K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 11 2021

Như chúng ta cũng đã biết, thiên nhiên luôn có tác động tích cực đến sự phát triển và kích thích sự sáng tạo của học sinh một cách hiệu quả. Chính vì thế, việc đưa thiên nhiên như: cây cỏ, hoa lá vào lớp học chính là biện pháp tốt nhất để tạo hứng khởi trong học tập cho học sinh. Mặt khác điều này cũng giúp học sinh cảm thấy yêu thiên nhiên hơn để từ có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh, đồng thời tạo nên một không gian tươi xanh, mát mẻ, giúp giải tỏa căng thẳng cho cả thầy lẫn trò sau những giờ học căng thẳng. Để thực hiện tốt việc trang trí lớp học, Các chi Đội đã có nhiều sáng tạo. 

      Một số lớp đã đặt một kệ gỗ gồm nhiều nấc ngay góc lớp và lựa chọn những chậu cây nhỏ nhắn với khả năng ưa sống trong bóng râm đặt lên đó, đồng thời có thể trang trí thêm trên kệ những quyển sách, một vài hộp quà để tăng thêm sự sinh động.
      Cửa sổ là một khu vực lý tưởng để đặt các chậu cây xanh ưa ánh sáng, làm dây treo và treo các giỏ cây nhỏ trên cao hoặc các loại cây thân dây dài. Vì vậy tất cả các cửa sổ trong mỗi lớp học ở trường THCS Lê Hồng Phong đều được trang trí từ 2 chậu cây leo trở lên.

Trang trí cửa sổ lớp học

     Như đã nói ở trên, cửa sổ cũng là một không gian để dễ dàng trang trí tạo nên điểm nhấn cho lớp học. Ngoài cách trang trí bằng cây xanh, có thể trang trí cửa sổ bằng rèm cửa. Ngoài sử dụng rèm cửa, các em có thể trang trí cửa sổ lớp học với giấy. Bạn hãy thể hiện sự khéo tay của mình để cắt những bông hoa, lá hoặc các con vật để treo hoặc dán trên cửa sổ. Đây cũng chính là điều mà chúng ta thường thấy ở nhiều trường học. Giấy dán đủ màu sắc ngộ nghĩnh và thu hút sẽ là nơi để nuôi dưỡng tâm hồn và sự phát triển thể chất của học sinh.
Ý tưởng trang trí cửa sổ với hạc giấy: 

     Cũng như các sản phẩm trang trí cửa sổ bằng giấy bạn có thể trang trí không gian lớp học với những chú hạc bay được làm từ giấy hay túi bóng,… Hãy tạo ra các chú hạc với kích thước nhỏ, lớn khách nhau để tăng thêm sự độc đáo. Tiếp sau đó, giáo viên hãy xâu chúng lại thành một chiếc rèm có độ dài vừa phải. Vậy là chỉ cần một vài thao tác đơn giản, giáo viên vừa có rèm để che nắng lại giúp trang trí không gian cửa sổ trong phòng học thật ngộ nghĩnh, độc đáo.

Trang trí tường của lớp học

     Nhiều người thường đùa vui rằng: ''Trên lớp học đâu chỉ có học sinh, thầy, cô giáo - bảng đen - phấn trắng mà còn có cả bốn bức tường". Chính vì thế, điều này cũng có nghĩa là mọi thông tin gắn lên tường đều góp phần giáo dục. Tùy theo sự sáng tạo của họ sinh mà có thể trang trí lên tường lớp học của mình những nội dung, hình ảnh với tính chất giáo dục sao cho thật phù hợp chẳng hạn như: các bước học tập, nội quy tự quản của học sinh, góc cảm xúc, biển kiến thức,...
Một vài ý tưởng khác:

      Trang trí tường lớp học bằng hình vẽ của học sinh: Với mục đích tạo nên sự tự nhiên một cách tối đa, các thầy các cô nên hạn chế việc in ấn hình ảnh đồng loạt, dễ dẫn đến nhàm chán, giáo viên chủ nhiệm có thể làm cùng học sinh. Đặc biệt dù cho nét vẽ, nét cắt còn ngô nghê, thế nhưng đó là sản phẩm của các em. Kể cả chân dung các em cũng để bạn vẽ cho nhau hoặc tự vẽ. Chắc chắn rằng mỗi khi đến lớp, được ngắm nghía các sản phẩm tự tay mình làm ra, học sinh sẽ cảm thấy tự tin, hưng phấn nhiều hơn trong giờ học

Trang trí các góc của lớp học

   Việc tạo nên các góc với những chủ đề như: góc nghệ thuật, góc thiên nhiên, góc học tập, góc địa phương,... cũng là cách giúp tăng sự phấn khởi trong học của các em học sinh một cách hiệu quả. Ở những góc như vậỵ, một số lớp đã sáng tạo nên những cách trang trí thật ấn tượng và thu hút chẳng hạn như:

  Góc thiên nhiên thì sắp xếp cây xanh, cây dây leo trong một không gian hợp lý và trang trí bằng những hình ảnh về thực vật, cây cỏ,..

  Góc học tập” thì trưng bày những cuốn sách mới dành cho học sinh tham khảo, những bài làm tốt, kết quả thi đua, những tấm gương điển hình. Từ đó tạo nên động lực để các em học sinh có kết quả học tập không được tốt phấn đấu mỗi ngày một nhiều hơn để những bài làm hay những sản phẩm của mình tạo nên có thể được trưng bày ở góc.

