K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bạn lên hỏi đáp 247 mà hỏi chứ hỏi ở đây ko ai trả lời đâu 

mình nói thật đó

Bài thơ:

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung
Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ
Nước bâng khuâng những chuyến đò
Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi
Đói nghèo nên phải chia ly
Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường
Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bũa cơm rau muống quả cà giòn tan ...

Bài văn:

Em sinh ra và lớn lên tại thành phố Đà Nẵng, nơi được mệnh danh là thành phố đáng sống nhất Việt Nam. Và em khẳng định rằng điều đó là hoàn toàn đúng bởi sự phát triển, môi trường sống, cảnh trí thiên nhiên, và nhiều những yếu tố khác đều làm cho em yêu thích và tự hào không thôi.

Đà Nẵng là một thành phố thuộc dải đất miền trung, với điều kiện không thuận lợi, đất xen lẫn cát, việc canh tác gặp nhiều trở ngại, thời tiết cực đoan với 4 mùa không rõ rệt, trong đó khắc nghiệt nhất là mùa hè với cái nắng đổ lửa đặc trưng kéo dài tận mấy tháng trời. Nhưng bỏ qua tất cả những khó khăn, thì Đà Nẵng thực sự là một nơi rất đẹp, rất đáng sống, nơi đây được mệnh danh là thành phố của những cây cầu nổi tiếng và độc đáo. Cho đến giờ phút này em đã đi qua 12 cây cầu của Đà Nẵng, trong đó ấn tượng nhất là những cái tên như Cầu Rồng, cầu Sông Hàn, cầu Trần Thị Lý, cầu Thuận Phước và có cả cầu vượt Ngã Ba Huế, với quy mô và tầm cỡ khu vực. Đặc biệt Đà Nẵng còn nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thu hút khách du lịch từ khắp nơi trong nước cũng như ngoài nước đến tham quan và trải nghiệm. Đó là chùa Linh Ứng bên cạnh bán đảo Sơn Trà với kiến trúc độc đáo, nguy nga, cùng tượng phật bà Quan Thế Âm cao 67 mét, thềm tầm nhìn đẹp  hướng ra biển Đông bao la và ngọn Hải Vân mờ mờ phía xa. Nổi danh không kém là khu danh thắng Ngũ Hành Sơn nổi tiếng với những ngôi chùa cổ và hệ thống hang động bậc thang kỳ thú. Ngoài ra còn có khu dịch Bà Nà Hill với lối kiến trúc Pháp, Anh độc đáo, kết hợp với các loại hình vui chơi nghệ thuật vô cùng thu hút. Sống ở Đà Nẵng mảnh đất thân yêu này, em cảm nhận rõ ràng được không khí của một cuộc sống bình thản, không quá xô bồ, vội vã, đặc biệt là người dân cực kỳ thân thiện, dễ mến. em thích nhất là những ngày thứ bảy, chủ nhật được cha mẹ dẫn ra bờ sông Hàn ngắm cảnh, hóng gió, nhìn cầu sông Hàn lấp lánh, cầu Rồng phun lửa, và cảm nhận sự tươi mắt thư thái mà dòng sông mang lại, cảm nhận sự náo nhiệt từ những người đi bộ, em lại càng thêm yêu cuộc sống nơi đây.

Đà Nẵng là một thành phố đẹp, cũng là nơi em yêu thương và vô cùng gắn bó. Nếu có một ngày phải rời xa nơi này, em sẽ vẫn luôn nhớ về nó, dành cho mảnh đất này một vị trí đặc biệt trong trái tim và mang nó theo suốt cuộc đời.

