K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm "lận đận" với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: "Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học". Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: "Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo....". Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

14 tháng 3 2019

khong chep tren mang nha moi nguoi

22 tháng 3 2019

Em chưa một lần được đến thăm đảo Cô Tô. Nhưng qua bài viết của nhà văn Nguyễn Tuân, và lời giới thiệu sinh động của thầy, cô giáo, Cô Tô hiện ra trước mắt em.

Không rõ nhà văn Nguyễn Tuân đã thăm đảo mấy ngày, bài Cô Tô trích trong sách ngữ văn lớp sáu là ngày thứ năm và ngày thứ sáu ông ở đảo. Đó là những ngày vừa qua cơn dông tố. Cảnh vật và sự sống như bừng lên, trong sáng, cây cối trên núi đảo xanh mướt như để thi mày sắc với biển. Nước biển màu xanh lam lẫn từng đợt sóng vào bãi cát vàng. Theo nhà văn thì những ngày động biển cá sẽ vắng mặt biệt tích nhưng sau đó thì những mẻ lưới lại nặng thêm, ông kể việc đi tham quan của mình để giới thiệu rằng Cô Tô có cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam và nếu trèo lên góc đồi thì nhìn ra bao la Thái Bình Dương, bốn phương tám hướng.

Thật là đẹp cái nắng ở Cô Tô. Nắng soi vào người chiếu ánh trắng lên trên hàm răng. Nắng làm nổi gân cái buồm cánh dơi, nhuộm tươi lại lá buồm nâu cũ. Nhà thơ dùng lối văn miêu tả so sánh vừa lạ vừa sống động: Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tâm kính lau hết bụi.Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết…Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới…, vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể, sáng dần lên cái chất bạc nén. Tiếp đến ông quan sát và tả lại màu nước biển của Cô Tô. Đó là một màu xanh luôn biến đổi, mà các dạng màu xanh này phải tìm ở vốn tự vị mới hết được.

Màu xanh như lá chuối non, như là chuối già? Xanh như mùa thu ngả “Cốm vòng”. Cái màu xanh “Cốm vòng” thì chỉ ai sống ở Hà Nội mới hình dung nổi các màu xanh của hạt lúa nếp non, người ta đem làm cốm, già lẫn với một ít lá cau non nên thấy màu xanh non tơ trông ngon mắt vô cùng.

Để cho màu xanh của nước biển thay hình đổi dạng, màu xanh của cỏ cây, núi đồi, không thể đủ phô diễn nhà văn phải so sánh, ví von như màu xanh của áo thư sinh Kim Trọng, Tư mã Giang Châu… Và ông vẫn chưa thỏa mãn với những màu xanh ấy mà còn nói: “màu xanh nước biển chiều nay như trang sử của loài người “ nghĩa là như thân tre khi người ta dùng nó để viết… có những màu xanh chỉ miêu ta do cảm quan của nhà văn làm em không hiểu nổi ví như “màu xanh dầu xăng của những người thiếu quê hương”.

Cuối cùng nhà văn cũng phải phàn nàn, “chữ nghĩa không thể nào tuôn ra kịp bởi màu sáng cứ kế tiếp đối mới cái màu xanh của bể”. Một màu xanh màu ngọc bích, màu xanh của niềm hy vọng.'.. Cái màu xanh đã khai thác đến cùng mà vẫn chưa đủ để tả màu xanh nước biến… Nhà văn đành dừng lại chuyển sang miêu tả mặt trời rọi lên vào ngày thứ sáu thăm đảo.

Nhà văn rình mặt trời mọc lên. Trước hết là chân trời, ngấn bể sạch như lau tâm kính bụi, từ ở đấy mặt trời trồi dần lên mặt nước? “Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”.

Cả môt bầu trời, một chân trời được nhà văn vẽ lên trên giấy: “Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên mâm bạc đường kính rộng cả bằng một cái chân trời màu ngọc trai nước biển, ửng hồng”.

Sức tưởng tượng của nhà văn vượt ra khỏi tầm nhìn trở lại trong tâm linh đề minh họa cái bầu trời một buổi sáng kia: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”.

Và nhà văn bỗng gặp cả một cảnh kỳ thú tìm thấy từ trong ngữ của minh hòa vào với thiên nhiên trước mắt. “Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dẩn lên các chất bạc nến. Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh”.

Vài chiếc nhạn ấy với con hải âu bay ngang đã khảm vào bầu trời một cảnh đẹp trác tuyệt của đảo Cô Tô…

Có một mảnh đất của Tổ quốc như vậy làm sao mà không mến yêu cho được.

Trên đây mới chỉ là bức tranh thiên nhiên rộng lớn. Còn phần con người trên đảo , họ cũng sống dày dạn, cứng cởi làm sao! Cảnh tượng con người xoay quanh cái giếng nước ngọt cùng đã nói lên một phần cái vất cả phải lao động, nước ngọt theo người ra khơi, dự trữ vào thùng gỗ, những cóng, những ang gốm màu da lươn… có nước ấy các bà mẹ mới yên tâm địu con vẫy tay chào thuyền ra khơi.