Như chúng ta cũng đã biết, thiên nhiên luôn có tác động tích cực đến sự phát triển và kích thích sự sáng tạo của học sinh một cách hiệu quả. Chính vì thế, việc đưa thiên nhiên như: cây cỏ, hoa lá vào lớp học chính là biện pháp tốt nhất để tạo hứng khởi trong học tập cho học sinh. Mặt khác điều này cũng giúp học sinh cảm thấy yêu thiên nhiên hơn để từ có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh, đồng thời tạo nên một không gian tươi xanh, mát mẻ, giúp giải tỏa căng thẳng cho cả thầy lẫn trò sau những giờ học căng thẳng. Để thực hiện tốt việc trang trí lớp học, Các chi Đội đã có nhiều sáng tạo. 

      Một số lớp đã đặt một kệ gỗ gồm nhiều nấc ngay góc lớp và lựa chọn những chậu cây nhỏ nhắn với khả năng ưa sống trong bóng râm đặt lên đó, đồng thời có thể trang trí thêm trên kệ những quyển sách, một vài hộp quà để tăng thêm sự sinh động.
      Cửa sổ là một khu vực lý tưởng để đặt các chậu cây xanh ưa ánh sáng, làm dây treo và treo các giỏ cây nhỏ trên cao hoặc các loại cây thân dây dài. Vì vậy tất cả các cửa sổ trong mỗi lớp học ở trường THCS Lê Hồng Phong đều được trang trí từ 2 chậu cây leo trở lên.

Trang trí cửa sổ lớp học

     Như đã nói ở trên, cửa sổ cũng là một không gian để dễ dàng trang trí tạo nên điểm nhấn cho lớp học. Ngoài cách trang trí bằng cây xanh, có thể trang trí cửa sổ bằng rèm cửa. Ngoài sử dụng rèm cửa, các em có thể trang trí cửa sổ lớp học với giấy. Bạn hãy thể hiện sự khéo tay của mình để cắt những bông hoa, lá hoặc các con vật để treo hoặc dán trên cửa sổ. Đây cũng chính là điều mà chúng ta thường thấy ở nhiều trường học. Giấy dán đủ màu sắc ngộ nghĩnh và thu hút sẽ là nơi để nuôi dưỡng tâm hồn và sự phát triển thể chất của học sinh.
Ý tưởng trang trí cửa sổ với hạc giấy: 

     Cũng như các sản phẩm trang trí cửa sổ bằng giấy bạn có thể trang trí không gian lớp học với những chú hạc bay được làm từ giấy hay túi bóng,… Hãy tạo ra các chú hạc với kích thước nhỏ, lớn khách nhau để tăng thêm sự độc đáo. Tiếp sau đó, giáo viên hãy xâu chúng lại thành một chiếc rèm có độ dài vừa phải. Vậy là chỉ cần một vài thao tác đơn giản, giáo viên vừa có rèm để che nắng lại giúp trang trí không gian cửa sổ trong phòng học thật ngộ nghĩnh, độc đáo.

Trang trí tường của lớp học

     Nhiều người thường đùa vui rằng: ''Trên lớp học đâu chỉ có học sinh, thầy, cô giáo - bảng đen - phấn trắng mà còn có cả bốn bức tường". Chính vì thế, điều này cũng có nghĩa là mọi thông tin gắn lên tường đều góp phần giáo dục. Tùy theo sự sáng tạo của họ sinh mà có thể trang trí lên tường lớp học của mình những nội dung, hình ảnh với tính chất giáo dục sao cho thật phù hợp chẳng hạn như: các bước học tập, nội quy tự quản của học sinh, góc cảm xúc, biển kiến thức,...
Một vài ý tưởng khác:

      Trang trí tường lớp học bằng hình vẽ của học sinh: Với mục đích tạo nên sự tự nhiên một cách tối đa, các thầy các cô nên hạn chế việc in ấn hình ảnh đồng loạt, dễ dẫn đến nhàm chán, giáo viên chủ nhiệm có thể làm cùng học sinh. Đặc biệt dù cho nét vẽ, nét cắt còn ngô nghê, thế nhưng đó là sản phẩm của các em. Kể cả chân dung các em cũng để bạn vẽ cho nhau hoặc tự vẽ. Chắc chắn rằng mỗi khi đến lớp, được ngắm nghía các sản phẩm tự tay mình làm ra, học sinh sẽ cảm thấy tự tin, hưng phấn nhiều hơn trong giờ học

Trang trí các góc của lớp học

   Việc tạo nên các góc với những chủ đề như: góc nghệ thuật, góc thiên nhiên, góc học tập, góc địa phương,... cũng là cách giúp tăng sự phấn khởi trong học của các em học sinh một cách hiệu quả. Ở những góc như vậỵ, một số lớp đã sáng tạo nên những cách trang trí thật ấn tượng và thu hút chẳng hạn như:

  Góc thiên nhiên thì sắp xếp cây xanh, cây dây leo trong một không gian hợp lý và trang trí bằng những hình ảnh về thực vật, cây cỏ,..

  Góc học tập” thì trưng bày những cuốn sách mới dành cho học sinh tham khảo, những bài làm tốt, kết quả thi đua, những tấm gương điển hình. Từ đó tạo nên động lực để các em học sinh có kết quả học tập không được tốt phấn đấu mỗi ngày một nhiều hơn để những bài làm hay những sản phẩm của mình tạo nên có thể được trưng bày ở góc.