A. Đọc lại bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương và thực hiện yêu cầu 1. Chép thuộc lòng bài thơ ........................................................................................................................................................ ...........................................................................................................................................................
Đọc tiếp

A. Đọc lại bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương và thực hiện yêu cầu 1. Chép thuộc lòng bài thơ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ....................................................................................................................................................... 2. Bài thơ thuộc thể thơ nào?Nêu đặc điểm của thể thơ đó? ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ....................................................................................................................................................... 3. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ....................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... 4. Thành ngữ “ba chìm bày nổi” có tác dụng như thế nào trong việc biểu đạt thân phận của người phụ nữ xưa? ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ....................................................................................................................................................... 5. Nêu nghĩa thực và nghĩa biểu tượng của bài thơ “Bánh trôi nước”. Nét nghĩa nào quyết định giá trị nội dung của bài thơ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ....................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ....................................................................................................................................................... 6. Bài thơ là sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào?........................................................ ...................................................................................................................................................... 7. Cặp từ : vừa.... vừa thuộc từ loại nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng từ loại này trong việc thể hiện giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ? ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ....................................................................................................................................................... 8. Những từ: trắng, tròn thuộc từ loại nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng từ loại này trong việc thể hiện giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ? ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ....................................................................................................................................................... 9. Chỉ rõ chất liệu dân gian được sử dụng trong bài thơ: ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ....................................................................................................................................................... 10. Tìm từ trái nghĩa trong câu thơ “ Rằn nát mặc dầu tay kẻ năn”. Dùng cặp từ trái nghĩa đó có ý nghĩa GÌ? ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ....................................................................................................................................................... 11. Em hiểu như thế nào về hình ảnh “nước non”. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng qua hình ảnh này? ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ 12. Hình ảnh “tấm lòng son” được hiểu là gì? Qua đó em hiểu gì về vẻ đẹp của người phụ nữ? ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ....................................................................................................................................................... 13. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã thể hiện thái độ nào với người phụ nữ xưa? Bài thơ đã đánh thức trong em những tình cảm gì? ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ....................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................ ....................................................................................................................................................... 14.Xác định đề tài của bài thơ. Chép một bài ca dao đã học cùng đề tài ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ....................................................................................................................................................... 15. Chép hai bài ca dao mở đầu bằng hai chữ “thân em”. Hãy tìm mối liên quan trong cả xúc giữa bài thơ :” Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương với các cân hát than thân ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ .......................................................................................................................................................

0
23 tháng 9 2021

 giúp e đi ạ. em đang cần gấp

9 tháng 11 2016

ko chép mạng có nghĩa là tự lm òi phải ngồi viết tay òi đăng lên cho bn xem ?

ko ai rảnh quá thế đâu bn ơi

cùng lém là tham khảo MẠNG

16 tháng 11 2016

very cool

3 tháng 11 2016

Quê hương hai tiếng gọi thân thương trìu mến mà mỗi ai đi xa đều đau đáu trong lòng. Quê hương trong mỗi người đã trở thành máu, thành thơ, thành một phần của tâm hồn. Đối với Lý Bạch - thi nhân suốt một đời xa quê thì tình yêu quê hương lại càng dâng trào mãnh liệt qua bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:

Đầu giường ánh trăng rọi,

Ngỡ mặt,đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

Cúi đầu nhớ cố hương

Mở đầu bài thơ là một thế giới ảo diệu tràn ngập ánh trăng.

Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thượng sương

(Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương)

Trăng không chỉ giới hạn ở nơi đầu giường, mà ánh trăng bao trùm cả không gian toả khắp căn phòng nơi tác giả nghỉ trọ. Trăng như dòng suối chảy miên man khắp đêm sâu. Cảnh vật như say dưới trăng, giữa khoảnh khắc đêm sâu như vậy, ánh trăng là chủ thế trong cuộc sống tĩnh lặng. Hơi thở của tạo vật đất trời cũng nhè nhẹ sợ làm vỡ tan cái êm dịu của đêm trăng.

