K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 4 2019

.1. Sự giống nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng

Một là, những người có tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Tin lành,…) và có sinh hoạt tín ngưỡng dân gian (tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ Mẫu,…) đều tin vào những điều mà tôn giáo đó và các loại hình tín ngưỡng đó truyền dạy, mặc dù họ không hề được trông thấy Chúa Trời, đức Phật hay cụ kỵ tổ tiên hiện hình ra bằng xương bằng thịt và cũng không được nghe bằng chính giọng nói của các đấng linh thiêng đó.

Sự giống nhau thứ hai giữa tôn giáo và tín ngưỡng là những tín điều của tôn giáo và tín ngưỡng đều có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa các cá thể với nhau, giữa cá thể với xã hội, với cộng đồng, giải quyết tốt các mối quan hệ trong gia đình trên cơ sở giáo lý tôn giáo và noi theo tấm gương sáng của những đấng bậc được tôn thờ trong các tôn giáo, các loại hình tín ngưỡng đó.

1.2. Sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng

Một là, nếu tôn giáo phải có đủ 4 yếu tố cấu thành, đó là: giáo chủ, giáo lý, giáo luật và tín đồ, thì các loại hình tín ngưỡng dân gian không có 4 yếu tố đó. Giáo chủ là người sáng lập ra tôn giáo ấy (Thích ca Mâu ni sáng lập ra đạo Phật, đức chúa Giê su sáng lập ra đạo Công giáo, nhà tiên tri Mô ha mét sáng lập ra đạo Hồi,…); giáo lý là những lời dạy của đức giáo chủ đối với tín đồ; giáo luật là những điều luật do giáo hội soạn thảo và ban hành để duy trì nếp sống đạo trong tôn giáo đó; tín đồ là những người tự nguyện theo tôn giáo đó[1].

Hai là, nếu đối với tín đồ tôn giáo, một người, trong một thời điểm cụ thể, chỉ có thể có một tôn giáo thì một người dân có thể đồng thời sinh hoạt ở nhiều tín ngưỡng khác nhau. Chẳng hạn, người đàn ông vừa có tín ngưỡng thờ cụ kỵ tổ tiên, nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch hàng tháng, ông ta còn ra đình lễ Thánh. Cũng tương tự như vậy, một người đàn bà vừa có tín ngưỡng thờ ông bà cha mẹ, nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch hàng tháng còn ra miếu, ra chùa làm lễ Mẫu,…

Ba là, nếu các tôn giáo đều có hệ thống kinh điển đầy đủ, đồ sộ thì các loại hình tín ngưỡng chỉ có một số bài văn tế (đối với tín ngưỡng thờ thành hoàng), bài khấn (đối với tín ngưỡng thờ tổ tiên và thờ Mẫu). Hệ thống kinh điển của tôn giáo là những bộ kinh, luật, luận rất đồ sộ của Phật giáo; là bộ “Kinh thánh” và “Giáo luật” của đạo Công giáo; là bộ kinh “Qur’an” của Hồi giáo,… Còn các cuốn “Gia phả” của các dòng họ và những bài hát chầu văn mà những người cung văn hát trong các miếu thờ Mẫu không phải là kinh điển.

Bốn là, nếu các tôn giáo đều có các giáo sĩ hành đạo chuyên nghiệp và theo nghề suốt đời, thì trong các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian không có ai làm việc này một cách chuyên nghiệp cả. Các tăng sĩ Phật giáo và các giáo sĩ đạo Công giáo đề là những người làm việc chuyên nghiệp và hành đạo suốt đời (có thể có một vài ngoại lệ, nhưng số này chiếm tỷ lệ rất ít). Còn trước đây, những ông Đám của làng có 1 năm ra đình làm việc thờ Thánh, sau đó lại trở về nhà làm những công việc khác, và như vậy không phải là người làm việc thờ Thánh chuyên nghiệp.

30 tháng 4 2019

khá dài bn nà nên rút ngắn lại nha

chào cả nhà, hôm nay em quyết định chia sẻ về câu chuyện bạn T của em trải qua trong 1 chuyến đi du lịch vũng tàu. bạn em là một người điềm tĩnh, không tin có ma trên đời, thế mà sau lần đó, bạn ấy đã có cái nhìn hoàn toàn mới về thế giới tâm linh.📷T thuê 1 phòng tại nhà trọ X ở Vũng Tàu. T định thuê khoảng 2 tuần. Nhìn nhà trọ tươm tất mà giá cả phải chăng nên T thấy vui trong...
Đọc tiếp

chào cả nhà, hôm nay em quyết định chia sẻ về câu chuyện bạn T của em trải qua trong 1 chuyến đi du lịch vũng tàu. bạn em là một người điềm tĩnh, không tin có ma trên đời, thế mà sau lần đó, bạn ấy đã có cái nhìn hoàn toàn mới về thế giới tâm linh.

