K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 9 2019

Còi xương là một căn bệnh phức tạp, với nhiều biến thể và nguyên nhân khác nhau. Đồng thời, đây cũng là chứng bệnh mà các bé rất dễ mắc phải, nếu cha mẹ chủ quan và thiếu kiến thức nuôi con nhỏ. Bài viết này sẽ cung cấp cho chúng ta các nguyên nhân dẫn tới còi xương ở bé, qua đó giúp cha mẹ có thêm kiến thức trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc con.Trong điều kiện nhà ở chật trội, thiếu ánh sáng hoặc trẻ không được cha mẹ cho phơi nắng thường xuyên, trẻ sinh vào mùa đông hoặc vùng núi cao nhiều mây mù…sẽ gây cản trở cho việc tắm nắng của trẻ dẫn đến tình trạng thiếu vitamin D.

Trẻ không được bú mẹ đầy đủ từ lúc sơ sinh, uống sữa bột quá sớm gây ra mất cân bằng khi hấp thụ canxi. Hoặc do trẻ ăn dặm quá sớm, trong bột, cháo có chất aphy gây cản trở hấp thụ canxi ở ruột. Cũng có thể là do bữa ăn của trẻ thiếu dầu mỡ, trong khi chất này tạo môi trường tốt để hòa toan vitamin D và giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn. Và nếu trẻ không được cung cấp đầy đủ các thực phẩm giàu canxi, bữa ăn thiếu cân bằng thì dù trẻ tăng cân, béo tốt nhưng vẫn bị còi xương. Cuối cùng, bệnh còi xương cũng có thể là do người mẹ ăn uống thiếu chất trong quá trình mang thai.

Trẻ bị suy dinh dưỡng cũng có thể dẫn đến còi xương do chế độ ăn uống thiếu vitamin D và các khoáng chất quan trọng. Trẻ suy dinh dưỡng đi kèm biếng ăn khiến cơ thể trẻ càng thiếu chất nghiêm trọng hơn.

Các trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa có nguy cơ mắc bệnh còi xương hơn các trẻ khác. Trẻ bị các bệnh về gan, mật hoặc rối loạn tiêu hóa kéo dài làm cản trở sự hấp thụ vitamin D và canxi.

Với mẹ: nên phòng từ khi có thai bằng cách:

  • Mẹ nên tiếp xúc ánh nắng hàng ngày
  • Mẹ uống ở quý cuối cùng của thời kỳ thai nghén nên bổ sung 1000 đến 1200UI/ngày hoặc một lần duy nhất 100.000 -200.000UI từ tháng thứ bảy, nếu mẹ không có điều kiện tiếp xúc ánh nắng mặt trời.

Với bé:

  • Ăn uống: tốt nhất là bú mẹ. Sau giai đoạn cai sữa vẫn tiếp tục uống sữa công thức tối thiểu 300ml/ngày, ăn tăng các loại đạm từ tôm cua cá trong bữa bột cháo hàng ngày. Tránh ăn dặm bột quá sớm khi trẻ mới 3, 4 tháng tuổi rất dễ gây còi xương.
  • Tắm nắng, chơi ngoài trời với thời gian thích hợp 10-15' mỗi ngày vào sáng hoặc chiều.
  • Phòng bệnh đặc biệt bằng vitamin D: 400UI/ngày (đặc biệt cần với trẻ đẻ nhẹ cân thiếu tháng: vì giai đoạn 6 tuần trước sinh, bào thai được cung cấp tới 1/2 lượng canxi dự trữ của cả quá trình phát triển thai. Những trẻ này cần được bổ sung vitamin D ngay từ khi mới sinh cho tới khi trẻ đạt đến 2kg, hoặc bổ sung liên tục trong 6 tháng đầu, cùng với bú mẹ
  • Bên cạnh đó để đảm bảo cho quá trình khoáng hoá xương tốt, bên cạnh bổ sung vitamin D cần bổ sung kèm theo Calci và phosphor đặc biệt ở trẻ nhẹ cân theo khuyến cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới năm 2006 với liều bổ sung calcium 2 mmol/kg thể trọng/ngày và phosphorus 0,5 mmol/kg thể trọng/ngày.
7 tháng 10 2019
  • Đa dạng hóa bữa ăn cho trẻ: Từ 5-6 tháng tuổi, trẻ cần được ăn bổ sung. Bữa ăn của trẻ cần có đủ thành phần theo “ô vuông dinh dưỡng”, chế biến thực phẩm phù hợp với lứa tuổi. Vitamin D có nhiều trong dầu cá, cá hồi, cá thu, lươn, lòng đỏ trứng, sữa. Calci có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Trong rau, các loại hạt đậu đỗ, thủy hải sản cũng chứa nhiều calci nhưng sự hấp thu calci từ thực vật kém hơn calci có trong sữa. Sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng rất tốt cho trẻ nhỏ, nhưng sữa mẹ lại có ít vitamin D. Do vậy, để đề phòng còi xương ở trẻ bú mẹ hoàn toàn cần phải thường xuyên cho trẻ tắm nắng và bổ sung vitamin D vào chế độ ăn.
  • Tắm nắng: Hằng ngày cần cho trẻ tắm nắng 15-30 phút trước 9 giờ sáng, tốt nhất là vào buổi sáng sớm, để lộ từng phần cơ thể và cho tiếp xúc dưới ánh nắng trực tiếp. Tăng thời gian tắm nắng nếu trời nhiều mây. Một lượng lớn vitamin D được tổng hợp trong quá trình tắm nắng có tác dụng dự phòng bệnh còi xương rất hữu hiệu.
  • Điều trị dự phòng: Hằng ngày cho trẻ uống vitamin D 400UI/ ngày trong suốt năm đầu tiên nhất là về mùa đông dưới dạng thuốc nhỏ giọt hoặc viên nang dầu cá. Sử dụng quá liều vitamin D và calci đều có hại, vì vậy, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa nhi để có lời khuyên điều trị hợp lý nhất.