Thiên nhiên dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân thật tươi đẹp, thật khó để em nói hết được cảm xúc của mình

Thiên nhiên dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân thật tươi đẹp, thật khó để em nói hết được cảm xúc của mình. Em chỉ muốn nói như nhà thơ nào đó đã nói, đại khái là:

“Một góc trời nào, Tổ quốc cũng là tranh”.

23 tháng 1 2018

Câu 1:-Bác Hồ như một vị Cha già của dân tộc

_Những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh trong bài "Bài học đường đời đầu tiên"

+Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lìa qua.

+Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạm như hai lưỡi liềm máy đang làm việc.

+Cái chàng Dế Choắt, người gầy và dài lêu nghêu  như một gã nghiện thuốc phiện.

+Chú mày hôi như cú mèo.

+ Mỏ cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.

_Những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh trong bài "Sông nước Cà Mau" 
+Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.

+Dòng sông Năm Căn, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

+Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng

+Thuyền xuôi giữa dòng sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

+Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của xóm chợ ... như ... thuyền lưới , thuyền buôn dập dềnh trên sóng.

+Những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực trên như những khu phố nổi.

Câu 3 bạn tự làm nhé

nhớ k cho mình nhé

17 tháng 1 2018

Ông ngoại em là người mà em yêu mến nhất. Ông rất gần gũi và chăm nom trong cả quãng đời thơ ấu.

Ông em năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông có vóc người gầy gầy, nhưng đi lại vẫn còn nhanh nhẹn. Hằng ngày ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám trông rất sạch sẽ. Khi đi đâu thì ông mặc quần tây áo sơ mi. Khuôn mặt ông gầy gầy, xương xương vì ông phải trải qua bao nhọc nhằn, vất vả. Tóc ông bạc gần hết, chải ngược ra sau để lộ vầng trán cao cao, hằn in nhiều nhằn. Đôi mắt ông còn rất sáng. Mỗi tối ông thường xem ti vi, chương trình thời sự. Răng ông đã rụng mấy cái làm cho cái miệng ông móm mém. Đôi bàn tay xương xương và rám nắng của ông minh chứng một điều ông đã phải trải qua những tháng ngày vất vả để nuôi con cháu. Thế nhưng, hiện giờ đôi bàn tay ấy vẫn còn nhanh nhẹn. Mỗi buổi chiều ông thường xách nước tưới cây kiểng và chăm sóc cây, đó là một thói quen mà ông không thế bỏ được. Vườn cây của ông mùa nào quả nấy. Mỗi lần về thăm ngoại, chúng em tha hồ hái ăn mà không hề bị rầy la. Ông em luôn qua tâm đến con, cháu. Ông nhắc nhở từng li, từng tí, ông dạy chúng em biết yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh. Ông đối xử tốt với những người trong xóm nên ai cũng quý ông.

Thương ông, em mong ông khỏe mạnh sống thật lâu. Ông như bóng mát của cây đa để cho con cháu làm chỗ dựa và phấn đấu vươn lên trong học tập và trong cuộc sống.


17 tháng 1 2018

Nhạc, hoạ, văn thơ... đều ca ngợi lòng mẹ. Với em, mẹ là tất cả bầu trời, là hơi thở ấm áp, là tình thương yêu vô bến bờ nuôi em lớn khôn.

Mẹ em đã tứ tuần. Dáng mẹ gầy gầy, nhỏ nhắn với mái tóc cắt ngắn gọn gàng. Tóc mẹ xoăn tự nhiên nên ngọn tóc uốn cong, úp sát vào gáy, từng lọn tóc bồng bềnh rũ hai bên má rất xinh. Khuôn mặt mẹ thon thon, mắt to và mơ màng, hơi buồn buồn. Tia mắt mẹ sáng long lanh khi mẹ cười, trầm tĩnh, phân vân khi mẹ có điều lo nghĩ. Với vẻ mặt điềm đạm, vững tin đầy nghị lực, mẹ quán xuyến mọi việc trong nhà,âu yếm, dịu dàng chăm sóc các con. Mẹ em làm việc gì cũng nhanh gọn, phong thái ung dung, vẻ ung dung ấy truyền sang các con nên chúng em quen việc, tự chủ trong học tập và càng vững vàng, vui vẻ hơn khi có mẹ bên cạnh.

Quanh năm suốt tháng mẹ chỉ thích ở nhà làm việc. Ngoài giờ làm việc ởcông sở, mẹ chăm lo việc nhà, nấu cơm nóng canh sốt cho bố con em. Rỗi rảnh một tí, mẹ đọc sách báo, trồng hoa hoặc cắt may. Mẹ lúc nào cũng gọn gàng trong bộ đồ màu xanh nhạt. Đi làm hoặc đi phố, mẹ mặc đồ âu đàng hoàng, lịch sự. Em thích ngắm mẹ lúc mẹ đi dự tiệc cưới. Lúc ấy mẹ mặc áo dài, trang điểm rất đẹp.

