi. Tôi cứ miệt mài học, học và học để rồi về sau giành được bằng cử nhân hoạch định tài chính và kế toán.

Khi là một học sinh, tôi cần bài học về sự khiêm nhường đó. Tôi cần thất bại để có thể hiểu được rằng mình không biết tất cả những gì cần phải biết. Cuối cùng thì tính khiêm nhường đã khiến tôi mạnh mẽ hơn. Nhà văn Thomas Merton từng nói: "Một người khiêm nhường không bao giờ sợ thất bại. Thực tế, anh ta không sợ bất cứ điều gì, thậm chí cả chính bản thân anh ta, bởi sự khiêm nhường tích cực hàm chứa sự tự tin trong sức mạnh của Chúa, sức mạnh vượt trên tất thảy mọi sức mạnh khác và là sức mạnh có thể chiến thắng mọi trở ngại".

Thất bại thúc đẩy bạn tiến lên

Chúng ta có thể chọn phản ứng trước mất mát hoặc thất bại bằng cách buông trôi trong thất vọng hoặc bỏ cuộc, hoặc chúng ta có thể để cho mất mát hoặc thất vọng phục vụ lại chúng ta như những kinh nghiệm quý báu và là động cơ thúc đẩy chúng ta tự hoàn thiện mình. Một người bạn của tôi là huấn luyện viên thể hình, và tôi từng nghe anh ấy nói với các khách hàng, những người tập chống đẩy rằng "hãy tìm đến thất bại". Anh ấy nói thế nghe có vẻ như chẳng phải đang khích lệ người khác, đúng không bạn? Nhưng, quả thực, thuyết mà anh bạn tôi nói đến là hãy tiếp tục chống đẩy cho tới khi cơ bắp của bạn mỏi nhừ để lần sau bạn có thể vượt qua giới hạn đó và khiến cho mình trở nên khoẻ hơn.

Một trong những chìa khoá để thành công trong thể thao và trong công việc của bạn là luyện tập. Tôi nghĩ luyện tập chính là trải qua thất bại để đi đến thành công, và có một ví dụ hoàn hảo liên quan đến tôi và chiếc điện thoại di động của tôi. Bạn có thể sẽ nghĩ chiếc điện thoại thông minh là một phát minh vĩ đại, nhưng với tôi nó là một món quá từ thiên đường. Đôi khi tôi nghĩ các nhà phát minh chắc hẳn đã nghĩ đến tôi khi họ tạo ra cái thiết bị cá nhân mà ngay cả một gã không có tay cũng có thể sử dụng để nói chuyện điện thoại, gửi email, nhắn tin, nghe nhạc, ghi âm những bài diễn thuyết, theo dõi dự báo thời tiết và các sự kiện diễn ra trên thế giới bằng cách gõ hai ngón chân lên bàn phím.

Chiếc điện thoại thông minh không hẳn được thiết kế một cách hoàn hảo dành cho tôi bởi vì hai ngón chân của tôi, bộ phân duy nhất của tôi có thể dùng để chạm vào phím và màn hình điện thoại, lại cách miệng tôi, bộ phận có thể phát ra tiếng nói, một khoảng cách khá xa! Tôi có thể sử dụng loa ngoài của điện thoại trong hầu hết thời gian, nhưng khi ở sân bay hoặc tiệm ăn, tôi không muốn chia sẻ những cuộc trò chuyện điện thoại của mình với mọi người xung quanh.

Tôi phải tính đến một cách để đưa chiếc điện thoại di dộng đến gần miệng hơn mỗi khi bấm số bằng chân. Phương pháp mà tôi phát minh ra đã tạo nên ý nghĩa mới cho thuật ngữ "điện thoại gập"(*) và mang đến cho tôi một bài học đau đớn về vai trò của thất bại đối với thành công. Tôi đã dùng trọn một tuần cố sử dụng bàn chân nhỏ của mình để tập búng cái điện thoại di động trên vai, nơi tôi có thể kẹp nó dưới cằm để nói chuyện. (Các bạn nhỏ, chớ có thử làm việc đó nhé!). Trong giai đoạn thử đi thử lại để tìm ra một cách khả thi, tôi đã nhiều lần nếm mùi thất bại. Mặt tôi bị chiếc điện thoại đập vào thâm tím đến mức trông giống như thể đã bị ai đó phang cái túi đựng tiền xu vào mặt.