📷

T thuê 1 phòng tại nhà trọ X ở Vũng Tàu. T định thuê khoảng 2 tuần. Nhìn nhà trọ tươm tất mà giá cả phải chăng nên T thấy vui trong lòng vì có thể tiết kiệm khoản tiền cho dự tính làm ăn nho nhỏ. Khi T đang loay hoay mở cửa thì thu hút sự chú ý của những hàng xóm chung quanh. Bà C (một người hàng xóm sống ngay bên cạnh phòng T thuê, phòng T thuê là phòng 302) nói khẽ: “Thấy cậu lạ, chắc là người ở xứ khác đến đây trú ngụ. Tôi thấy cậu hiền, lịch sự nên tôi có lời khuyên rằng cậu tốt nhất nên đổi phòng vì phòng này có…M.A”. Vốn là người không tin vào chuyện ma quỷ nên T nói: “Ma quỷ gì bác ơi, thời này là thời nào rồi mà còn tin ba cái chuyện mê tín dị đoan”. Bà C không nói gì nữa, chỉ biết lắc đầu đi vào. Khi T bước vào, căn phòng toát ra một vẻ âm u, lành lạnh. T nghĩ rằng: “Chắc tại mình mệt quá, với lại chưa quen chỗ mới”. Nghĩ thế rồi T bước vào phòng cất đồ, tắm rửa. Từ đây, chuỗi sự kiện kinh dị diễn ra trong 2 tuần du lịch Vũng Tàu ám ảnh T đến cuối đời không thể nào quên được. Còn tiếp.

0
Πυθαγόρας - Pythagoras📷Thời đạiTriết học tiền SocratesLĩnh vựcTriết học Phương TâyTrường pháiHọc thuyết PythagorasSở thíchTriết lý toán họcÝ tưởng nổi trội-Ảnh hưởng bởi[hiện]Ảnh hưởng tới[hiện]Pythagoras (tiếng Hy Lạp: Πυθαγόρας; sinh khoảng năm 580 đến 572 TCN - mất khoảng năm 500 đến 490 TCN) là một nhà triết học người Hy Lạp và là người sáng lập ra phong trào tín...
Đọc tiếp

Πυθαγόρας - Pythagoras📷Thời đạiTriết học tiền SocratesLĩnh vựcTriết học Phương TâyTrường pháiHọc thuyết PythagorasSở thíchTriết lý toán họcÝ tưởng nổi trội-Ảnh hưởng bởi[hiện]Ảnh hưởng tới[hiện]

Pythagoras (tiếng Hy Lạp: Πυθαγόρας; sinh khoảng năm 580 đến 572 TCN - mất khoảng năm 500 đến 490 TCN) là một nhà triết học người Hy Lạp và là người sáng lập ra phong trào tín ngưỡng có tên học thuyết Pythagoras. Ông thường được biết đến như một nhà khoa học và toán học vĩ đại. Trong tiếng Việt, tên của ông thường được phiên âm từ tiếng Pháp (Pythagore) thành Pi-ta-go.

Pythagoras đã thành công trong việc chứng minh tổng 3 góc của một tam giác bằng 180° và nổi tiếng nhất nhờ định lý toán học mang tên ông. Ông cũng được biết đến là "cha đẻ của số học". Ông đã có nhiều đóng góp quan trọng cho triết học và tín ngưỡngvào cuối thế kỷ 7 TCN. Về cuộc đời và sự nghiệp của ông, có quá nhiều các huyền thoại khiến việc tìm lại sự thật lịch sử không dễ dàng. Pythagoras và các học trò của ông tin rằng mọi sự vật đều liên hệ đến toán học, và mọi sự việc đều có thể tiên đoán trước qua các chu kỳ.

Tiểu sử

📷Pythagoras, người đàn ông ở giữa bức hình với quyển sách, đang dạy nhạc, trong Trường học Athena của Raphael.

Pythagoras sinh tại đảo Samos (Bờ biển phía tây Hy Lạp), ngoài khơi Tiểu Á. Ông là con của Pythais (mẹ ông, người gốc Samos) và Mnesarchus (cha ông, một thương gia từ Týros). Khi đang tuổi thanh niên, ông rời thành phố quê hương tới Crotone phía nam Ý, để trốn tránh chính phủ chuyên chế Polycrates. Theo Iamblichus, Thales, rất ấn tượng trước khả năng của ông, đã khuyên Pythagoras tới Memphis ở Ai Cập học tập với các người tế lễ nổi tiếng tài giỏi tại đó. Có lẽ ông đã học một số nguyên lý hình học, sau này là cảm hứng để ông phát minh ra định lý sau này mang tên ông tại đó.

Mới 16 tuổi, cậu bé Pythagoras đã nổi tiếng về trí thông minh khác thường. Cậu bé theo học nhà toán học nổi tiếng Thales, và chính Thales cũng phải kinh ngạc về tài năng của cậu. Để tìm hiểu nền khoa học của các dân tộc, Pythagoras đã dành nhiều năm đến ấn Độ, Babilon, Ai Cập và đã trở nên uyên bác trong hầu hết các lĩnh vực quan trọng: số học, hình học, thiên văn, địa lý, y học, triết học.