Mẹ em đảm đang việc nhà, hiền hậu và cư xử khéo léo với hàng xóm láng giềng. Với bố em, mẹ ân cần chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, đằm thắm, nhỏ nhẹ trong lời ăn, tiếng nói. Với các con, mẹ nghiêm khắc dạy dỗ và âu yếm ngọt dịu khuyên răn. Em tự hào vì mẹ em giỏi giang và xinh đẹp nhất nhà ngoại.

Ngoài việc kèm dạy cho chúng em, mẹ còn truyền đạt cho các con tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu đất nước qua tình làng nghĩa xóm, qua những điệu ru ca dao, qua thơ ca đầy sức thuyết phục, cuốn hút. Em tự hứa cố gắng chăm học, học giỏi để trưởng thành vững vàng như hoài bão của mẹ nuôi dạy, bảo ban.

11 tháng 12 2017

gay từ khi em cất tiếng khóc cháo đời, mẹ là người đầu tiên cho em dòng sữa ngọt ngào. Rồi cho em lớn lên trong vòng tay mẹ. Mẹ nâng đỡ, dìu dắt dạy dỗ và từng ngày mong em khôn lớn. Hình ảnh mẹ luôn gắn chặt với từng bữa ăn, giấc ngủ và choán hết mọi suy nghĩ trong tuổi thơ đầy thơ mộng của em. Nhưng có lẽ đậm nhất, sâu nhất trong tâm trí em, khiến em không bao giờ quên được là hình ảnh mẹ chăm sóc em những ngày em đau ốm.

Hôm đó, em đi học về bị mắc mưa ướt hết. Đến nửa đê, cơn sốt ập đến. Nhà chỉ có hai mẹ con vì bố em đang đi công tác xa. Mẹ lo lắm, thức suốt đêm canh chừng bên em. Cơn sốt quái ác thật. Trán em nóng bừng bừng mà chân tay thì lạnh run. Cái lạnh như từ xương tủy tỏa ra khiến em run cầm cập: "- Mẹ ơi! Con rét lắm! Mẹ đắp chăn cho con! Mẹ ghì chặt em vào lòng, an ủi - Mẹ biết rồi, con cảm lạnh đấy mà! Cứ bình tĩnh đấy nhé! Mẹ sẽ đuổi cơn sốt đi ngay!".

Mẹ đặt em nằm ngay ngắn rồi đi lấy thuốc. Viên thuốc hạ sốt sủi bọt tan rất nhanh trong cốc nước. Mẹ nhẹ nhàng nâng đầu em lên, ghé cốc vào miệng em, dỗ dành: "Nào! Con gái yêu của mẹ, hãy uống một hơi cho hết cốc nước này, sau đó ngủ một giấc, tỉnh dậy là khỏi thôi".

Vâng lời mẹ, uống thuốc xong em cố nhắm mắt nhưng đầu óc cứ căng lên, khó chịu. Mẹ dập nước mát vào chiếc khăn bông, đắp lên trán cho em. Mẹ nhẹ nhàng xoa dầu nóng vào trán, vào ngực, vào hai bàn tay, bàn chân em... Bàn tay mẹ ram ráp, cồm cộm, không nhẵn nhịu, mịn màng. Em hiểu đó là dấu ấn của những người lao động nặng nhọc, một nắng hai sương của mẹ. Mẹ đã hi sinh tất cả cho em. Mẹ chẳng kể sắc đẹp bị tàn phai, chẳng kể những tháng ngày quần quật. Vì em, mẹ chấp nhận thiệt thòi, thiếu thốn. Mẹ vui với niềm vui của em, buồn với nỗi buồn của em và đau xót, xót xa mỗi khi thấy em đau ốm. Ngồi bên em, tiếng suýt xoa của mẹ cứ văng vẳng bên tai em: "Khổ thân con tôi! Sốt cao thế này thì rồi lại gầy rộc đi thôi!" Tự nhiên, nước mắt em ứa ra cay xót. "Mẹ ơi, con thương mẹ quả, mẹ là ánh sáng, là mặt trời của con". Em vòng tay ôm ngang lưng mẹ rồi thiếp đi lúc nào không biết.

Sau ba ngày, những cơn sốt thưa dần, em thấy tỉnh táo hơn. Mẹ vẫn ngồi đấy, vẫn cái ghê đẩu kê sát cạnh gường. Hình như trong mấy ngày qua mẹ đã không rời em bất cứ lúc nào. Em nhìn mẹ. Mẹ đang thiếp đi trong giấc ngủ vội vàng. Trông mẹ thật phờ phạc, mệt mỏi vì thiếu ngủ. Mẹ gầy rộc đi nhanh chóng. Bàn tay mẹ vẫn nắm chặt tay em. Rồi mẹ choàng tỉnh khi thấy em trở mình nhè nhẹ. Nụ cười mẹ lại nở trên môi. Những lời nói dịu dàng, ấm áp như muốn đưa em vào giấc ngủ. Trong mắt em, em thấy mẹ đẹp quá. Em tự hào vì có mẹ, nhưng em lại thấy thương mẹ vô cùng. Mẹ đã vì em mà phải chịu nhiều vất vả, tình mẹ thật vô bờ bến, dâng tràn như biển cả mênh mông không bao giờ cạn. Trong những ngày ốm đau này, em mới hiểu rõ hơn, thấm thía hơn về tình mẫu tử, về câu ca mẹ thường rau ngày nào:

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chạy ra".

