K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2 2019

1."Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối". Từ trong thực tế hiện tượng "Ngày dài, đêm ngắn" (tháng 5) và "Ngày ngắn đêm dài" (tháng 10) do ảnh hưởng sự tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của TĐ quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa 2 nửa cầu và các mùa. - Vào tháng 6 (tháng 5 âm lịch): Do trục TĐ nghiêng và hướng nghiêng ko đổi, ánh sáng Mt chỉ chiếu đc một nửa TĐ (do TĐ hình cầu), nửa cầu Bắc ngả về phía MT nó được chiếu sáng nhiều hơn nửa cầu Nam nân các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm (ngày dài, đêm ngắn).Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó đêm tháng 5 ngắn, đúng với câu nói của nhân dân ta:"Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng" - Vào tháng 12( tháng 10 âm lịch): Vào mùa đông, do nửa cầu Bắc chếch xa MT nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài. Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó ngày ở tháng 10 ngắn đúng với lời nói " Ngày tháng 10 chưa cười đã tối".

2.Phân tích câu tục ngữ:  Tấc đất tấc vàng

Việt Nam ta là một nước nông nghiệp, chính vì thế yếu tố đất đối với chúng ta là một yếu tố quan trọng. Không có đất thì không thể trồng trọt và đương nhiên là không có đất thì làm sao có thể sinh sống được. Câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” thể hiện rõ sự quý giá của đất đối với con người Việt Nam ta.

Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng xét về mặt thể loại thì nó lại là một chỉnh thể thẩm mỹ. Nó chỉ có một câu bốn từ nhưng lại được các nhà nghiên cứu phê bình coi là một tác phẩm. Nó đứng ngang hàng với những bài thơ dài hay những tác phẩm truyện ngắn. Đất là đất còn vàng là vàng, bình thường vàng là thứ quý giá nhất, nó cũng là thứ tài nguyên mà ngày trước biết bao nhiêu đế quốc hùng mạnh đã xâm lược nước ta để cướp đi. Thế nhưng ở đây đát lại quý như vàng.

Bởi vì một tấc đất người nông dân Việt Nam cũng có thể canh tác, trồng trọt, ở. Một tấc đất ấy có thể làm nên sức khỏe, sinh sống, thức ăn cho con người. Có đất thì con người mới có nhà ở, có đất mới có trồng trọt để có thức ăn, có thức ăn mới có thể có sức khỏe và làm ra những thứ quý giá khác.

Chính vì thế, ta có thể khẳng định rằng câu tục ngữ của cha ông để lại hoàn toàn chính xác, nó có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong việc giáo dục các thế hệ mai sau phải biết quý trọng đất. Vì tấc đất là tấc vàng.

3

luận cứ là những lý lẽ, dẫn chứng đã được công nhận dùng làm cơ sở, căn cứ cho luận điểm trong bài viết nghị luận.

“Sách là người bạn tốt của con người”, câu nói này muốn nhấn mạnh vai trò, tính năng, tầm quan trọng của sách đối với con người, với sự tìm kiếm thông tin vô tận của con người. Khi nhắc đến “người bạn tốt”, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến người có thể chia ngọt sẻ bùi, người có thể đồng hành bên cạnh ta bất cứ lúc nào, dù là giai đoạn khó khan đầy thử thách thì người bạn đó vẫn sẽ không bỏ ta ở lại. ĐÚng vậy, con người chúng ta trên con đường đi tìm kiếm tri thức cho bản thân mình thì gặp phải rất nhiều chông gai, khó khan và thử thách. Sách chính là một người bạn tốt thực sự có thể giúp cho chúng ta tìm ra chân lí, tìm ra phương pháp, tìm ra đáp số cho điều mà bản thân mình cần làm.

Có thể nói sách là nơi lưu giữ thông tin lâu đời nhất. Thế giới tri thức bất tận ấy không bao giờ ngừng nghỉ, chúng ta cần tìm cách để khai phá các thông tin ấy cho riêng mình.

