K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tre Việt Nam là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnh đẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.

Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến “chuyện ngày xưa” - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:

Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh.mik chưa chắc đúng
I. Mở bài:

- Nêu tên: Người ta âu yếm gọi tôi là cây tre, một cái tên giản dị để phân biệt với những loại cây khác. 
- Nêu nguồn gốc, xuất xứ của bản thân: 
"Tre xanh xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh"

(Không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chỉ biết từ lâu tôi đã gắn bó với cuộc sống của người Việt Nam).

II. Thân bài:1. Sự tồn tại:

- Tôi có mặt ở khắp mọi miền của Tổ quốc, được trồng trên bờ ao, trên bờ sông hiền hòa, thơ mộng "Quê hương tôi có con sông xanh biếc - Nước gương trong soi tóc những hàng tre", thậm chí họ hàng nhà tôi còn được trồng ở nơi cằn cỗi nhất "Ở đâu tre cũng xanh tươi - Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu".

- Đâu đâu cũng thấy bóng tre: Từ thôn xóm bản làng đến những mái đình, mái chùa cổ kính... "Bóng tre trùm mát rượi". Thậm chí tôi còn được ưu ái làm một người lính trông giữ lăng Hồ chủ tịch - con người vĩ đại của nước Việt Nam "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác - Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát".

2. Đặc điểm:

- "Thân gầy guộc, lá mong manh" - Nguyễn Duy.

- Lá nhỏ, thuôn, dài, màu xanh lục, lá già chuyển màu vàng tươi, khô dần và rụng xuống.

- Khi rụng, lá rơi theo gió, hững hờ, lượn mấy vòng, xoáy rồi rớt xuống con kênh như chiếc thuyền nan trôi theo dòng nước.

- Thân thẳng như ý chí kiên định của người Việt Nam. Thân màu xanh, có nhiều đốt (như minh chứng cho câu truyện cổ tích "Cây tre trăm đốt" của người xưa).

- Cây tre thể hiện sự quần tụ: được trồng thành từng bụi, không mọc riêng rẽ, khăng khít, gắn bó truyền kiếp.

- Cây con được gọi là măng,thân mang nhỏ, có lá bọc bên ngoài "có manh áo cộc tre nhường cho con"=>thấy được tinh thần "tương thân tương ái" và hình tượng "tre già măng mọc" trở thành biểu trưng cho sức sống bất diệt.

3. Tác dụng:

a, Trong kháng chiến:

- Tre trỏ thành vũ khí lợi hại:giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh: Hình ảnh Thánh Gióng nhổ khóm tre bên đường đánh tan giặc Ân trong văn học dân tộc như là minh chứng cho sức mạnh của dòng họ nhà tre.

- Tre được sử dụng làm chông, làm gậy, bẫy ngăn quân thù.

b, Trong thời bình:

- Là bóng mát, nơi nghỉ chân của những người làm đồng mệt mỏi,

- Làm chắt đánh chuyền của trẻ nhỏ.

- Làm điếu cày.

- Làm sáo, tiêu...dụng cụ âm nhạc.

- Làm vật dụng thông thường: tăm tre, đũa tre...

- Làm lạt gói bánh chưng.

...

III. Kết bài:

Vì cuộc sống của tôi gắn liền với cuộc đời của con người Việt Nam vì vậy tôi trở thành biểu trưng cho tình yêu, lòng thủy chung, và sức sống đời đời bất diệt:

"Mai sau...mai sau...mai sau
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh"