31 tháng 8 2020

vc thuyết trình lớp 6

31 tháng 8 2020

Mình xin chào tất cả các bạn ,mình tên là ( tên của cậu ) , mình muốn tranh cử làm lớp trưởng của lớp ( lớp cậu đang học , VD : 6A3 ) và sau đây là bài tranh cử của mình 

Thật ra , trong khoảng thời gian cấp 2 này thì bọn mình cũng có lúc cãi vả , bất đoàn kết nhưng dù gì chúng ta cũng là một lớp , nên nếu tớ đc làm lớp trưởng tớ sẽ cố gắng để làm lớp học của chúng ta tốt hơn nữa . Trong cuộc tranh cử này ai cũng có cơ hội được nói lên tiếng nói của mình và tớ cũng vậy , nếu như tớ được làm lớp trưởng tớ sẽ

1. Gương mẫu 

2. Em sẽ giúp các thầy cô trong lớp theo sát tửng thành viên trong lớp 

Em xin đặt mình vào trường hợp của các thầy , các cô công việc quản lý phụ trách lớp của giáo viên khá vất vả nên em tình nguyện hỗ trợ thầy cô trong việc theo sát từng bạn trong lớp. Bên cạnh đó, bản thân lớp trưởng có lực học tốt và đã từng giúp đỡ nhiều bạn khác trong lớp cải thiện kết quả học tập”. 
Có thể với xã hội thì lớp trưởng không có ý nghĩa gì nhiều, nhưng đối với chúng em, trường học là môi trường lớn gắn bó đầu tiên. Em nghĩ tự ứng cử là cơ hội khá tốt để mỗi bạn khám phá khả năng của chính mình . Mong mn có thể bầu cho mình , mình sẽ cố gắng hết sức để lm 1 lớp trưởng tốt

5 tháng 1 2018

Bài làm

Nếu có người hỏi bạn rằng “Mục đích học tập của bạn là gì?” thì bạn sẽ trả lời như thế nào? Thực ra mục đích học tập của mỗi người tuy không giống nhau ở cái đích đến nhưng giống nhau ở quá trình. Mỗi người trong quá trình học tập và rèn luyện của mình đều có một mục đích chung và chia nhỏ thành nhiều mục đích riêng. Vậy mục đích học tập là gì?

Lê nin từng nói “Học, học nữa, học mãi” có ý nghĩa quan trọng đối với việc học, ông muốn nhấn mạnh đến sự học, rằng học không bao giờ là đủ, là thừa, học đến suốt cuộc đời chúng ta vẫn thấy có quá nhiều điều mà bản thân mình không biết.

nghi-luan-xa-hoi-muc-dich-hoc-tapthuyết trình về mục tiêu học tập của học sinh 

Mục đích học tập chính là kết quả cuối cùng của quá trình học tập, khi bạn học thì bạn mong muốn nhận lại được gì từ việc học này. Đó chính là mục đích học tập

Học để biết cũng chính là một mục đích và là mục đích đầu tiên của mỗi người khi tiếp xúc với việc học. Những kiến thức về văn hóa, xã hội, kinh tế cơ bản, khái quát nhất là những điều mà mỗi người có thể nắm được sau khi học. Khi biết được kiến thức thì bạn sẽ tự tin khi mọi người hỏi về vấn đề đó.

Học để làm là mục đích sau khi đã biết được kiến thức. Học để làm người, làm việc, làm giàu cho gia đìnhvà xã hội đều là những mục đích của quá trình học tập. Bạn sẽ nhận ra rằng mình có thể làm được gì, theo đuổi được gì từ khi thu nhận được những kiến thức trên ghế nhà trường và trong cuộc sống này.

Học để chung sống, để hòa đồng, để bắt nhịp được với cuộc sống đang xoay vần chuyển nhịp từng ngày. Bạn sẽ nhận ra nếu như không chịu khó học tập, tìm hiểu thì bạn sẽ trở thành người luôn đi phía sau, tụt hậu, bị lãng quên. Như vậy mục đích này sẽ khiến cho bạn có thêm động lực để học, để rèn luyện từng ngày.

Mục đích của học tập rất rộng, nếu bạn không biết được mục đích của sự học là gì thì bạn sẽ không thể tìm ra được phương pháp học tập đúng đắn và phù hợp nhất. Khi nhận ra đâu là mục đích chính thì bạn sẽ không phải loay hoay và tìm ra được định hướng cho tương lai.

Việc xác định mục đích học tập vô cùng quan trọng, nó giúp cho bạn không những có định hướng mà còn rút ngắn thời gian đi tìm câu trả lời học để làm gì. Thông thường những người biết xác định mục đích học tập là những người sẽ thành công sớm hơn.

Việc bạn học đại học, chọn một ngành học phù hợp với khả năng và với đam mê của mình chính là việc bạn đã biết xác định được mục đích sau này bạn sẽ làm được gì.

Bên cạnh đó, có không ích người không biết mình học làm gì, bởi họ đang “học cho người khác”, vì gia đình, vì khuôn khổ mà học theo ý người khác để rồi đánh mất đi nhiều điều quan trọng nhất.

Bởi vậy mục đích học tập rất quan trọng, bạn cần phải tìm cho mình một con đường riêng của việc học để theo đuổi giác mơ của mình.

12 tháng 11 2017

Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động, thể hiện cảm xúc người viết. HS có thể lựa chọn các nhân vật như Sơn Tinh, Thủy Tinh, Thánh Gióng... để miêu tả. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

     

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu nhân vật em sẽ tả (Tên nhân vật/ nhân vật xuất hiện trong truyền thuyết nào?)

