K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 8 2019

giúp cái j cơ vít k dấu ai hỉu.xin đề luyện văn 6 á???

19 tháng 10 2018

Ông lão đánh cá và con cá vàng

24 tháng 8 2019

cái này mk lấy trên mạng bn coi thử đc ko

PHÒNG GIÁO DỤC

BẢO LỘC - LÂM ĐỒNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6

Thời gian làm bài 90 phút

I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Truyện nào sau đây là truyện cổ tích?

A. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh B. Sọ Dừa

C. Ếch ngồi đáy giếng D. Sự tích Hồ Gươm

2. Phương thức biểu đạt chính của truyện “Cây bút thần” là gì?

A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận

3. Mục đích giao tiếp của văn bản tự sự là gì?

A. Tái hiện trạng thái sự vật

B. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc

C. Nêu ý kiến đánh giá bàn luận

D. Trình bày diễn biến, sự việc

4. Yếu tố nào không thể thiếu trong văn bản tự sự?

A. Nhân vật, sự việc

B. Cảm xúc, suy nghĩ

C. Luận bàn, đánh giá

D. Nhận xét

5. Truyền thuyết nào sau đây liên quan đến việc đánh giặc ngoại xâm?

A. Bánh chưng, bánh giầy B. Con Rồng, cháu Tiên

C. Thành Gióng D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

6. Ý nghĩa của truyện Thánh Gióng là gì?

A. Đề cao ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước

B. Đề cao lao động, đề cao nghề nông

C. Thể hiện ước mơ chế ngự thiên tai

D. Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân về cuộc sống

7. Ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng là gì?

A. Chế giễu, châm biếm thói nghênh ngang

B. Phê phán cách nhìn nhận phiến diện, chủ quan

C. Phê phán những người hiểu biết hạn hẹp, không coi ai ra gì

D. Phê phán những người không có chủ kiến, ba phải

8. Truyện cổ tích được sáng tác nhằm mục đích gì?

A. Phê phán những thói hư tật xấu của con người

B. Khuyên nhủ, răn dạy con người

C. Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân với nhân vật, sự kiện được kể

D. Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về đạo đức và công lý

9. Dòng nào dưới đây nêu chính xác nhất về đặc điểm cốt truyện của truyện ngụ ngôn?

A. Ngắn gọn, gay cấn, hấp dẫn

B. Ngắn gọn, triết lý sâu xa

C. Đơn giản, dễ hiểu, gây hứng thú

D. Ngắn gọn, chứa mâu thuẫn gây cười, tình huống bất ngờ

10. Về nghệ thuật, truyện cười giống truyện ngụ ngôn ở điểm nào?

A. Sử dụng tiếng cười

B. Tình tiết ly kỳ

C. Nhân vật chính thường là vật

D. Cốt truyện ngắn gọn, hàm súc

11. Trong các cụm từ và câu sau, từ “bụng” nào được dùng với nghĩa gốc?

A. Ăn cho chắc bụng

B. Sống để bụng, chết mang theo

C. Anh ấy tốt bụng

D. Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc

12. Từ nào dưới đây là từ ghép?

A. Lồng lộng B. Xinh đẹp C. Hồng hào D. Mù mịt

13. Dòng nào dưới đây là cụm danh từ?

A. Đang nổi sóng mù mịt

B. Một toà lâu đài to lớn

C. Không muốn làm nữ hoàng

D. Lại nổi cơn thịnh nộ

14. Dòng nào dưới đây là cụm tính từ?

A. Cái máng lợn sứt mẻ

B. Một cơn giông tố

C. Đi học là một hạnh phúc của trẻ em

D. Lớn nhanh như thổi

15. Câu nào sau đây mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa?

A. Anh ta là một kẻ tính khí nhỏ nhen.

B. Chị ấy có thân hình nhỏ nhắn.

C. Một cuốn sách nhỏ nhen.

D. Cô ấy nói năng nhỏ nhẹ.

16. Nghĩa của từ “tung hoành” được giải thích dưới đây theo cách nào? “Tung hoành”: Thoả chí hành động không gì cản trở được

A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

B. Miêu tả hành động, sự vật mà từ biểu thị

C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích

D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích

II. Tự luận (6 điểm). Chọn một trong hai đề sau, viết bài văn dài khoảng 350 đến 400 chữ.

Đề 1. Đóng vai thầy Mạnh Tử lúc còn bé trong truyện “Mẹ hiền dạy con” để kể lại câu chuyện.

Đề 2. Kể một kỷ niệm đáng nhớ của em.

24 tháng 8 2019

là sao bn

21 tháng 1 2018

Năm nay, giữa tháng bảy Âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Hồng đổ về, gây ra cảnh ngập lụt kéo dài. Ruộng vườn, nhà cửa, trường học, trạm y tế... của bao làng xóm ven sông bị nhấn chìm trong biển nước.