26 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Đoạn thơ được trích trong bài thơ Tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới. Mở đầu đoạn thơ, tác giả đã dùng câu hỏi tu từ:"Tre xanh/ Xanh tự bao giờ". Dường như tre xanh đã gắn bó với đời sống của làng quê thanh bình Việt Nam từ những buổi sơ khai dựng nước từ rất lâu rồi. Tre xanh đã gắn bó với con người VN, dân tộc VN qua bao thăng trầm, biến cố lịch sử rồi để đến ngày hôm nay, nó vẫn ở đấy cùng con người VN. "Thân gầy guộc, lá mong manh" là câu thơ miêu tả ngoại hình của cây tre. Tre xanh với thân hình gầy guộc nhưng thân thẳng và cứng cáp vô cùng. Chính vì thế mà nó làm nên lũy, nên thành. Trong những tháng ngày kháng chiến, tre là người bạn bao vây bảo vệ chiến sỹ khỏi giặc ngoại xâm. Tre đồng hành cùng người dân VN qua từng lối ăn ở hàng ngày đến khi chiến đấu. "Ở đâu tre cũng xanh tươi/ Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu" là những câu thơ nói về phẩm chất của cây tre. Cây tre dường như mang vẻ đẹp phẩm chất của người dân VN kiên cường, bất khuất. Dù cho môi trường sống có khắc nghiệt, gian truân thì sức sống của những rặng tre xanh hay người dân VN cũng vẫn bền bỉ, đầy sức sống. Tóm lại, đoạn thơ là lời ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của tre VN cũng như con người VN.

 
26 tháng 4 2021

Đây là bài Tre Việt Nam của tác giả Nguyễn Duy mà!!!

11 tháng 3 2022

Mik chỉ nói 1 từ:"dàiiiiiiiiiiiiiiiiii"

 

in chào tất cả mọi người, ta là công chúa Mị Nương, vợ của Sơn Tinh. Ngày hôm nay, ta muốn kể cho mọi người cùng nghe về cuộc đời của mình.

Ta là con gái của Vua Hùng, từ nhỏ đã được mọi người ngợi khen là xinh đẹp, hiền dịu. Đến tuổi cập kê, vua cha quyết định tìm cho ta một tấm chồng thật tốt, nên đã tổ chức hội kén rể. Nhiều chàng trai từ khắp nơi kéo đến để thử vận may. Tuy nhiên, qua nhiều lần thử thách của cha ta, thì chỉ còn lại hai chàng trai là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Cả hai chàng đều khôi ngô, vạm vỡ, lại có tài phép thần thông. Người thì có thể dời non lấp bể, người thì có thể hô mưa gọi gió. Cả hai ngang sức ngang tài khiến vua cha không biết phải làm sao. Thế là, ngài tổ chức họp bàn với các quan đại thần. Và đưa ra thử thách cuối cùng là giao nộp sính lễ theo yêu cầu “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”. Nghe xong, cả hai chàng trai đều ngay lập tức lui về chuẩn bị.

 

Tối hôm đó, ta thao thức mãi không ngủ được vì không biết mình sẽ được gả cho ai. Đến tờ mờ sáng hôm sau, khi gà còn chưa gáy, ngoài cổng thành đã có tiếng reo hò rộn ràng. Thì ra Sơn Tinh đã mang đầy đủ sính lễ đến để hỏi cưới ta. Vậy là theo như ước định, ta trở thành vợ của Sơn Tinh. Nhìn chàng khôi ngô tuấn tú, ta cũng rất vui lòng. Sau khi hôn lễ diễn ra, ta từ biệt vua cha, theo chồng về núi Tản Viên.

Nào ngờ, vừa đi được nửa đường, thì có một cơn lũ lớn lao mạnh về phía chúng ta. Cơn lũ ấy đem theo gió lốc, mưa bão càn quét qua thành trì, nhấn chìm cả thành Phong Châu. Mà kẻ gây ra cơn đại họa ấy chính là Thủy Tinh - kẻ đến sau nên không thể cưới được ta. Nhìn quê hương đang oằn mình trong gió bão, ta đau khổ và sợ hãi vô cùng. May sao, chồng của ta đã đứng ra để ngăn cản tất cả. Chàng dời núi đắp đê, nâng đất lên cao chống lại mưa gió. Cuộc đấu dằng co liên tục mấy ngày đêm, cuối cùng Thủy Tinh đuối sức đành phải rút quân. Còn vợ chồng ta thì trở về quê nhà trong sự hân hoan chào đón của bà con.

