K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2019

Cái hay của bài thơ là tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa để tạo câu thơ. Nhờ có biện pháp nhân hóa ấy mà giúp người đọc cảm nhận được tiếng hót của bầy chim:lay động lá cành, đánh thức chồi xanh dậy cùng, vỗ cánh bầy ong, than nắng dải đồng vàng thơm;như một tiếng vọng giúp cả mọi sinh vật chào đón một ngày mới.

1 tháng 4 2019

KB với em nha

30 tháng 9 2021

hộ mk nhanh ạ :<

30 tháng 9 2021

Tham khảo:

Biện pháp nhân hoá giúp ta cảm nhận đ­ược tiếng chim buổi sáng có ý nghĩa thật sâu sắc: Tiếng chim không chỉ làm cho sự vật xung quanh trở nên đầy sức sống (lay động lá cành, đánh thức chồi xanh) mà còn thôi thúc chúng đem lại những lợi ích thiết thực cho mọi ng­ười (vỗ cánh bầy ong đi tìm mật cho đời, tha nắng rải đồng vàng thơm- làm nên những hạt lúa vàng nuôi sống con ng­ười).)

  
15 tháng 10 2021

Tham khảo:

 

Cái hay của bài thơ :

+Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa để biến tiếng chim thành 1 thứ rất gần gũi với mọi vật 

+ Sử dụng điệp từ : " tiếng chim "

-> " tiếng chim "  vô cùng gần gũi ,thân thiết với chúng ta .

 
Ca sĩ chim Bách Thanh bay đến bên bờ suối thì đậu lại trên một cành diệp liễu, Cảnh vật ở đây tuyệt đẹp đã níu cánh chim lại. Bách Thanh nghe tiếng suối róc rách, tiếng lá reo bồn chồn, tiếng nai tác xa xa, cảm hứng tràn đây, chàng cất lên một điệu hát mới, đó cũng là công việc suốt đời của chàng. Bác Rùa Đá đang nằm im như một tảng đá, thò đầu ra khỏi mai, lim dim mắt đón nhận từng giọt âm thanh...
Đọc tiếp

Ca sĩ chim Bách Thanh bay đến bên bờ suối thì đậu lại trên một cành diệp liễu, Cảnh vật ở đây tuyệt đẹp đã níu cánh chim lại. Bách Thanh nghe tiếng suối róc rách, tiếng lá reo bồn chồn, tiếng nai tác xa xa, cảm hứng tràn đây, chàng cất lên một điệu hát mới, đó cũng là công việc suốt đời của chàng. Bác Rùa Đá đang nằm im như một tảng đá, thò đầu ra khỏi mai, lim dim mắt đón nhận từng giọt âm thanh tươi mát. Chú Hươu Sao cũng đờ ra nghe, quên cả uống nước. Không ai để ý đến gã Rắn Mốc đang cuốn cành cây dưới chân Bách Thanh như một khúc dây leo. Hắn vươn cổ, đôi mắt gian giảo láo liên. Phốc, Rắn Mốc bằng một cú mổ thành thạo đã ngoạm chặt một chân Bách Thanh trong miệng, cắt đứt dòng âm thanh đang bay chơi vơi. Bách Thanh thét lên đau đớn. Bách Thanh giãy giụa đã lôi cả Rắn Mốc ngã xuống cỏ, ngay trước mặt ông Rùa Đá. Tiếng kêu của chim Bách Thanh làm rung động cả chiếc mai rùa. Bác nhích lên vài bước, và phập, đôi môi rắn như đá của bác đã cặp chặt lấy cổ Rắn Mốc. Rắn Mốc quằn quại quấn lấy ông Rùa Đá, ghì xiết. Nhưng miếng võ hiểm của Rắn Mốc vô hiệu trước tấm lưng trơ như đá của bác Rùa. Rắn Mốc bị cắn nát cổ, duỗi toàn thân cứng đờ như một cành cây khô. Bách Thanh gãy rời một chân, bay lên cành cây nén đau, rối rít cảm ơn: Cháu cảm ơn bác Rùa Đá!. Rồi Bách Thanh tha thiết mời bác Rùa Đá vào dịp Tết, tức là còn mười ngày nữa đến ăn Tết nhà mình.
1. a/ tìm trong đoạn trích 2 từ đơn 2 từ láy 2 từ ghép .
    b/  tìm thành ngữ có trong câu văn sau và cho biết ý nghĩa của thành nghị đó :
     Rắn Mốc quằn quại quấn lấy ông Rùa Đá, ghì xiết. Nhưng miếng võ hiểm của Rắn Mốc vô hiệu trước tấm lưng trơ như đá của bác Rùa. Rắn Mốc bị cắn nát cổ, duỗi toàn thân cứng đờ như một cành cây khô
     c/ từ nội dung đoạn trích trên , em hãy đặt 1 câu có sử dụng trạng ngữ . Gạch dưới và cho biết tác dụng của trạng ngữ đó
        