   - Ấn tượng chung của em về nhân vật đó.

b. Thân bài (9đ)

   - Miêu tả nguồn gốc xuất thân, ngoại hình nhân vật: xuất thân, ngoại hình có gì đặc biệt.

   - Lời nói của nhân vật / tài năng/ hành động/chiến công đạt được.

   - Lí giải nguyên nhân vì sao em yêu thích nhân vật đó. Trong suy nghĩ của em: nhân vật đó tốt hay xấu; nhân vật tượng trưng cho ước mơ/ mong muốn gì của nhân dân ta.

   - Bài học cho bản thân em sau khi tìm hiểu nhân vật đó.

c. Kết bài (0.5đ)

   - Tình cảm của em đối với nhân vật.

30 tháng 3 2022

Lf một bạn nào đó hoặc nhiều bạn bắt nạt 1 bạn nào đó hoặc nhiều bạn :^

30 tháng 3 2022

tham khảo

Học sinh chưa biết đầy đủ cách ứng xử và đối phó với những áp lực, bất đồng và mâu thuẫn trong các mối quan hệ xã hội nên rất cần sự tư vấn nhanh chóng và kịp thời từ phía nhà trường, gia đình và kể cả bạn bè. Để làm được điều đó các bạn nên tâm sự, chia sẻ với thầy cô, bày tỏ những vướng mắc về tình bạn, tình yêu, về kỹ năng giải quyết hài hòa các mối quan hệ. Một điều không thể thiếu đối với các bạn học sinh là chúng tra phải biết kiềm chế tính nóng giận của bản thân, giải quyết các vấn đề một cách nhẹ nhàng, khôn khéo. Đặc biệt là các bạn phải biết nói lời xin lỗi, không được để hành động đi trước suy nghĩ rồi sau này hối hận về điều mình làm. Tóm lại: Chỉ một mâu thuẫn nhỏ cũng trở thành nguyên nhân khiến học sinh dùng bạo lực giải quyết. Cái kết của bạo lực học đường không còn dừng lại ở việc kiểm điểm, đuổi học mà còn là chết chóc và nhà tù.

20 tháng 9 2023

Bài làm:

Chào mừng các bạn đến với buổi thuyết trình về Rằm Trung Thu. Rằm Trung Thu là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng của dân tộc Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta sum vầy bên gia đình, tận hưởng không khí ấm áp và tràn đầy niềm vui.

Rằm Trung Thu thường rơi vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Đây là thời điểm trăng tròn và sáng nhất trong năm, tượng trưng cho sự tròn đầy, đoàn kết và hạnh phúc. Trong ngày này, trẻ em thường được thưởng thức những chiếc bánh trung thu thơm ngon và tham gia các hoạt động vui chơi truyền thống như đốt đèn ông sao, đánh đu, múa lân.

Rằm Trung Thu cũng là dịp để chúng ta gửi lời tri ân và yêu thương đến những người thân yêu. Trong ngày này, gia đình thường tụ họp, cùng nhau thưởng thức bữa cơm đặc biệt và chia sẻ những câu chuyện, niềm vui trong cuộc sống. Đây là thời điểm để chúng ta tạo dựng và củng cố tình cảm gia đình, đồng thời truyền thống này cũng giúp gắn kết cộng đồng.

Rằm Trung Thu không chỉ là một ngày lễ truyền thống, mà còn mang trong mình ý nghĩa sâu sắc về tình yêu thương, sự đoàn kết và lòng biết ơn. Hãy cùng nhau tận hưởng và trân trọng những giây phút đáng nhớ trong ngày Rằm Trung Thu này.

Cảm ơn các bạn đã lắng nghe!

Năm trước mình cũng có làm, bạn tham khảo nhé!

Bài thuyết trình về Rằm Trung Thu:

Xin chào mọi người, hôm nay tôi xin giới thiệu với các bạn về một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng và đặc biệt của người dân Việt Nam - Rằm Trung Thu.

Rằm Trung Thu, còn được gọi là Tết Trung Thu, là một ngày lễ trọng đại trong năm, diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch. Đây là thời điểm mà trăng tròn và sáng nhất trong năm, tượng trưng cho sự đoàn viên và niềm vui.

Ban đầu, Rằm Trung Thu bắt nguồn từ truyền thống của người Trung Quốc, nhưng đã trở thành một ngày lễ quan trọng của người dân Việt Nam từ hàng trăm năm trước. Theo truyền thống, Rằm Trung Thu là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, cùng chung vui và chia sẻ tình yêu thương.

Trong ngày Rằm Trung Thu, mọi người thường thực hành các hoạt động truyền thống như làm bánh Trung Thu, thắp lồng đèn và tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống. Bánh Trung Thu là một món quà đặc biệt, được làm từ những công đoạn tinh tế và tỉ mỉ. Những chiếc bánh thơm ngon, hình dạng đa dạng là biểu tượng của sự sum vầy và lòng thành kính của người gửi.

Thắp lồng đèn cũng là một hoạt động được yêu thích vào dịp này. Những chiếc lồng đèn đủ màu sắc và hình dạng, mang trong mình thông điệp văn hóa và ý nghĩa sâu sắc. Lồng đèn cũng tượng trưng cho sự kiên nhẫn và sự hoà hợp với thiên nhiên.

Ngoài ra, Rằm Trung Thu còn tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống như múa lân, múa rồng, múa sạp, và các trò chơi dân gian như kéo co, nhảy sạp, đường hoa hướng dương và đua ghe trên nước. Những hoạt động này không chỉ mang lại niềm vui cho các em nhỏ mà còn thể hiện sự gắn bó và tình yêu thương trong cộng đồng.