Từ đó về sau, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước tấn công chúng ta, nhưng lần nào cũng thất bại trước sức mạnh và sự đoàn kết của tất cả mọi người. Còn ta thì vẫn sống vui vẻ, hạnh phúc bên người chồng Sơn Tinh của mình.

 Đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích

Chào mọi người, ta là một chú chim phượng hoàng sinh sống ở vùng đảo xa trên biển. Ngày hôm nay, ta sẽ kể cho mọi người nghe một câu chuyện thú vị mà ta gặp được khi đến đất liền dạo chơi.

Hồi đó, ta vừa trưởng thành nên quyết định vào đất liền dạo chơi. Khi đang bay lượn, ta chợt phát hiện một cây khế vô cùng sai trái. Quả nào cũng to tròn, mọng nước, thơm lừng. Thế là, ta liền sà xuống và ăn quả. Ăn một quả, ta lại càng muốn ăn quả thứ hai. Cứ thế, suốt mấy hôm liền, cứ lúc nào khát nước thì ta sẽ ghé thăm cây khế này. Bỗng một hôm, khi đang vui vẻ ăn khế, ta lại nhìn thấy một bóng người thập thò đằng sau lưng. Thì ra đó là người đã trồng cây khế. Trông anh ta có vẻ như muốn nói điều gì, thế là ta đã dừng lại để chăm chú lắng nghe.

Nghe kể mới biết, người đàn ông này có số phận rất tội nghiệp. Anh ta có một người anh trai rất lười biếng và tham lam. Sau khi cha mất, anh trai đoạt hết gia sản, đất đai, chỉ cho anh ta một túp lều cũ và cây khế ngọt này thôi. Quanh năm, vợ chồng anh ta đi làm thuê kiếm tiền sinh sống và chăm bẵm cây khế. Nay thấy cây ra trái nhiều, thì hái mang ra chợ bán. Nào ngờ ta hôm nào cũng đến ăn, khiến trái thiếu đi rất nhiều. Nghe anh ta giãi bày, ta xấu hổ lắm. Thế là ta quyết định sẽ mang anh ta ra nhà của mình để lấy vàng về trang trải cuộc sống. Sau lần đó, hai vợ chồng anh ta trở nên giàu có, mà ta cũng thoải mái ăn khế ngon.

Ít lâu sau, khi ta đến thăm, thì chủ của cây khế đổi thành người anh tham lam, lười biếng kia. Lúc đầu, ta không để ý đến hắn. Nhưng thấy hắn ngày nào cũng kể lể về hoàn cảnh, ta cũng đành dặn hắn may túi ba gang để đi lấy vàng như người em. Ngờ đâu, hắn may một cái túi những mười hai gang. Đã thế, hắn còn cố nhét thêm vàng vào túi áo, túi quần. Thế là, hắn trở nên nặng như một ngọn núi nhỏ. Ta cố mãi mới bay lên trời được. Giữa đường thì gặp cơn mưa dông kéo qua, khiến ta chao đảo, rớt xuống biển rộng. May sao, ta vùng dậy kịp, bay trở lại bầu trời, còn tên tham lam kia thì bị sóng cuốn đi đâu mất. Thật xứng đáng cho một kẻ như hắn!

11 tháng 3 2022

tham khảo 
https://vndoc.com/viet-bai-van-dong-vai-nhan-vat-ke-lai-mot-truyen-co-tich-cay-tre-tram-dot-257917

11 tháng 3 2022

tk

Tôi là một anh nông dân nghèo bình thường như bao người khác. Nhưng tôi vẫn luôn tự hào về bản thân mình vì có tính tốt bụng, chăm chỉ và khỏe mạnh hơn người.