Rất nhiều nhà khoa học trên thế giới thành công cũng chính nhờ sách, nhờ những phát hiện mới từ trong sách và biến thành suy nghĩ, thành sang tạo của bản thân mình.

Sách là người bạn của con người, dù bạn muốn tìm đến sách với mục đích gì thì nó vẫn luôn đồng hành với chúng ta. Sách là kho tang tri thức, là nơi chúng ta tìm đến để giải trí, để giải tỏa căng thằng của bản thân mình, vun đắp, trau dồi nên đời sống tình cảm của bản thân mình.

Có thể nói Hồ CHí Minh là một người luôn coi sách là người bạn. Bác đã dành những thời gian rảnh rỗi để đọc sách, để học, để tìm hiểu những phong tục tập quán của các dân tộc khác trên thế giới để có thể đúc rút kinh nghiệm về xây dựng nên hệ thống luận điểm riêng của Việt Nam.

Khi đọc sách, chúng ta cũng cần phải có phương pháp học khoa học để mang lại hiệu quả cao nhất. Mỗi khi chúng ta tìm đến sách, chúng ta đều nhằm vào một mục đích nhất định. Sách sẽ là người bạn trong hành trình tìm kiếm tri thức và khám phá thế giới xung quanh mình.

Các bạn học sinh sẽ chọn sách theo nhu cầu của mình là để trau dồi kiến thức và giải trí. Những sách các em tìm đến sẽ đáp ứng nhu cầu ấy như sách văn học, toán học, sách truyện, sách thiếu nhi…Còn những người đã có tuổi, họ tìm đến những cuốn sách có thể khơi dậy quá khứ hào hung của lịch sử, có thể trau dồi đời sống tinh thần và có thể là những chuyện khoa học ở đâu đó trên thế giới. Như vậy, mỗi người sẽ có cách để lựa chọn những loại sách phù hợp hơn với bản thân mình.

Dù là loại sách nào, dù với mục đích gì thì sách vẫn luôn là người bạn thân thiết đồng hành cùng chúng ta trên từng chặng đường, từng bước đi. Hãy không ngừng trân trọng và giữ gìn những cuốn sách như những người bạn thân thiết.

6 tháng 2 2019

Câu 1 :Nói tục ngữ thường dễ đọc ,dễ nhó và có tính thực tiễn cao vì : 

Các câu tục ngữ thường ngắn gọn,dễ nhớ vì chúng thường ngắn gọn,àm súc ,cô đọng,có nhịp điệu,hình ảnh

Chúng có tính thực tiễn cao vì xuất phát từ những kinh nghiệm dân gian của nhân dân ta mọi mặt trong đời sống,được nhân dân sáng tạo dựa vào đời sống hằng ngày

Phân tích câu tục ngữ : Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
                                 Ngày tháng mười chưa cười đã tối

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Đối với câu thứ nhất “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”. Có thể thấy tháng năm là tháng của mùa hè. Vào khoảng thời gian này đêm ngắn ngày dài vì thế cha ông ta sau bao nhiêu năm tháng sinh sống đã đúc kết và ví von đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Thời gian buổi tối trôi đi nhanh khiến cho con người cảm tưởng vừa mới chợp mắt thì trời đã sáng mất rồi. Sang đến câu thứ hai “Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Tháng mười là tháng của mùa đông. Vào khoảng thời gian này ngày sẽ ngắn đi còn tối sẽ dài thêm. Mọi người sẽ được ngủ nhiều hơn làm. Với cách nói vần “mười” với “cười” và sự biểu đạt ý nghĩa hóm hỉnh dí dỏm. Câu tục ngữ vừa mang đến ý nghĩa chỉ quy luật tự nhiên lại vừa mang âm hưởng vui tươi. Như vậy qua đây, ta có thể thấy được câu tục ngữ trên thể hiện được sự thay đổi của các tháng trong các mùa, thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau. Để đúc kết được câu tục ngữ đó, cha ông ta đã phải mất nhiều thời gian sinh sống và chiêm nghiệm mới có thể làm được.

