K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 8 2019

1)Vua hùng kén rể;

2)Sơn tinh, Thủy tinh đến cầu hôn;

3)Vua hùng ra điều kiện chon rể;

4)Sơn tinh đến trước, được vợ;

5)Thủy tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn tinh;

6)Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng thủy tinh thua, đành rút quân về;

7)Hàng năm Thủy tinh lại dâng nước đánh Sơn tinh, nhưng đều thua;

k cho mình nhé!!!

Nêu các sự việc và nhân vật có trong truyện Sơn Tinh Thuỷ Thuỷ Tinh

- Sự việc khởi đầu là (1).

- Sự việc phát triển là (2) (3) (4) (5)

- Sự việc cao trào là (6)

- Sự việc kết thúc là (7)

- Nhân vật: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc Hầu

- Không gian: Thành Phong Châu, núi Tản Viên, miền biển

- Thời gian: đời Hùng Vương thứ mười tám

- Diễn biến: (3), (4), (5), (6) ở câu a.

- Nguyên nhân: Thuỷ Tinh tức giận vì không lấy được Mị Nương.

- Kết thúc: (7)

23 tháng 8 2018

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng

Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người làThuỷ Tinh - chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.

Tham khảo nhé:

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng

Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người làThuỷ Tinh - chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.

7 tháng 8 2016

Mở sách giáo khoa tập 1 trang 31 mà tra

 

26 tháng 8 2016

– Thuỷ Tinh: Tượng trương cho mưa to bão lụt ghê gớm hàng năm, cho thiên tai khắc nghiệt, hung dữ.

– Sơn Tinh: Tượng trưng cho lực lượng cư dân Việt cổ đắp đe chống lũ lụt, ước mơ chiến thắng thiên tai.

5 tháng 10 2016

Thủy Tinh tượng trưng cho mưa,gió,bão,lũ lụt và thiên tai.

Sơn Tinh tượng trưng cho người Việt cổ đấu tranh, chống lại thiên tai.

5 tháng 10 2016

-Thuỷ Tinh là sức mạnh của mưa gió,bão lụt khủng khiếp hằng năm xảy ra ở lưu vực sông Hồng.
-Sơn Tinh phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng năm nay kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt,đồng thời nói lên ước mơ chiến tháng thiên tai của người xưa để bảo vệ cuộc sống và mùa màng.

10 tháng 9 2018

Câu 1. Sự việc trong văn tự sự (Trang 37 SGK ngữ văn 6 tập 1)

a) Xem xét các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh;

(1) Vua Hùng kén rể.
(2) Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.
(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.
(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ.
(5) Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.
(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.
(7) Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.

Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc trong các sự việc trên và cho biết mối quan hệ nhân quả của chúng.

b) Sự việc trong văn bản tự sự phải được kể cụ thể: do ai làm, việc xảy ra ở đâu, lúc nào, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có sáu yếu tố đó thì truyện mới cụ thể, sáng tỏ. Em hãy chỉ ra sáu yếu tố trên trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh . Theo em, có thể xóa bỏ yếu tố thời gian và địa điểm trong truyện này được không, vì sao? Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không? Nếu bỏ qua sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể đi có được không? Việc Thủy Tinh nổi giận có lí hay không? Lí ấy ở những sự việc nào?

c) Sự việc và chi tiết trong văn tự sự được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, tư tưởng muốn biểu đạt. Em hãy cho biết sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng? Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần (em hãy tính cụ thể mấy lần) có ý nghĩa gì? Có thể để cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh được không? Vì sao? Có thể xóa bỏ việc “Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước…” được không? Vì sao?

Đáp án:

a) Các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

– Sự việc khởi đầu là (1).

– Sự việc phát triển là (2) (3) (4) (5)

– Sự việc cao trào là (6)

– Sự việc kết thúc là (7)

Trật tự sắp xếp các sự việc là không thể đảo lộn được, và không thể bỏ đi bất cứ sự việc nào. Chẳng hạn nếu bỏ sự việc (3) vua Hùng ra điều kiện kén rể thì không biểu hiện được sự “thiên vị” của vua giành cho Sơn Tinh. Bởi mọi sản vật vua yêu cầu, Sơn Tinh có khả năng thực hiện dễ hơn Thủy Tinh.

b) Sự việc trong văn tự sự phải đảm bảo đi liền với các yếu tố như nhân vật, không gian, thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có như vậy thì sự việc mới sinh động, cụ thể, không sơ lược, khô khan và thể hiện được chủ đề của toàn bộ bài văn. Có thể thấy sự biểu hiện của các yếu tố này trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

– Nhân vật: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương, Lạc Hầu

– Không gian: Thành Phong Châu, núi Tản Viên, miền biển

– Thời gian: đời Hùng Vương thứ mười tám

– Diễn biến: (3), (4), (5), (6) ở câu a.