Một ngày nọ, khi đến làm ở nhà phú ông, tôi đã được ông hứa gả con gái cho nếu chịu làm ba năm cho nhà ông mà không lấy tiền công. Vốn đã phải lòng con gái phú ông lâu nay, tôi liền đồng ý mà không cần suy nghĩ gì cả. Trong ba năm ấy, tôi làm việc từ sáng sớm đến tối mịt, không quản ngại nắng mưa. Rất nhiều tài sản đã được tôi tạo ra, chất đầy trong kho khiến phú ông thích lắm.

Đến kì hạn, phú ông gọi tôi ra, yêu cầu tôi về chuẩn bị sính lễ là một cây tre trăm đốt để hỏi cưới con gái ông. Tuy khó khăn, nhưng thấy ông kiên quyết, tôi cũng đành khăn gói đi ngay. Tìm biết bao ngọn đồi, khu rừng mà vẫn không thấy cây tre nào có nhiều đốt như thế cả. Tôi bất lực ngồi gục xuống. Đúng lúc ấy, ông Bụt hiện lên, dạy cho tôi câu thần chú kì diệu. Với câu thần chú ấy, tôi có thể dính một trăm đốt tre vào với nhau thành cây tre trăm đốt.

Tìm được sính lễ, tôi phấn khởi trở về nhà. Ngờ đâu, ở trên sân lại đang tổ chức đám cưới linh đình của con gái phú ông và tên nhà giàu khác. Phẫn nộ vô cùng, tôi xông vào, đọc thần chú tạo nên cây tre trăm đốt, rồi gắn cả tên địa chủ xảo trá vào đó. Tên thông gia kia muốn giúp ông ta cũng bị dính vào luôn. Phải đến khi tên địa chủ chịu xin lỗi và thực hiện lời hứa, tôi mới tha cho.

Sau lần ấy, tên địa chủ không dám lừa gạt tôi nữa. Như đã hứa, hắn gả con gái cho tôi. Cả hai vợ chồng tôi cùng nhau chung sống hạnh phúc dưới mái nhà ấm êm.

11 tháng 3 2022

tham khảo :