Câu 2 :

Em ko đồng ý .Vì "Nghĩa bóng" được hình thành theo theo phương pháp biểu trưng và làm nên nghĩa biểu trưng của tục ngữ. "Nghĩa bóng" này được hình thành do cách nói chuyển nghĩa và do quá trình vận dụng đã tạo nên khả năng mở rộng nghĩa.

Phân tích ý nghĩa câu tục ngữ " Tấc đất tấc vang"

Dân tộc ta vốn có nghề trồng lúa nước lầu đời. Nghề nông là nghề căn bản của hàng triệu con người Việt Nam. Đồng ruộng, đất đai, vườn tược… gắn liền cuộc sống của mỗi người, mỗi nhà. Đã có biết bao câu ca, bài hát nói về giá trị cũ, đất đai, ruộng vườn… nhưng gắn gọn và sâu sắc nhất là câu tục ngữ: “Tấc đất, tấc vàng”.

“Tấc” là đơn vị đo lường, theo cách nói, cách tính toán, đo đạc của nhân dân ta ngày xưa. Từ “tấc đất” khái niệm về diện tích chuyển sang cách nói tấc vàng. Một diện tích hạn hẹp, so sánh với một khối lượng và giá trị “tấc vàng”. Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.

Câu tục ngũ “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng; ngày xưa, đúng; ngày nay vẫn đúng. Đất rất quý: đất để làm nhà, ruộng đồng, nương rẫy để trồng trọt, gieo cấy cây trái, lúa, hoa màu… Từ cái ăn cái mặc đến hoa thơm quả ngọt bốn mùa đều do đất mà có. Đất để phát triển nghề nông. Đất cho ta bãi lúa nương dâu xanh biếc.
 

Đất tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất là tài sản vô giá của quốc gia. Hiểu theo nghĩa rộng: đất là giang sơn Tố quốc. Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất là nguồn sống vô tận của con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Tóm lại, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.

Đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, lấc vàng”.
Qua câu tục ngữ, nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đồng, vườn tược… bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất. Ca dao có câu:
“Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang,

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”
Nước ta từ một nền nông nghiệp đi lên, đất là tài sản quốc gia. Chính sách khai hoang, lấn biển giao đất giao rừng, mở mang vùng kinh tế mới của Chính phủ hiện nay đã làm cho nền nông nghiệp nước ta phát triển mạnh, cuộc sống của hàng chục triệu nông dân ngày thêm ấm no, giàu có. Cuộc “cách mạng xanh” với nhiều giống lúa mới cho năng suất cao, chống sâu bệnh… là nhân tố quan trọng làm cho đất thực sự là “tấc đất, tấc vàng”. Nông nghiệp đang trở thành nền sản xuất hàng hóa trong sự phát triển kinh tế thị trường. Nước ta đã xuất khẩu được hơn nhiều triệu tấn gạo đứng thứ hai các nước xuất khẩu gạo trên thế giới. Vấn đề lương thực nuôi sống hơn 80 triệu người đã được giải quyết. Cho nên, mỗi chúng ta càng thêm thấm thía đất quý hơn vàng.
 

Mồ hôi làm cho đất thêm màu mỡ. Máu đổ xuống mới giữ được “đất”, mới bảo vệ được giang sơn gấm vóc. Trong kháng chiến, Hồ Chủ tịch đã từng dạy:
“Ruộng rẫy là chiến trường,

Cuốc cày là vũ khí,

Nhà nông là chiến sĩ”
Thời nào cũng vậy, tình yêu đất đai, vườn tược, ruộng đồng của con người Việt Nam gắn liền với tình yêu quê hương đất nước.

Tóm lại, câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” đã khẳng định giá trị của đất: đất quý như vàng, đất quý hơn vàng. Nó nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng, giữ gìn, bảo vệ đất đai; không ai được phá hoại đất đai, lãng phí đất đai. Nhà nông phải chăm bón, vun xới cho vườn tược, ruộng rẫy được màu mỡ, tươi tốt.
Sau chiến tranh, đất đai bị tàn phá nặng nề, rừng đầu nguồn bị chặt phá bừa bãi, đất bị xói mòn, bị bạc màu nghiêm trọng. Dân số tăng nhanh, bình quân đất canh tác tính theo đầu người giảm đi nhanh chóng. Vì thế, hơn bao giờ hết, mỗi người công dân phải có nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ đất đai, đồng ruộng. Đất nuôi sống người. Đất là Tổ quốc thiêng liêng mà ta yêu quý: “Tấc đất, tấc vàng”.