Vào tuổi 50, Pythagoras mới trở về tổ quốc của mình.Ông thành lập một ngôi trường ở miền Nam nước Ý, nhận hàng trăm môn sinh, kể cả phụ nữ, với thời gian học gồm 5 năm gồm 4 bộ môn: hình học, toán học, thiên văn, âm nhạc.Chỉ những học sinh giỏi vào cuối năm 3 mới được chính Pythagoras trực tiếp dạy.Trường phái Pythagoras đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển khoa học thời cổ, đặc biệt là về số học và hình học.

Ngay sau khi di cư từ Samos tới Crotone, Pythagoras đã lập ra một tổ chức tôn giáo kín rất giống với (và có lẽ bị ảnh hưởng bởi) sự thờ cúng Orpheus trước đó.

Pythagoras đã tiến hành một cuộc cải tạo đời sống văn hoá ở Crotone, thúc giục các công dân ở đây làm theo đạo đức và hình thành nên một thế giới tinh hoa (elite) xung quanh ông. Trung tâm văn hoá này có các quy định rất chặt chẽ. Ông mở riêng các lớp cho nam sinh và nữ sinh. Những người tham gia tổ chức của Pythagoras tự gọi mình là Mathematikoi. Họ sống trong trường, không được có sở hữu cá nhân và bị yêu cầu phải ăn chay. Các sinh viên khác sống tại các vùng gần đó cũng được ông cho phép tham gia vào lớp học của Pythagoras. Được gọi là Akousmatics, các sinh viên đó được ăn thịt và có đồ sở hữu riêng.

Theo Iamblichus, các môn đồ Pythagoras sống một cuộc sống theo quy định sẵn với các môn học tôn giáo, các bữa ăn tập thể, tập thể dục, đọc và học triết học. Âm nhạc được coi là nhân tố tổ chức chủ chốt của cuộc sống này: các môn đồ cùng nhau hát các bài ca tụng Apollo; họ dùng đàn lyre để chữa bệnh cho tâm hồn và thể xác, ngâm thơ trước và sau khi ngủ dậy để tăng cường trí nhớ.

Lịch sử của Định lý Pythagoras mang tên ông rất phức tạp. Việc Pythagoras đích thân chứng minh định lý này hay không vẫn còn chưa chắc chắn, vì trong thế giới cổ đại khám phá của học trò cũng thường được gán với cái tên của thầy. Văn bản đầu tiên đề cập tới định lý này có kèm tên ông xuất hiện năm thế kỷ sau khi Pythagoras qua đời, trong các văn bản của Cicero và Plutarch. Mọi người tin rằng nhà toán học Ấn Độ Baudhayana đã tìm ra Định lý Pythagoras vào khoảng năm 800 TCN, 300 năm trước Pythagoras.

Ngày nay, Pythagoras được kính trọng với tư cách là người đề xướng ra Ahlu l-Tawhīd, hay đức tin Druze, cùng với Platon.

Nguồn: Nguyễn Anh

Các môn đồ của Pythagoras

Bài chính: Học thuyết Pythagoras

Trong tiếng Anh, môn đồ của Pythagoras thường được gọi là "Pythagorean". Đa số họ được nhớ đến với tư cách là các nhà triết học toán và họ đã để lại thành tựu trên sự hình thành các tiên đề hình học, sau hai trăm năm phát triển đã được Euclid viết ra trong cuốn Elements. Các môn đồ Pythagoras đã tuân thủ một quy định về sự im lặng được gọi là echemythia, hành động vi phạm vào quy định này sẽ dẫn tới án tử hình. Trong cuốn tiểu sử Pythagoras (được viết 7 thế kỷ sau thời ông) Porphyry đã bình luận rằng sự im lặng này "không phải hình thức thông thường." Các môn đồ Pythagoras được chia vào nhóm trong được gọi là mathematikoi (nhà toán học), nhóm ngoài là akousmatikoi (người nghe). Porphyry đã viết "các mathematikoi học chi tiết và tỉ mỉ hơn về sự hiểu biết, akousmatikoi là những người chỉ được nghe giảng về các tiêu đề rút gọn trong các tác phẩm (của Pythagoras), và không được giảng giải rõ thêm". Theo Iamblichus, akousmatikoi là các môn đồ thông thường được nghe các bài giảng do Pythagoras đọc từ sau một bức màn. Họ không được phép nhìn thấy Pythagoras và không được dạy những bí mật bên trong của sự thờ phụng. Thay vào đó, họ được truyền dạy các quy luật đối xử và đạo đức dưới hình thức khó hiểu, những câu nói ngắn gọn ẩn giấu ý nghĩa bên trong. Akousmatikoi coi mathematikoi là các môn đồ Pythagoras thật sự, nhưng mathematikoi lại không coi akousmatikoi như vậy. Sau khi lính của Cylon, một môn đồ bất mãn, giết Pythagoras và một số mathematikoi, hai nhóm này hoàn toàn chia rẽ với nhau, với vợ Pythagoras là Theano cùng hai cô con gái lãnh đạo nhóm mathematikoi.

Theano, con gái của Brontinus, là một nhà toán học. Bà được cho là người đã viết các tác phẩm về toán học, vật lý, y học và tâm lý học trẻ em, dù không tác phẩm nào còn tồn tại đến ngày nay. Tác phẩm quan trọng nhất của bà được cho là về các nguyên lý của sự trung dung. Ở thời đó,phụ nữ thường bị coi là vật sở hữu và chỉ đóng vai trò người nội trợ, Pythagoras đã cho phép phụ nữ có những hoạt động ngang quyền với nam giới trong tổ chức của ông.