Cuối cùng, Rằm Trung Thu là một dịp để mọi người tỏ lòng tri ân và kính trọng tổ tiên và người già. Truyền thống trao bánh Trung Thu cho ông bà, cha mẹ và người lớn tuổi trong gia đình là một hoạt động rất ý nghĩa và thiêng liêng.

15 tháng 4 2021
1) Tìm hiểu chung truyền Buổi học cuối cùng

a/ Tác giả

- An-phông-xơ Đô-đê (1840 - 1897)

- Nhà văn hiện thực lỗi lạc của nước Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.

- Tác giả của nhiều tập truyện nổi tiếng.

- Văn chương của ông nhẹ nhàng, trong sáng, diễn tả cảm động những nỗi đau và tình thương, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước.

 

- Là tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng: "Một thời niên thiếu", "Những cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Tactaranh ở Taraxcông"...

b/ Tác phẩm

- Bối cảnh

+ Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870 – 1871, nước Pháp thua trận, phải cắt vùng Andát và Loren (2 vùng tiếp giáp với Phổ) cho Phổ (Đức)

+ Các trường ở đây bị buộc phải học tiếng Đức.

- Nhan đề

+ Tác phẩm phần nào hé lộ cho độc giả biết nội dung chính của tác phẩm.

+ Đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng của người dân Pháp

→ Chính vì thế mà xuyên suốt tác phẩm là những tâm sự của người dân vốn là xứ sở của loại rượu vang nổi tiếng này.

- Thể loại: Truyện ngắn

- Phương thức biểu đạt

- Tự sự

- Kể kết hợp với miêu tả.

Nội dung: Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.

Tóm tắt

Như thường lệ, buổi sáng hôm ấy cậu bé Phrăng đến lớp học, trên đường đi cậu thấy có rất nhiều sự khác lạ so với mọi hôm, cả khi vào trường cũng vậy, sân trường bỗng dưng yên ắng như một ngày chủ nhật.

 

Bước vào lớp cậu càng ngạc nhiên hơn vì thấy mọi người im phăng phắc, thầy Ha-men ăn mặc rất trang trọng, trong lớp lại còn có cả các cụ già cùng đến học. Qua lời nói xúc động của thầy giáo, cậu mới hiểu rằng hôm nay là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.

Phrăng vô cùng ân hận vì sự ham chơi trước đây của mình, xấu hổ vì mình đã không đọc được bài như mong muốn. Thầy Ha-men nói về vẻ đẹp của tiếng Pháp về sự quý giá của tiếng nói dân tộc, ai nấy đều xúc động thiêng liêng... Cuối buổi học thầy giáo Ha-men viêt lên bảng dòng chữ “Nước Pháp muôn năm”.

Các bạn độc giả có thể tham khảo thêm bài Tóm tắt bài Buổi học cuối cùng

Bố cục: Chia làm 3 phần

+ Phần 1. Từ đầu ..."vắng mặt con": Trước khi diễn ra buổi học cuối cùng.

+ Phần 2. Tiếp theo..."cuối cùng này": Diễn biến buổi học cuối cùng.

+ Phần 3. Còn lại: Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng.

2) Đọc - hiểu văn bản Buổi học cuối cùng

a/ Nhân vật Phrăng

* Quang cảnh hôm diễn ra buổi học cuối cùng

- Trên đường đến trường: nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị.→ Khác lạ

- Ở trường

+ Mọi sự bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.

+ Lớp học trang trọng, thầy Ha-men dịu dàng, mặc đẹp hơn mọi ngày, mọi người trong làng đều đi học với vẻ buồn rầu. → Yên tĩnh, trang nghiêm, khác thường.

 

⇒ Phrăng ngạc nhiên, dường như báo hiệu một cái gì nghiêm trọng, khác thường.

* Diễn biến tâm trạng của Phrăng

- Thái độ đối với việc học tiếng Pháp

- Định trốn học và rong chơi ngoài đồng nội.

- Cưỡng lại được, vội vã đến trường

- Phrăng choáng váng, sững sờ, hiểu ra nguyên nhân của sự khác lạ, tiếc nuối ân hận vì sự lười nhác học tập, ham chơi của mình.

- Xấu hổ và tự giận mình không chịu học các qui tắc phân từ.

- Chăm chú nghe giảng, kinh ngạc thấy mình hiểu bài đến thế.

→ Từ lơ là đến thiết tha, lo lắng cho việc học.

* Thái độ với thầy Ha-men

- Lẻn vào chỗ ngồi, đỏ mặt tía tai khi thấy thầy cầm thước.

- Nhận ra giọng nói của thầy thật dịu dàng.

- Thấy tội nghiệp cho thầy

- Hiểu được lời khuyên của thầy

- Chưa bao giờ thấy thầy lớn lao đến thế.

→ Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí sâu sắc

⇒ Từ sợ hãi, thân thiết, quý trọng thầy.

⇒ Phrăng là cậu bé hồn nhiên, chân thật, biết lẽ phải, yêu tiếng nói dân tộc, quý trọng và biết ơn thầy.

b/ Thầy giáo Ha-men

* Trang phục

- Mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục

- Đội mũ bằng lụa đen thêu

→ Trang phục rất trang trọng mà thầy chỉ mặc vào những ngày đại lễ thể hiện ý nghĩa vô cùng quan trọng của buổi học cuối cùng.