     d/ cho biết vị ngữ của câu sau  có cấu tạo là mấy cụm từ ? xác định cụm từ đó thuộc kiểu cụm từ  nào  ?
  
            Chú Hươu Sao cũng đờ ra nghe , quyên cả uống nước .
          e/ dùng cụm từ mở rộng thành phần chính của câu sau :
                    Chim Bách Thanh cất giọng hát
      g/ xác định biện pháp nhân hóa và so sánh trong câu sau . nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó
           Bác Rùa Đá đang nằm im như một tảng đá , thò đầu ra khỏi mai , lim dim mắt đón nhận từng
            giọt âm thanh tươi mát

1
27 tháng 8 2023

Câu 1:

a. 

Hai từ đơn: đến, thì

Hai từ ghép: con chim, cánh chim

Hai từ láy: bồn chồn, xa xa.
b. Thành ngữ có trong câu văn sau và cho biết ý nghĩa của thành nghị đó :
"Rắn Mốc quằn quại quấn lấy ông Rùa Đá, ghì xiết. Nhưng miếng võ hiểm của Rắn Mốc vô hiệu trước tấm lưng trơ như đá của bác Rùa. Rắn Mốc bị cắn nát cổ, duỗi toàn thân cứng đờ như một cành cây khô"

Thành ngữ: "trơ như đá"

Giải nghĩa: thể hiện sức mạnh cứng chắc, rắn rỏi không gì có thể phá vỡ.
c. Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy đặt 1 câu có sử dụng trạng ngữ . Gạch dưới và cho biết tác dụng của trạng ngữ đó.

Đặt câu: Khi được giúp đỡ, chúng ta nên có lòng trả ơn.

Trạng ngữ: khi được giúp đỡ.

Tác dụng của trạng ngữ đó: bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu  văn.

d. Cho biết vị ngữ của câu sau có cấu tạo là mấy cụm từ. Xác định cụm từ đó thuộc kiểu cụm từ nào?
"Chú Hươu Sao cũng đờ ra nghe, quên cả uống nước."

Vị ngữ trên có cấu tạo là hai cụm từ.

Cụm từ đó thuộc kiêu cụm động từ.
e. Dùng cụm từ mở rộng thành phần chính của câu sau: "Chim Bách Thanh cất giọng hát."

- Chim Bách Thanh cất lên giọng hát trong trẻo.
g. Xác định biện pháp nhân hóa và so sánh trong câu sau. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó
Bác Rùa Đá đang nằm im như một tảng đá, thò đầu ra khỏi mai, lim dim mắt đón nhận từng giọt âm thanh tươi mát.

BPTT: 

- Nhân hóa: lim dim mắt đón nhận từng giọt âm thanh tươi mát.

- So sánh: Bác Rùa Đá đang nằm im như một tảng đá.

Tác dụng: tăng giá trị diễn đạt hình ảnh con rùa trở nên sinh động, đặc sắc, hay hơn đồng thời câu thơ giàu sức gợi hình gợi cảm. Từ đó gần gũi và hấp dẫn đọc giả hơn.

22 tháng 10 2023

142+654

Nội dung: Đoạn thơ khắc họa vẻ đẹp của khung cảnh làng quê yên bình trong buổi sớm bình minh, đặc biệt là làm nổi bật sự xuất hiện của tre ở vị trí trung tâm bức tranh.

yêu cầu đề bài là gì ạ

22 tháng 3 2019

Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên mênh mông, bao la rất đẹp. Có lúc tưởng như cánh chim đang đập trên tầng "cao vợi" của trời xanh:

"Cánh đập trời xanh
Cao hoài, cao vợi".