Câu 3 :

1. Khái niệm luận cứ

Theo định nghĩa sách giáo khoa, luận cứ là những lý lẽ, dẫn chứng đã được công nhận dùng làm cơ sở, căn cứ cho luận điểm trong bài viết nghị luận.

Theo lý thuyết, luận cứ là cơ sở, nền tảng còn luận điểm có tính kết luận.

2. Các yêu cầu của luận cứ

– Luận cứ cần phù hợp với yêu cầu của các luận điểm, có nghĩa là luận cứ phài hài hòa với nội dung của luận điểm.

– Luận cứ cần có tính chính xác, khi nêu lên các luận cứ các biết rõ các thông tin đó có tính xác thực hay không? ví dụ như luận cứ về thời gian, số liệu, nhân vật có tính lịch sử…

– Luận cứ cần tính tiêu biểu, chọn lọc những nội dung nổi bật, đặc trưng để nêu. Ví dụ nhà thơ có nhiều tác phẩm văn học hãy chọn các tác phẩm giá trị, nổi bật nhất.

– Luận cứ cần phải toàn diện, khi nêu lên luận cứ cần đảm bảo đáp ứng đủ yêu cầu đầy đủ, toàn diện cho luận điểm.

Xác định luận cứ cho luận điểm" Sách là người bạn lớn của con người"

Ngày nay,chúng ta ai cũng cần phải có kiến thức để nuôi sống mình và gia đình mình,nhưng kiến thức ở đâu ? Nó nằm trong những cuốn sách vì vậy sách là tài sản quý giá,là người bạn tốt của con người,chúng ta phải chăm chỉ đọc sách.
Sách là sản phẩm của trí tuệ con người,sách là tài sản vô cùng quý giá.Sách mang nhiều kiến thức phong phú,giúp ta có những kiến thức làm những cột mốc xuất phát để ta có thêm nhiều kiến thức khác.Sách lưu giữ nhiều kiến thức phong phú về nhiều lĩnh vực khác nhau:những cuộc khởi nghĩa của ông cha ta được ghi trong sử sách,những bài văn hay có trong sách Ngữ Văn,những bài Toán khó nhưng có nhiều cách giải hay trong sách Toán và Bài tập Toán...Những kiến thức này đều xuất phát trong những cuốn sách từ cổ chí kim.Nếu chúng ta còn thắc mắc về những điều mà mình chưa rõ thì thì sách sẽ giúp chúng ta cập nhật thông tin một cách đơn giản mà nhanh nhất.Chúng ta còn có thể giải mã được thắc mắc của chính mình và tìm hiểu thêm được nhiều kiến thức phong phú khác từ những cuốn sách hay mà quý giá.Sách đưa ta đến chân trời của kiến thức,một chân trời kiến thức vô tận,giúp ta mở rộng thêm hiểu biết,là chìa khoá mở ra tri thức giúp đỡ ta sau này khi chúng ta bước vào đời sống tự lập.Sách còn đưa ta đến nơi của những cảm xúc lãng mạn:những cảnh thiên nhiên rất đẹp và những nhân vật tốt bụng luôn cứu giúp người khi hoạn nạn;cho ta biết thêm những tình cảm tốt đẹp:đức tính trung thực,thuỷ chung...Sách giáo dục chúng ta trở thành người tốt.Ai cũng biết những người thành đạt,nổi tiếng trên thế giới như Bác Hồ,Lenin,Lê Quý Đôn...Họ là những con người rất ham đọc sách,luôn tìm tòi kiến thức từ sách vở.Rõ ràng sách luôn là tài sản quý báu,người bạn quan trọng của con người.
Có người hay hỏi rằng:"Đọc sách như thế nào để có hiệu quả cao ?".Chúng ta có thể đọc sách ở nhiều nơi:thư viện,nhà trường,vào thời gian rãnh rỗi khi đang ở nhà...Chúng ta phải lựa chọn sách để đọc,phù hợp với lứa tuổi mọi người.Có nhiều loại sách để chúng ta có thể lựa chọn nhưng phổ biến nhất là hai loại sách:loại thứ nhất là sách kiến thức phổ thông dùng cho học sinh và các học giả chuyên môn;loại thứ hai là sách có kiến thức chuyên môn,dùng để trau dồi cho chuyên môn.Khi đọc sách chúng ta phải vừa đọc,vừa ghi lại những ý quan trọng và những ý mà mình cần thiết nhất.Chúng ta nên ghi vào một cuốn sổ riêng để tiện sử dụng khi cần thiết chúng ta phải vận dụng những kiến thức học được trong sách vào cuộc sống hàng ngày,như vậy thì chúng ta có thể nhớ kĩ hơn những kiến thức học được trong sách.Chúng ta cần phải kiên trí đọc sách để tạo thành thói quen cho mình,phải đọc sách theo những điều trên đây thì mới cho ta hiệu quả cao của việc đọc sách.
Sách luôn là người bạn thân,luôn cần thiết đối với chúng ta dù cho khoa học,kĩ thuật phát triển cao đến đâu.Sách luôn là người bạn tri kỉ,cùng ta đi hết cuộc đời,sách luôn cần thiết đối với chúng ta cho dù khoa học,kĩ thuật phát triển thì sự phát triển của nó đều nhờ vào những kiến thức có trong sách.Chúng ta phải luôn nâng niu,bảo vệ sách,giữ gìn sách để chúng luôn luôn và mãi mãi là người bạn thân của chúng ta sau này.
Là người học sinh,chúng ta cần phải luôn luôn đọc sách vì nhờ vào việc đọc sách mà chúng ta mới có nhiều kiến thức về thế giới chúng ta đang sống và phát triển ra sao.Sách là tài sản quý giá,là người bạn thân tốt của con người.Chúng ta luôn luôn cần phải đọc sách cho dù khoa học,kĩ thuật phát triển đến đâu.