Tôi là Khoai, là một người nông dân hiền lành. Nhà tôi nghèo, bố mẹ lại mất sớm nên tôi phải đi ở cho một lão nhà giàu trong làng. Nhà lão ta rất nhiều ruộng vườn, trâu bò, của cải nhưng lão chưa thoả mãn. Thấy tôi hiền lành, khoẻ mạnh, chăm chỉ lại thạo việc đồng áng, lão ta muốn tôi làm lợi thật nhiều cho lão. Một hôm, lão ta gọi tôi đến và khôn khéo nói với tôi:-Con chịu khó thức khuya dậy sớm làm lụng giúp ta, chớ quản nhọc nhằn, ba năm nữa ta sẽ gả con gái và cho hai vợ chồng một nửa gia tài.Nghe lão dỗ ngon dỗ ngọt, tôi tưởng lão nói thật và cứ thế quần quật làm việc cho lão. Sau ba năm, nhờ công sức của tôi, lão có thêm nhà ngói, sân gạch, tậu thêm được trâu bò, ruộng vườn. Rồi một hôm, lão lại gọi tôi đến và bảo với tôi một cách thân mật:-Con thật có công với nhà ta. Con đã chịu khó ba năm trồng cây sắp đến ngày ăn quả. Cơ ngơi nhà ta chỉ còn thiếu cây tre trăm đốt, con gắng lên rừng tìm cho được đem về, ta sẽ gả con gái cho.Tôi mừng quá bèn hăm hở xách dao lên rừng. Tôi không hề biết rằng lão nhà giàu đã không giữ lời hứa năm xưa. Lão đã ngấm ngầm nhận lời gả con gái cho con trai một lão nhà giàu khác trong vùng. Hôm tôi lên rừng cũng chính là hôm hai lão nhà giàu chuẩn bị làm lễ cưới cho con trai, con gái cùa chúng. Sau này nghe mọi người kể lại tôi mới biết ràng: ở nhà, hai lão nhà giàu hí hửng bảo nhau: “Cái thằng ngốc ấy có đi quanh năm, suốt tháng cũng đố mà kiếm được cây tre dài đủ trăm đốt! Thế nào rồi cũng bị rắn cắn, hổ vồ”.Tôi hì hục trèo đèo, lội suối, luồn hết bụi này bờ khác tìm kiếm, nhưng chi thấy những cây tre thấp bé bình thường, cây cao nhất cũng chưa được năm chục đốt. Thất vọng quá, tôi ngồi bưng mặt khóc. Bỗng nhiên có ai đặt tay lên vai tôi và một giọng êm ái cất lên:-Làm sao con khóc giữa rừng vậy?Nghe tôi kể lể sự tình, Bụt cười, bảo:-Khó gì việc ấy! Con hãy chặt đủ một trăm đốt tre, đem xếp nối với nhau rồi hô: “Khắc nhập, khắc nhập” thì có ngay cây tre trăm đốt thôi!”.Nói xong, Bụt biến mất. Tôi làm đúng lời Bụt bảo. Quả nhiên cả trăm đốt tredính liền với nhau thành một cây tre dài trăm đốt thật! Tôi sung sướng nâng cây tre lên vác về. Nhưng cây tre dài quá, vướng bờ bụi, không sao đưa ra khỏi rừng được. Không biết làm thế nào, tôi cùng chỉ biết ngồi khóc. Bụt lại hiện lên hỏi:-Có cây tre trăm đốt rồi, sao con còn khóc?Tôi nói với Bụt là cây tre dài quá không thể vác về nhà được. Bụt liền ân cần bảo:-Con hãy hô: “Khắc xuất, khắc xuất” thì những đốt tre ấy sẽ rời ra!Tôi làm theo lời Bụt và đúng là cả trăm đốt tre rời ra thật. Tôi kiếm dây buộc thành hai bó, gánh về.Lúc về tới nơi, thấy hai họ đang ăn uống linh đình và sửa soạn đón dâu, tôi mới biết là lão nhà giàu lừa mình. Tôi giận lắm nên không nói gì cả. Tôi lẳng lặng xếp một trăm đốt tre nổi nhau và hô: “Khẳc nhập, khắc nhập”. Một cây tre đúng trăm đốt tươi xanh óng ả hiện ra trước mắt mọi người. Ai cũng ngạc nhiên, trầm trồ thán phục. Lão chủ cũng chạy lại gần cây tre để xem, tôi đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”. Lão ta bị dính chặt vào cây tre, cố giãy giụa nhưng không tài nào rứt ra được. Lão thông gia thấy vậy, chạy lại định gỡ cho lão chủ nhà. Đợi lão tới gần, tôi lại đọc: “Khắc nhập, khắc nhập”. Thế là lão ta cũng bị dính chặt luôn vào cây tre. Hai lão nhà giàu kêu khóc thảm thiết, van lạy tôi xin tôi gỡ ra cho. Lão chủ hứa trước hai họ sẽ gả con gái cho tôi ngay hôm đó. Lúc bấy giờ, tôi mới khoan thai đọc: “Khắc xuất, khắc xuất”. Tức thì hai lão kia rời khỏi cây tre và cây tre cũng rời ra thành trăm đốt. Tôi làm lễ cưới với cô gái xinh đẹp con lão nhà giàu đó. Hai vợ chồng tôi sống với nhau hạnh phúc đến đầu bạc răng long.