Xã Cẩm Đình, huyện Phúc Thọ quê em là một vùng đất bãi nằm ngoài đê cho nên thường phải hứng trọn những hậu quả ghê gớm của mùa lũ. Từ trên đê

nhìn xuống, sông Hồng ngầu đỏ phù sa, cuồn cuộn chảy, cuốn theo vô số thứ, từ những cây rừng bật gốc, những mảnh thuyền vỡ nát, đến những căn nhà làm bằng tre nứa cũng bị cuốn trôi vùn vụt cùng với những bè lau sậy... Mặt sông lúc này trông thật đáng sợ. Bờ bãi bên kia sông bị đẩy lùi ra xa tít tắp.

Gần một tuần nay, mưa tầm tã. Bầu trời xám xịt, chớp rạch nhoang nhoáng, sấm sét đì đùng. Gió quật tơi tả những vườn chuối, vườn ngô xanh tốt. Nước lũ dâng cao đã đến mức báo động số 3. Tình hình rất nguy cấp. Chính quyền xã đã kịp thời sơ tán dân chúng vào phía trong đê. Mấy chục dãy lán dựng tạm cho bà con có chỗ trú thân. Trâu bò cũng được tập trung trên gò đất cao ở gần điếm canh. Đội thanh niên xung kích đi tuần liên tục Đềphát hiện những chỗ rò rỉ ở thân đê. Dân làng đành bó tay đứng nhìn những ngôi nhà ngập trong nước và thành quả lao động suốt mấy tháng trời giờ bị lũ cướp trắng mà lòng xót xa, lo lắng.

Trong những ngày này, tình nghĩa xóm giềng gắn bó hơn bao giờ hết. Mọi người san sẻ cho nhau từng cân gạo, bát ngô, mớ củi, bó rau, con cá...

Sau khi tình hình ngập lụt ở xã em được chiếu trên tivi, có rất nhiều cd quan, đoàn thể và những người hảo tâm đã mang hàng cứu trợ đến tận nơi. Quần áo, sách vở, lương thực, thuốc men... được đưa đến tận tay từng người, từng nhà. Do đó sinh hoạt hằng ngày cũng đỡ khó khăn. Bác Đức Bí thư Đảng uỷ xã, bác Dương Chủ tịch xã thay mặt bà con địa phương cảm ơn sự quan tâm thiết thực của mọi người.

Trong hoàn cảnh thiên tai gian nan, khốn khó như thế này, em càng thấm thía ý nghĩa của những câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách, Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Tình cảm đoàn kết, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ nhau lúc hiểm nguy, hoạn nạn đã trở thành một truyền thống tốt đẹp từ bao đời của dân tộc Việt Nam ta.hihi

21 tháng 1 2018

Bài tham khảo nhé!!!ok

Thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam những cảnh đẹp, nguồn khoáng sản phong phú,… nhưng Việt Nam luôn phải chịu những thiên tai khắc nghiệt, đặc biệt là đồng bào miền Trung. Cơn bão số 2 vừa qua, để lại cảnh quê tan hoang, xơ xác và lấy đi tính mạng rất nhiều người.

Làng quê trươc lúc bão đến yên ả đến lạ thường. Những cơn gió nhẹ nhẹ đung đưa chiếc lá trên cây. Bầu trời trong xanh lấp ló ông mặt trời vàng đỏ của chiều tà. Nhưng ai cũng biết rằng, đó là một dấu hiệu cho một cơn thịnh nộ chuẩn bị ập đến. Mọi người vội vội vàng vàng cùng nhau chống bão lũ. Từng bao cát lớn, hòn đá lớn giúp bảo vệ con đê của làng. Từng sợi dây thừng to dùng để cố định những cành cây lớn tuổi. Trên bầu trời trong xanh ấy là những đàn chim kéo nhau thành hội thành đàn bay về phượng tây – nơi có những khu rừng rập rạp.

Chỉ vài tiếng sau, bầu trời trở nên u tối. Những đám may nối đuôi nhau từ biển thổi vào. Mây đen giăng kín cả bầu trời che đi ông mặt trời vàng đỏ, phủ một màu tối cho làng quê. Gió đến, bắt đầu gào rít làm cho cây cối nghiêng ngả, bụi cát bay phủ cả không gian. Mọi người í ới gọi nhau thúc dục trở về nhà, chỉ còn lại bác trưởng thôn, bác bí thư và những anh thanh niên cường tráng đi xem xét trong cơn bão.