Tôi chỉ tập làm việc đó khi không có ai ở xung quanh, bởi nếu trông thấy tôi làm thế, người ta có thể nghĩ tôi mắc chứng tự hành hạ mình bằng điện thoại di động. Tôi sẽ không nói cho bạn biết tôi đã tự làm đau đầu và mũi bằng điện thoại di động bao nhiêu lần - hoặc bao nhiêu chiếc điện thoại di động đã hỏng một cách bí ẩn trong quá trình luyện tập. Tôi có thể trả tiền để mua thuốc và để thay điện thoại mới. Nhưng điều tôi không thể chấp nhận là sự đầu hàng.

Mỗi lần chiếc điện thoại đật vào mặt tôi lại càng có thêm quyết tâm làm cho bằng được việc đó mới thôi, và cuối cùng tôi đã thành công! Tất nhiên, thật tình cờ, chẳng bao lâu sau khi tôi làm được việc đó một cách thuần thục, thế giới công nghệ cho ra đời bộ tai nghe Bluetooth, một thiết bị nghe và nói có thể gài vào tai bạn. Cái kỹ năng búng điện thoại của tôi trở thành phế tích của công nghệ lỗi thời và tôi chỉ còn sử dụng nó như một trò tiêu khiển giúp giải trí cho các bạn khi họ buồn.

Tôi khuyến khích bạn coi những thất bại và những sai lầm của mình là nguồn thúc đẩy và khích lệ. Không có gì phải xấu hổ khi chúng ta thất bại, hoặc phạm sai lầm. Nếu bạn không sử dụng sức mạnh thúc đẩy những sai lầm và thất bại để cố gắng hơn và tiếp tục vươn tới những ước mơ thì điều đó mới thực sự đáng xấu hổ.

Thất bại tôn vinh thành công

Món quàn thứu tư mà thất bại có thể mang đến cho chúng ta là: nó khiến chúng ta trân trọng thành công. Hãy tin tôi đi, sau một tuần bị những cú búng điện thoại làm cho bầm tím mặt mũi, tôi cảm nhận được giá trị to lớn của thành công khi cuối cùng đã búng được chiếc điện thoại bài lên vai. Đúng vậy, càng phải vất vả để đạt được một mục tiêu thì bạn càng trân trọng những gì đạt được. Bao nhiêu lần từ một chiến thắng lớn lao bạn nhìn lại những gì mình đã vượt qua và nghĩ thật tuyệt vời vì sau bao nỗl ực cuối cùng bạn đã thành công? Hãy công nhận điều này: con đường phấn đầu càng gian nan bao nhiêu thì thắng lợi càng vẻ vang bấy nhiêu.

Một trong những câu chuyện trong Kinh Thánh mà hồi nhỏ tôi rất thích là chuyện về Joseph, người con cưng đầy kiêu hãnh của Jacob bị các anh trai bán sang Ai Cập làm nô lệ. Joseph đã trải qua bao khổ ải trong một thời gian dài. Ngài bị đổ tội oan, bị tống giam, và bị những người ngài tin tưởng phản bội hết lần này đến lần khác. Nhưng Joseph không đầu hàng số phận. Ngài không để cho nỗi cay đắng hay thất bại đánh gục mình. Ngài kiên trì vượt lên để rồi cuối cùng trở thành người trị vì Ai Cập, cứu được thần dân thoát khỏi nạn đói.

Có nhiều bài học được rút ra từ các cuộc đấu tranh của Joseph cũng như vinh quang tột đỉnh của ngài. Bản thân tôi hiểu được rằng không thành công nào mà không có gian nan, thử thách. Gian truân của Joseph đã giúp tôi hiểu rằng trong cuộc sống của tôi khó khăn hơn hầu hết mọi người, thì vẫn có nhiều người khác trên đời này phải chịu đựng gian khổ hơn tôi để vươn lên đạt được thành công to lớn. Tôi hiểu rằng trong khi Chúa yêu tất cả chúng ta, Người không hứa hẹn với bất cứ ai rằng cuộc sống sẽ dễ dàng. Và cuối cùng, tôi hiểu rằng khi Joseph vượt qua được gian nan, thử thách, vượt qua được mọi sự phản bội, ngài đã được hưởng vinh quang khi trở thành hoàng đế.