30 tháng 7 2023

Biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn thơ trên giúp tạo ra hình ảnh sống động và gần gũi với người đọc. Bằng cách nhân hóa tre, tác giả đã biến nó thành một nhân vật có tính cách và cảm xúc. Tre được miêu tả như một người có thân gầy guộc, lá mong manh nhưng lại có khả năng tàn tật nên thành tre xanh tươi. Từ đó, tác giả muốn truyền đạt ý nghĩa về sự mạnh mẽ và kiên cường của trẻ, dù ở bất kỳ địa điểm nào, nó vẫn có thể sinh trưởng và phát triển. Biện pháp tu từ nhân hóa giúp tạo ra sự gần gũi và thân thiện với đối tượng miêu tả, từ đó tạo nên sự tương tác và cảm xúc với người đọc.

Ngày xửa ngày xưa,tôi chỉ là một mầm măng nhỏ được sinh ra tại một làng quê nghèo chất phác và mộc mạc.Từ lâu tôi đã thắc mắc không biết tổ tiên mình là ai và có từ khi nào.Chỉ biết rằng:

"Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh".

Thật đúng như vậy,họ hàng nhà tre chúng tôi đã có từ lâu đời,gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

Thuở ấu thơ,tôi chỉ là một mầm măng yếu ớt với cái thân hình bé nhỏ hình nón,trên đầu nhọn hoắc và khoác ngoài nhiều lớp áo xếp chồng lên nhau bao lấy tấm thân nhỏ bé.Rồi tôi trưởng thành theo thời gian và trở thành một chàng tre đích thực.Thân tôi gầy guộc hình ống rỗng bên trong,màu xanh lục,đậm dần xuống gốc .Tôi bền bỉ hiên ngang chẳng dễ gì bị ngã dưới các anh mưa chị gió.Vả lại trên thân tôi có rất nhiều rất nhiều gai nhọn như những chiếc kim giúp tôi tự vệ ,bảo vệ cuộc sống của mình trước những bàn tay ác qủy dám chặt phá tôi một cách vô lí. Lá của tôi mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những hình gân song song trên lá như những chiếc thuyền nan rung rinh theo những cơn gió thoảng. Rễ tôi thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ mình không bị đổ trước những cơn gió dữ .

Vào những ngày khô hạn nóng nực vô cùng.Cả nhà chúng tôi đung đưa tạo gió, dang những cành tre che mát cho đàn con-những đàn con thân yêu. Đến thời kì mưa gió bão bùng,chúng tôi kết thành lũy dày kiên cố ra sức chống gió cản mưa .Chính nhờ đặc điểm này mà chúng tôi sông được ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, ở những nơi gần nước hay những nơi xa nước. Vì thế mà câu thơ này ra đời:

"Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sởi đá vôi bạc màu"...

Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, vai trò của tôi được nêu cao trong việc làm vũ khí đánh giặc như gậy , chông,mũi tên.cung tên,...góp phần mang lại hòa bình cho dân tộc Việt Nam hôm nay. Trong cuộc sống của con người ngày hôm nay, tôi được xây dựng thành những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sông con người và đàn con thơ của họ. Trong bữa cơm hằng ngày của con người, tôi dược dùng để gắp thức ăn và con người gọi tên tôi là đũa, Dung tôi để gắp thức ăn không trơn trượt như đũa nhựa mà rất nhẹ và dùng gắp thức ăn rất dễ, lại rẽ tiền nữa! Sau mỗi bữa ăn. những ng lớn dung tăm để xia răng được làm từ tôi. mỗi sáng các chị em phụ nữ trên tay xách chiếc giỏ mây đi chợ, hay các ông các bà nhâm nhi tách trà nóng trên bộ bàn ghế được đan bằng mây. Vì vậy, ở quê hương tôi có nhiều người làm tăm tre,đũa tre, đan giường hay đan giỏ mây,bàn ghế mây. Các chị tre ngà có ngoại hình khá đẹp và ấn tượng thì được trồng làm cảnh . Ngoài ra, khi cuộc đời tôi đã chấm hết ,thân hình chỉ còn là một cây tre gầy còm,xơ xác và khô héo lụi tàn , tôi vẫn được mọi ng sử dụng để làm chất đốt vì dễ cháy và ngọn lửa mạnh.