18 tháng 11 2021

giúp với

mai tớ phải thi 15 phút rồi

18 tháng 11 2021

thế để mai hỏi nhé

Câu 2  Đói cho sạch là lúc thiếu thốn, không được làm điều gì trái lương tâm không buông xuôi theo kiểu "Đói ăn vụn, túng làm liều" 
Rách cho thơm. làm gì có tiền mua dầu thơm khi bụng đói? nên chỉ là tiếng thơm khi nhà nghèo, không làm điều bậy bạ... 
Diển hình các gương nghèo hiếu học, nhặt của rơi trả người đánh mất, không bị đồng tiền cám 

Câu 3 Dân gian xưa đã để lại cho đời sau những câu nói thật hay, thật đẹp: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”Đây là lời răn dạy của cha mẹ đối với con cái trong gia đình, dòng tộc. Ăn thế nào cho có văn hoá? Nói thế nào cho lễ phép, lịch thiệp? Gói, mở thế nào cho nó đẹp về hình thức, có ý nghĩa về nội dung? Đó chính là vấn đề nề nếp gia phong của gia đình, dòng tộc, có ảnh hưởng lớn đến xã hội. Nói một cách khác là con người phải có hiểu biết, có văn hoá, có nhận thức thì giải quyết vấn đề “Học ăn, học nói, học gói, học mở” sẽ có hiệu quả vì nó là một vấn đề rất tế nhị của đời sống xã hội. Cuộc sống rất phong phú, cái gì muốn biết ta cũng phải học, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ không biết đến biết... đó chính là kinh nghiệm sống của dân gian truyền lại cho con cháu, một bài học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

12 tháng 1 2018

Đỗ Hữu Lộc đúng không vậy ?