11 tháng 12 2017

Tôi là đứa trẻ không hay ốm yếu. Do được thừa hưởng sức khoẻ của cha mà tôi chả quan lắm. Hôm đó đi học, mẹ dặn tôi mang áo mưa theo vì đài đã dự báo. Nhưng vì thấy trời nắng to nên tôi không mang theo nữa. Thế rồi chiều về, mây đen ở đâu ùn ùn kéo đến, vần vũ khắp bầu trời. Cơn mưa đến thật mau. Mưa! Mưa xối xả. Mưa ào ào như trút nước... Không có áo mưa mà trời cũng sắp tối, tôi để đầu trần ù chạy về nhà. Về đến nơi tôi ướt như chuột lột. Mẹ nhìn tôi đầy lo lắng.

Đêm hôm đó, tội bắt đầu bị sốt. Nhiệt độ tăng cao, đầu óc choáng váng. Tôi mê man bất tỉnh. Bố mẹ tôi lo lắng, vội vàng tìm cách hạ nhiệt. Nằm trên giường, tôi nghe thấy từng bước chân của mẹ, bóng mẹ chạy đổ nghiêng trên tường, thoắt trông thấy, thoắt biến mất. Mẹ ngồi bên tôi, bàn tay ấm áp xoa nhẹ trên lưng, âu yếm vuốt tóc rồi má tôi. Cái trán nóng bừng được mẹ chườm bằng chiếc khăn lạnh. Chốc chốc, mẹ lại lật khăn rồi đặt nhẹ lên trán. Tôi miên man trong giấc ngủ nhưng dường như vẫn thấy rõ đôi mắt mẹ nhìn tôi. Đôi mắt mẹ nhìn trìu mến, xót thương, long lanh những giọt nước .Từng nhịp thở thổn thức, tôi cảm nhận được sự lo lắng trong lòng mẹ. Mỗi khi tôi trở mình mẹ lại nhè nhẹ vỗ về, kéo chăn lên đắp cho tôi. Thỉnh thoảng, mẹ lại sờ lên trán. Thấy nhiệt độ giảm, mẹ cũng hơi yên lòng....Cứ thế, mẹ ngồi bên tôi suốt đêm, không ngủ.

... Sáng hôm sau, trời đã tạnh mưa tự bao giờ. Mấy chú chim chào mào hót líu lo chào đón ngày mới. Những tia nắng đầu tiên lách mình qua khe cửa vào phòng, đến bên giường giúp tôi tỉnh giấc. Vì có mẹ ngồi bên nên tôi vững tâm mà ngủ rất ngon lành. Tôi cựa mình, thấy trong người đã khá hơn hôm qua rất nhiều. Vừa tỉnh dậy việc đầu tiên là tôi đưa mắt tìm mẹ. Sao không thấy mẹ đâu cả. Tôi vội vàng ngồi dậy. Ôi, mẹ! Người mẹ kính yêu của tôi. Chắc vì đã quá mệt nên mẹ nằm ngủ thiếp đi bên tôi. Lúc này nhìn mẹ, tôi chi thấy thật tội nghiệp và thương mẹ biết bao. Mái tóc dài, đen mượt dường như xơ xác. Đôi mắt thâm quầng lại vì thức khuya. Phía đuôi mắt đã xuất hiện những nếp nhăn, dấu hiệu sự tàn phá của thời gian. Nhất là đôi tay mẹ. Trước đây, đó là một bàn tay mềm mại, trắng trẻo nhưng giờ đây, sự vất vả đã làm cho bàn tay mẹ gầy guộc, thô ráp và có những vêt chai. Điều ai cũng thấy này tại sao hôm nay tôi mới đê ý. Tôi thật là đứa con vô tâm, bất hiếu. Tôi hiển nhiên nhận tình yêu của mẹ nhưng ích kỉ chỉ nghĩ cho bản thân. Mẹ đã bắt đầu già đi mà tôi không hề hay biết. Và dường như qua một đêm thức trắng càng làm cho mẹ tôi già đi nhiều.