Với Lý Bạch - một hiệp khách thì ánh trăng sáng trong quán trọ không phải là chuyện lạ. Nhưng với thi nhân thì ánh trăng đêm nay rất khác lạ. ánh trăng len lỏi vào tận đầu giường nơi tác giả nằm. Ánh trăng không phải là vô tri vô giác, nó như biết được nơi người hiệp khách dừng chân. Trăng chủ động tìm đếntrò chuyện, tâm sự cùng tác giả. Trong khoảnh khắc đêm

thâu tĩnh lặng, ánh trăng trong sáng và tinh khiết được tác giả chào đón nồng hậu. Trăng sáng quá, đẹp quá khiến tác giả:Nghi thị địa thượng sương

Ánh trăng rọi ngỡ là sương mặt đất, chỉ một hình ảnh thôi mà gợi cả một thế giới cảm xúc. Đây là một hiện tượng rất bình thường, nhưng với tác giả thì hiện tượng này tạo cảm hứng mãnh liệt. Sức liên tưởng kỳ lạ làm hình tượng thơ sống dậy. Trăng hay là sương bao phủ mặt đất? Trăng là thực mà lại không thực? Bằng chất lãng mạn, thi nhân đã nâng ánh trăng lên đến mức diệu kỳ. Vầng trăng trở nên như cõi thiên thai. Sương khói của ánh trăng làm cho câu thơ ngập trong không khí mơ màng, hư hư thực thực. Cả trăng và thi nhân đã giao hoà, giao cảm quyện làm một. Phải thật tĩnh lặng mới nghe được tiếng trò chuyện thầm thì của trăng và thi nhân. Một sự quan hệ qua lại như đền đáp ân huệ mà thiên nhiên ban tặng cho thi nhân cũng như lòng ngưỡng mộ của thi nhân với trăng. Rất tự nhiên, nhẹ nhàng thi nhân hướng về nàng tiên trong đêm sâu.

Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương

(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương)

Tư thế nhìn trăng là một tư thế rất tự nhiên của thi nhân, trong giây phút ấy tác giả gửi trọn hồn mình cho trăng phút chốc tâm tư bỗng trĩu nặng rồi dồn nén vội quên đi cả vũ trụ đất trời đang mời gọi. Đê đầu nhớ về quê cũ yêu thương. Đêm nay trăng sáng nơi quê người, trong quán trọ trên bước đường lữ thứ, tâm hồn nhà thơ sau không khắc khoải bồn chồn. Ánh trăng đêm nay hay chính ánh trăng ngày nào trên núi Nga Mi hiện về. Bỗng chốc lòng tác giả nặng xuống với: quá khứ, hiện tại, tương lai đang trỗi dậy trong lòng. Phải chăng con người ấy đang muốn phủ nhận thực tại trở về quá khứ? Tình ở đây là tấm lòng thương nhớ quê hương, với Lý Bạch tấm lòng da diết khôn nguôi. Hơn nữa trong không gian vắng lặng ấy làm cho tác giả càng buồn hơn, nỗi nhớ sâu hơn, mãnh liệt hơn. Quê hương, nơi ông sinh ra và một thời gắn bó với nó, nhớ những kỷ niệm chăn trâu thổi sáo, những đêm hè gọi bạn ngắm trăng thâu. Tất cả giờ chỉ còn trong ký ức.

Quê hương là những gì thiêng liêng nhất, không chỉ Lý Bạch đêm nay nhìn trăng nhớ quê cũ. Ai ai cũng vậy, trong hoàn cảnh ấy quá khứ sao lại chẳng dội về. Có chăng trong những phút nao lòng ấy nhà thơ muốn thốt lên nỗi lòng kẻ xa quê bao năm chưa trở lại. Dẫu sao tình cảm của tác giả với quê hương cũng không bao giờ phai nhạt. Hạ Tri Chương cũng từng thốt lên tâm sự khi hồi hương.

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

Cái hồn quê, hương quê không thay đổi trong Hạ Tri Chương. Cũng như Lý Bạch quê hương đã trở thành máu, thành hồn.