Để dự phòng trẻ còi xương, ngay từ thời kỳ mang thai, người mẹ nên dành thời gian tắm nắng, đi dạo ngoài trời, chọn thực phẩm giàu vitamin D và canxi. Khi thai được 7 tháng, bà mẹ có thể uống 1 ống vitamin D 200.000 IU để phòng còi xương cho con. Trẻ sinh ra cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi đã ăn bổ sung, cần cho dầu mỡ vào bát bột để tăng hấp thu vitamin D (có nhiều trong cá, thịt, trứng, nấm…) vì chất này thuộc loại vitamin tan trong dầu. Cho trẻ ăn các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá và uống sữa nếu mẹ thiếu sữa hoặc khi đã cai sữa mẹ. Hằng ngày, cần cho trẻ tắm nắng, để lộ chân, tay, lưng, bụng. Chỉ cần 15-30 phút tắm nắng vào buổi sáng trước 9 giờ, tiền tố vitamin D trên da trẻ sẽ được chuyển thành vitamin D. Cho trẻ uống vitamin D 400 IU mỗi ngày trong suốt năm đầu tiên, nhất là về mùa đông, đặc biệt cần với trẻ sinh non, nhẹ cân.

Đối với những trẻ đã bị còi xương thì việc bổ sung vitamin D qua đường ăn uống là rất hạn chế, vì trong thức ăn có rất ít vitamin D. Với những trẻ này thì cần tích cực tắm nắng hoặc bổ sung vitamin D bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ mới điều trị được bệnh còi xương.

Lưu ý khi cho trẻ tắm nắng:

  • Nên để hở chân, tay của trẻ dưới ánh nắng non(trước 9h sáng).
    Tránh để ánh nắng chiếu thẳng vào mặt và đầu trẻ, nên cho trẻ đội mũ.
    Không nên phơi nắng qua của kính vì như thế sẽ không có tác dụng.
    Không nên cho trẻ tắm nắng quá lâu.
    Sau khi tắm nắng phải kịp thời lau khô mồ hôi, cho trẻ uống một chút nước bổ sung. Nếu là mùa hè, tốt nhất là tắm ngay sau khi tắm nắng.

Điều trị trẻ còi xương như thế nào

  • Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: Để lộ chân, tay, lưng, bụng trẻ để cho da các vùng này tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng lúc trước 9 giờ sáng. Thời gian tắm nắng tăng dần, những ngày đầu lúc đầu khoảng 10-15 phút, sau đó tăng dần tới 30 phút. Ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì rất ít tác dụng.
  • Về mùa đông không có ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện. Khi tắm nắng hoặc tắm điện tiền thân vitamin D sẽ được chuyển thành vitamin D giúp điều hòa chuyển hóa và hấp thu calci, phospho.
  • Cho trẻ uống vitamin D 4000 đơn vị/ngày trong 4 – 8 tuần, trong trường hợp trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5.000 – 10.000 đơn vị/ngày trong 1 tháng.
  • Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có calci kết hợp với một số vitamin như: Calci B1 – B2 – B6: 1 – 2 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm calci 1 – 2 thìa cà phê/ngày.
  • Cho trẻ bú mẹ; ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều calci: sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày. Vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương. Do vậy, nên cho dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ.
  • tham khảo trên gg nhé
  • #Châu's ngốc
5 tháng 2 2020

mỗi ngày chỉ ăn ngủ và nghỉ thôi là béo liền

25 tháng 4 2023

Gợi ý cho em các ý:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận

TB: 

Bàn luận: 

Nêu khái niệm tệ nạn xã hội là gì?

