K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2019

Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chính chúng điều khiển cho đồng hồ chạy.

11 tháng 4 2022
) Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng vô cùng quan trọng vì chính chúng điều khiển cho đồng hồ chạy. b) Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì chiếc đồng hồ sẽ chạy không chính xác. c) Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là : “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người.” Tick cho mik nha! Chúc bn học tốt
11 tháng 4 2022

đúng vậy đó

1 tháng 4 2019

a) Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng vô cùng quan trọng .
b) Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì chiếc đồng hồ sẽ chạy không chính xác.
c) Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là : “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người.”

11 tháng 4 2022
) Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng vô cùng quan trọng / chính chúng điều khiển cho đồng hồ chạy.> b) Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì chiếc đồng hồ / sẽ chạy không chính xác. c) Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là : “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người.” Tick cho mik nha!
17 tháng 3 2020

A/ TUY MÁY MÓC CỦA CHIẾC ĐỒNG HỒ ĐÃ CŨ KĨ NHƯNG NÓ VẪN CHẠY RẤT TỐT.

B/ HỄ EM ĐƯỢC ĐIỂM TỐT LÀ BỐ MẸ LẠI CHO EM ĐI CHƠI.

Trong căn phòng của em có rất nhiều đồ đạc có những công dụng khác nhau: chiếc đèn học giúp em học bài mỗi tối để em không bị cận, giá sách giúp em giữ những cuốn sách của mình để không bao giờ bị mất hay lộn xộn… Trong số tất cả, em thích nhất là chiếc đồng hồ báo thức đã đi theo em từ ngày em học lớp Một.Chiếc đồng hồ ấy là món quà mẹ đã mua tặng cho em nhân ngày em...
Đọc tiếp

Trong căn phòng của em có rất nhiều đồ đạc có những công dụng khác nhau: chiếc đèn học giúp em học bài mỗi tối để em không bị cận, giá sách giúp em giữ những cuốn sách của mình để không bao giờ bị mất hay lộn xộn… Trong số tất cả, em thích nhất là chiếc đồng hồ báo thức đã đi theo em từ ngày em học lớp Một.

Chiếc đồng hồ ấy là món quà mẹ đã mua tặng cho em nhân ngày em vào lớp Một. Em đặt nó nằm cẩn thận trên chiếc tủ gỗ đầu giường để tiện cho việc thức dậy đúng giờ mỗi buổi sáng. Nhờ có nó mà em chẳng bao giờ dậy muộn nữa. Chiếc đồng hồ được làm bằng nhựa nên rất nhẹ và dễ cầm lên nhưng em luôn rất cẩn thận và nâng niu nó, chẳng mấy khi cầm nó lên mà đùa nghịch cả bởi em vẫn luôn nhớ mẹ nói rằng đồng hồ làm từ nhựa nên cũng dễ vỡ lắm, chỉ cần rơi xuống đất thôi là nó sẽ hỏng hóc ngay.

Chiếc đồng hồ có màu chủ đạo là màu xanh nước biển pha màu xanh da trời khiến em có cảm giác mỗi lần nhìn vào đều rất thoải mái và yên bình bởi màu xanh ấy là màu tượng trưng cho hòa bình mà. Đồng hồ có mặt hình tròn màu trắng rất sáng sủa và được trang trí đơn giản nhưng chính vì thế lại vô cùng dễ nhìn, dễ quan sát. Những con số trên mặt đồng hồ không phải là những chữ số La Mã như chiếc ở dưới phòng khách nhà em mà là những chữ số quen thuộc em vẫn thấy hằng ngày, rất dễ nhìn và nhận biết giờ giấc. Những con số ấy có màu đen đậm nên dù có bị cận nhưng em vẫn nhìn được khá rõ chúng.