* Thái độ đối với học sinh

- Rất mực ân cần, dịu dàng tha thiết, không quở trách như mọi ngày khi Phrăng đến muộn

- Nhiệt tình truyền giảng bài học bằng cả tâm huyết của mình

→ Thầy muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay toàn bộ tri thức vào học sinh trước khi ra đi.

* Những lời nói về việc học tiếng Pháp

- Tâm niệm của Thầy: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá ở chốn lao tù”

 

→ Giữ được tiếng nói tức là giữ được linh hồn của dân tộc, không để kẻ địch đồng hoá, đó là vũ khí tốt nhất khi chưa thể đánh đuổi quân thù.

* Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc

- Người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói nên câu

- Thầy dường như kiệt sức

→ Bao nhiêu tinh lực, tâm huyết thầy đã dồn hết cho buổi học cuối cùng.

- Khuyên mọi người hãy yêu quý, giữ gìn ngôn ngữ của dân tộc

→ Ca ngợi sự giàu đẹp của dân tộc.

- Dằn mạnh và cố viết thật to dòng chữ: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".

- Đứng im, đầu dựa vào tường

→ Thể hiện sự đau đớn dữ dội về tinh thần.

⇒ Thầy đã thắp lên ngọn lửa yêu nước cháy bừng trong tim mọi người

* Tổng kết

Nghệ thuật

- Lựa chọn nhân vật kể chuyện hợp lí: Người kể (ở ngôi thứ nhất) là một cậu bé.

- Cách kể chân thực vì cậu là người trong cuộc - chứng kiến một cách đầy đủ buổi học cuối cùng.

- Nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật (cả ngoại hình lẫn nội tâm) đều chính xác, tinh tế.

- Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng.

- Giọng kể tự nhiên, linh hoạt, ngôn ngữ vừa chính xác vừa mang tính biểu cảm cao.

Nội dung: Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng, Phrăng hiện lên là một chú bé hiếu động, thông minh, nhạy cảm, có tình yêu chân thành với người thầy, yêu nước sâu sắc.

3) Bài tập minh họa bài Buổi học cuối cùng

Đề bài 1: Phân tích bài "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô-đê

1/ Mở bài

- Đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở 1 lớp tiểu học thuộc vùng An-Dát và Lo-ren (giáp với biên giới nước Phổ-tức nước Đức).

- Từ ngày mai, các trường sẽ phải dạy bằng tiếng Đức, ngôn ngữ của quân xâm lược.

- Buổi học cuối cùng diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động.

2/ Thân bài

* Hai nhân vật chính của truyện

a/ Chú bé Phrăng

- Vì không thuộc bài nên lúc đầu chú định trốn học, sau đó lại đến trường.

- Chú ngạc nhiên vì không khí yên ắng khác thường của lớp học.

- Choáng váng khi nghe thầy giáo tuyên bố đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.

- Tự giận mình vì thói ham chơi, lười học...

 

- Thấm thía lời dạy của thầy, chăm chú nghe thầy giảng bài.

- Cảm động trước hình ảnh lớn lao, cao đẹp của thầy Ha-men.

b/ Thầy Ha-men

- Thái độ của thầy dịu dàng khác hẳn ngày thường .

- Thầy lên lớp với bộ y phục đặc biệt chỉ dành cho những dịp long trọng.

- Thầy ca ngợi tiếng Pháp và tôn vinh Tổ quốc của mình.

- Tâm trạng thầy hết sức xúc động: thể hiện qua giọng nói thiết tha, nghẹn ngào và hành động bất ngờ.

3/ Kết bài:

- "Buổi học cuối cùng" là một tác phẩm hay, phản ánh niềm tự hào về tiếng Pháp và lòng yêu nước thiết tha của người dân nước Pháp.

- Hình ảnh chú bé Phrang và thầy giáo Ha-men được tác giả miêu tả rất thành công, để lại ấn tượng trong lòng người đọc.

E tham khảo để viết nha

15 tháng 4 2021

bài thuyết trình mà bạn

 

3 tháng 12 2018

Trong những năm gần đây, an toàn giao thông đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Đi khắp nẻo đường , khẩu ngữ “ an toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho chính mình, cho gia đình mình và cho xã hội. Nhưng tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối và trở thành hiểm họa đối với bất kì ai khi tham gia giao thông.

Trên thực tế tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có bao nhiêu sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông? Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh. Một trong những việc làm để thực hiện an toàn giao thông là hãy ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Để hình thành và duy trì nếp văn hóa giao thông rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan liên quan, đặc biệt trước hết là người tham gia giao thông. Vậy tuổi trẻ học đường phải suy nghĩ và hành động thế nào để góp phần làm giảm tai nạn giao thông cho xã hội, và thể hiện mình là người có văn hóa khi tham gia giao thông.