Hậu quả của tệ nạn xã hội đối với học sinh:

+ Khiến cho ý thức học sinh đi xuống

+ Khiến cho xã hội ngày càng bị ảnh hưởng tiêu cực

+ Khiến cho tỉ lệ tội phạm tăng cao

...

Dẫn chứng:

Tệ nạn sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng diễn ra hơn...

Nguyên nhân: 

+ Do ý thức của học sinh kém

+ Do sự quản lí lỏng lẻo của gia đình và nhà trường

+  Do sự cám dỗ và những lời dụ dỗ của các đối tượng xấu

...

Biện pháp khắc phục:

+ Tuyên truyền ý thức cho học sinh về tác hại của tệ nạn xã hội

+ Nhà trường phải phối hợp chặt chẽ với gia đình quản lí học sinh

+ Xử phạt thật nghiêm minh những kẻ dụ dỗ học sinh vào con đường tệ nạn

...

KB: Khẳng định lại vấn đề

_mingnguyet.hoc24_

Nghị luận về hiện tượng học sinh vứt rác bừa bãi trong trường học

Hiện tượng vứt rác bừa bãi của học sinh ở khu vực trường học

Ô nhiễm môi trường nơi trường học.

vào cái ......... thống kê của mk 

10 tháng 5 2018

Chúng ta đang sống trong một đất nước không ngừng phát triển trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Để làm được điều đó, chúng ta phải vượt qua các trở ngại, khó khăn. Một trong số đó là các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, ma túy, cá độ, văn hóa phẩm đồi trụy. Nhưng đáng sợ nhất chính là cờ bạc. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về tác hại to lớn của cờ bạc để phòng tránh cho bản thân, gia đình và xã hội.

Để phòng chống một tệ nạn thì chúng ta cần biết rõ về tệ nạn đó. Cờ bạc được định nghĩa như là may rủi trong tiền bạc nhằm mục đích có nhiều tiền nhưng không phải từ việc làm kiếm thêm. Ngoài ra nó cũng được xem như một loại ma túy, một khi đã sa chân vào thì khó có thể mà rút ra. Cờ bạc là trò chơi đỏ đen, may rủi, hên xui nhưng lại cực kì kích thích sự ham muốn chiên thắng trong mỗi con người chúng ta thật khó có thể mà cưỡng lại được. Ông cha ta đã ví cờ bạc như câu nói "ma đưa lối, quỷ dẫn đường". Không những ảnh hưởng đến thời gian, sức khỏe, tiền bạc, sự nghiệp, cờ bạc còn làm cho con người ta mất hết nhân cách, gia đình không hạnh phúc, an ninh xã hội kém. Cờ bạc cũng có nhiều loại như : tổ tôm, bài cào, sạp xám, cá độ đá banh...

Chúng ta thường nghe nói cờ bạc là vi phạm pháp luật, là nguy hiểm nhưng chẳng mấy ai quan tâm đến điều đó, mọi người cho rằng cờ bạc chỉ là một thú vui bình thường giúp mọi người xả stress. Thế nhưng công nghệ đánh bạc ngày càng phát triển, cùng với việc gia tăng số lượng người trẻ tham gia vào các hoạt động này đã làm dấy lên nhiều mối đáng lo ngại cho xã hội. Theo như thống kê của một số quốc gia ; điển hình là nước Úc "Trung bình trẻ em trong độ tuổi 12 - 15 đã bắt đầu chơi bài bạc hoặc cá độ và khi tới độ tuổi 16 - 17, một số em tham gia các hoạt động bài bạc mang tính thương mại" Ngày nay, cùng với sự phổ biến của Internet, bài bạc trên mạng thông tin toàn cầu này đang trò thành loại hình giải trí ngày càng phổ biến. Các công ty cờ bạc và cá độ trên Internet rất tích cực "chiêu mộ" người trẻ bằng nhiều biện pháp tinh vi khác nhau và "nhử" họ bằng những phần thường hấp dẫn... Đặc biệt hơn là học sinh chúng ta cùng với hiện tượng mang bài bạc vào lớp đê chơi. Và theo như Qui định của Bộ Giáo Dục thi đó là một trong 5 điều cấm kỵ nhất. Nhiều người cho rằng việc đánh bạc nhằm thể hiện đẳng cấp và trình độ kỹ thuật của họ. Thế nhưng ít ai nghĩ tới những hậu quả tương lai mà họ sắp phái trả như: Nợ nần tăng cao, phải vất vả trong việc trả các sinh hoạt phí thường ngày, phải sống phụ thuộc vào bạn bè và gia đình, ngày càng cảm thấy bất an, dễ cáu giận, bỏ việc hoặc gặp khó khăn khi phải tập trung làm việc, tiêu tốn thời giờ và tiền bạc vào bài bạc hơn là dành thời gian cho gia đình, bạn bè liên tục nghĩ rằng việc tiếp tục đánh bài sẽ giúp giải quyết các khó khăn tài chính, nghĩ rằng bài bạc đã chi phối mọi hoạt động trong đời sống. Và nhất là những bạn học sinh, tuổi đời còn quá dài mà chỉ vì một phút nông nổi, bị bạn bè rủ rê đã đánh mất tương lai. Thật đáng thương! Chốt lại, cờ bạc là mối nguy hiểm mà tất cả học sinh chúng ta phải tránh. Hãy vì tương lai tương đẹp cuả mỗi chúng ta.

