K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ca daodân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. + Dân ca là những sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc. + Ca dao là lời thơ của dân ca

HT

Câu 1 ;

a)  nêu khái niệm về ca daodân ca như sau: - Ca daodân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời  nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. + Dân ca là những sáng tác dân gian kết hợp lời  nhạc. + Ca dao là lời thơ của dân ca.

b) 

rong nền văn học dân gian Việt Nam, các tác phẩm ca dao dân ca là một trong những thể loại độc đáo, thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Đã từ bao đời nay ca dao dân ca luôn gắn liền với đời sống thực tiễn của nhân dân lao động, thể hiện rõ nét những vẻ đẹp trong đời sống tinh thần, đời sống lao động của nhân dân. Và đặc biệt hơn cả, dù chỉ là những câu hát, câu nói truyền miệng nhưng nó lại mang theo mình những giá trị nhân văn, đạo đức sâu sắc, góp phần giáo dục, răn dạy con người về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống. Đặc biệt khi là nói về tình cảm gia đình có rất nhiều bài ca dao hay, ví như một bài ca dao nói về ơn nghĩa cha mẹ:

"Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi"

Với thể lục bát quen thuộc bài ca dao trên mang âm điệu nhẹ nhàng, trầm bổng tựa như lời ru ngọt ngào của người mẹ trẻ, người mẹ thủ thỉ với đứa con những lời thật ngọt ngào, đó chính là câu ca dao xưa thật là xưa, là lời cha ông bao đời truyền lại. Mẹ nhẹ nhàng ru con vào giấc ngủ, cũng nâng bước chân con chập chững vào đời bằng những bài học đạo đức thật sâu sắc và ý nghĩa. Thứ đầu tiên mẹ dạy con chẳng phải là những vần ê, a mà là đạo lý làm người, nghe thật kỳ lạ phải không, thế nhưng ai bảo con không hiểu, con vốn đã học từ trong bụng mẹ rồi ấy.

Trong lời mẹ hát, con biết được rằng cha yêu thương con cũng chẳng kém gì mẹ, "Công cha như núi ngất trời", mẹ sinh con ra, cha ngày vất vả cực nhọc lao động để nuôi con khôn lớn, một đời dài như vậy cha dành phân nửa cho con, tình cảm ấy dẫu có là núi cao cũng chưa hẳn sánh bằng. Cũng như cha, mẹ mang nặng đẻ đau con chín tháng mười ngày, sinh con ra trong khó nhọc, chăm bẵm con từng ngày, có lẽ trên đời này chẳng còn một ai thương con hơn mẹ nữa. Sự hy sinh, tấm lòng cao cả của mẹ chắc phải lấy "nước ngoài biển Đông" mới có thể đong đếm hết được. "Cù lao chín chữ" tức là nói về công lao của cha mẹ trong việc nuôi dưỡng con cái thành người, vất vả khốn khổ nhiều bề nhiều bận. Người ta ví trồng người cũng như trồng cây vậy, nhưng nếu như trồng một cái cây chỉ cần chú ý "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống", thì nuôi con còn vất vả cực nhọc hơn gấp bội, bởi đó là một quá trình dài đằng đẵng có khi là đi hết cả cuộc đời, lòng cha mẹ vẫn không thôi bận tâm về con cái. Nếu để liệt kê "cù lao chín chữ", thì nuôi con bắt đầu bằng chữ sinh, sau là chữ cúc, nghĩa là dạy con tập đi, tập đứng, rồi phủ, vuốt ve, làm cho con cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ, lại súc là cho con bú nguồn sữa ngọt ngào, cho con ăn những thứ tốt nhất. Sau đó là trưởng, nuôi lớn con, rồi lại dục, dạy dỗ cho con nên người, trong suốt quá trình bậc cha mẹ lúc nào cũng phải cố, đoái hoài, trông nom kỹ lưỡng, sợ con có bề gì. Con đã có suy nghĩ, nhận thức lại vẫn phải phục, theo dõi tính tình, để uốn nắn cho kịp, rồi vẫn phải phúc, che chở, đỡ đần khi con có chuyện. Nói tóm lại rằng phận làm cha mẹ, đặc biệt là trong văn hóa phương Đông, dường như đó là nỗi vất vả cả đời, nhưng cũng là hạnh phúc cả đời của bậc làm cha làm mẹ, đối với cha mẹ con cái là món quà, là điều tuyệt vời nhất thế gian, trong mắt họ con cái luôn bé bỏng, cần được chở che, chăm sóc.