Tổ chức của Pythagoras gắn liền với những điều ngăn cấm kỳ lạ và mê tín, như không được bước qua một thanh giằng, không ăn các loại đậu (vì bên trong đậu "có chứa" phôi thai người). Các quy định đó có lẽ tương tự với những điều mê tín thời sơ khai, giống như "đi dưới một cái thang sẽ bị đen đủi," những điều mê tín không mang lại lợi ích nhưng cũng không nên bỏ qua. Tính ngữ mang tính lăng nhục mystikos logos (bài nói thần bí) đã từng hay được dùng để miêu tả các công việc của Pythagoras với mục đích làm lăng mạ ông. Hàm ý ở đây, akousmata có nghĩa là "các quy định," vì thế những điều cấm kỵ mê tin ban đầu được áp dụng cho những akousmatikoi, và nhiều quy định có lẽ đã được tạo ra thêm sau khi Pythagoras đã chết và cũng không liên quan gì đến các mathematikoi (được cho là những người duy nhất gìn giữ truyền thống của Pythagoras). Mathematikoi chú trọng nhiều hơn tới sự hiểu tường tận vấn đề hơn akousmatikoi, thậm chí tới mức không cần thiết như ở một số quy định và các nghi lễ tâm linh. Đối với mathematikoi, trở thành môn đồ của Pythagoras là vấn đề về bản chất thiên phú và sự thấu hiểu bên trong.

Các loại đậu, màu đen và trắng, là phương tiện sử dụng trong các cuộc biểu quyết. Câu châm ngôn "abstain from beans" (tránh xa đậu) trong tiếng Anh có lẽ đơn giản chỉ sự hô hào không tham gia bỏ phiếu. Nếu điều này đúng, có lẽ nó là một ví dụ tuyệt vời để biết các ý tưởng đã có thể bị bóp méo như thế nào khi truyền từ người này qua người khác và không đặt trong đúng hoàn cảnh. Cũng có một cách khác để tránh akousmata - bằng cách nói bóng gió. Chúng ta có một số ví dụ như vậy, Aristotle đã giải thích cho họ: "đừng bước qua cái cân", nghĩa là không thèm muốn; "đừng cời lửa bằng thanh gươm", nghĩa là không nên bực tức với những lời lẽ châm chích của một kẻ đang nóng giận; "đừng ăn tim", nghĩa là không nên bực mình với nỗi đau khổ, vân vân. Chúng ta có bằng chứng về sự ngụ ý kiểu này đối với các môn đồ Pythagoras ít nhất ở thời kỳ đầu thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Nó cho thấy rằng những câu nói kỳ lạ rất khó hiểu đối với người mới gia nhập.

Trường phái Pythagoras cũng nghiên cứu âm nhạc.Họ giải thích rằng độ cao của âm thanh tỉ lệ nghịch với chiều dài của dây và ba sợi dây đàn có chiều dài tỉ lệ với 6,4,3 sẽ cho âm êm tai.

Các môn đồ Pythagoras cũng nổi tiếng vì lý thuyết luân hồi của tâm hồn, và chính họ cũng cho rằng các con số tạo nên trạng thái thực của mọi vật. Họ tiến hành các nghi lễ nhằm tự làm trong sạch và tuân theo nhiều quy định sống ngày càng khắt khe mà họ cho rằng sẽ khiến tâm hồn họ tiến lên mức cao hơn gần với thượng đế. Đa số những quy định thần bí liên quan tới tâm hồn đó dường như liên quan chặt chẽ tới truyền thống Orpheus. Những tín đồ Orpheus ủng hộ việc thực hiện các lễ nghi gột rửa tội lỗi và lễ nghi để đi xuống địa ngục. Pythagoras có liên hệ chặt chẽ với Pherecydes xứ Syros, nhà bình luận thời cổ được cho là người Hy Lạp đầu tiên truyền dạy thuyết luân hồi tâm hồn. Các nhà bình luận thời cổ đồng ý rằng Pherecydes là vị thầy có ảnh hưởng lớn nhất tới Pythagoras. Pherecydes đã trình bày tư tưởng của mình về tâm hồn thông qua các thuật ngữ về một pentemychos("năm góc" hay "năm hốc ẩn giấu") - nguồn gốc có lẽ thích hợp nhất giải thích việc các môn đồ Pythagoras sử dụng ngôi sao năm cánh làm biểu tượng để nhận ra nhau giữa họ và biểu tượng của sức mạnh bên trong (ugieia).

Trường phái Pytago khảo sát hình vuông có cạnh dài một đơn vị và nhận ra không thể biểu thị độ dài đường chéo của nó bằng một số nguyên hay phân số, tức là tồn tại các đoạn thẳng không biểu thị được theo đoạn thẳng đơn vị bởi một số hữu tỉ.Sư kiện naỳ được so sánh với việc tìm ra hình Ơ-clit ở thế kỉ XIX.