1 tháng 8 2018

câu trái nghĩa với câu "sống chết mặc bay" là “thương người như thể thương thân”
a) Câu tục ngữ là lời khuyên, lời chỉ bảo của ông cha ta sống thì phải biết yêu thương, giúp đỡ và đùm bọc lẫn nhau, hãy sống vì nhau, một người vì mọi người chứ đừng mọi người vì một người, sẽ khiến bạn trở thành người thừa thãi trong cái xã hội này.
b)     Mở bài: - Giới thiệu Phạm Duy Tốn và hiện thực đen tối của thời thực dân phong kiến mà ông từng chứng kiến. - Giới thiệu                   truyện ngắn Sống chết mặc bay.
        Thân bài: - Sống chết mặc bay là một thành ngữ dân gian nói về một lối sống miễn là được lợi cho mình, kẻ khác bị khố sở, thua thiệt thế nào cũng mặc.
                       - Thành ngữ này cũng dùng để chỉ về những biểu hiện của một thái độ ích kỉ, vô trách nhiệm.
                       - Phạm Duy Tốn dùng thành ngữ này đặt tên cho truyện ngắn của ông là muốn thế hiện một chủ đề trong xã hội đương thời: Những kẻ cầm quyền luôn ân chơi phè phơn, vô trách nhiệm, bỏ mặc dân lầm than điêu đứng. Do đó, nhan đề Sống chết mặc bay rất phù hợp với nội dung của truyện ngắn.
             Kết bài: Khăng định lại giá trị của nhan đề trong việc góp phần làm nối bật nội dung, chủ đề và tư tưởng của văn bản.
c)                                                                         Bài làm
      Tại sao lại là "Sống chết mặc bay" mà không là bất cứ một nhan đề nào khác? Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc của dân gian ta "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi". Câu tục ngữ như một lời phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những con người mà mình phải có trách nhiệm. Nhưng tại sao tác giả lại chỉ chọn phần đầu của câu tục ngữ mà không chọn cả câu? Có lẽ một phần là bởi vì nó gây lên sự hấp dẫn, kích thích người đọc và gây ấn tượng. Cũng một phần là bởi vì chỉ có phần đầu mới phù hợp với nội dung, cốt truyện. Tuy câu tục ngữ có ý nghĩa hợp với nội dung truyện nhưng không phải hoàn toàn đúng, hoàn toàn thích hợp, nhất là phần sau "tiền thầy bỏ túi" không phù hợp với nội dung của truyện. Phạm Duy Tốn không có ý định xây dựng hình ảnh một viên quan tham. Trong truyện, nhân vật trung tâm là lão quan phụ mẫu vô trách nhiệm, thờ ơ trước sinh mạng hàng trăm, hàng ngàn người dân lành vô tội, lão chỉ quan tâm đến sự hưởng thụ của bản thân mình mà thôi.   Sự lựa chọn, cách đặt nhan đề của nhà văn Phạm Duy Tốn rất độc đáo và chính xác, nó tạo nên sự kỳ thú, hấp dẫn kích thích trí tò mò người dọc, người nghe. Nó còn nâng cao thêm giá trị tác phẩm, không những thế, từ nhan đề ấy người đọc có thể khái quát được những đặc điểm nổi bật tiêu biểu của nhân vật trung tâm - tên quan phụ mẫu mà không làm mất đi tính lôi cuốn của nhan đề. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” đã được đánh giá rất cao về nghệ thuật cũng như về nội dung. Bằng cách xây dựng nhân vật qua nhiều hình thức ngôn ngữ như tả, kể và đặc biệt là đối thoại, tác giả đã đưa ta đến với cuộc sống vinh hoa phú quý của bọn cầm quyền độc ác mà cụ thể là cuộc sống của tên quan phụ mẫu có trách nhiệm hộ đê trong truyện: Một người quan uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên linh lệ đứng hen cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác.    Cuộc sống ấy hoàn toàn trái ngược với cuộc sống lầm than, cơ cực của nhân dân. Sung sướng vậy thì việc gì phải quan tâm ai! "Sống chết mặc bay" cần gì lo nghĩ, cần gì bận tâm cứ hưởng lạc là được rồi. Nhan đề truyện ngắn đã tích cực góp phần khắc hoạ chủ đề và làm nổi bật tính cách nhân vật. Thông qua tên quan phủ, tác giả đã lên án thái độ vô trách nhiệm, vô lương tâm bè lũ quan lại cầm quyền đồng thời tỏ ra thương xót cho tính mạng người dân bị rẻ rúng, đó cũng chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm. "Sống chết mặc bay” là một nhan đề hay, đặc sắc, chính nó đã làm cho giá trị của tác phẩm được đề cao nhấn mạnh. Một lần nữa ta khẳng định sức hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút của nhan đề "Sống chết mặc bay"