Các bạn đã nghe câu:"Tre già măng mọc" chưa?Đó là chu kì sống của họ nhà tôi đấy! Dòng họ nhà tre chúng tôi sẽ duy trì nòi giống cho đến tận mai sau để gắn bó với con ng nhiều hơn, để dần đi vào tiềm thức của loài ng, để được ng đời nhớ mãi. Nhớ rằng tre như 1 ng nông dân chất phác và mộc mạc , chịu thương chịu khó. Tre còn như một biểu tượng thiêng liêng cho một sức mạnh hung hồn, sự bền bỉ và chịu đựng ngoan cường , tinh thần bất khuất trước kẻ thù của đất nước ta, dân tộc ta trong lịch sử chông giặc ngoại xâm.Thân hình yếu ốm của loài tre chúng tôi như nước Nam ta thời xưa chưa hùng mạnh nhưng lại tiềm ẩn một sức mạnh phi thường , đánh đổ được tất cả những bão tố, khó khăn để đi đến một thắng lợi vẻ vang và chính nghĩa.

"Mai sau, mai sau, mai sau

Đất xanh xanh mãi xanh màu tre xanh"...

Cây tre là một trong những loài cây quen thuộc đối với đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân Việt Nam. Không chỉ vậy, từ vai trò, công dụng cũng như đặc tính tốt đẹp của cây tre là tre đã trở thành một biểu tượng cho lòng dũng cảm, sự kiên cường, bất khuất của nhân dân, con người Việt Nam. Viết về biểu tượng cây tre, nhà thơ Nguyễn Duy đã viết nên những dòng thơ gây xúc động đến người đọc, đó chính là bài thơ “Tre Việt Nam”

“Tre xanh

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa …đã có bờ tre xanh”

Mở đầu bài thơ, tác giả nguyễn Duy đã thể hiện sự băn khoăn chưa có lời giải đáp về nguồn gốc cũng như thời điểm xuất hiện của cây tre. Trong những câu chuyện của bà, trong những lời ca dao đầy thiết tha của mẹ,hẳn trong chúng ta ai cũng từng biết đến cây tre. Nhưng, cây tre ra đời như thế nào, có xuất xứ ra sao thì không ai biết, chỉ biết một cách mơ hồ, ước lượng rằng tre ra đời từ rất lâu rồi. Đúng như nhà thơ Nguyễn Duy thể hiện sự cảm than “Chuyện ngày xưa…đã có bờ tre xanh”.

“Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu”

Cây tre là loài cây có thân nhỏ, mọc thẳng, một cây tre trưởng thành có thể cao từ năm đến bảy mét. Lá tre mỏng và dài. Từ những đặc điểm của cây tre, tác giả Nguyễn Duy thể hiện sự xúc động khi hình dáng mỏng manh của cây tre vẫn vươn lên tươi tốt, vẫn có thể thành lũy, nên thành. Tre có thể sống ở mọi địa hình, ngay cả đất đai cằn cỗi là sỏi đá tre vẫn vươn lên xanh tốt “Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu”. Từ đặc tính sinh sôi mạnh mẽ, mãnh liệt của cây tre, tác giả gợi cho người đọc hình dung về chính con người Việt Nam, đó chính là những người có khả năng thích nghi cao, có khả năng chinh phục những hoàn cảnh khó khăn để sinh tồn, phát triển.

