K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2019

mỗi khi Tết đến xuân về, trên mâm cỗ cúng tổ tiên, dân gian thường làm hai thứ bánh này để tạ ơn trời đất. Đây cũng là hai thứ bánh không thể thiếu trong mâm cỗ cúng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm.
Bánh giầy còn là lễ vật khao vọng cho những người được thăng quan tiến chức, hay học hành đỗ đạt. Biếu cặp bánh giầy là có ý nói lên lòng mơ ước tân chức biết sống có đức – độ, lấy quyền hành mà làm ích quốc lợi dân, thảo hoạch chương trình hành động theo ý trời hợp với lòng dân. Một thứ nhắc khéo là đừng vinh thân phì gia, đừng hãm hiếp dân lành, đừng vơ vét tham nhũng của dân.Bánh giầy tượng trưng cho Trời, hình tròn, nhỏ, nằm gọn trong lòng bàn tay. Màu trắng nõn. Có hai miếng lá xanh cắt tròn đậy trên dưói. Mặt trên hình vòng cung giống như bầu trời. Trong xã hội Việt Nam thời xưa, bánh giầy dùng làm lễ vật tinh khiết để tế Trời và tế Thần. Chấp nhận Trời là đấng khai sáng vũ trụ, chủ tể trời đất. Thần là chủ trị địa phương.

Còn bánh chưng thì hình vuông, tượng trưng cho đất, theo quan niệm bình dân: Trời tròn đất vuông. Bánh giầy tượng trưng cho cho cha, cho rồng, cho sức mạnh… thì bánh chưng tượng trưng cho mẹ, cho Âu Cơ, cho vẻ đẹp mỹ miều của Tiên.

Chiếc bánh chưng bánh giầy gói ghém trong đó là cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, và là sản phẩm của trồng trọt và chăn nuôi. Bên ngoài là chiếc lá dong gói bánh có sẵn từ thiên nhiên, bên trong được chế biến từ nguồn nguyên liệu nấu ăn cội rễ của dân tộc: gạo nếp, đỗ xanh, hành, thịt lợn…

Bánh chưng, bánh giầy là hình ảnh của quê hương với mầu xanh ruộng đồng, sông núi, được làm ra từ những hạt "ngọc thực" quý nhất của thiên nhiên, sinh sôi nảy nở trên những triền đất phù sa đồng bằng dưới sức lao động của con người. Những sản vật giản dị, đậm đà hương vị không những ẩn chứa các giá trị văn hóa và tâm linh mà còn mang ý nghĩa triết lý nhân sinh sâu sắc
chúc bạn học tốtvui
.

30 tháng 11 2019

- Đề cao nghề làm nông có từ thời xa xưa.
- Một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt và cũng là phong tục cổ truyền của nước ta.
- Giúp cho con cháu nhớ về tổ tiên và thể hiện lòng kính trọng với người sinh thành và nuôi dưỡng mình.

28 tháng 2 2016

Mỗi người khi sinh ra đều dược đất trời ban phát một tài năng. Có người thì hát hay, múa đẹp hoặc giải toán rất nhanh. Tất nhiên, em gái tôi cũng vậy, Kiều Phương vẽ rất đẹp, những bức tranh em vẽ có thể treo ở bất cứ phòng nào mặc dù trông chúng rất ngộ nghĩnh. Con mèo nhà vào tranh, to hơn cả con hổ, cái bát múc cám sứt một miếng cũng trở nên rất đẹp.