Cũng chính các môn đồ Pythagoras đã khám phá ra rằng mối quan hệ giữa các nốt nhạc có thể được thể hiện bằng các tỷ lệ số của một tổng thể nhỏ số (xem Pythagorean tuning). Các môn đồ Pythagoras trình bày tỉ mỉ một lý thuyết về các con số, ý nghĩa thực sự của nó hiện vẫn gây tranh cãi giữa các học giả.Họ cho rằng số 1 là nguồn gốc của mọi số, biểu thị cho lẽ phải; số lẻ là "số nam", số chẵn là "số nữ";số 5 biểu thị việc xây dựng gia đình; số 7 mang tính chất của sức khỏe; số 8 biểu thị cho tình yêu... Trước lúc nghe giảng,các học trò của Pytago đọc những câu kinh như:"Hãy ban ơn cho chúng tôi, hỡi những con số thần linh đã sáng tạo ra loài người!". Pytago còn nghiên cứu cả kiến trúc và thiên văn. Ông cho rằng trái đất có hình cầu và nằm ở tâm vũ trụ.

Các tác phẩm

Không văn bản nào của Pythagoras còn tồn tại tới ngày nay, dù các tác phẩm giả mạo tên ông - hiện vẫn còn vài cuốn - đã thực sự được lưu hành vào thời xưa. Những nhà phê bình thời cổ như Aristotle và Aristoxenus đã tỏ ý nghi ngờ các tác phẩm đó. Những môn đồ Pythagoras thường trích dẫn các học thuyết của thầy với câu dẫn autos ephe (chính thầy nói) - nhấn mạnh đa số bài dạy của ông đều ở dạng truyền khẩu. Pythagoras xuất hiện với tư cách một nhân vật trong tác phẩm Metamorphoses của Ovid, trong đó Ovid đã để Pythagoras được trình bày các quan điểm của ông.

Ảnh hưởng tới Platon

Pythagoras hay ở nghĩa rộng hơn là các môn đồ của Pythagoras được cho là đã gây ảnh hưởng mạnh tới Platon. Theo R. M. Hare, ảnh hưởng của ông xuất hiện ở ba điểm:

Tác phẩm Cộng hòa của Platon có thể liên quan tới ý tưởng "một cộng đồng được tổ chức chặt chẽ của những nhà tư tưởng có cùng chí hướng", giống như một ý tưởng đã được Pythagoras đưa ra tại Croton.

có bằng chứng cho thấy có thể Platon đã lấy ý tưởng của Pythagoras rằng toán học, và nói chung, tư tưởng trừu tượng là một nguồn tin cậy cho sự tư duy triết học cũng như "cho các luận đề quan trọng trong khoa học và đạo đức".

Platon và Pythagoras cùng có chung ý tưởng "tiếp cận một cách thần bí tới tâm hồn và vị trí của nó trong thế giới vật chất". Có lẽ cả hai người cùng bị ảnh hưởng từ truyền thống Orpheus[1].

Sự điều hòa của Platon rõ ràng bị ảnh hưởng từ Archytas, một môn đồ Pythagoras thật sự ở thế hệ thứ ba, người có nhiều đóng góp quan trọng vào hình học, phản ánh trong Tập VIII trong sách Elements của Euclid.

Các câu trích dẫn nói về Pythagoras

"Ông ta được khâm phục đến nỗi các môn đồ của ông thường được gọi là 'những nhà tiên tri tuyên truyền ý Chúa'...", Diogenes Laertius, Lives of Eminent Philosophers, VIII.14, Pythagoras; Loeb Classical Library No. 185, p. 333

"...the Metapontines named his house the Temple of Demeter and his porch the Museum, so we learn from Favorinus in his Miscellaneous History.", Diogenes Laertius, Lives of Eminent Philosophers, VIII.15, Pythagoras; Loeb Classical Library No. 185, p. 335

"Hoa quả của đất chỉ nở một hai lần trong năm, còn hoa quả của tình bạn thì nở suốt 4 mùa"

"Trong xã giao đừng đổi bạn thành thù mà hãy đổi thù thành bạn."

"Hãy tập chiến thắng sự đói khát, sự lười biếng và sự giận dữ"

" Đừng thấy cái bóng to của mình trên vách tường mà tưởng mình vĩ đại"

" Hãy chỉ làm những việc mà sau đó mình không hối hận và bạn mình không phiền lòng."

" Chưa nhắm mắt ngủ nếu chưa soát lại tất cả những việc đã làm trong ngày."

" Chớ coi thường sức khỏe. hãy cung cấp cho cơ thể đúng lúc những đồ ăn, thức uống và sự tập luyện cần thiết."

" Hãy sống giản dị, không xa hoa."