Đang suy nghĩ miên man thì chợt bố tôi mở cửa bước vào phòng. Bố mỉm cười chào tôi ngày mới. Vừa lúc, mẹ cũng choàng tỉnh dậy. Thấy tôi, mẹ vội vàng đặt tay lên trán, nhìn tôi một lượt vẻ mặt lo lắng, căng thẳng. Hai bố con tôi nhìn mẹ rồi nhìn nhau cùng cười. Lúc đó, mẹ mới thấy nhẹ nhõm trong lòng. Nhưng nụ cười của mẹ thật mệt mỏi. Không để ý đến bản thân, mẹ lại chạy ngay xuống nhà nấu cháo cho tôi. Bát cháo nóng của mẹ là liều thuốc vô cùng hiệu nghiệm. Nó không phải là thuốc bình thường mà là liều thuốc của tình thương yêu. Nó giúp tôi hết sốt và còn hơn thế, nó giúp tôi nhận ra được nhiều điều, hiểu thêm về lòng mẹ. Lòng mẹ thật bao la như biển Thái Bình...

Không phải chỉ khi ốm đau mẹ mới dành tình yêu cho tôi, ở bên cạnh tôi chăm sóc, Mẹ đã ở bên từ bao giờ mà tôi vô tâm không hiểu bởi tình yêu của mẹ không vô hình mà hiển hiện ngay trước mắt. “Mẹ kính yêu của con. Nay con đã hiểu rồi mẹ ạ”.

9 tháng 3 2017

Dàn ý khái quát cho cả ba trường hợp như sau:

1. Mở bài:

- Dẫn dắt người đọc vào tình huống (lúc em ốm, khi em mắc lỗi,…).

- Cảm nhận chung của em về hình ảnh của mẹ hoặc cha lúc ấy.

2. Thân bài:

- Miêu tả lại chân dung của mẹ hoặc cha lúc ấy.

+ Vẻ mặt

+ Dáng điệu

+ Lời nói

+ Hành động

- Tả lại thái độ, cách ứng xử của mẹ hoặc cha lúc ấy (lo lắng, yêu thương, hạnh phúc, vui mừng, giận dữ,…).

3. Kết bài:

- Qua những lần như thế, em cảm nhận đước thêm những điều gì về cha hoặc mẹ.

- Tự đó em suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân.

Bài làm

“Mẹ kính yêu của con. Người ta vẫn bảo có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Nhưng qua trận ốm vừa rồi, con đã hiểu hơn về lòng mẹ. Cảm nhận được đầy đủ nhất tình yêu sâu sắc của mẹ dành cho con….”. Đó là những dòng tâm sự trong cuốn nhật kí mà tôi gửi đến người mẹ kính yêu. Thay cho lời cảm ơn, tôi muốn nói “con yêu mẹ”.

Tôi là đứa trẻ không hay ốm yếu. Do được thừa hưởng sức khỏe của cha mà tôi chủ quan lắm. Hôm đó đi học, mẹ dặn tôi mang áo mưa theo vì đài đã dự báo. Nhưng vì thấy trời nắng to nên tôi không mang theo nữa. Thế rồi chiều về, mây đen ở đâu ùn ùn kéo tới, vần vũ khắp bầu trời. Cơn mưa đến thật mau. Mưa, mưa xối xả. Mưa ào ào như trút nước…Không có áo mưa mà trời cũng sắp tối, tôi để đầu trần ù chạy về nhà. Về đến nơi tôi ướt như chuột lột. Mẹ nhìn tôi đầy lo lắng.

Đêm hôm đó, tôi bắt đầu bị sốt. nhiệt độ tăng cao, đầu óc choáng váng. Tôi mê man bất tỉnh. Bố mẹ tôi lo lắng, vội vàng tìm cách hạ nhiệt. Nằm trên giường, tôi nghe thấy từng bước chân của mẹ, bóng mẹ chạy đổ nghiêng trên tường, thoắt trông thấy thoắt biến mất. mẹ ngồi bên tôi, bàn tay ấm áp xoa nhẹ trên lưng, âu yếm vuốt tóc rồi má tôi. Cái trán nóng bừng được mẹ chườm bằng chiếc khăn lạnh. Chốc chốc, mẹ lại lật khăn rồi đặt nhẹ lên trán. Tôi miên man trong giấc ngủ nhưng dường như vẫn nhìn thấy đôi mắt mẹ nhìn tôi. Đôi mắt mẹ nhìn trìu mến, xót thương, long lanh những giọt nước. Từng nhịp thở thổn thức, tôi cảm nhận được sự lo lắng trong lòng mẹ. Mỗi khi tôi trở mình mẹ lại nhè nhẹ vỗ về, kéo chăn lên đắp cho tôi. Thỉnh thoảng, mẹ lại sờ trán. Thấy nhiệt độ giảm, mẹ cũng hơi yên lòng…Cứ thế, mẹ ngồi bên tôi suốt đêm, không ngủ.