Trước hết chúng ta hiểu như thế nào về “ Văn hóa giao thông ”? Khái niệm Văn hoá giao thông là một biểu hiện cụ thể của khái niệm Văn hoá nói chung.Văn hoá giao thông là một khái niệm khá mơí mẻ với nhiều cách hiểu khác nhau

Theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia: “ Văn hoá giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng Văn hoá giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông”. Cũng theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia trong Văn hoá giao thông có ba tiêu chí: một là, về nhận thức và hành động, hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; hai là: có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác; ba là, có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thượng tôn pháp luậtTheo báo Văn hoá: “ Văn hoá giao thông là tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, tôn trọng, nhường nhịn người khác, tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông gặp hoạn nạn, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi để hướng tới một xã hội giao thông an toàn, thân thiện"

Văn hoá giao thông là văn hoá của người trực tiếp tham gia giao thông và văn  hoá của các thành viên khác trong xã hội có tác động, ảnh hưởng đến quá trình hình thành Văn hoá giao thông.Trong các yếu tố khác nhau, thì người trực tiếp tham gia giao thông đóng một vai trò quan trọng tạo nên Văn hoá giao thông. Văn hoá của người trực tiếp tham gia giao thông biểu hiện cụ thể như: trước tiên là phải hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông; hai là phải có tính cộng đồng khi tham gia giao thông, khi lưu thông trên đường phải biết không chỉ vì lợi ích bản thân mình mà còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác. Gặp trường hợp người bị nạn cần giúp đỡ phải chia sẻ kịp thời; ba là cư xử có văn hoá khi lưu thông trên đường như tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt... Như chúng ta biết mỗi cử chỉ “văn hóa giao thông” làm nên nét nhân cách của mỗi người.Văn hóa : văn minh, lịch sự, khi tham gia giao thông, thực hiện đúng luật, đúng cách cư xử nghĩa tình của người Việt Tuy nhiên khi nhìn vào thực trạngchúng ta có thể thấy cách thực hiện của một bộ phận học sinh, thanh niên có  “văn hóa giao thông ” hay không: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, ….Một số học sinh còn đi xe mô tô,  đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, dùng ô khi điều khiển xe đạp, xe máy...Khi tan trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng. Vừa điểu khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại… thậm trí khi có sự va quệt thì thoái thác trách nhiêm, chưa cần biết người va quẹt có bị sao không đã văng những câu chửi…

Học sinh, thanh niên là một lực lượng đông đảo có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã - hội của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu, một phần là do thanh niên”. Vậy là những học sinh các em hãy đóng một vai trò to lớn trong việc xây dựng “Văn hoá giao thông” ở nước ta bằng những việc làm cụ thể như:

+ Chúng ta hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất như đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe moto, xe gắn máy, dừng, đỗ đúng phần đường quy định, nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao thông. Không dàn hàng, dùng ô che khi điều khiển phương tiện giao thông ….Góp phần xây dựng nhiều tuyến phố, nhiều con đường xanh – sạch - đẹp; xây dựng nhiều con đường giao thông nông thôn; bảo vệ giữ gìn và xây dựng nhiều công trình giao thông công cộng

+ Hãy là những tuyên truyền viên tích cực về văn hoá giao thông.Lực lượng học sinh, sinh viên, thanh niên hãy dương cao khẩu hiệu: “ Văn hoá giao thông, đồng hành tuổi trẻ”, “ Văn hoá giao thông là không tai nạn”, “ Một ý thức giao thông, triệu nụ cười hạnh phúc”, “ Xây dựng xã hội giao thông văn minh, đầy tình người và không tai nạn”

+ Học sinh, thanh niên cũng là lực lượng xung kích, lực lượng chủ chốt tham gia vào công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông, tham gia các hoạt động khác như Hội diễn văn hoá văn nghệ; hội thi về an toàn giao thông. Khi văn hóa giao thông đã trở thành ý thức thường trực trong mỗi con người thì sẽ hình thành được phong cách và nhân cách của con người đó Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri thức….cần có những suy nghĩ và hành động đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần góp phần giẩm thiểu tai nạn giao thông, chúc các em tham gia giao thông an toàn.

Phải khẳng định ngay lực lượng tham gia giao thông đông đảo nhất chính là giới trẻ. Nhìn lại từ các vụ TNGT thời gian qua chúng ta đều thấy rõ đối tượng gây tai nạn và nạn nhân TNGT là giới trẻ chiếm tỷ lệ rất cao (độ tuổi từ 18 đến 30). Bên cạnh đó, bộ phận thiếu ý thức khi tham gia giao thông chiếm số lượng đông đảo nhất cũng chính là giới trẻ.

Để hạn chế việc vi phạm khi tham gia giao thông trong thanh, thiếu niên, cần áp dụng nhiều giải pháp một cách đồng bộ. Về giải pháp chiều sâu, cần tổ chức tuyên truyền, giáo dục ý thức về văn hóa giao thông ngay từ nhỏ, từ chính trong mỗi gia đình tới nhà trường. Bên cạnh đó, cần luật hóa các hình thức xử phạt, nâng thật cao mức phạt tương ứng với mỗi hành vi vi phạm của người tham gia giao thông. Tức là một mặt vừa vận động tuyên truyền, giáo dục; một mặt khác phải xử lý bằng pháp luật để mang tính răn đe nhằm tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông. Một trong những việc cấp thiết nhất hiện nay là phải đặt vị trí giới trẻ làm trọng tâm của chiến dịch tuyên truyền ATGT.

Trước hết, phải xác định giới trẻ ở đây bao gồm toàn bộ các thành phần xã hội, từ học sinh các trường phổ thông tới sinh viên cao đẳng, đại học. Từ thanh niên đang làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, từ thành thị, nông thôn cho đến các khu công nghiệp – nơi tập trung đa số lực lượng lao động là thanh niên.