Ở phía sau chiếc đồng hồ có một cái giá đỡ bằng kim loại sáng bóng để chống cho chiếc đồng hồ giữ được thăng bằng, không bị ngã ngửa về sau. Ở gần dưới là phần đựng pin. Chỉ cần tháo nắp ra là em có thể tháo và lắp pin một cách dễ dàng. Chiếc đồng hồ này chạy bằng pin, mỗi khi hết pin là em lại thay pin cho nó, kim giây, kim giờ, kim phút lại làm việc chăm chỉ như ngày nào.
Kim giờ, kim phút, kim giây được em ví thành những người thân trong gia đình đồng hồ và gọi chúng bằng cái tên vô cùng dí dỏm đáng yêu: kim giây chạy nhanh nhất chính là bé út trong nhà, kim phút chạy nhanh hơn là anh, còn kim giờ - kim chạy chậm nhất chính là bác lớn. Mỗi buổi sớm, cứ đúng 6 giờ là đồng hồ lại vang lên tiếng chuông đánh thức, kéo em tỉnh dậy khỏi giấc mơ say nồng. Em thích âm thanh ấy lắm bởi nó to vừa phải và không quá chói tai. Mỗi cuối tuần, em đều nhờ bố kiểm tra chiếc đồng hồ để xem nó có hỏng hóc gì không để còn cứu chữa kịp thời nữa.

Chiếc đồng hồ báo thức là người bạn chăm chỉ và nghiêm khắc của em mỗi sớm. Em rất thích chiếc đồng hồ này bởi nó không chỉ giúp em thức giấc đúng giờ mà còn là món quà của mẹ dành tặng cho em nữa. Em sẽ bảo vệ nó cẩn thận để nó không bị hỏng hóc gì.

>> Tham khảo chi tiết: Tả chiếc đồng hồ báo thức

Tả cái áo đồng phục của em

Học sinh trường em mặc đồng phục quần âu xanh, áo sơ-mi trắng. Chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay là áo sơ-mi trắng mẹ đã mua khi vào năm học mới.

Áo của em được may bằng loại vải cốt tông tốt, màu trắng tinh. Kiểu áo rất xinh, là kiểu cổ sơ-mi thắt nơ, tay phồng dành cho nữ. Cổ áo là cố sơ-mi cách tân có viền bèo ren, được lót vải cho đứng cổ. Lớp ren viền cổ tạo cho cổ áo một nét duyên dáng, thùy mị. Hai bên nẹp cổ đính một nẹp vải dài bốn mươi đề-xi-mét dùng để thắt nơ. Tay áo cắt ngắn rất phồng, tròn như đèn lồng. Thân áo may rất vừa vặn với người em. Lưng áo may liền một mảnh nhưng hai tà áo của thân trước có thêu hoa chìm rất mĩ thuật. Đinh áo lật lai ba xăng-ti-mét, đính sáu nút nhựa ánh bạc lấp lánh như màu vỏ ốc. Đường chỉ chạy viền tà sắc sảo, rất nhỏ làm cho lai áo mềm mại, uyển chuyển ôm sát thân mình. Trên ngực áo phía trái mẹ đính huy hiệu trường cẩn thận. Mặc áo vào, cài nút cẩn thận, em thắt nơ nơi cổ áo. Cái áo vừa vặn thoải mái, làn vải mềm mại, mơn man trên nền da tạo cho em cảm giác thật dễ chịu. Trong chiếc áo đồng phục em thấy mình thật chững chạc và xinh hơn. Chiếc áo thơm tho, êm ái như tình mẹ yêu con, ân cần bao bọc, chăm lo cho con. Em yêu mẹ và rất biết ơn mẹ đã mua cho em một chiếc áo đẹp như thế. Hằng ngày, sau buổi học em mắc áo vào móc áo, đến tối mẹ về giặt đồ cho cả nhà em mới đem ra nhờ mẹ giặt giúp. Mẹ căn dặn em phải giữ gìn áo như thế để màu áo luôn trắng mới không bị mồ hôi làm ố vàng.

Em rất thích chiếc áo đồng phục mẹ mua, em hứa sẽ học chăm ngoan, đạt thành tích tốt để ba mẹ vui lòng

Đếm xem có bn chữ cái trong đoạn văn

2
18 tháng 4 2020

Bạn hỏi thế thì ai chịu trả lời  đây và đừng đưa các câu hỏi vớ vẩn lên diễn đàn nha .

hok tốt

7 tháng 12 2021

Tìm 5 tính từ chỉ tính tình của con người:.................................