…Sáng hôm sau, trời đã tạnh mưa tự bao giờ. Mấy chú chim chào mào hót líu lo chào đón ngày mới. Những tia nắng đầu tiên lách mình qua khe cửa vào phòng, đến bên giường giúp tôi tỉnh giấc. Vì có mẹ ngồi bên nên tôi vững tâm mà ngủ rất ngon lành. Tôi cựa mình, thấy trong người đã khá hơn hôm qua rất nhiều. Vừa tỉnh dậy việc đầu tiên là tôi đưa mắt tìm mẹ. Sao không thấy mẹ đâu cả. Tôi vội vàng ngồi dậy. Ôi, mẹ! Người mẹ kính yêu của tôi. Chắc vì đã quá mệt nên mẹ nằm ngủ thiếp bên tôi. Lúc này nhìn mẹ, tôi chỉ thấy thật tội nghiệp và thương mẹ biết bao. Mái tóc dài, đen mượt dường như xơ xác. Đôi mắt thâm quầng lại vì thức khuya. Phía đuôi mắt đã xuất hiện những nếp nhăn, dấu hiệu của sự tàn phá của thời gian. Nhất là đôi tay mẹ. Trước đây, đó là một bàn tay mềm mại, trắng trẻo nhưng giờ đây, sự vất vả đã làm cho bàn tay mẹ gầy guộc, thô ráp và có những vết chai. Điều ai cũng thấy này tại sao hôm nay tôi mới để ý. Tôi thật là một đứa con vô tâm, bất hiếu. Tôi hiển nhiên nhận tình yêu của mẹ nhưng ích kỉ chỉ nghĩ cho bản thân. Mẹ đã bắt đầu già đi mà tôi không hề hay biết. và dường như qua một đêm thức trắng cũng làm cho mẹ tôi già đi nhiều.

Đang suy nghĩ miên man thì chợt bố tôi mở cửa phòng bước vào. Bố mỉm cười chào tôi ngày mới. Vừa lúc mẹ cũng choàng tỉnh dậy. Thấy tôi, mẹ vội vàng đặt tay lên trán, nhìn tôi một lượt vẻ mặt lo lắng, căng thẳng. Hai bố con tôi nhìn mẹ rồi nhìn nhau cười. Lúc đó mẹ mới thấy nhẹ nhõm trong lòng. Nhưng nụ cười của mẹ thật mệt mỏi. Không để ý tới bản thân, mẹ lại chạy ngay xuống nhà nấu cháo cho tôi. Bát cháo nóng của mẹ là liều thuốc vô cùng hiệu nghiệm, không phải liều thuốc bình thường mà là liều thuốc tình thương yêu. Nó giúp tôi hết sốt và còn hơn thế nó giúp tôi nhận ra bao điều, hiểu thêm về lòng mẹ. Lòng mẹ thật bao la như biển thái bình…

Không phải chỉ khi ốm đau mẹ mới dành tình yêu cho tôi, ở bên cạnh tôi chăm sóc. Mẹ đã ở bên từ bao giờ mà tôi vô tâm không hiểu bởi tình yêu thương của mẹ không vô hình mà hiển hiện ngay trước mắt. “Mẹ kính yêu của con, nay con đã hiểu rồi mẹ ạ.”