" Hãy tôn trọng cha mẹ của bạn"

3
26 tháng 1 2019

hay đấy bn ơi

4 tháng 3 2019

thank bn nhìu

Các bn trường THCS Vũ Hữu ơi ! Đề Công Nghệ cuối kỳ II nè !Đề 1 :Câu 1: Nêu chức năng dinh dưỡng của chất đạm,chất đường bột và chất béo .Câu 2 : Nhiễm trùng thực phẩm là j ? Nêu VD . Nhiễm độc thực phẩm là j ? Nêu VDCâu 3 : Hãy nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đối vs vi khuẩn trong nấu nướng .Câu 4 : Luộc là j ? Lấy VD 2 món luộc.Đề 2 : Câu 1: Nêu chức năng dinh dưỡng của sinh...
Đọc tiếp

Các bn trường THCS Vũ Hữu ơi ! Đề Công Nghệ cuối kỳ II nè !

Đề 1 :

Câu 1: Nêu chức năng dinh dưỡng của chất đạm,chất đường bột và chất béo .

Câu 2 : Nhiễm trùng thực phẩm là j ? Nêu VD . Nhiễm độc thực phẩm là j ? Nêu VD

Câu 3 : Hãy nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đối vs vi khuẩn trong nấu nướng .

Câu 4 : Luộc là j ? Lấy VD 2 món luộc.

Đề 2 :

Câu 1: Nêu chức năng dinh dưỡng của sinh tố,chất khoáng,vai trò của nc và chất xơ.

Câu 2: Hãy nêu những nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn.

Câu 3 : Hãy nêu các biện pháp phòng tránh nhiễm độc và nhiễm trùng thực phẩm.

Câu 4 : Nấu là j? Lấy VD 2 món nấu

Thực ra đề 2 mik cx k nhớ rõ nên các bn ôn cả nội dung Bài 21 : Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình nx nha !!❤️ ❤️ !Chúc các bạn thi cuối kỳ II thật tốt !!

0
13 tháng 5 2019

ukm,thanhk bn

Xin chào tất cả quý vị đọc giả của trang truyện ma có thật, những gì tôi viết ra đây là những tâm sự, những kiến thức và những trải nghiệm của riêng tôi về phần vô vi hay còn gọi là tâm linh của một kiếp người. Có thể sẽ không có gì hấp dẩn đối với các bạn trẽ nhưng chắc cũng lý thú cho những ai thiên sống về nội tâm, những người có tâm hồn sâu lắng hay những kẻ thích...
Đọc tiếp

Xin chào tất cả quý vị đọc giả của trang truyện ma có thật, những gì tôi viết ra đây là những tâm sự, những kiến thức và những trải nghiệm của riêng tôi về phần vô vi hay còn gọi là tâm linh của một kiếp người. Có thể sẽ không có gì hấp dẩn đối với các bạn trẽ nhưng chắc cũng lý thú cho những ai thiên sống về nội tâm, những người có tâm hồn sâu lắng hay những kẻ thích tò mò khám phá thế giới tâm linh. Đây cũng là lần đầu tiên tôi viết nhưng tôi chẳng ngại gì gạch đá của quý vị, các bạn thoải mái bình luận theo cảm nghĩ của riêng mình. Còn riêng tôi những lời khen chê chỉ là gió thoảng mây bay, suy nghĩ phỏng ích lợi gì.
Có một điều mà tôi muốn nhắc nhở quý vị là đừng bao giờ phủ nhận những gì mình chưa biết, đừng vội kết luận chết là hết, sẽ không đơn giản như vậy đâu mà đằng sau bức màn đó là một cuộc sống mới và một cảnh giới mới lại tái sinh. Thế giới này vốn có rất nhiều điều huyền bí mà người trần mắt thịt chúng ta không thể thấy và hiểu được, chỉ có những người có duyên hoặc những bậc cao tăng đắc đạo mới có thể chứng thực mà thôi. Có rất nhiều thế giới khác đang hiện hửu, tồn tại xung quanh ta, những thế giới ấy luôn song hành với cõi dương gian và luôn hổ tương với nhau mà không chướng ngại nhau.
Tôi là một phật tử rất đam mê và tìm hiểu về thiền tông nên những gì tôi viết hơi thiên lệch về Phật Giaó mong các bạn thông cảm. Con người sau khi chết đa số thần thức hay còn gọi là linh hồn sẽ tùy theo nghiệp thức mà luân hồi trong lục đạo( Trời, người, Atula, súc sanh, ngạ quỹ và địa ngục). Trừ các vị thiền sư, các bậc cao tăng đắc đạo, các vị này do đã xả sạch thức nghiệp nên vượt ra ngoài tam giới thoát khỏi 6 đường. Sau khi chết những người cực thiện, những vị tu nhưng chưa dứt hết nghiệp, thần thức của họ sẽ lìa thể xác rất nhanh để tái sinh lên cỏi trời và tùy theo hạnh nguyện của mình mà tái sanh vào cỏi trời cao hay thấp, ngươc lại những người phạm vào thập ác khi chết đi thần thức của họ cũng lao như tên bắn vào địa ngục. Ngoài 3 dạng nêu trên còn lại hầu hết khi buông bỏ thân xác này con người đều phải thọ thân trung ấm trong vòng 49 ngày, rồi sau đó tùy theo nghiệp lực của mình mà luân hồi trong lục đạo và cũng có những oan hồn oan ức không tan nên mãi lang thang nơi chốn cửu tuyền.
Những truyện ma mà các bạn thường kể chắc có lẽ ở vào cảnh giới của Atula và ngạ quỷ vì ở trong cảnh giới này mới có thần thông biến hóa, nhất là cõi Atula có những chúng sinh có pháp lực rất cao. Tôi xin kể 1 câu chuyện về ma Ba Tuần( ma vương).
Xưa có một vị thiền sư( thông cảm tôi quên tên vị ấy) có một vị đệ tử là ma Ba Tuần, vị này pháp lực rất cao. Một hôm thiền sư bảo vị ấy.
– Ta rất muốn được nhìn thấy cảnh trang nghiêm của Phật tổ cùng chúng tì kheo đi khất thực, ông có thể vì ta mà tái lại cảnh oai nghiêm đó chăng.
vị ấy cung kính thưa.
– Bạch hòa thượng, con chỉ xin hòa thượng dù gặp cảnh tượng nào cũng xin ngài đừng đảnh lể sẽ làm con đắc tội, xin hòa thượng hứa khả.
vị thiền sư nhận lời. Bất thình lình một rừng trúc hiện ra, từ trong rừng trúc đức Phật từ tốn, oai nghiêm, khoan thai bước ra với đầy đủ 32 tướng tốt và theo sau là 1200 vị tì kheo hàng lối chỉnh tề. Bất giác vị thiền sư thụp lạy đảnh lể, ngay lập tức hiện tượng trên tan biến.
Thời gian gần đây có hòa thượng Tuyên Hóa ở Trung Quốc cũng có 1 đệ tử là 1 con quỷ đã sống qua mấy ngàn năm, vị này cũng giúp hòa thượng rất nhiều trong việc hoằng dương, phật sự và phụng sự chúng sanh nhưng khổ 1 điều vị này xuất hiện nơi nào dù ẩn thân mà vẩn nồng nặc mùi hôi thúi.
Bởi vậy trong cỏi Atula có rất nhiều chúng sinh có thần thông, các vị thần cũng đều ở trong cảnh giới này, những người khi sống hay trượng nghĩa, cương trực, sống chánh khí, tánh tình ngay thẳng hay diệt ác tế bần nhưng quá nặng về oán khí, sân hận, sát khí nên khi chết họ phải tái sinh về cỏi nước này.