– Nguyên nhân: Thủy Tinh tức giận vì không lấy được Mị Nương.

– Kết thúc: (7)

Các yếu tố này nhất thiết phải có thì truyện mới hấp dẫn, thú vị. Thiếu đi một trong các yếu tố đó thì sự việc trong truyện sẽ trở nên không hoàn chỉnh, thiếu sức thuyết phục và chủ đề của truyện cũng sẽ khác đi. Không có thời gian và không gian cụ thể, sự việc sẽ trở nên không chân thực, thiếu sức sống. Không có sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể thì sẽ không nảy sinh sự ganh đua giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.

Nếu vua Hùng không tỏ ra ưu ái với Sơn Tinh khi đưa ra các sản vật toàn là thuộc miền núi thì Thủy Tinh không tức giận, hận thù đến thế. Thủy Tinh thua là tất yếu cũng như Sơn Tinh thắng theo sự ưu ái của vua Hùng cũng là tất yếu. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các sự việc trong truyện tạo nên sự thống nhất, hợp lí, thể hiện được chủ đề của truyện.

c) Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, nội dung tư tưởng muốn biểu đạt.

Các sự việc, chi tiết được lựa chọn như Sơn Tinh có tài xây lũy đất chống lụt, đồ sính lễ là sản vật của núi rừng dễ cho Sơn Tinh mà khó cho Thủy Tinh, Sơn Tinh thắng khi lấy được vợ, lại thắng trong trận giao đấu tiếp theo và mãi về sau khi nào cũng thắng,… cho thấy thái độ của người kể chuyện (ở đây là nhân dân): đứng về phía Sơn Tinh, vua Hùng.

Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh hàng năm vẫn dâng nước báo thù, những chi tiết này giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.

Câu2. Nhân vật trong văn tự sự (Trang 38 SGK ngữ văn 6 tập 1)

a) Nhân vật trong văn tự sự vừa là kẻ thực hiện các sự việc, vừa là kẻ được nói tới, được biểu dương hay bị lên án. Em hãy kể tên các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và cho biết:

– Ai là nhân vật chính, có vai trò quan trọng nhất?
– Ai là kẻ được nói tới nhiều nhất?
– Ai là nhân vật phụ? Nhân vật phụ có cần thiết không? Có thể bỏ được không?

b) Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào?

– Được gọi tên, đặt tên;
– Được giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng;
– Được kể các việc làm, hành động, ý nghĩ, lời nói;
– Được miêu tả chân dung, trang phục, trang bị, dáng điệu,…

Hãy cho biết các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được kể như thế nào?

Đáp án:

a) Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, các nhân vật là: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương, Lạc hầu.

– Nhân vật chính là: Sơn Tinh, Thủy Tinh (nhân vật được nói tới nhiều nhất, có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề của văn bản)

– Nhân vật phụ là: Vua Hùng, Mị Nương (thường chỉ được nhắc tên hoặc nói qua, nhưng không thể bỏ qua nhân vật phụ vì nhân vật phụ nhằm bổ trợ để cho nhân vật chính thể hiện)

b) Trong văn bản tự sự, có khi ngay từ tên gọi của nhân vật đã mang ngụ ý nào đó.

Ví dụ: Sơn Tinh – thần núi (sơn: núi; tinh: thần linh), Thủy Tinh – thần nước (Thủy : nước; tinh: thần linh). Nhân vật thường được giới thiệu lai lịch, ví dụ: Vua Hùng – thứ mười tám; Sơn Tinh – ở vùng núi Tản Viên,…; Lạc Long Quân – ở miền đất Lạc Việt, nòi rồng, con trai thần Long Nữ; Âu Cơ – ở vùng núi cao phương bắc, thuộc dòng họ Thần Nông,…

Có khi, nhân vật được miêu tả hình dáng, ví dụ: Lạc Long Quân – mình rồng, Thánh Gióng – “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.”. Tính tình, tài năng của nhân vật có khi được giới thiệu trực tiếp (Mị Nương: “tính nết hiền dịu”), hoặc là thể hiện qua hành động, việc làm, ví dụ: Lang Liêu, Sơn Tinh, Thủy Tinh,…