10 tháng 3 2017

“Mẹ kính yêu của con. Người ta vẫn bảo có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Nhưng qua trận ốm vừa rồi, con đã hiểu hơn về lòng mẹ. Cảm nhận được đầy đủ nhất tình yêu sâu sắc của mẹ dành cho con….”. Đó là những dòng tâm sự trong cuốn nhật kí mà tôi gửi đến người mẹ kính yêu. Thay cho lời cảm ơn, tôi muốn nói “con yêu mẹ”.
Tôi là đứa trẻ không hay ốm yếu. Do được thừa hưởng sức khỏe của cha mà tôi chủ quan lắm. Hôm đó đi học, mẹ dặn tôi mang áo mưa theo vì đài đã dự báo. Nhưng vì thấy trời nắng to nên tôi không mang theo nữa. Thế rồi chiều về, mây đen ở đâu ùn ùn kéo tới, vần vũ khắp bầu trời. Cơn mưa đến thật mau. Mưa, mưa xối xả. Mưa ào ào như trút nước…Không có áo mưa mà trời cũng sắp tối, tôi để đầu trần ù chạy về nhà. Về đến nơi tôi ướt như chuột lột. Mẹ nhìn tôi đầy lo lắng.
Đêm hôm đó, tôi bắt đầu bị sốt. nhiệt độ tăng cao, đầu óc choáng váng. Tôi mê man bất tỉnh. Bố mẹ tôi lo lắng, vội vàng tìm cách hạ nhiệt. Nằm trên giường, tôi nghe thấy từng bước chân của mẹ, bóng mẹ chạy đổ nghiêng trên tường, thoắt trông thấy thoắt biến mất. mẹ ngồi bên tôi, bàn tay ấm áp xoa nhẹ trên lưng, âu yếm vuốt tóc rồi má tôi. Cái trán nóng bừng được mẹ chườm bằng chiếc khăn lạnh. Chốc chốc, mẹ lại lật khăn rồi đặt nhẹ lên trán. Tôi miên man trong giấc ngủ nhưng dường như vẫn nhìn thấy đôi mắt mẹ nhìn tôi. Đôi mắt mẹ nhìn trìu mến, xót thương, long lanh những giọt nước. Từng nhịp thở thổn thức, tôi cảm nhận được sự lo lắng trong lòng mẹ. Mỗi khi tôi trở mình mẹ lại nhè nhẹ vỗ về, kéo chăn lên đắp cho tôi. Thỉnh thoảng, mẹ lại sờ trán. Thấy nhiệt độ giảm, mẹ cũng hơi yên lòng…Cứ thế, mẹ ngồi bên tôi suốt đêm, không ngủ.
…Sáng hôm sau, trời đã tạnh mưa tự bao giờ. Mấy chú chim chào mào hót líu lo chào đón ngày mới. Những tia nắng đầu tiên lách mình qua khe cửa vào phòng, đến bên giường giúp tôi tỉnh giấc. Vì có mẹ ngồi bên nên tôi vững tâm mà ngủ rất ngon lành. Tôi cựa mình, thấy trong người đã khá hơn hôm qua rất nhiều. Vừa tỉnh dậy việc đầu tiên là tôi đưa mắt tìm mẹ. Sao không thấy mẹ đâu cả. Tôi vội vàng ngồi dậy. Ôi, mẹ! Người mẹ kính yêu của tôi. Chắc vì đã quá mệt nên mẹ nằm ngủ thiếp bên tôi. Lúc này nhìn mẹ, tôi chỉ thấy thật tội nghiệp và thương mẹ biết bao. Mái tóc dài, đen mượt dường như xơ xác. Đôi mắt thâm quầng lại vì thức khuya. Phía đuôi mắt đã xuất hiện những nếp nhăn, dấu hiệu của sự tàn phá của thời gian. Nhất là đôi tay mẹ. Trước đây, đó là một bàn tay mềm mại, trắng trẻo nhưng giờ đây, sự vất vả đã làm cho bàn tay mẹ gầy guộc, thô ráp và có những vết chai. Điều ai cũng thấy này tại sao hôm nay tôi mới để ý. Tôi thật là một đứa con vô tâm, bất hiếu. Tôi hiển nhiên nhận tình yêu của mẹ nhưng ích kỉ chỉ nghĩ cho bản thân. Mẹ đã bắt đầu già đi mà tôi không hề hay biết. và dường như qua một đêm thức trắng cũng làm cho mẹ tôi già đi nhiều.
Đang suy nghĩ miên man thì chợt bố tôi mở cửa phòng bước vào. Bố mỉm cười chào tôi ngày mới. Vừa lúc mẹ cũng choàng tỉnh dậy. Thấy tôi, mẹ vội vàng đặt tay lên trán, nhìn tôi một lượt vẻ mặt lo lắng, căng thẳng. Hai bố con tôi nhìn mẹ rồi nhìn nhau cười. Lúc đó mẹ mới thấy nhẹ nhõm trong lòng. Nhưng nụ cười của mẹ thật mệt mỏi. Không để ý tới bản thân, mẹ lại chạy ngay xuống nhà nấu cháo cho tôi. Bát cháo nóng của mẹ là liều thuốc vô cùng hiệu nghiệm, không phải liều thuốc bình thường mà là liều thuốc tình thương yêu. Nó giúp tôi hết sốt và còn hơn thế nó giúp tôi nhận ra bao điều, hiểu thêm về lòng mẹ. Lòng mẹ thật bao la như biển thái bình…
Không phải chỉ khi ốm đau mẹ mới dành tình yêu cho tôi, ở bên cạnh tôi chăm sóc. Mẹ đã ở bên từ bao giờ mà tôi vô tâm không hiểu bởi tình yêu thương của mẹ không vô hình mà hiển hiện ngay trước mắt. “Mẹ kính yêu của con, nay con đã hiểu rồi mẹ ạ.”

15 tháng 1 2017

Văn bản "Sông nước Cà Mau" đã được tác giả miêu tả hết sức phong phú,độc đáo.Ngỗi trên thuyền,tác giả theo con sông xuôi về Cà Mau-nơi tận cùng của tổ quốc.Vì ngồi trên thuyền,tác giả có thể dễ dàng quan sát mọi cảnh vật xung quanh-Trên thì trời xanh,dưới thì nước xanh,xung quanh mình chỉ toàn một sắc xanh cây lá.Tác giả đã quan sát sông nước Cà Mau bằng rất nhiều giác quan,để cho thấy được tình yêu vùng bờ bãi Cà Mau của tác giả.Nhà văn không ngừng sử dụng những biện pháp nghệ thuật so sánh,điệp từ,...để cho chúng ta cảm nhận được những vẻ đẹp tuyệt diệu mà hoang sơ,kì bí của Cà Mau,khơi dậy lòng yêu mũi đất tận cùng cảu tổ quốc này.

5 tháng 2 2017

Hay,hay qua

Tuyet voi ong mat troiyeu

5 tháng 4 2017

Năm lớp 5 tôi được may mắn hoc thầy Phong. Cho đến giờ chúng tôi vẫn còn nhớ mãi những kỉ niệm về thầy.