27 tháng 6 2018

Luỹ tre xanh từ ngàn đời nay đã trở thành cảnh sắc thân mật của làng quê Việt Nam. Nhà thơ Nguyễn Duy có bài
thơ Tre Việt Nam nổi tiếng. Hình ảnh cây tre đã trở thành một biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của nhân dân
ta, cho sức sống mãnh liệt của dân tộc ta trên mọi chặng đường lịch sử. Đoạn trích:
Tre xanh xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
 Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao lên lũy lên thành tre ơi?
Ở đâu tre củng xanh tươi
Mở đầu là ba dòng thơ, với giọng điệu kể chuyện đã gợi người đọc liên tưởng về truyền thống người anh hùng làng
Gióng nhổ tre làm vũ khí đánh giặc Ân. Câu thơ chỉ gợi mà để lại nhiều dư vị:
Tre xanh xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Hai câu lục bát mở đầu đã tạo thành ba dòng thơ, câu lục được ngắt ra làm đôi để gây sự chú ý. Một từ “xanh” xuất
hiện ba lần, lúc đứng ở “đầu”, lúc đứng ở “cuối” dòng. Phải chăng đó là sự biến hoá nhuần nhị, nhiệm màu nhưng
vẫn không mất đi màu xanh “bất diệt” của tre từ ngàn đời nay.
Các câu hỏi tu từ nối tiếp nhau trong các dòng thơ:
Xanh tự bao giờ?
... Mà sao lên luỹ lên thành tre ơi?
... Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?
thể hiện sự ngạc nhiên trước một hiện tượng kì lạ: không biết tự bao giờ, người Việt Nam nào sinh ra, lớn lên đều
thấy đã có tre, và các câu chuyện dân gian đời từ xưa tới nay đã có bờ tre xanh. Điều diệu kì hơn, cây tre nhỏ bé gầy
guộc, mỏng manh mà sao nên luỹ lên thành? Tre bất cứ ở nơi đâu vẫn xanh tươi như vậy?
Mở đầu là ba dòng thơ, với giọng điệu kể chuyện đã gợi người đọc liên tưởng về truyền thống người anh hùng làng
Gióng nhổ tre làm vũ khí đánh giặc Ân. Câu thơ chỉ gợi mà để lại nhiều dư vị:
Tre xanh xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Hai câu lục bát mở đầu đã tạo thành ba dòng thơ, câu lục được ngắt ra làm đôi để gây sự chú ý. Một từ “xanh” xuất
hiện ba lần, lúc đứng ở “đầu”, lúc đứng ở “cuối” dòng. Phải chăng đó là sự biến hoá nhuần nhị, nhiệm màu nhưng
vẫn không mất đi màu xanh “bất diệt” của tre từ ngàn đời nay.
Các câu hỏi tu từ nối tiếp nhau trong các dòng thơ:
Xanh tự bao giờ?
... Mà sao lên luỹ lên thành tre ơi?
... Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?
thể hiện sự ngạc nhiên trước một hiện tượng kì lạ: không biết tự bao giờ, người Việt Nam nào sinh ra, lớn lên đều
thấy đã có tre, và các câu chuyện dân gian đời từ xưa tới nay đã có bờ tre xanh. Điều diệu kì hơn, cây tre nhỏ bé gầy
guộc, mỏng manh mà sao nên luỹ lên thành? Tre bất cứ ở nơi đâu vẫn xanh tươi như vậy?
Màu xanh của tre là biểu tượng về sức sống mãnh liệt của dân tộc. Không phải chỉ có ở thơ của Nguyễn Duy mà còn
được thể hiện nhiều trong các áng văn chương:
                   Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
                   Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng.
                     (Viếng lăng Bác - Viễn Phương).
Kết thúc bài văn thuyết minh Cây tre Việt Nam ,Thép Mới viết: Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay
thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quí của dân tộc Việt
Nam.
Em chưa được đọc hết bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy. Mới dừng lại ở đoạn trích (Ngữ văn 6 - Tập II), hình
ảnh tre xanh đã để lại trong em nhiều dư vị: nói “tre” nhưng chính là đề cao cốt cách của con người Việt Nam. Cái
hay của đoạn thơ là ở chỗ đó.

27 tháng 6 2018

Cảm ơn nha

9 tháng 9 2018

Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống, đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi.

Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng…

Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.

Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.

Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.

Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất. Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.