Không dừng lại ở đó, cờ bạc như một con sâu đục khoét xã hội. Khiến cho an ninh, trật tự, quốc phòng bất ổn. Để thoả được sự ham muốn, cám dỗ, con bạc không từ một thủ đoạn, hành vi trộm cắp, giết người nào để có tiền cờ bạc. Không chỉ thế, nhà nước, xã hội còn phải tốn tiền để tổ chức lực lượng phòng chống và giải quyết những thiệt hại do người nghiện bạc gây ra. Mất tiền xây dựng các trại cải tạo, giáo dục, điều trị cho người nghiện... Rồi các nước láng giếng sẽ nghĩ sao về đất nước ta, điều đó quả thật là một thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế nưóc nhà.

Nhưng các bạn đừng lo, nếu chúng ta biết cách phòng chống thì những mối nguy ngại trên sẽ được giải quyết, sẽ không còn tệ nạn cờ bạc nói riêng và tệ nạn xã hội nói chung... Mỗi người phải có trách nhiệm, tích cực tuyên truyền giáo dục cho người thân mình sự nguy hiểm của bài bạc để không ai bị chết vì thiếu hiểu biết. Luôn tránh xa với cá độ, bài bạc bằng mọi cách, mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh đế chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội.

Cờ bạc quả là một con quỷ khủng khiếp nhất của gia đình và xã hội, còn hơn cả bệnh tật và đói khát. Chúng ta vẫn có thể phòng trừ nanh vuốt của con quý dữ này. Mỗi chúng ta phải nêu cao cảnh giác, chung tay ngăn chặn nó, mở rộng vòng tay đỡ lấy những người nghiện, đừng để họ lún quá sâu vào bóng tối. Đặc biệt là học sinh chúng ta phải kiên quyết nói không với bài bạc, xây dựng một mái trường, một xã hội thân thiện.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/nghi-luan-xa-hoi-ve-te-nan-co-bac-ngu-van-12-c30a19835.html#ixzz5F61AbWkc

10 tháng 5 2018

tệ nạn xã hội đang là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay . theo cá nhân tôi , tệ nạn xã hội không chỉ làm mất đi nhân cách con người mà còn làm mất đi gia đình , người thân , anh em ,bạn bè , sự nghiệp ... của họ nữa . một số loại tệ nạn xã hội như : trộm cắp, buôn ma tuý ... làm cho xã hội trở nên lo lắng , làm cho chính những gia đình có con hay người thân là tệ nạn xã hội trở nên đau khổ , lâm vào cảnh nghèo túng , bất hạnh . vậy làm sao để phòng tránh tệ nạn xã hội ? đây vẫn còn là một câu hỏi mà từ rất nhiều năm nay vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng . theo tôi ,thứ nhât ,  chúng ta cần phải tuyên truyền cho mọi người cùng biết hậu quả của tệ nạn xã hội gây ra ảnh hưởng trực tiếp đối với gia đình và mọi người xung quanh . thứ hai , mọi người phải cùng chung tay bài trừ tệ nạn xã hội một cách triệt để . tôi mong chỉ trong một thời gian ngắn nữa là mọi vấn đề về tệ nạn xã hội sẽ được giải quyết một cách công bằng trước pháp luật và có một câu trả lời thoả đáng cho nhân dân , công chúng hay chính những người thân của tệ nạn xã hội