Dáng người thầy cao to, phải đến hơn mét bảy, gần mét tám. Tầm tuổi thầy mà cao như vậy thật hiếm có. Tóc thầy đã điểm hoa râm, xoăn tít rất lạ. Mắt thầy to, sáng. Ánh nhìn sắc lạnh và rất nghiêm. Nhưng khi cười trông thầy thật hiền từ.

Thầy Phong dạy hay nhất là môn Toán. Bình thường lúc giảng bài thầy rất say sưa. Giọng nói chậm rãi nhưng nhịp tay cứ thoăn thoắt ghi những công thức lên bảng. Thầy không thích ngồi trên bàn giáo viên lâu. Thầy thường hay đi lại quanh lớp nhìn chúng tôi loay hoay tính toán. Và đặc biệt, thầy rất vui khi chúng tôi tìm ra những cách giải mới, hay và khác cách giải của thầy.

Đầu năm học, khi mới học thầy, trong lớp đứa nào cũng sợ thầy một phép Thầy cứ vào là lớp im phăng phắc, không dám ho he một tiếng. Gọi dạ bảo vâng. Bởi trông thầy nghiêm nghị quá. Mái tóc xoăn chải gọn ra sau, chiếc áo sơ mi trắng cộc tay và chiếc quần âu luôn được là phẳng nếp. Thầy ít khi nói đùa. Đang giảng bài mà phát hiện anh chàng nào hí hoáy làm việc riêng hay cười đùa là thầy dừng lại ngay. Bằng ánh mắt nghiêm nghị, thầy nhìn thẳng vào người đó. Lúc ấy, chàng ta chỉ có nước xấu hổ mà tự động đứng lên xin lỗi thầy. Xong, thầy không nói gì, lại tiếp tục giảng bài say sưa như chưa có chuyện gì xảy ra. Chính vì thầy nghiêm nghị thế nên chúng tôi it khi dám trò chuyện với thầy bên ngoài giờ học.

Mãi đến 20/11, kỉ niệm ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam, bọn chúng tôi mới khám phá hết con người của thầy. Thầy là một con người rất tình cảm. Thầy rớt nước mắt khi nhận từ chúng tôi những bài hát và lời chúc chân thành. Đáp lại chúng tôi được thưởng thức giọng ca trầm ấm hay hơn cả Trọng Tấn của thầy. Chưa bao giờ chúng tôi thấy thầy cười tươi và nói nhiều đến vậy. Thầy kể cho chúng tôi nghe hồi còn trẻ, thầy và các bạn học trong lớp tre nứa, vừa học vừa nghe tiếng báo động. Những lúc trời mưa, lớp dột, cả thầy và trò ngồi dúm lại một góc mà vẫn ướt. Hồi ấy khổ nhưng mà vui lắm. Ai cũng chăm học và ngoan ngoãn.

Khi đã gần gũi với thầy hơn, chúng tôi phát hiện ra nhiều điều mới từ thầy. Thầy là một nhà giáo rất tâm huyết với nghề. Thầy thường bỏ hàng giờ đồng hồ, thậm chí cả buổi chiều thứ bảy chủ nhật để kèm thêm cho những bạn kém mà không lấy tiền. Thầy rất kiên nhẫn. Thầy giảng thật chậm, thật kĩ. Khi chúng tôi đã hiểu thầy mới chuyển sang bài khác.

Năm học cuối cấp của tôi trôi qua rất nhanh. Ngày chúng tôi ra trường cũng là ngày thầy về hưu. Thầy buồn lắm khi phải xa chúng tôi, xa lớp học trò cuối cùng của thầy, xa nghề dạy học. Cho đến giờ tôi còn nhớ mãi bài thơ thầy đọc trong buổi lễ chia tay:

"Hãy nhìn đi em - con đường phía trước

Còn rất dài, cũng thật nhiều chông gai.

Thầy cô sẽ không dắt em đi suốt con đường dài

Chỉ mong sao

Mỗi bước em đi trên chặng đường mới.

Em vững vàng, vấp ngã - biết đứng dậy,

Chẳng bao giờ đánh mất niềm tin”.

6 tháng 11 2017

A. mở bài:

-giới thiệu về mẹ

-tình cảm chung về mẹ

B. thân bài:

-giới thiệu bao quát

a) biểu cảm về ngoại hình

-mái tóc mẹ đen mượt và dài ngang vai ôm lấy khuôn mặt

-nước da mẹ ko trắng như bao người phụ nữ khác vì ngày xưa mẹ đã vất vả kiếm ra tiền để lo cho gia đình

b) biểu cảm về tính tình, thái độ, sở thích, công việc

- mẹ dạy chị em tôi học bài, cách nói năng, cư xử với mọi người

-khi chị em tôi làm sai là mẹ lại nhẹ nhàng nhắc nhở

-c)kỉ niệm giữa minh và mẹ

d)biểu cảm trực tiếp

C. kết bài:

-cảm nghĩ, tình cảm về mẹ

-lời hứa hẹn