Hành động, việc làm của nhân vật là mặt quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn tự sự, bộc lộ rõ nét chủ đề, tư tưởng của bài văn, chẳng hạn: hành động đòi gặp sứ giả của Thánh Gióng, hành động thách cưới của Vua Hùng, hành động trả thù của Thủy Tinh,… Nói chung, tùy theo từng văn bản, với những chủ đề khác nhau, mà các mặt thể hiện nhân vật được tập trung bộc lộ, hoặc kết hợp với nhau cho linh hoạt, hài hòa.

29 tháng 12 2017

Những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đã làm:

- Vua Hùng: kén rể, đưa ra yêu cầu về sính lễ

- Mị Nương: người đẹp như hoa, tính tình hiền dịu, nết na

- Sơn Tinh: vẫy tay, nổi cồn bãi, lên núi đồi

- Thủy Tinh: cầu hôn, dâng nước đánh Sơn Tinh

a, Vai trò của các nhân vật: cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh lý giải cho hiện tượng thiên tai bão lũ diễn ra hằng năm

b, Tóm tắt truyện Sơn Tinh Thủy Tinh:

Xưa vua Hùng muốn kén rể cho công chúa Mị Nương, trong số những người tới xin cầu hôn có Sơn Tinh, Thủy Tinh là những có tài lạ ngang nhau. Không biết chọn ai vua Hùng nói sáng sớm hôm sau ai mang sính lễ (voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao) tới trước sẽ được cưới công chúa. Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh tới trước, cưới được Mị Nương, Thủy Tinh tới sau mang lòng uất hận đem quân đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh và Thủy Tinh giao chiến. Cuối cùng Thủy Tinh thua trận, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh.

c, Truyện có nhan đề là Sơn Tinh, Thủy Tinh vì:

     + Theo cách đặt tên theo nhân vật chính của truyện dân gian

     + Truyện diễn tả mối mâu thuẫn trực tiếp giữa con người với thiên tai

     + Nếu đổi tên thành: “ Vua Hùng kén rể, Truyện Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh, Bài ca chiến công của Sơn Tinh thì không bao hàm hết ý nghĩa nội dung của truyện

18 tháng 8 2023

Bạn THAM KHẢO nhe=)

Giải chi tiết:

Hình thức: một bài văn

Nội dung: Cần đảm bảo những ý sau đây:

1. Mở bài: hóa thân vào nhân vật Sơn Tinh tự kể chuyện: Ta là Sơn Tinh, thần núi Tản Viên,…

2. Thân bài:

_Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện: Hùng Vương thứ 18 có một người con gái đẹp tên là Mị Nương. Vua rất mực yêu thương nàng và muốn kén cho nàng một người chồng thật xứng đáng.

­_ Bằng tài năng của mình, ta rất tự tin nên đã quyết định đến cầu hôn nàng Mị Nương.

_Giới thiệu về Thủy Tinh: Đến cầu hôn cùng ta còn có Thủy Tinh. Đó là một người ở miền biển, tài năng cũng không kém ta…

_Vua Hùng đưa ra thử thách: Ngày mai, ai đem sính lễ đến trước sẽ được rước con gái ta về…

_Hôm sau, ta đến trước, rước Mị Nương về núi.

_Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương bèn đem quân đuổi theo…

_Ta không hề nao núng, dùng phép lạ, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ.

_Cuối cùng Thủy Tinh thua, đành phải rút quân.

_Từ đó, năm nào, Thủy Tinh cũng dâng nước lên đánh ta nhưng năm nào cũng vậy, hắn không thể thắng đành rút quân về.