Chiếc đồng hồ là người bạn không thể thiếu được của mỗi con người. Đồng hồ báo cho ta biết thời gian để ta làm việc, nhắc nhở ta biết đã đến giờ phải làm việc mà ta đã định làm. Chiếc đồng hồ càng có ý nghĩa hơn khi sinh nhật lần thứ 10 của em được mẹ tặng, nó là món quà vô giá mà mẹ đã dành cho em.Ngày sinh nhật em, mẹ đặt chiếc đồng hồ trong một cái hộp hình trái...
Đọc tiếp

Chiếc đồng hồ là người bạn không thể thiếu được của mỗi con người. Đồng hồ báo cho ta biết thời gian để ta làm việc, nhắc nhở ta biết đã đến giờ phải làm việc mà ta đã định làm. Chiếc đồng hồ càng có ý nghĩa hơn khi sinh nhật lần thứ 10 của em được mẹ tặng, nó là món quà vô giá mà mẹ đã dành cho em.

Ngày sinh nhật em, mẹ đặt chiếc đồng hồ trong một cái hộp hình trái tim rất đẹp. Chiếc đồng hồ không quá lớn, nó chỉ to hơn bàn tay một chút, mặt đồng hồ sáng bóng không một vết xước. Đồng hồ có 4 kim, là kim giờ, kim phút, kim giây và kim báo thức. Các kim đều có màu đen, nhưng kim báo thức là màu đỏ. Cạnh 4 cái kim là hai chú chó trông rất ngộ nghĩnh, xung quanh là những con số từ. Bốn kim dài ngắn, to nhỏ, di chuyển nhanh chậm khác nhau. Kim nhỏ nhất, mảnh mai là kim giây, chạy nhiều và nhanh nhất. Kim giây chạy nhiều nhất và phát ra những tiếng kêu tích tắc không mệt mỏi. Khi chị kim giây quay được một vòng thì kim phút mới nhích đi một chút. Kim giờ thấp nhất và cũng là người đi chậm nhất, phải chăm chú nhìn một lúc lâu ta mới phát hiện được sự di chuyển của chú. Kim báo thức thì không di chuyển, chỉ khi nào ta muốn hẹn đến giờ nào thì đặt kim báo thức chỉ vào giờ đó. Khi đồng hồ chạy đến giờ đó, chuông báo thức sẽ kêu để báo thức cho ta.

Quay sang mặt sau của đồng hồ, ta thấy có hai cái núm tròn cũng được mạ kền sáng bóng. Một núm để điều chỉnh giờ, núm kia là hẹn báo thức. Từ ngày có chiếc đồng hồ mới, em không lo đi học muộn vì ngủ quên, bố mẹ không lo đi làm muộn, ông ba muốn biết giờ chỉ cần vào ngó đồng hồ là biết ngay. Nhờ có đồng hồ, ông ba đã biết giờ giấc để chuẩn bị cơm nước trước khi em đi học về, em không phải chịu đói bụng vì phải chờ bà nấu cơm nữa

Chiếc đồng hồ đã giúp em biết giờ giấc và giúp em chăm chỉ hơn trong học tập. Nhìn chiếc đồng hồ chạy, em thấy thời gian trôi đi thật nhanh và tự nhắc nhở mình không nên lãng phí thời gian nữa. Em sẽ giữ gìn chiếc đồng hồ cẩn thận để nó luôn đi bên em, nhắc nhở em cố gắng nhiều hơn nữa trong cuộc sống.

3
11 tháng 2 2018

bn đang giới thiệu bài văn tả đồng hồ à

11 tháng 2 2018
Bạn giới thiệu nó lên đề lm gì z
28 tháng 9 2017

a) Mặc dù giặc Tây hung tàn/ nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ.

b) Tuy rét vẫn kéo dài,/ mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.

Cho hình thang có diện tích là 432 mét vuông và chiều cao 16m . Hỏi trung bình của hình thang là
20 tháng 2 2018

a)TN:mùa thu

   CN:trời

   VN:như....lên cao

b)TN:con gấu...leo cao

  CN:khoảng cách.....tôi

   VN:càng ngắn lại

c)CN1:làng quê tôi

   VN1:đã khuất hẳn

   CN2:nhưng tôi

    VN2:vẫn...nhìn theo

d)TN:bên.....cánh đồng

  CN:giữa....bay lên

  VN:ngọn khói xanh lơ

ko biết có đúng ko?

20 tháng 2 2018

Mùa thu, trời / như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao.

TN          CN        VN

Con gấu / càng leo cao // thì khoảng cách giữa tôi và nó / càng ngắn lại.

CN1          VN1                              CN2                                   VN2

Làng quê tôi/ /đã khuất hẳn // nhưng tôi / vẫn đăm đắm nhìn theo.