Thế nên tình cha, tình mẹ vốn bao la biển trời, phận là con cái, lớn lên dưới vòng tay yêu thương của cha mẹ, dẫu gia cảnh bần hàn hay sung túc thì mỗi một con người vẫn phải ghi lòng tạc dạ công ơn sinh dưỡng của cha mẹ. Phận làm con phải đặt chữ hiếu làm đầu, phải hết sức tôn kính, yêu thương cha mẹ của mình, đừng dại dột làm kẻ bất hiếu, đó là những gì mà bài ca dao muốn truyền đạt cho chúng ta.

Bài ca dao tuy chỉ vỏn vẹn 4 câu, nhưng chứa đựng những nội dung vô cùng sâu sắc về tình cảm gia đình, răn dạy mỗi con người cần phải ghi nhớ công ơn cha mẹ, đặt chữ hiếu lên hàng đầu. Bài ca dao sử dụng thể lục bát truyền thống, âm điệu nhẹ nhàng như lời ru của mẹ, dùng các so sánh liên tưởng đặc sắc, có tầm vóc to lớn nhằm đề cao công ơn của cha mẹ.

26 tháng 12 2018

Mùa xuân đến mang theo bao nhiêu sự háo hức, chờ đợi của bao nhiêu con người. Những tâm hồn nao nao, lắng đọng chờ đón giây phút ấy. Mùa xuân - mùa của tình yêu, hạnh phúc và là mùa của sức sống. Mỗi năm bắt đầu từ mùa xuân, tuổi trẻ của mỗi người mơn man là thế trong những ngày đầu tiên này. Mùa xuân như những nàng tiên dịu hiền gieo rắc vào thế gian này những chồi non tươi đẹp. Một tuổi mới, một sự lớn khôn hơn. Bông hoa kia đâm chồi mơn mởn trong những ngày nắng đẹp đầu xuân này. Không gì có thể ngăn cản được sức sống ấy trong những ngày này, ngày đẹp tươi của một năm. Những bông hoa đang nói với những con người đang ở đây: mùa xuân đến, những ngày đầu tiên của một năm đã hiện trước mắt, nhìn về phía trước và quên đi những điều không tốt đã qua trong năm cũ, vươn đến những điều tốt đẹp trong năm mới. Mùa xuân - mùa của sức sống tuổi trẻ.

26 tháng 12 2018

Đã 3 năm kể từ ngày ông tôi mất, cây đào đó vẫn đk cả gia đình tôi trồng và chăm sóc cẩn thận. Nhớ lúc đó, khi xuân về, gió thổi từng cơn rét buốt vậy mà vẫn thấy ông tôi lom khom bước ra vườn chăm bẵm cây đào nhỏ này ở góc vườn. Ông nói : "Đây là cây đào mà ông và bà kỉ niệm dịp Xuân 2008, giờ bà cháu đi xa ông rồi, ông nhớ bà cháu lắm nên chỉ bk lấy cây đào này làm nhug nhớ. Nếu sau này lỡ ông có quy tiên về chầu trời thì các cháu nhớ phải chăm sóc nó cẩn thận nhé, nó quý lắm đấy! " Nghe ông nói mà tôi rưng rưng nước mắt... Ông tôi yêu bà tôi nhiều lắm, mặc dù trước giờ ông ghét hoa nhưng từ khi về sống chung vs bà tôi, bà tôi đã làm ông thay đổi hoàn toàn. Ông tôi chăm nom cây cẩn thận để mùa Xuân nào nó cx nở rộ y như tình cảm cao quý, thiêng liêng của ông dành cho bà tôi vậy. Nhưng giờ đây... khi ông đã rời xa tôi mãi mãi, trog tôi vẫn còn như đọng lại những lời dạy bảo của ông. Cây đào vẫn còn đó, như 1 điểm tựa, ấu thơ vẫn còn mãi và cây đào sẽ mãi là 1 kỷ niệm đẹp của tôi với ông...