Ở nhà, tôi toàn gọi nó là Mèo vì khuôn mặt bầu bĩnh trắng trẻo của Kiều Phương luôn bị bôi bẩn với đủ thứ màu. Cái ngày mà tài năng hội hoạ của em còn chưa được phát hiện, Kiều Phương suốt ngày pha chế thuốc màu bằng những nguyên liệu sẵn có trong nhà. Có lần tôi nhìn thấy em nhào một thứ bột gì đó trông rất ghê! Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào các đít xoong chảo bị cạo trắng cả. Ôi chao! Sao hồi ấy tôi yêu em gái đến thế? Tôi rất thích véo đôi má trắng hồng và hầu bĩnh cùa Kiều Phương, kéo hai bím tóc tết xinh xinh của nó. Đôi mắt của Phương đen láy như hạt nhãn trông dịu hiền nhưng pha chút tinh nghịch. Chiếc mũi dọc dừa cao cao rất hợp với khuôn mặt của em, ấy thế mà tôi luôn cho mũi nó "tẹt”, khen mũi mình cao có dáng. Mỗi lần như thế, nó lại cười toe toét khoe hàm răng sún quá nhiều vì ham ăn kẹo và bánh bích quy. Tôi rất thích đôi môi đỏ thắm như tô son, mái tóc đen dài và làn da mịn màng trắng trẻo của Phương. Đặc biệt là cái cổ thanh tú và có ngấn của em. Hồi năm ngoái, tôi đã muacho nó một chiếc vòng bạc để đánh gió. Giờ nó mà mặc quần áo dân tộc thì chẳng khác gì người Hmông chính hiệu, còn tôi chỉ hợp với bộ quần áo hoàng gia thôi... Những ngón tay thon nhỏ và nõn nà của em mới trắng trẻo làm sao! Tôi luôn ước mơ có đôi bàn tay như vậy để kéo đàn hay hoặc múa đẹp. Kiều Phương thật lộng lẫy trong những bộ váy bố mẹ mua. Trông em thật xinh đẹp chẳng khác gì Bạch Tuyết. Phương rất thích chơi búp bê, đặc biệt là cô người mẫu "ba bi" của nó. Vào mỗi bữa ăn nó thường giả vờ cho búp bê uống nước rồi sau đó đưa búp bê đi ngủ. Cứ mỗi sáng, nó dậy thật sớm và kéo tôi dậy luôn. Suốt ngày tập thể dục, chán chết! Nhưng làm anh chả lẽ lại không gương mẫu, tôi đành cùng nó nhong nhong ra đường chơi chút xíu. Đến nửa đường, nó kêu mỏi chân khiến tôi đành cõng. Nặng ê lưng! Trời ạ! Nó nhỏ bé thế mà nạng tựa cối đè. Hừm! Đúng là làm anh ăn thèm vác nặng. Sau khi vòng qua vài dãy phố, nó nắm tay tôi nhảy chân sáo, vừa đi vừa hát vui vẻ sướng lắm trong khi tôi thì mỏi nhừ chân, nó có cõng ai đâu mà biết vác đá xây Vạn Lý Trường Thành vất vả như thế nào. Phương nhìn tôi cười. Tôi ghen tị chết đi được hai má có lúm đồng tiền và cái nốt ruồi ửởtai nó. Coi chừng sau này nó giàu hơn mình mất thôi! Rồi đến khi em đạt giải nhất cuộc thi vẽ, tôi cảm thấy không còn thân thiết với em như trước nữa. Nhưng khi nhìn vào bức tranh của em tôi cảm thấy em thật nhân hậu, em đã tha thứ cho tôi, tha thứ cho những cử chỉ lạnh nhạt. Ôi! Tôi yêu em quá!

Tôi hiểu sai về em! Tôi thấy thật ân hận: Tôi thật không ngờ bằng lòng nhân từ, tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của em, tôi đã thay đổi. Tôi thật biết ơn em, tôi sẽ là người anh gương mẫu, tốt đẹp như em mong đợi.

28 tháng 2 2016

Kiều phương là tên mẹ đặt cho cô em gái nhỏ của tôi. Những cả nhà tôi lại gọi nó bằng một cái tên dễ mến là Mèo. Chả là nó mải mê vẽ tranh lắm lắm nên mặt mũi lúc nào cũng lem luốc trông ngộ nghĩnh như một chú mèo con. Tôi yêu em Kiều Phương lắm! Những nghĩ lại mà thấy thật buồn vì có lần tôi đã cư xử không tốt với Phương

Mèo mê hội hoạ lắm! Trước đây, khi chưa trở thành “hoạ sĩ”, nó cứ say xưa suốt cả ngày với đống nguyên liệu có sẵn trong nhà để chế ra những lọ bột màu làm thuốc vẽ. Hàng ngày khi chưa “tác nghiệp:, khuôn mặt mặt nó trông trắng trẻo, bầu bĩnh, với một đôi mắt đen lay láy thật dễ thương, Mẹ tôi nói, mèo đẹp nhất ở cái mũi dọc dừa. Nên lúc nào vui nó lại chỉ vào cái mũi ra vẻ vui mừng lắm. Mới mười tuổi mà tôi đã rất bất ngờ vì tóc nó đẹp, đen lánh như mun. Mái tóc lúc nào cũng được bé bện họn gàng thành hai bím đuôi sam treo trên đôi vai gầy mỏng.