CN1                    VN1                      CN2                VN2

Bên bờ nông giang vắt qua cánh đồng, giữa những tốp trẻ con,// bây lên / ngọn khói xanh lơ.

                                   TN                                                                 VN               CN

12 tháng 2 2018

Năm 1954, các cán bộ đang dự hội nghị tổng kết ở Bắc Giang thì có lệnh Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi. Nhất là những người quê Hà Nội. Bao năm xa nhà, nhớ Thủ đô, nay được dịp trở về công tác, anh em bàn tán sôi nổi. Nhiều người đề nghị cấp trên chiếu cố nỗi niềm riêng đó và cho được toại nguyện. Tư tưởng cán bộ hội nghị có nhiều phân tán…

  Giữa lúc đó Bác Hồ đến thăm hội nghị. Các đại biểu ùa ra đón Bác. Bác bước lên diễn đàn, mồ hôi ướt đãm hai bên vai áo nâu. Khi tiếng vỗ tay đã ngớt, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự. Nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này. Bác bỗng rút trong túi áo ra một chiếc đồng hồ hình quả quýt hỏi:

- Các cô chú có trông thấy cái gì đây không?

Mọi người đồng thanh:

- Cái đồng hồ ạ.

- Thế trên mặt đồng hồ có những chữ gì?

- Có những con số ạ.

- Cái kim ngắn, kim dài để làm gì?

- Để chỉ giờ, chỉ phút ạ.

- Cái máy bên trong dùng để làm gì?

- Để điều khiển cái kim ạ.

Bác mỉm cười, hỏi tiếp:

- Thế trong cái đồng hồ bộ phận nào là quan trọng?

Mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi:

- Trong cái đồng hồ, bỏ đi một bộ phận thì có được không?

- Thưa không được ạ.

Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ chiếc đồng hồ lên cao và kết luận:

- Các bộ phận của chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một nhà nước, như các nhiệm vụ cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, đều cần phải làm. Các cô chú thử nghĩ xem: trong chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ…, cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì còn là cái đồng hồ được không?

Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác Hồ đã khiến cho ai nấy đều thấm thía, tự đánh tan được những thắc mắc riêng tư.

*Lời khuyên của Bác :

Khuyên mỗi người lao động trong xã hội đều phải gắn bó với một công việc, công việc nào cũng quan trọng, cũng đáng quý.