9 tháng 4 2017

1. Mở bài

- Trong cuộc sống, mấy ai là không một lần gặp thất bại, Nhưng có người bị vấp ngã, bị thất bại đã chán nản, bỏ cuộc; có người lại biết đứng dậy, bước tiếp và thành công.

- Giới thiệu và nêu ý nghĩa câu tục ngữ “Thất bại là mẹ của thanh công”-, câu tục ngữ là lời đúc kết kinh nghiệm của nhân dân ta từ thực tếcuộc sống, đồng thời là lời khuyên hữu ích cho mỗi người trong cuộc sống.

2. Thân bài

- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: câu tục ngữ khẳng định những sai lầm, thất bại chính là nguyên nhân dẫn đến thành công tiếp theo của con người.

- Khẳng định tính chất đúng đắn và giải thích tại sao đúng?

+ Vì mỗi người để đạt đến một mục đích nào đó trong cuộc sống thì luôn phải trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn khởi đầu thường rất khó khăn.

+ Vì trong cuộc sống không phải lúc nào con người cũng gặp những thuận lợi, êm xuôi.

+ Vì sau một lần vấp ngã hay thất bại, ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân (nguyên nhân thất bại, làm thế nào để tránh thất bại. ).

- Chứng minh (bằng dẫn chứng trong thực tế hoặc sách báo): đứa trẻ tập đi dễ bị vấp ngã; lần đầu tiên tập bơi hoặc chơi một môn thể thao dễ lúng túng, không thành công; những nhà khoa học, nhà kinh tế lớn trên thế giới cũng đã that bại nhiều lần mới có thể thành công và nổi tiếng.

- Bàn luận, mở rộng:

+ Phê phán những người tự ti, thiếu lạc quan, dễ chán nản trong cuộc sống.

+ Yếu tố quan trọng để thành công sau thất bại: sự tự nhận thức và ý thức cao của con người; ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống; lòng kiên trì, can đảm đối mặt với thử thách và chiến tháng nỗi sợ hãi của chính mình.

3. Kết bài

- Tóm lại về ý nghĩa của câu tục ngữ.

- Bài học kinh nghiệm cho bản thân.

9 tháng 4 2017


_ Tham khảo dàn ý nhs _

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ thất bại là mẹ thành công”
Trong cuộc sống mỗi chúng ta có ai chưa từng thất bại. những thất bạn dù nhỏ hay lớn đều có một tác động rất lớn đến mỗi con người. có người đã không thể tự đứng lên sau vấp ngã. Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ phải bỏ cuộc, thất bạn là gi mà đã làm bao người chán nản. vậy để có những thành công đó hay vượt qua những thất bại ấy ta phải làm những gi?. Để khuyên chúng ta có động lực sau những lần thất bại để có được những thành công ông bà ta đã có câu “ thất bại là mẹ thành công”. Chúng ta cùng đi tìm hiểu câu tục ngữ này.