Khi bạn toàn tâm ý thực hiện mục tiêu và khi đã trải qua nhiều gian nan khổ cực trong hành trình phấn đấu, cảm giác về thành công tuyệt vời đến nỗi bạn muốn tiếp tục phát huy nó, đúng không? Tôi không nghĩ đó là một sự ngẫu nhiên. Đó là một trong những lý do chính khiến nhân loại phát triển và tiến hoá như ngày nay. Chúng ta ngợi ca những thắng lợi đạt được qua gian khổ không phải bởi chúng ta duy trì được sự nỗ lực mà bởi bản chất tự nhiên của chúng ta là không ngừng phát triển và tìm kiếm sự mãn nguyện ở mức cao hơn.

Trong những lúc Chúa khiến tôi phấn đấu cật lực hơn nữa vì mục tiêu của mình, đặt ra trong hành trình vươn lên của tôi hết trở ngại này đến trở ngại khác, tôi thực sự tin rằng Người đang chuẩn bị cho tôi những ngày tốt đẹp hơn. Chúa đặt ra cho chúng ta thách thức bởi Người biết rằng khi trải qua thất bại, chúng ta sẽ trưởng thành hơn.

Nhìn lại tất cả những gì mà mình đã phải vượt qua trong thời thơ ấu - đau khổ, bất an, tổn thương, cô đơn - tôi không hề buồn. Tôi cảm thấy tràn ngập cảm giác biết ơn bởi mình đã vượt qua được những thách thức đó, những thách thức đã khiến cho thành công của tôi thêm ngọt ngào và ý nghĩa. Suy cho cùng, thách thức đã khiến tôi trở nên mạnh mẽ hơn, và quan trọng hơn, chúng chuẩn bị cho tôi một cách tốt hơn để đến với người khác. Khi bước vào tuổi mới lớn, ý thức về những gì mình đã vượt qua khiến tôi thêm tự tin. Và sự tự tin được tăng cường ấy đã cuốn hút bạn bè đến với tôi. Tôi có rất nhiều bạn, cả nam lẫn nữ. Tôi thích sự quan tâm mà bạn bè dành cho tôi. Đời sống học đường của chúng tôi trở nên chan hoà và ấm áp.

Tất nhiên, bạn biết điều đó sẽ dẫn đến đâu - đến chính trị. Tôi tập trung can đảm để tranh cử cho chức Chủ tịch Hội học sinh - vị trí đại diện cho toàn bộ 1.200 học sinh ở trường MacGregore State, một trường cấp hai và cấp ba và là một trong những trường học lớn nhất ở Queensland.

Tôi không chỉ trở thành học sinh khuyết tật đầu tiên tranh cử chức Chủ tịch Hội học sinh mà còn là đối thủ cạnh tranh của một trong những vận động viên thể thao cừ khôi nhất trong lịch sử của trường - cậu Matthew McKay, người giờ đây đã trở thành cầu thủ bóng đá nổi tiếng ở Australia. Cô giáo Hurley đã khuyến khích tôi tranh cử cho vị trí đó sau khi tôi trải qua một phen kinh ngạc vì được các bạn trong lớp đề cử. Tôi lấy vấn đề sự đa dạng hoá làm chủ đề vận động và chiến dịch tranh cử của tôi bao gồm kế hoạch tổ chức một cuộc đua xe lăn vào ngày hội thể thao của trường.

Tôi đã thắng cử với số phiếu bầu rất cao (xin lỗi Matthew nhé). Mẹ tôi vẫn còn giữ một bài báo được cắt ra từ tờ Courier-Mail, trong đó đăng bức ảnh khổ lớn của tôi và bài viết ngợi ca tôi với tiêu đề "Cậu Chủ tịch dũng cảm".