Lý Bạch đã viết bài thơ bằng tình cảm chân thực, tình yêu cố hương được thể sống động trong ông. Ta bồi hồi trước chất lãng mạn cùa bài thơ, ta trân trọng nâng niu những tình cảm tự đáy lòng của nhà thơ. Điều này đã giúp ta hiểu, cảm được cái hay cái đẹp của nghệ thuật đích thực. Ai xa quê mà chẳng có tình cảm giống như ông. Tĩnh dạ tứ xứng đáng là một bản tình ca tâm hồn, là khúc nhạc chan chứa tình yêu quê hương của “thi tiên Lý Bạch”.



Chúc Bạn Học Tốt
 

6 tháng 11 2018

Quê hương hai tiếng gọi thân thương trìu mến mà mỗi ai đi xa đều đau đáu trong lòng. Quê hương trong mỗi người đã trở thành máu, thành thơ, thành một phần của tâm hồn. Đối với Lý Bạch - thi nhân suốt một đời xa quê thì tình yêu quê hương lại càng dâng trào mãnh liệt qua bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:

Đầu giường ánh trăng rọi,

Ngỡ mặt,đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

Cúi đầu nhớ cố hương

Mở đầu bài thơ là một thế giới ảo diệu tràn ngập ánh trăng.

Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thượng sương

(Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương)

Trăng không chỉ giới hạn ở nơi đầu giường, mà ánh trăng bao trùm cả không gian toả khắp căn phòng nơi tác giả nghỉ trọ. Trăng như dòng suối chảy miên man khắp đêm sâu. Cảnh vật như say dưới trăng, giữa khoảnh khắc đêm sâu như vậy, ánh trăng là chủ thế trong cuộc sống tĩnh lặng. Hơi thở của tạo vật đất trời cũng nhè nhẹ sợ làm vỡ tan cái êm dịu của đêm trăng.

Với Lý Bạch - một hiệp khách thì ánh trăng sáng trong quán trọ không phải là chuyện lạ. Nhưng với thi nhân thì ánh trăng đêm nay rất khác lạ. ánh trăng len lỏi vào tận đầu giường nơi tác giả nằm. Ánh trăng không phải là vô tri vô giác, nó như biết được nơi người hiệp khách dừng chân. Trăng chủ động tìm đếntrò chuyện, tâm sự cùng tác giả. Trong khoảnh khắc đêm

thâu tĩnh lặng, ánh trăng trong sáng và tinh khiết được tác giả chào đón nồng hậu. Trăng sáng quá, đẹp quá khiến tác giả:Nghi thị địa thượng sương

Ánh trăng rọi ngỡ là sương mặt đất, chỉ một hình ảnh thôi mà gợi cả một thế giới cảm xúc. Đây là một hiện tượng rất bình thường, nhưng với tác giả thì hiện tượng này tạo cảm hứng mãnh liệt. Sức liên tưởng kỳ lạ làm hình tượng thơ sống dậy. Trăng hay là sương bao phủ mặt đất? Trăng là thực mà lại không thực? Bằng chất lãng mạn, thi nhân đã nâng ánh trăng lên đến mức diệu kỳ. Vầng trăng trở nên như cõi thiên thai. Sương khói của ánh trăng làm cho câu thơ ngập trong không khí mơ màng, hư hư thực thực. Cả trăng và thi nhân đã giao hoà, giao cảm quyện làm một. Phải thật tĩnh lặng mới nghe được tiếng trò chuyện thầm thì của trăng và thi nhân. Một sự quan hệ qua lại như đền đáp ân huệ mà thiên nhiên ban tặng cho thi nhân cũng như lòng ngưỡng mộ của thi nhân với trăng. Rất tự nhiên, nhẹ nhàng thi nhân hướng về nàng tiên trong đêm sâu.

Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương

(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương)

Tư thế nhìn trăng là một tư thế rất tự nhiên của thi nhân, trong giây phút ấy tác giả gửi trọn hồn mình cho trăng phút chốc tâm tư bỗng trĩu nặng rồi dồn nén vội quên đi cả vũ trụ đất trời đang mời gọi. Đê đầu nhớ về quê cũ yêu thương. Đêm nay trăng sáng nơi quê người, trong quán trọ trên bước đường lữ thứ, tâm hồn nhà thơ sau không khắc khoải bồn chồn. Ánh trăng đêm nay hay chính ánh trăng ngày nào trên núi Nga Mi hiện về. Bỗng chốc lòng tác giả nặng xuống với: quá khứ, hiện tại, tương lai đang trỗi dậy trong lòng. Phải chăng con người ấy đang muốn phủ nhận thực tại trở về quá khứ? Tình ở đây là tấm lòng thương nhớ quê hương, với Lý Bạch tấm lòng da diết khôn nguôi. Hơn nữa trong không gian vắng lặng ấy làm cho tác giả càng buồn hơn, nỗi nhớ sâu hơn, mãnh liệt hơn. Quê hương, nơi ông sinh ra và một thời gắn bó với nó, nhớ những kỷ niệm chăn trâu thổi sáo, những đêm hè gọi bạn ngắm trăng thâu. Tất cả giờ chỉ còn trong ký ức.

Quê hương là những gì thiêng liêng nhất, không chỉ Lý Bạch đêm nay nhìn trăng nhớ quê cũ. Ai ai cũng vậy, trong hoàn cảnh ấy quá khứ sao lại chẳng dội về. Có chăng trong những phút nao lòng ấy nhà thơ muốn thốt lên nỗi lòng kẻ xa quê bao năm chưa trở lại. Dẫu sao tình cảm của tác giả với quê hương cũng không bao giờ phai nhạt. Hạ Tri Chương cũng từng thốt lên tâm sự khi hồi hương.

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

Cái hồn quê, hương quê không thay đổi trong Hạ Tri Chương. Cũng như Lý Bạch quê hương đã trở thành máu, thành hồn.

Lý Bạch đã viết bài thơ bằng tình cảm chân thực, tình yêu cố hương được thể sống động trong ông. Ta bồi hồi trước chất lãng mạn cùa bài thơ, ta trân trọng nâng niu những tình cảm tự đáy lòng của nhà thơ. Điều này đã giúp ta hiểu, cảm được cái hay cái đẹp của nghệ thuật đích thực. Ai xa quê mà chẳng có tình cảm giống như ông. Tĩnh dạ tứ xứng đáng là một bản tình ca tâm hồn, là khúc nhạc chan chứa tình yêu quê hương của “thi tiên Lý Bạch”.

Tick đúng cho mình nha !
9 tháng 12 2021

Tham khảo!

Gia đình - hai tiếng thiêng liêng mà diệu kì. Đối với bất kì ai, gia đình vẫn luôn là bến bờ của hạnh phúc, của sự sẻ chia, yêu thương, đùm bọc. Gia đình là nơi mà có những người thân thương, luôn quan tâm, chăm sóc chúng ta. Ở đâu có cha mẹ, người thân yêu, đó chính là gia đình. Chúng ta sinh ra trong vòng tay rộng mở của gia đình. Lớn lên trong sự chăm bẵm, yêu thương, chiều chuộng của gia đình. Trưởng thành với sự hậu phương, tin tưởng vững chãi của gia đình. Lớn hơn nữa, mỗi khi mệt mỏi, lo âu, chúng ta lại trở về với tổ ấm hạnh phúc gia đình. Tất cả những điều tuyệt vời ấy, chẳng phải chỉ có gia đình mới mang lại cho ta hay sao? Thế nhưng, để mỗi gia đình đều thực sự là một tổ ấm thì không phải đơn giản. Bởi, chỉ khi mọi người trong gia đình thực sự yêu thương, quan tâm lẫn nhau, khi đó gia đình mới là nơi ấm áp để trở về.

13 tháng 3 2018

Một số câu thơ ca dao nói về cốm

- ...Một đàn cò trắng kia ơi!

Có nghe ta hát những lời nầy không?

Hát câu đẹp cốm tươi hồng,

Hát câu nên vợ nên chồng, cò ơi !

- Nghề chi ba vốn bốn lời

Theo nghề làm cốm cho đời ngọt thơm.