 

17 tháng 1 2022

tham khảo

câu 1 

Từ xa xưa, ông cha ta vẫn luôn coi trọng vẻ đẹp hình thức bên ngoại. Cũng bởi vậy mới có câu: “Cái răng cái tóc là góc con người”.

Đầu tiên, “cái răng, cái tóc” là thể hiện vẻ đẹp hình thức của con người. Khi muốn đánh giá một ai đó, có lẽ điều đầu tiên mà con người chú ý chính là “hàm răng và mái tóc”. Còn “góc con người” mang ý nghĩa là một phần tính cách, phẩm chất. Câu tục ngữ muốn nhấn mạnh vai trò của vẻ đẹp ngoại hình đối với con người. Đồng thời nhắc nhở chúng ta phải biết chăm sóc đến hình thức.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, chuẩn mực về cái đẹp cũng dần thay đổi. Nếu như trong xã hội xưa, ông cha ta cho rằng một mái tóc dài, một hàm răng đen nhánh chính là cái đẹp. Thì ngày nay, hàng trăm kiểu tóc khác nhau ra đời để đáp ứng yêu cầu phù hợp với nét tính cách của mỗi người. Con người cũng không còn cho rằng nhuộm răng đen mới là đẹp nữa. Nhưng có một điều không thay đổi, đó chính là việc chăm sóc và giữ gìn mái tóc phần nào thể hiện được nét tính cách của người đó.

Tôi nhớ tới, ông cha ta thường có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “Cái nết đánh chết cái đẹp” đề cao vai trò của tính cách hơn ngoại hình. Nhưng đó không phải là tất cả, đôi khi ngoại hình cũng thể hiện được nét tính cách của con người. Một người biết giữ gìn mái tóc gọn gàng, hàm răng đẹp đẽ thể hiện được sự chỉn chu trong cuộc sống. Ngược lại, một người sống luộm thuộm, bất cẩn sẽ không quan tâm, chăm chút đến những điều ấy. Tuy không quyết định tất cả, nhưng ngoại hình cũng phần nào gây được thiên cảm cho những người xung quanh, đem đến cho mỗi người nhiều cơ hội và giúp ích cho chúng ta trên con đường hướng đến thành công. Chính vì vậy, mỗi người hãy biết giữ gìn, chăm sóc vẻ đẹp ngoại hình bên ngoài.

câu 2 Đầu tiên, nếu hiểu theo nghĩa đen, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về cách ăn mặc hàng ngày. Ở vế thứ nhất “đói cho sạch”, ý nói dù đói khổ cũng phải ăn uống một cách lành mạnh để đảm bảo sức khỏe. Ở vế thứ hai “rách cho thơm”, ý nói dù quần áo không được lành lặn, đẹp đẽ nhưng vẫn giữ sạch sẽ, thơm tho.
30 tháng 3 2017

- Lồng 1: Hoạt động của ngựa, trâu giơ hai chân trước, nhảy dựng lên, chuẩn bị chạy

- Lồng 2: chỉ sự vật đan bằng tre, nứa hoặc các vật liệu khác, dùng đề nhốt gia cầm.

2. Nghĩa của hai từ lồng trên hoàn toàn không có mỗi liên hệ nào tới nhau. Đây chính là hiện tượng các từ giống nhau về âm đọc nhưng khác xa nhau về nghĩa.