Trên cơ sở đó, tổ chức chiến dịch tuyên truyền có độ phủ sóng trên diện rộng, bao quát toàn bộ giới trẻ mới là điều cần thiết. Việc tuyên truyền bằng hình thức nào, nội dung gì để thu hút sự quan tâm, hấp dẫn của giới trẻ... cũng rất cần được cân nhắc kỹ. Bởi vì trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà có quá nhiều sự lựa chọn và nhiều hình thức vui chơi giải trí cuốn hút giới trẻ thì không dễ để họ có thể tham gia tích cực trong một hoạt động mang tính tuyên truyền. Mặt khác, cần phải xây dựng nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với từng đối tượng. Chẳng hạn nội dung phục vụ học sinh, sinh viên sẽ khác với giới trẻ đang làm việc ở các khu công nghiệp hay đối với thanh niên nông thôn...

Để thay đổi thực trạng này, cần sự vào cuộc của tất cả các cơ quan, tổ chức một cách đồng bộ, nhịp nhàng nhằm từng bước xây dựng thói quen ứng xử có văn hóa trong giao thông, bắt đầu từ những hành vi nhỏ nhất thường ngày. Đó chính là nền móng để dần hình thành văn hóa giao thông-giải pháp bền vững giúp đẩy lùi hiểm họa TNGT.

3 tháng 12 2018

Thực tế trong những năm gần đây, an toàn giao thông chính là một vấn đề đang được quan tâm rất nhiều. Hiện trạng xã hội xảy ra quá nhiều tai nạn giao thông tùy theo mức độ nặng nhẹ. Nhưng hậu quả của nó để lại rất lớn như: thương tật, tử vong, tài sản mất mát và hư hỏng. Khi lưu thông trên đường chúng ta sẽ thấy những câu khẩu hiệu với nội dung “ an toàn giao thông chính là hạnh phúc cho mọi người,mọi nhà và toàn xã hội”. Đó chính là lời cảnh giác, nhắc nhở chúng ta phải sáng suốt khi tham gia giao thông. Chấp hành luật lệ giao thông- chính là mang lại sự an toàn cho bạn và cho mọi người. Nhưng hiện nay, vấn đề tai nạn giao thông chính là mối hiểm họa vô cùng to lớn với tất cả mọi người. Ngay sau đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.
Để đi vào tìm hiểu, chúng ta hãy biết về “ văn hóa giao thông”- Văn hóa giao thông chính là biểu hiện cụ thể trong nền văn hóa nói chung và nó cũng khá là mới mẻ được hiểu theo nhiều cách khác nhau. – Ủy ban an toàn giao thông quốc gia đã cho ra khái niệm như sau “ văn hóa giao thông chính là những hành vi xử sự đúng pháp luật,theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp và cái thiện của người tham gia giao thông”. – Hay nói cách khác theo báo Văn hóa “ văn hóa giao thông là sự tự giác chấp hành luật lệ an toàn giao thông. Ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho những người khi tham gia giao thông. Thể hiện sự tôn trọng và nhường nhịn nhau khi lưu thông trên đường. Biết giúp đỡ người khác khi gặp tai nạn giao thông, giúp người tàn tật, trẻ em và người cao tuổi để cùng nhau hướng tới một xã hội an toàn giao thông”
HIỆN TRẠNG TAI NẠN GIAO THÔNG CỦA NƯỚC TA. Tai nạn giao thông đã và đang xảy ra từng ngay từng giờ và luôn rình rập để cướp đi sinh mạng của con người bất cứ lúc nào. Chúng ta thường hay có những câu hỏi đặt ra cho cộng đồng cũng như cho bản thân: – Mỗi ngày có bao nhiêu vụ tai nạn xảy ra gây đe dọa cho tính mạng con người? – Sau khi tai nạn giao thông xảy ra liệu con người có nâng cao ý thức nhiều hơn không? – Đến bao giờ mới chấm dứt các tai nạn giao thông? Những câu hỏi này thật khó để trả lời vì hậu quả do tai nạn giao thông để lại là muôn hình muôn vẻ. Khi con người có ý thức thì sẽ hạn chế tối đa việc xảy ra tai nạn giao thông. Có thể thấy tai nạn giao thông hiện nay xảy ra ở các bạn thanh niên là chủ yếu. Bộ phận thiếu ý thức về an toàn giao thông cũng nằm trong lực lượng này.

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI THAM GIA GIAO THÔNG Tất cả công dân từ 18 tuổi trở lên, có giấy phép lái xe, sức khỏe tốt, không bị mắc các bệnh theo quy định của pháp luật thì được phép tham gia điều khiển các phương tiện giao thông. Trong đó, học sinh sinh viên chính là lực lượngchiếm đông nhất. Vì thế các bạn hãy đóng vai trò chủ đạo và góp phần trong việc xây dựng an toàn qua những hành động cụ thể như sau: – Thói quen “ hãy nhớ đội mũ bảo hiểm” khi ngồi trên các phương tiện giao thông . Khi lưu thông trên đường phải đi, dừng, đậu đúng nơi quy định, chấp hành nghiêm túc các tín hiệu đèn giao thông. Không dàn hàng ngang, không chở cồng kềnh, chở từ 3 người trở lên, không che ô khi điều khiển phương tiện giao thông… Những sự tự giác này mỗi ngày sẽ góp phần xây dựng một xã hội tuân thủ an toàn giao thông,làm gương tốt về ý thức tuân thủ pháp luật cho mọi người noi theo. – Các bạn hãy là những tuyên truyền viên tích cực với những khẩu hiệu “ văn hóa giao thông- đồng hành tuổi trẻ”, “ một ý thức giao thông, triệu nụ cười hạnh phúc”, “ văn hóa giao thông- là không tai nạn” – Học sinh sinh viên hãy là lực lượng tham gia vào công tác giữ gìn an toàn giao thông bằng nhiều hoạt động có ích cho xã hội.