3. Kết bài: nêu những suy nghĩ, cảm nhận của Sơn Tinh.

18 tháng 8 2023

THAM KHẢO NÈngaingung

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương. Nàng xinh đẹp, lại hiền dịu. Nhà vua yêu thương hết mực nên muốn tìm cho nàng một người chồng xứng đáng.      Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Mọi người gọi chàng là Sơn Tinh. Người còn lại là Thủy Tinh, tài năng cũng không hề thua kém: gọi gió gió đến, hô mưa mưa về. Vua Hùng thấy cả hai người đều ngang sức ngang tài thì vô cùng khó xử, không biết chọn ai. Vua cho gọi các Lạc hầu vào bàn bạc, rồi đưa ra quyết định: - Cả hai người đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái. Vậy nên nếu ngày mai ai mang được sính lễ đến trước sẽ được rước dâu về.                                                               Sơn Tinh và Thủy Tinh nghe xong, liền hỏi xem sính lễ cần sắm những gì. Vua Hùng nói:           - Sính lễ gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.                                                                                      Sơn Tinh và Thủy Tinh liền cáo từ nhà vua để về chuẩn bị. Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh đã mang lễ vật đến trước. Nhà vua liền gả Mị Nương cho Sơn Tinh. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ thì nổi giận, đem quân tiến đánh Sơn Tinh.   Thần nước hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời. Nước ngập khắp các đồng ruộng nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi sườn núi, thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước khiến dân chúng vô cùng khốn khổ. Nhưng Sơn Tinh chẳng hề nao núng. Thần dùng phép lạ, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngắn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.  Hai thần đánh nhau suốt mấy tháng trời. Cuối cùng sức cùng lực kiệt, thần nước đành phải rút quân. Nhưng kể từ đó, mối thù càng tăng thêm. Năm nào, Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng không bao giờ, thần nước chiến thắng.

5 tháng 10 2016

Chi tiết tưởng tượng kì ảo là sự tưởng tượng của người dân Việt Nam về sự kiện và nhân vật trong các truyền thuyết hay noi cách khác, là sự thần thánh hoá hoặc hình tượng hoá các chi tiết trong truyện.
Vai trò của nó trong truyện con rồng cháu tiên là: 
Vai trò lớn nhất là thể hiện sự kính trọng tổ tiên của nhân dân việt nam ta 
+ người dân việt nam ta cho rằng tổ tiên của mình là mòi giống cao sang,đẹp đẽ. 
=> Thể hiện niềm tự hào dân tộc
+ các chi tiết tương ki ảo khác như sinh cùng bọc trăm trứng
=> Tinh thần đồng bào, keo sơn của dân tộc => là anh em một nhà
+ không cần bú mơm mà lớn nhanh như thổi có ý nghĩa răng tất cả người dân nước việt nam đều là anh em , khi sinh ra người Việt Nam đã có khả năng tự chống đỡ với những thảm họa thiên nhiên, chiến tranh,.... => Rất phi thường
 

5 tháng 10 2016

Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.


 

Hùng Vương thứ 18 kén rễ cho Mị Nương.Một hôm,cả Sơn Tinh(thần núi) và Thủy Tinh(thần nước) cùng đến cầu hôn.Trước hai chàng tài giỏi khác thuờng,vua bèn ra điều kiện:hôm sau ,ai đem lễ vật trước sẽ cho cưới Mị Nương.Hôm sau,Sơn Tinh đến trước và rược được Mị Nương về núi.Thủy Tinh đến sau,đùng đùng nổi giận,dâng nuớc đánh Sơn Tinh,Sơn Tinh thắng,Thủy Tinh đành rút quân.Kể từ đó,cứ hằng năm,Thủy Tinh vẫn gây ra mưa gió,bão lụt để trả thù Sơn Tinh.

20 tháng 7 2021

Tham khảo nha!

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng. Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người làThuỷ Tinh - chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.

8 tháng 9 2018

- Vua Hùng: kén rể, thử tài, thách cưới
- Mị Nương: không 
- Sơn Tinh: đem đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi, vẫy tay làm đất nổi cồn núi, - dùng phép lạ bốc đồi, dời núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ chống trả Thuỷ Tinh.
- Thuỷ Tinh: mang lễ vật đến sau, đem quân đuổi theo cướp Mị Nương, gọi gió, hô mưa, dâng nước sông cuồn cuộn lên đánh Sơn Tinh., hằng năm làm mưa gió, bão lụt trả thù.

8 tháng 9 2018

Vai trò, ý nghĩa của các nhân vật.

- Vua Hùng: kén rể, thử tài, thách cưới
- Mị Nương: không
- Sơn Tinh: đem đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi, vẫy tay làm đất nổi cồn núi, - dùng phép lạ bốc đồi, dời núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ chống trả Thuỷ Tinh.
- Thuỷ Tinh: mang lễ vật đến sau, đem quân đuổi theo cướp Mị Nương, gọi gió, hô mưa, dâng nước sông cuồn cuộn lên đánh Sơn Tinh., hằng năm làm mưa gió, bão lụt trả thù.