Còn những người thọ thân trung ấm, thân xác của họ là những cảm ứng của cảnh giới mới mà họ sắp tái sinh, mắt có thể thấy được rất nhiều thế giới khác, họ có thể đi xuyên suốt bất cứ vật gì và di chuyển rất nhanh. Nhưng đối với người nặng nghiệp, lúc sống hay tạo ác nghiệp hoặc những người làm gái, nghiện rượu.v.v.v khi chết tuy thọ thân trung ấm nhưng thần thức mê mờ, hôn ám, lạc lỏng, sợ hải và đôi khi không biết là mình đã chết.

Trong đạo Phật những người có pháp nhản không những họ chỉ thấy được cỏi âm mà họ còn thấy được rất nhiều cảnh giới khác và khi đạt đến cứu cánh phật nhản sẽ nhìn thấy tất cả các pháp giới, sẽ thấy tam thiên đại thiên thế giới. Để có được pháp nhản nghe thì dể nhưng khó vô cùng, có nghĩa là nhìn mọi cảnh sắc nhưng không đắm nhiểm. Ví dụ nhìn một cô gái đẹp thì dừng lại ngay ý tưởng chổ cái nhìn thoạt tiên, tuyệt đối không được cảm nhận, so sánh gì thêm, không cho ý thức khởi lên bất cứ 1 ý niệm đẹp xấu thương ghét, nhìn chỉ để nhận biết nhưng ý niệm thì hoàn toàn rỗng lặng. Bởi vậy các thiền sư ngày xưa hay nói có tai như điếc, có mắt như mù là vậy. tập như vập đến khi nào thuần thục lúc ấy sẽ thấy hằng sa diệu dụng. Có một điều khá lý thú là khi nhản căn đã hoàn toàn thanh tịnh thì tai, mủi, lưởi, thân và ý sẽ thanh tịnh theo gọi là lục căn thanh tịnh. Đạt được lục căn thanh tịnh các bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều thế giới đang hiện hửu xung quanh chúng ta.

Khi gặp ma các bạn phải thật bình tỉnh không được để sợ hải lên đến tột độ sẽ rất nguy hiểm, khi ấy bạn phải bình tỉnh khởi nghĩ đến tín ngưỡng mà mình kính tin, đạo nào cũng tốt nhưng phải khởi lòng kính tin mãnh liệt. Nếu là thiền thì các bạn thấy quái dị nhưng vẩn bình thường, rổng lặng, tỉnh táo không cho nó là quái dị thì nó tự tan biến, nếu niệm phật thì phải niệm nhứt tâm nó sẽ tan biến ngay.