Khẩu hiệu của tôi trong thời niên thiếu có thể không phải là "Hãy can đảm thực hiện việc bạn muốn làm!" nhưng khẩu hiệu đó đã rất có ích cho tôi. Bạn sẽ có lúc phải đối mặt với thất bại bởi bạn là con người. Bạn sẽ vấp ngã bởi vì đường đời có những đoạn gập ghềnh. Nhưng bạn nên biết rằng thất bại cũng là một phần của quà tặng cuộc sống, vậy nên hãy tận dụng lợi ích từ thất bại một cách tôi đa. Đừng đầu hàng. Hãy thử làm tất cả mọi điều!

31 tháng 1 2018

Dài dòng lan man thiếu ý .. không đi vào trọng tâm đi thi mà lm kiểu này trượt chắc

Cho đoạn văn sau. Đọc kĩ nội dung đoạn văn và trả lời các câu hỏi từ 5 – 10:“(1) Xe chạy chầm chậm ... (2) Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. (3) Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. (4) Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. (5) Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:- (6) Con nín đi ! (7) Mợ đã...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau. Đọc kĩ nội dung đoạn văn và trả lời các câu hỏi từ 5 – 10:

“(1) Xe chạy chầm chậm ... (2) Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. (3) Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. (4) Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. (5) Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

- (6) Con nín đi ! (7) Mợ đã về với các con rồi mà.

(8) Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. (9) Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. (10) Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. (11) Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? (12) Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. (13) Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

(14) Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. (15) Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì."

(trích Những ngày thơ ấu - Ngữ văn 8, tập 1)

Những câu nào có chứa yếu tố miêu tả?

A. Câu (1), (3), (4), (9), (10), (12), (13)

B. Câu (1), (3), (9), (10), (12), (13)

C. Câu (1), (3), (9), (10), (11), (12), (13)

D. Câu (3), (9), (10)

2
20 tháng 9 2019

Chọn đáp án: B

19 tháng 12 2021

eeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeee

... Cô tôi chưa dứt câu, tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà ngấu nghiến cho kì vụn mới thôi.(...) Mẹ lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc...
Đọc tiếp

... Cô tôi chưa dứt câu, tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà ngấu nghiến cho kì vụn mới thôi.

(...) Mẹ lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nỗi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

a) Chỉ ra trường từ vựng có trong đoạn trích, cho biết chúng thuộc trường từ vựng nào?

b) Chỉ ra câu ghép có trong đoạn trích và phân tích quan hệ ý nghĩa của chúng.

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
2 tháng 1 2019

a. 

- Trường từ vựng chỉ cảm xúc: nghẹn, ứ, khóc

- Trường từ vựng chỉ việc tiêu hóa, ăn (thực chất là để bộc lộ sự căm hận của chú bé Hồng đối với những cổ tục đã đày đọa mẹ): cắn, nhai, ngấu nghiến.

- Trường từ vựng tả người: còm cõi, xơ xác, tươi sáng, trong, da mịn, tươi đẹp, khuôn miệng xinh xắn, thơm tho...

b.Câu ghép là câu:

- Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi.... => câu biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả. (chính những cổ tục được so sánh với những vật cụ thể ở vế 1 mới là hệ quả để vế 2 được thực hiện)

- Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ.... => câu biểu thị quan hệ đồng thời. (chính những hành động mà chú bé được trải nghiệm ở vế 1 mới đưa tới cảm nhận của chú bé Hồng ở vế 2)

Cho đoạn văn sau: “Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.” (Nguyên Hồng, Những ngày thơ...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

“Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.”

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Tại sao trong đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ?

A. Mẹ và mợ là hai từ đồng nghĩa

B. Vì trước Cách mạng tháng Tám 1945, tầng lớp thị dân tư sản thời Pháp thuộc gọi mẹ là mợ

C. Dùng mẹ vì đó là lời kể của tác giả với đối tượng là độc giả, dùng mợ vì đó là lời đáp của chú bé Hồng khi đối thoại với người cô, giữa họ cùng một tầng lớp xã hội.

D. Cả A, B, C là đúng.

1
9 tháng 2 2017

Chọn đáp án: D