Một hôm đi học về tôi lao ngay ra vườn ổi Nhưngkhìa! Mèo đang làm gì vậy? Tôi tiến lại rồi nấp ở một góc cây. ồ thì ra con bé lại chơi trò chế những lọ bột mầu. Trông nó có vẻ thích thú lắm, hai bím tó đuôi sam sung rung rugn cứ đưa qua đưa lại liên hồi.

Thế rồi bímật của Mèo con cũng bị lộ vào ngày chú Tiến Lê - bạn của bố đến chơi. Nhưng thực ra phải kể đến bé Quỳnh, con gái của chú hoạ sĩ, em mới là người phát hiện ra những bức vẽ của Mèo con chú Lê ngạc nhiên vô cùng trước "bộ sưu tập" của Kiều Phương và rồi chú khẳng định: "Con bé sẽ là một nhân tài".

Từ hôm đó, cả gia đình đề chú trọng tới Mỡo con làm tôi có cảm giác như một người thừa. Hàng ngày cứ nhìn thấy nó mặc bộ váy mới nào là tôi lại tìm những lời tốt đẹp mà khen ngợi nhưng mấy hôm vừa rồi dù trông nó lung linh lắm, tôi cũng chẳng thèm quở đến. Tôi bắt đầu thấy ganh tị với đôi bàn tay có những ngón búp măng thon dài của Kiều Phương. và nói tóm lại tôi thấy chán mọi người.

Nhưng mọi chuyện đã thay đổi từ hôm cả nhà tôi cùng mèo đi nhận giải vì Mỡo đạt giải nhất trong cuộc thi hội hoạ mù. Tôi sững sờ trước bức tranh còn Mỡo cứ hích hích cái mũi dọc dừa vào má tôi mà tự hào lắm. Lúc ấy tôi chợt nhìn qua đôi mắt của Kiều Phường. Hình như tôi vừa nhận ra trong ánh mắt ấy một niềm thương yêu sâu sắc lắm.

Mèo con ơi! Tha lỗi cho anh nhé! Anh đã trách lầm em. Từ nay anh hứa sẽ là một người anh tốt. Và rồi trên con đường học tập, anh em mình sẽ lại tiếp tục thi đua.

28 tháng 2 2022

tham khảo nhớ

Câu 1 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi người kể chuyện là ai? Xuất hiện ở ngôi thứ mấy?

Phương pháp giải:

Nhớ lại nhân vật kể chuyện.

Lời giải chi tiết:

Trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi, người kể chuyện là người anh, xuất hiện ở ngôi thứ nhất. Ngôi kể này có tác dụng giúp câu chuyện trở nên chân thực vì nó là câu chuyện của "tôi".

Câu 2

Câu 2 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Em thích nhất đặc điểm gì ở nhân vật Mèo - Kiều Phương? Vì sao?

Phương pháp giải:

Nhớ lại tính cách nhân vật và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Điều em thích nhất ở nhân vật Kiều Phương là sự tốt bụng, nhân hậu của cô bé. Vì cô bé rất yêu quý gia đình, yêu quý người anh trai ruột thịt. Mặc cho người anh trai có ghen tị thì cô bé vẫn yêu quý và dành tình cảm trong sáng cho anh trai của mình.

Câu 3

Câu 3 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Em có nhận xét gì về cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" trước khi xem bức chân dung do em gái mình vẽ?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn miêu tả thái độ nhân vật.

Lời giải chi tiết:

Cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" (người anh) trước khi xem bức chân dung do em gái mình vẽ: 

- Cảm xúc: ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ và muốn khóc. 

- Thái độ: thấy có lỗi với em.

- Hành động:

+ Giật sững người.

+ Bám chặt lấy tay mẹ.

+ Nhìn như thôi miên vào dòng chữ trên bức tranh: “Anh trai tôi”.

+ Không trả lời mẹ.

=> Tất cả những cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" cho thấy người anh đã thay đổi cái nhìn về em, cậu cảm phục, xấu hổ và yêu quý em hơn không phải chỉ vì tài năng mà vì tấm lòng nhân hậu của em.