II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ thất bại là mẹ thành công”
* Nghĩa đen

- Thất bại là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống. là những công việc ta vạch định không đạt được kết quả như mong muốn.
- Thành công là đạt dược những kết quả đạt được theo ý ta muốn, và công việc đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc.
- Mẹ: mẹ là người đã sinh ra, đã tạo nên con, vậy để có những thành công cần phải có thất bại.
* Nghĩa bóng câu tục ngữ “ thất bại là mẹ thành công”
Mỗi người chúng ta ai cũng từng trải qua thất bại một lần. vượt qua thất bại như thế nào mới là cách tốt, nhưng thất bại thường có hai loại người và hai phản ứng khác nhau:
- Có người bỏ cuộc như một con chim trúng tên thì tất yếu phải sợ cung
- Có những người quyết tâm để đạt được thành công. Khi thất bại họ đem vấn đề ra mổ xẻ, phân tích, tìm nguyên nhân để tiếp tục công việc của mình. Và đó là những người có những kinh nghiệm lớn, thành công lớn.
2. Tại sao “ thất bại là mẹ thành công”?
- Sự mâu thuẫn của câu nói, “ thành công” hoàn toàn trái ngược với “ thất bại”.
- Nguyên nhân: vì sau khi mỗi lần thất bại ta sẽ tìm được nguyên nhân dẫn đến sai sót của công việc, giúp ta có kinh nghiệm và giúp ta tránh được những sai lầm và bước tiếp đến thành công.
3. Tác động của thất bại
- Đối với người dễ nản chí
- Đối với người có ý chí
- Dẫn chứng:
+ lúc nhỏ ta tập xe, sau mỗi lần té đau là ta sẽ biết đi
+ nhà bác học Edison đã thất bại hang ngàn lần trước khi ông sang tạo ra chiếc bóng đèn.

III. Kết bài
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
- Từ những phân tích rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

5 tháng 8 2019

mik cần gấp lắm các bạn nhanh lên nhé cám ơn

8 tháng 9 2020

em tham khảo tại link sau nhé :

https://olm.vn/hoi-dap/detail/261523620335.html

11 tháng 3 2021

Trong tất cả các môn học em thích nhất là môn Âm nhạc. Môn học này là một môn học thú vị và mang lại nhiều cảm hứng cho em nhất. Sau những giờ học căng thẳng như Toán hay Ngữ văn em có thể được thư giãn bằng các bài hát trong tiết Âm nhạc. Những bài hát em được học thực sự rất hay và ý nghĩa biết bao. Chúng không chỉ nói về tình yêu quê hương, về tình bạn mà dường như chúng còn đưa em đến những chân trời mớinhững khoảng trời thơ mộng của tuổi học trò.  Mỗi khi cả lớp cùng hát và cùng vỗ tay theo nhịp điệu của bài hát, em cảm thấy như được hòa làm một cùng những người bạn thân yêu của mình. Dù sau này có lớn lên và trở thành một con người khác em cũng sẽ không bao giờ quên những bài hát ý nghĩa này. Chúng chính là một trong những kí ức đẹp nhất của tuổi học trò của em.

11 tháng 3 2021

bằng tiếng anh hả

1 tháng 3 2021

Em được ông nội dẫn ra đồng, đây là lần đầu tiên em được ngắm nhìn cánh đồng quê hương mình sau mấy năm xa cách. Cánh đồng mênh mông, mang một màu xanh mướt tựa tấm lụa đào, trải dài tít tắp tới phía cuối chân trời. Bao chị cò trắng cần mẫn kiếm mồi, mấy chú chim chích cũng tranh thủ làm tổ trên những khóm lúa của đồng quê. Mấy bác nông dân đang hăng say lao động sản xuất, người tranh thủ nhổ cỏ dại cho ruộng lúa, người bón thêm đạm cho lúa kịp trổ bông đúng thời. Ánh vàng của chiều hoàng hôn buông xuống tô lên vẻ đẹp của cảnh vật. Ôi! Đẹp quá! Cánh đồng làng quê của tôi.

1 tháng 3 2021

Quê hương em khi mùa xuân về thật đẹp. Khi những chiếc lá già lìa cành, nhường chỗ cho những mầm non mới và tiết trời se lạnh của mùa đông cũng đã nhường chỗ cho tiết trời ấm áp, thì đó cũng là dấu hiệu của mùa xuân đã tới. Mùa xuân! Mùa xuân trên quê hương thật là đẹp. Những mầm non trên cây đang nhú lên để thay thế cho thế hệ trước. Những bông hoa đào, hoa mai dịp Tết đến cũng như muốn khoe mình trong chiếc áo mà vàng, màu đỏ. Những cánh đồng lúa còn đang thì con gái, thơm mùi hương của lúa ngậm đòng, trông như một dải lụa màu xanh kéo dài tới tận chân trời. Dòng sông mùa xuân cũng tràn đầy sức sống. Ôi chao! Dòng sông mới điệu làm sao, trong một ngày mà ba lần thay áo.  Những chị ong, bướm chăm chỉ đi tìm những thứ mật ngọt nhất của hoa. Khung cảnh mùa xuân trên quê hương em thật đẹp 

9 tháng 4 2021

câu ghép có dấu hiệu là có dấu phẩy , có các từ nối hoặc cặp từ nối , còn câu có cụm C-V là gì vậy hay là chủ ngữ và vị ngữ ạ ? Chúc bạn học giỏi

9 tháng 4 2021

mk ngu nhất phần này lun á ! hok ko hỉu j lun!!

Giản dị là một đức tính, một phẩm chất cao đẹp mà mỗi chúng ta nên có. Giản dị, với mỗi người, thường thể hiện ở lời nói, ở việc làm, thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với người xung quanh. Nó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta.

1 tháng 4 2021
câu1 đức tính giản dị của bác Hồ tác giả Phạm Văn Đồng văn bản ra đời trong hoàn cảnh: suốt mấy chục năm ông đc sống và làm việc cùng bác, vì vậy ông đã viết nhiều bài và sách về chủ tịch HCM bằng sự hiểu biết tường tận kính yêu chân thành của mình. Đức tính giản dị của bác Hồ là 1 trong số đó. văn bản được trích từ bài diễn văn: chủ tịch HCM tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại.câu2: phương thức nghị luận chứng minh. bố cục: phần 1 từ đầu đến tuyệt đẹp( giới thiệu đức tính giản dị của bác) phần 2 còn lại( chứng minh đức tính giản dị của bác)
1 tháng 3 2021

1) Tôi thích nhất cánh đồng lúa ngày mùa. (2) Bát ngát vàng. (3) Hạt lúa vàng mẩy. (4) Chiếc nón loáng nắng vàng tươi. (5) Bầu trời cũng vì phản chiếu cánh đồng mà vàng rực...(6) Lúc ấy, thật khó nói hết niềm vui rạng rỡ trên khuôn mặt người quê tôi vì một vụ mùa bội thu đã tới.
Câu đặc biệt: Câu (2)
Câu rút gọn: Câu (6)

Chiều xuân! Một chiều xuân trên quê hương Quảng Bình yêu dấu. Đẹp biết bao những cánh đào thắm nở, cánh mai vàng khoe sắc trên mỗi ngõ phố, con đường. Tiếng cười nói rộn rã của trẻ em và tiếng hỏi thăm nhau, lời chúc nhau may mắn thành công trong năm mới phấn khởi, rộn ràng. Trên những hàng cây xanh, búp non của chồi xuân hé nở, lộc xuân căng tràn trên từng cảnh vật. Chiều xuân. Mưa bụi bay bay phảng phất trong gió nhẹ, giọt mưa vương trên cánh đào mỏng manh, vương trên mái tóc của cô gái tuổi xuân thì. Chiều xuân. Đẹp quá. Yêu biết bao nhiêu xuân trên quê hương mình.

Câu đặc biệt:

- Chiều xuân.

- Đẹp quá.

Câu rút gọn:

- Đẹp biết bao những cánh đào thắm nở, cánh mai vàng khoe sắc trên mỗi ngõ phố, con đường

Nguồn: https://vndoc.com/viet-doan-van-ngan-khoang-5-7-cau-ta-canh-que-huong-trong-do-co-mot-vai-cau-dac-biet-163425 (Bài văn số 1)

#ht