12 tháng 2 2018

Giữa mùa thu năm 1954, Bác đến thăm Hội nghị rút kinh nghiệm cải cách ruộng đất ở Hà Bắc. Tại hội nghị, được biết có lệnh của Trung ương rút bớt một số cán bộ đi học lớp tiếp quản thủ đô. Ai nấy cũng đều háo hức muốn đi, nhất là những người quê ở Hà Nội. Bao năm xa nhà, nhớ thủ đô, nay được dịp về công tác, ai ai cũng có nguyện vọng được đề nghị cấp trên chiếu cố. Tư tưởng cán bộ dự hội nghị có nhiều phân tán. Ban lãnh đạo ít nhiều thấy khó xử. Lúc đó, Bác lên diễn đàn, giữa mùa thu nhưng trời vẫn còn nóng, mồ hôi ướt đẫm hai bên vai áo nâu của Bác, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự. Khi nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi áo giơ ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi các đồng chí cán bộ trong hội trường từng câu hỏi về chức năng của từng bộ phận trong chiếc đồng hồ. Ai ai cũng đồng thanh trả lời đúng hết các câu hỏi của Bác.
            Đến câu hỏi: trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng? Khi mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi: Trong cái đồng hồ, bỏ một bộ phận đi có được không? - Thưa không được ạ. Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ cao chiếc đồng hồ lên và kết luận:
            - Các chú ạ, các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một Nhà nước, như các nhiệm vụ của cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, điều cần phải làm. Các chú thử nghĩ xem: trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ…cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì có còn là cái đồng hồ được không ?
            Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác đã khiến cho ai nấy đều thấm thía, tự đánh tan được những suy nghĩ riêng tư của mình.
            Cũng chiếc đồng hồ ấy, một dịp vào cuối năm 1954 Bác đến thăm một đơn vị pháo binh đóng ở Bạch Mai đang luyện tập để chuẩn bị cho cuộc duyệt binh đón mừng chiến thắng Điện Biên Phủ. Sau khi đi thăm nơi ăn, chốn ở của bộ đội, Bác đã dành một thời gian dài để nói chuyện với anh em. Bác lấy ở túi ra một chiếc đồng hồ quả quýt, âu yếm nhìn mọi người rồi chỉ vào từng chiếc kim, từng chữ số và hỏi anh em về tác dụng của từng bộ phận. Mọi người đều trả lời đúng cả. Song chưa ai hiểu tại sao Bác lại nói như vậy?
           Bác vui vẻ nói tiếp: “Đã bao nhiêu năm nay, chiếc kim đồng hồ vẫn chạy để chỉ cho ta biết giờ giấc, chữ số trên mặt vẫn đứng yên một chỗ, bộ máy vẫn hoạt động đều đặn bên trong. Tất cả đều nhịp nhàng làm việc theo sự phân công ấy”, nếu hoán đổi vị trí từng bộ phận cho nhau thì có còn là chiếc đồng hồ nữa không !
            Sau câu chuyện của Bác Anh chị em đều hiểu ý Bác dạy: Việc gì cách mạng phân công phải yên tâm hoàn thành. Và Bác đã mượn hình ảnh chiếc đồng hồ quả quýt làm ví dụ để giáo dục, động viên những kỹ sư trẻ trường Đại học Nông Lâm Hà Nội vào dịp dến thăm trường ngày 24/5/1959, khi Bác đang khuyên sinh viên phải yên tâm cố gắng học tập, Bác cũng lấy trong túi ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi mọi người từng bộ phận của đồng hồ, từ cái kim giờ, kim phút, kim giây đến các bộ phận máy và bánh xe bên trong đồng hồ.
            Sau đó, Bác kết luận rằng mỗi một bộ phận có chức năng làm việc riêng, có thể người ngoài không thấy được nhưng đều có nhiệm vụ làm cho đồng hồ chạy và chỉ đúng giờ. Ngoài xã hội cũng vậy sau khi học xong ra phục vụ các ngành nghề đều ngang như nhau, không ai cao sang hơn ai, cho nên các cháu phải cố gắng yên tâm học tập, học tập cho thật giỏi đề trở thành kỹ sư nông nghiệp giỏi phục vụ nền nông nghiệp nước nhà. Đến ngày nay, câu chuyện về chiếc đồng hồ đã được Giáo sư-tiến sỹ Vũ Hoan, Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội, người sinh viên trường Đại học Nông Lâm Hà Nội khi xưa, được vinh dự gặp Bác vào lần đó, kể lại và truyền động lực cho những kĩ sư của thế hệ này.
            Chiếc đồng hồ quả quýt còn là một hiện vật vô giá thể hiện tình cảm Quốc tế đối với Bác, đó là chiếc đồng hồ do Tổ chức Quốc tế “Cứu Tế đỏ” tặng, Bác luôn giữ nó trong mình, trong những năm tháng bị cầm tù gian khổ cho đến ngày Việt Nam giành được độc lập.
            Đối với cơ quan chúng ta cũng vậy, cũng giống như một chiếc đồng hồ, mỗi cá nhân, mỗi phòng, ban là một bộ phận không thể thiếu. Tất cả đều có một nhiệm vụ riêng, dù lớn dù nhỏ nhưng đó đều là một phần quan trọng trong một tổ hợp tập thể, mỗi nhiệm vụ như một mắc xích nối lại với nhau. Để tạo nên một mối nối thật sự vững chắc thì mỗi chúng ta - một mắc xích phải thật sự đoàn kết, nổ lực, cố gắng phát huy khả năng của mình, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Việc suy bì, tính toán thiệt hơn về quyền lợi, trách nhiệm hay lánh nặng tìm nhẹ thì sẽ dẫn đến mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung của cả một tập thể.
            Từ một chiếc đồng hồ, Bác đã gợi lên trong mỗi người nhận thức về một bài học quý giá. Đó là hiện vật vô giá về tình đoàn kết trong mỗi đơn vị, trong một quốc gia và tình đoàn kết quốc tế. Đoàn kết để ổn định, để đổi mới và sáng tạo, để làm nên tất cả bỡi lẽ "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công"
 

17 tháng 2 2019

Thì sẽ không được coi là đồng hồ nữa , giờ giấc sẽ đảo lộn hết lên :3

thì đó là đồng hồ ma !!

   HỌC TỐT !!!