Bất chợt cơn mưa rào nặng hạt đổ xuống. Cái lạnh vì gió rồi vì mưa mà lại càng lạnh hơn. Mưa xối xả trên sân nhà, mái ngói. Mưa rơi xuống cành cây, ngọn lá không phải dội sạch đi lớp bụi mà dường như làm chúng đứt lìa khỏi sự sống. Trợt mưa như xả nước, kéo dài ngày đêm. Rồi cơn lũ dâng cao, làm cánh đồng trải thảm xanh giờ đây bị ngập trong màu nước trắng xóa. Nước mưa đục ngầu tràn qua những rãnh cống, kênh rạch cuốn đi hết những thứ nó gặp trên đường chảy.

Gió lại dần to lên, gió dật từng cơn, vỗ vào cánh cửa của mỗi nhà như muốn vào thăm hỏi nhưng lại không được sự cho phép của chủ nhà. Những cành cây yếu ớt, những mái ngói không đủ vững chãi đã ngã mình trước cơn thịnh nộ của thiên nhiên.

Nhìn cảnh nước ngập tràn khắp nơi, cây cối tan hoang, xơ xác ngoài kia mà lòng người như lửa đốt. Ấy vậy mà cơn bão vẫn chưa dừng lại. Nó luồn những ngọn gió qua từng khẽ mái, xả những trật mưa ồ ạt tiếp nối xuống ngôi làng nhỏ làm cho khung cảnh xơ xác trở nên sợ hãi hơn.

Bão đi rồi để lại thiệt hại nặng nề cho người dân. Nhiều ngôi nhà bị tóc mái, bay loảng choảng. Hàng loạt ngôi nhà bị sạt móng, ngã vách. Có những ngôi nhà chỉ còn là đống gạch vụ, mặc dù nó là nơi mà mọi người phải làm từ lâu lắm mới có được. Tài sản bị bão lũ cướp đi, mạng người cũng không tránh khỏi. Trường học, bênh viện, nhà máy đều bị hư hại, khủng khiếp vô cùng đến mấy ngày liền.

Cơn bão lũ qua đi, làng mạc, phố phường nơi đây một màu đơn điệu, quang cảnh thật lặng lẽ trầm buồn, mọi người nhìn cảnh mất mát mà nát cả lòng, thất vọng tràn trề.

Mùa lũ đến với quê tôi thật khủng khiếp, nó tàn phá làng mạc, trường học, tài sản của dân. Đã nhiều năm nay nhân dân miền trung phải hững chịu những đợt bão lũ lạ thường. Và tôi luôn tự nhắn nhủ rằng, cố gắng học tập để mai sau xây dựng quê hương mình phát triển hơn.

Chúc bạn học tốt!!vui

Em cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ

3 tháng 3 2017

Tôi đang làm bài taapl.

Mặt trời rất nóng (sáng, chói,...)

-Chậu hoa mận là món quà của em tôi.

cấu tạo chủ ngữ em lên hoctotnguvan.net mà coi

4 tháng 3 2017

chủ ngữ là chậu hoa

Em cảm thấy sách cánh diều 6 là một cuốn sách thú vị. Chúng em được mở rộng tri thức và vốn hiểu biết về từ vựng, ngữ pháp phong phú của tiếng Việt. Bên cạnh đó những văn bản đọc hiểu cũng rất cuốn hút. Chúng em hiểu thêm về vẻ đẹp thắng cảnh đất nước và những bài học đạo đức được đúc rút qua mỗi văn bản. Nhờ vậy, em cảm thấy yêu thích môn ngữ văn hơn...

11 tháng 9 2023

SACH CANH DIEU MA BAN

19 tháng 10 2016

a, (mk làm bài này rồi nhưng mk lập dàn ý hơi ngắn, bạn thồn cảm)

1. Mở bài:

- giới thiệu hoàn cảnh xảy ra sự việc

2. Thân bài

- Diễn biến sự việc

  + Hoàn cảnh khiến em mắc lỗi

   + Khi mắc lỗi gây ra hậu quả gì

  + Em suy nghĩ gì về việc làm của mk?

 3. Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ của em về việc làm

- Rút ra bài học

- Quyết tâm sửa chữa lỗi lầm

19 tháng 10 2016

Dàn ý:

MB: Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm, nó gây ấn tượng với em ntn. Kết quả của nó ra sao ... (giới thiệu một cách khái quát).

TB: 

- Đó là việc gì?

- Thời gian, địa điểm?

- Gồm có những ai (tất nhiên là có em) ?

- Có ai khác ngoài cuộc chứng kiến ko? 

- Người được em giúp có cảm xúc ntn? Điều đó làm em xúc động ra sao?

- Những điều em suy nghĩ.

KB: Chốt lại vấn đề. Định hướng cho những việc làm sau này của mình.