Sau đây tôi xin kể một vài chuyện gặp quỷ của ông chú ruột.
Ông ấy là người chú thứ 5, ông sống vào thời chế độ củ, cuộc đời của ông là chuổi ngày cơ cực không phải vì gia cảnh nghèo nàn mà vì bà nội mất khi chú còn nhỏ và phải sống với người mẹ kế. ông cũng từng uống thuốc rầy tự vẩn nhưng do cao số nên không chết. Lớn lên khi thi tú tài rớt ông phải đi lính quốc gia( hình như lính dù thì phải), cuộc đời phong sương của người lính đã trui rèn cho chú lòng gan dạ sắt đá không biết sợ bất cứ thứ gì trên đời này kể cả ma quỷ, ông cũng chưa từng gặp ma và không tin ma quỷ hiện hửu trên đời này. Sau khi lập gia đình chú dắt vợ con vào vùng kinh tế mới, vùng đất mà chú khai phá còn rất hoang sơ, cứ tối đến là thú rừng hay ra cắn phá hoa màu. Tối hôm ấy chú cùng 1 người em ở lại canh rẩy( chủ yếu là canh nhím và heo rừng không cho chúng cắn phá hoa màu), hai người đang men theo miếng rẩy thì bổng dưng trước mặt xuất hiện 1 người phụ nử mặc đồ đen thui, mặt mày đầy máu, tóc xõa dài chấm đất. Lúc này có lẽ chú đã biết mình gặp phải thứ gì rồi nhưng vốn gan dạ nên chú coi như không có gì xãy ra, ông vẩn bình thản nói chuyện với chú kia và cố tình đi sát kế bên con quỷ kia để che cho chú kia đừng thấy những gì không nên thấy. Vừa qua khỏi người nó chú ngoảnh mặt lại nhìn thì thấy nó tan dần vào sương đêm.
Thời gian sau cũng tại mãnh đất này vào 1 tối chú ngủ lại trong chòi để canh rẩy, nửa khuya nghe tiếng động thùm thụp giửa sân làm chú tỉnh giấc, nhìn ra sân thì chú thấy một người rất to lớn, to như hộ pháp đứng dang tay ngang vai và quay lưng về phía chú. Vẩn bình tỉnh như không, chú lôi thuốc ra hút và khi nhìn lại thì ông hộ pháp đã ra đi không 1 lời giả biệt, chú đứng dậy ra sân xem thì chẳng có gì ngoài ánh bàng bạc của ánh trăng khuya bao phủ bởi sương đêm huyền ảo. Không biết do dương khí của chú quá mạnh hay do sự gan dạ, bình tỉnh gặp quái mà chẳng cho là quái thì quái tự tan biến.
Không phải ai cũng có được lòng son dạ sắt như chú tôi, thường thì ai khi gặp những điều quái dị thì hồn bay phách lạc và chính bản thân tôi cũng trải nghiệm 1 lần.

Hồi ấy khoãng năm 98 thì phải, khi ấy tôi là 1 cậu bé mới lớn. Cũng là ông chú nhưng ông này là chú út( con bà nội sau), ông này bằng tuổi tôi và rất thân với tôi. Năm đó không biết buồn gia đình chuyện gì ông lại tìm đến cái chết bằng thuốc diệt cỏ. Sau cái chết của chú út tôi cảm thấy hụt hẩng và sợ hãi, người ta nói đâu sai càng thân càng sợ, sợ ngay cả con đường mà hôm nào 2 người còn đèo nhau mỗi khi đi chơi đêm về( nhà tôi và nhà chú gần nhau). Nhưng ở đời việc gì đến sẽ đến, trong 1 lần ham chơi về khuya, cũng chính vì sợ phải đi con đường này mà tôi đã chọn sai con đường. Hôm đó vì về khuya nên không muốn đi con đường ấy tôi quyết định ghé nhà ông cậu ngủ lại qua đêm, hồi ấy đa số là đường đất nhỏ hẹp và không có đèn đường. Đang vừa đi vừa suy nghĩ mông lung chợt ngước nhìn lên tôi điếng hồn khi phát hiện một người rất lùn mặc 1 bộ đồ đen( giống như đồ của mấy masơ trong nhà thờ vậy) đầu thì đội cái gì giống như nón lá vậy, thứ ấy đứng cạnh mép đường cách tôi chừng 2m. Lúc này tôi cũng khiếp vía rồi nhưng cũng tự trấn an mình là không phải ma và vọt lẹ, phi nước rút khoãng chừng hơn 200m thì ôi mẹ ơi lại là người lùn đen thui ấy đứng trước mặt tôi mà lần này lại đứng ngay giửa đường. Theo phản xạ tôi thắng xe nhưng do chạy quá lẹ nên vô tình tôi lao vào sinh vật ấy với tốc độ chậm dần đều và khi đi ngang qua vận tốc như đi bộ vậy. Đến bây giờ tôi vẩn tự hỏi tại sao lúc đó hồn vía lên 9 tầng mây nhưng tôi vẩn dán mắt nhìn thật kỹ sinh vật kia để rồi kinh sợ hãi hùng, khi mặt đối mặt nhau( tầm nửa met) người ấy từ từ quay mặt sang tôi, dưới cái nón trắng là 1 gương mặt to, tròn, trắng toát và hoàn toàn không có mắt, mủi, miệng.
Từ dạo đó đến giờ cũng đã 20 năm rồi và tôi cũng không còn thấy gì thêm nửa

0
20 tháng 11 2019

ggg

20 tháng 11 2019

gghdgf