Có lúc, chim bay "sà" xuống, bay trên đồng lúa đang "ngậm sữa":

“Chim bay, chim sà
Lúa tròn bụng sữa
Đồng quê chan chứa
Những lời chim ca”.

Có lúc, chim chiền chiện “biến mất” giữa màu xanh da trời, và chỉ còn nghe tiếng hót:

"Bay cao, cao vút
Chim biến mất rồi
Chỉ còn tiếng hót
Làm xanh da trời".

Huy Cận đã lấy khung cảnh thiên nhiên bao la xinh đẹp để làm cánh chim bay cao vút và tiếng hót ngọt ngào long lanh của chim chiền chiện.

Chiền chiện là cánh chim của bầu trời cao xanh, là chim của đồng quê mang tình thương mến, chim càng bay cao tiếng hót càng trong veo. Sâu xa hơn nữa: cánh chim chiền chiện tung bay là cánh chim tự do trên bầu trời quê hương đất nước.

Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng được vẽ lên qua những từ ngữ, hình ảnh đầy ấn tượng: “Bay vút, vút cao”, “Cánh đập trời xanh - Cao hoài, cao vợi”, "Chim bay, chim sà", "Bay cao, cao vút - Chim biến mất rồi"...

Mỗi khổ thơ trong bài đều có ít nhất một câu thơ nói về tiếng hót của chim chiền chiện:

- Khúc hát ngọt ngào.
- Tiếng hót long lanh
- Chim ơi, chim nói
Chuyện chi, chuyện chi?

- Tiếng ngọc trong veo
Chim gieo từng chuỗi
Lòng chim vui nhiều
Hót không biết mỏi

- Đồng quê chan chứa
Những lời chim ca.
- Chỉ còn tiếng hót
Làm xanh da trời.

Tiếng hót "ngọt ngào" của chim chiền chiện gợi cho ta nhiều xúc động. Nghe chim hót mà dào dạt tình yêu mến:

"Lòng đầy yêu mến
Khúc hát ngọt ngào?"

Có lúc tưởng như nghe “chim nói” mà lòng ta thêm "bối rối" bâng khuâng trước vận hội mới tốt đẹp đang đến với đất nước và dân tộc:

"Lòng đầy bối rối
Đời lên đến thì".
Chim hót gợi lên cảm giác một vụ lúa bội thu, đồng quê no ấm, yên vui:

"Đồng quê chan chứa
Những lời chim ca".

Chim hót làm cho da trời xanh thêm, một cảnh tượng đất nước thanh bình tươi đẹp, làm say mê lòng người:

"Bay cao, cao vút
Chim biến mất rồi
Chỉ còn tiếng hót
Làm xanh da trời".

Huy Cận quả là nhà thơ của tiếng chim, là nhà thơ của bầu trời, của đồng quê yêu dấu.

Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếm kêu. Ngoài đường tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếm kêu. Ngoài đường tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếm kêu. Ngoài đường tiếng xe máy,...
Đọc tiếp

Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếm kêu. Ngoài đường tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếm kêu. Ngoài đường tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếm kêu. Ngoài đường tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếm kêu. Ngoài đường tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếm kêu. Ngoài đường tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếm kêu. Ngoài đường tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran

1
29 tháng 10 2021

a) TRong văn bản cuộc chia tay của những con búp bê, tác giả là Khách Hoài

b)Nội dung: nỗi đau đớn cua hai anh em Thành và Thủy trước khi chia tay.

c)

Từ láy : chiêm chiếp , ríu ran

-> Mieu tả về âm thanh 

Tính từ : ửng dần , rực rỡ     

-> miêu tả cảnh mặt trời mọc

Động từ : ngồi im , khoe , nhảy nhót , kêu , nói chuyện .

-> Miêu tả hành động của con người , cảnh vật .

d)

Đại từ: anh em tôi

Đây là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất.

e) mình ko bt :))))