Xem thêm:

  • Lý thuyết bài Bức tranh của em gái tôi
  • Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Kiều Phương trong
  • Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật người anh trong
  • Soạn bài Bức tranh của em gái tôi (siêu ngắn)

Câu 4

Câu 4 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Nhân vật "tôi" đã thay đổi ra sao sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ? Vì sao có sự thay đổi ấy?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và liệt kê về sự thay đổi của nhân vật, đặc biệt là tâm trạng.

Lời giải chi tiết:

Nhân vật "tôi" đã thay đổi thái độ, hành động sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ:

- Ngỡ ngàng vì anh không ngờ anh chàng hay cáu gắt với em, ghen tị với em lại là người mà em vẫn quý mến và chọn để vẽ.

- Ngỡ ngàng vì người em đã vẽ anh rất đẹp, một con người hoàn hảo, mơ mộng, suy tư chứ không phải là người anh hay cáu gắt, mắng mỏ, ghen tị. 

- Tự hào, hãnh diện vì anh được thể hiện rất đẹp, được nhiều người chiêm ngưỡng. Cũng có phần hãnh diện vì đứa em gái có tài. 

- Xấu hổ: vì đã cư xử không đúng với em gái. Xấu hổ vì con người thật của anh không xứng đáng với người ở trong tranh.

Câu 5

Câu 5 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Từ văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là gì?

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung các văn bản và trình bày theo suy nghĩ của em.

Lời giải chi tiết:

Từ văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là: tình yêu thương, lòng vị tha, bỏ qua những thói ích kỷ, sự thánh thiện, tấm lòng nhân hậu sẽ cảm hóa được những điều xấu xa, tầm thường trong cuộc sống, vượt khỏi mặc cảm, tự ti để con người có thể bảo vệ và quan tâm tới nhau hơn, hoàn thiện tính cách của mình. 

28 tháng 2 2022

seo ông hok nhanh thế

Bạn học VNEN hay không? Mình học thì trang 20 là Sơn Tinh Thủy Tinh

26 tháng 8 2018

Có biết ta là ai không ? Là thánh Gióng mà các cháu đã được kể hoặc được học ở lớp 6 đấy ! Ở trên trời, khi nghe tin rằng nước ta bị giặc Ân xâm chiếm thì Ngọc Hoàng đã cử ta xuống để đánh đuổi giặc đó. Đầu tiên, mẹ ta đã ướm thử vết chân thì thụ thai. Nhưng ta mãi tới 12 tháng thì mới ra đời. Ta chả muốn nói, Ngọc Hoàng bảo ta phải nằm yên chờ sứ giả tới hỏi. Mãi đến một hôm, ta nghe tiếng sứ giả reo tìm người tài cứu nước thì ta mới nói lên tiếng nói đầu tiên là " Mẹ mời sứ giả vào đây ". Ông sứ giả vào, cái mặt ngây ra, người ông như đơ lại khi người đòi đi đánh giặc là ta nhưng ông cũng rất vui và về tâu với vua làm những vật mà ta yêu cầu. Ta đã yêu cầu những thứ như : một cái roi sắt, áo giáp sắt, con ngựa sắt. Kể từ hôm đó, ta như là "thần" ăn bao nhiêu cũng không đủ. Áo vừa mặt đã đứt chỉ, đầu đội trời, chân đạp đất. Giặc đã đến, cũng lúc đó ta nhận được những thứ ta yêu cầu. Lên ngựa, vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài.... Cầm cây roi sắt, trên đường gặp địch là ta quật quật... Rồi cây gậy sắt bị gãy, ta phải nhổ cây tre bên đường. Địch thấy thế chạy tán loạn, ta đuổi đến chân núi Sóc. Ta thầm nghĩ : "Xong rồi, đã đuổi được những tên giặc này khỏi đất nước là xong việc, ta về trời thôi". Lên đỉnh núi, ta cởi áo giáp sắt ra, cùng ngựa bay về trời.

21 tháng 12 2018

(5 điểm )

Gạch chân những truyền thuyết trong những tác phẩm kể dưới đây : Con Rồng cháu Tiên, Sọ Dừa; Thạch Sanh; Bánh chưng , bánh giầy; Thánh Gióng , Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, , Tấm Cám, Sự tích Hồ Gươm, Ông lão đánh cá và con cá vàng, Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi