K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2019

Bạn tham khảo bài viết về nhân vật yêu thích - Dượng Hương Thư này nhé!

Chúc bạn một buổi trưa vui vẻ ~! ❤‿❤ 

Trong bài văn "Vượt thác", dượng Hương Thư là 1 người mạnh khỏe, oai vệ và dũng mãnh. Những động tác thả sào, rút sào của dượng trong hành trình vượt sông Thu Bồn nhanh như cắt giấy. Hình ảnh đó trái ngược với dượng Hương Thư ở nhà ai gọi cũng dạ dạ vâng vâng. Trong khi vượt thác, hình ảnh ngoại hình của dượng Hương Thư được bộc lộ rõ nhất: dượng có cơ bắp cuổn cuộn, thân hình rắn chắc, tay cầm chặt khúc sào ghì chặt xuống nước và được tác giả so sánh như người anh hùng của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ. Sau khj vượt thác xong, dượng Hương Thư cùng mọi người nắm nghỉ, mặt đỏ tía, miệng thở hổn hển nhưng nét mặt vui mừng như thể vừa trút đi mọi gánh nặng. Vài phút sau, họ đã tới được nơi cần đến. Cây cối, bờ cát hiện ra. Cảnh quang bây giờ sao hùng vĩ thế. Vậy là hành trình vượt thác của họ đã thành công. 

7 tháng 3 2019

bn phải tự trả lời chớ, em thích mà 

4 tháng 1 2022

Trong các văn bản truyện đã học, em thích nhất nhân vật Thánh Gióng
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

đừng viết trên mạng nhé chị

 

4 tháng 1 2022

Trong các văn bản truyện đã học, em thích nhất nhân vật Thánh Gióng
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

OK CHƯ BẠN

Lan anh ơi là lan anh 🙂

 

17 tháng 3 2019

Thời nay, mọi người, nhất là thanh niên học sinh, thường coi nhẹ lý tưởng sống, vì thế họ không còn yêu thích những nhân vật như Paven Coocsaghin (nhân vật chính trong tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy” – một cuốn sách gối đầu giường của thanh nhiên Việt Nam từ những năm 60 đến 80). Riêng tôi, tôi vẫn không thể không yêu thích và trân trọng những người như các anh, những người luôn sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân để sống vì cộng đồng, xây dựng một cuộc sống chung ngày càng tốt đẹp hơn. Và tôi tin, trong thời buổi này vẫn còn rất nhiều bạn trẻ có niềm yêu thích giống như tôi.
Nguyễn Thành Long là một nhà văn mà tên tuổi đã trở thành quen thuộc với bạn đọc yêu thích truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Tôi yêu thích truyện ngắn của ông bắt đầu từ truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Truyện đã để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc và giúp tôi có những suy nghĩ chín chắn hơn trong cuộc sống. Nói đúng hơn, tôi yêu thích truyện ngắn này chính bởi tôi yêu thích nhân vật chính của truyện.
Câu chuyện có một cái tên rất đỗi trữ tình, trữ tình như chính mảnh đất Sa Pa luôn ẩn hiện trong mây mờ với những vạt rừng trắng muốt hoa mận, hồng tươi hoa đào. Nhân vật chính của truyện là anh thanh niên trông coi trạm khí tượng. Anh hai mươi bảy tuổi, nhận công tác được bốn năm, sống một mình giữa núi cao heo hút, nơi đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Tôi thán phục anh vô cùng. Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần nhưng anh vẫn rất yêu đời, vẫn say mê làm việc với một tinh thần trách nhiệm cao. Biết làm chủ cuộc đời, biết lo toan sắp xếp cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định, anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách. Anh anh là người có nghị lực phi thường, anh đã vượt qua được tất cả, vượt qua được nỗi buồn của sự nhàm chán và sự cô đơn ở nơi heo hút ấy. Điều đáng sợ nhất là nỗi cô đơn. Anh thèm người, thèm khát một điều đời thường nhất, nhưng cũng là quan trọng nhất đối với mỗi người. Vì thế, mỗi khi có khách, anh vô cùng vui sướng. Khi gặp ông bác sĩ già và cô kĩ sư trẻ, niềm vui của anh khiến cho cô gái vô cùng xúc động.
Tôi yêu mến người thanh niên ấy không chỉ bởi anh đáng yêu trong cách sống mà còn bởi anh cả sự đáng yêu trong những điều anh nghĩ. Anh cô đơn “thèm tiếng người” nên nghĩ ra cách lấy cây gỗ chặn đường để được nói chuyện trong giây lát với những người đi đường. Điều ấy chẳng có gì là xấu, không có nỗi nhớ người, nhớ nhà như vậy thì anh không còn gần gũi với chúng ta nữa.
Công việc mà người thanh niên ấy cùng bao nhiêu đồng nghiệp của anh đang làm cao cả xiết bao. Họ đã hy sinh những khát vọng, những ham muốn cá nhân, chấp nhận mọi nỗi khổ cực, mà nỗi khổ cực khó vượt qua nhất là sự cô đơn, để mang đến những bản tin dự báo thời tiết. Sự hy sinh của các anh làm nên hạnh phúc và cuộc sống bình yên cho mọi người. Các anh đã đánh đổi hạnh phúc của cá nhân mình để làm giảm đi những bất trắc cho cuộc sống của tất cả chúng ta. Cao cả vậy nhưng anh vẫn rất khiêm tốn. Khi người hoạ sĩ già muốn vẽ anh, anh đã ngượng ngùng và anh muốn giới thiệu với hoạ sĩ những người đáng được vẽ hơn anh. Bởi còn nhiều ngọn núi cao hơn và những người thanh niên có lí tưởng sống cao đẹp như anh.
Anh thanh niên ấy đã để lại trong tôi một niềm cảm mến vô bờ. Tôi không thể không nghĩ về cuộc sống cô đơn mà các anh phải chịu đựng. Chính tình yêu con người, tình yêu cuộc sống đã khiến anh có đủ can đảm để bám lấy trạm khí tượng và thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của mình với tinh thần trách nhiệm và niềm say mê công việc. Nhà văn đã xây dựng được một nhân vật vừa thật đời thường, vừa thật cao đẹp. Nội dung câu chuyện đơn giản, lại thể hiện một tư tưởng cũng không mấy hấp dẫn, song với những chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhà văn dùng để xây dựng nhân vật người thanh niên, câu chuyện đã khiến người đọc thích thú và xúc động.
Những trang viết của nhà văn Nguyễn Thành Long về một trong những người làm nhiệm vụ trông coi trạm khí tượng trên núi cao đã để lại trong tôi nhưng tình cảm tốt đẹp. Tôi đã nhận ra rằng: yêu thương con người và sống thật tốt đẹp sẽ mang lại cho ta một cuộc sống vui vẻ và thật sự có ý nghĩa.



 

Thời nay, mọi người, nhất là thanh niên học sinh, thường coi nhẹ lý tưởng sống, vì thế họ không còn yêu thích những nhân vật như Paven Coocsaghin (nhân vật chính trong tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy” – một cuốn sách gối đầu giường của thanh nhiên Việt Nam từ những năm 60 đến 80). Riêng tôi, tôi vẫn không thể không yêu thích và trân trọng những người như các anh, những người luôn sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân để sống vì cộng đồng, xây dựng một cuộc sống chung ngày càng tốt đẹp hơn. Và tôi tin, trong thời buổi này vẫn còn rất nhiều bạn trẻ có niềm yêu thích giống như tôi.
Nguyễn Thành Long là một nhà văn mà tên tuổi đã trở thành quen thuộc với bạn đọc yêu thích truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Tôi yêu thích truyện ngắn của ông bắt đầu từ truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Truyện đã để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc và giúp tôi có những suy nghĩ chín chắn hơn trong cuộc sống. Nói đúng hơn, tôi yêu thích truyện ngắn này chính bởi tôi yêu thích nhân vật chính của truyện.
Câu chuyện có một cái tên rất đỗi trữ tình, trữ tình như chính mảnh đất Sa Pa luôn ẩn hiện trong mây mờ với những vạt rừng trắng muốt hoa mận, hồng tươi hoa đào. Nhân vật chính của truyện là anh thanh niên trông coi trạm khí tượng. Anh hai mươi bảy tuổi, nhận công tác được bốn năm, sống một mình giữa núi cao heo hút, nơi đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Tôi thán phục anh vô cùng. Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần nhưng anh vẫn rất yêu đời, vẫn say mê làm việc với một tinh thần trách nhiệm cao. Biết làm chủ cuộc đời, biết lo toan sắp xếp cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định, anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách. Anh anh là người có nghị lực phi thường, anh đã vượt qua được tất cả, vượt qua được nỗi buồn của sự nhàm chán và sự cô đơn ở nơi heo hút ấy. Điều đáng sợ nhất là nỗi cô đơn. Anh thèm người, thèm khát một điều đời thường nhất, nhưng cũng là quan trọng nhất đối với mỗi người. Vì thế, mỗi khi có khách, anh vô cùng vui sướng. Khi gặp ông bác sĩ già và cô kĩ sư trẻ, niềm vui của anh khiến cho cô gái vô cùng xúc động.
Tôi yêu mến người thanh niên ấy không chỉ bởi anh đáng yêu trong cách sống mà còn bởi anh cả sự đáng yêu trong những điều anh nghĩ. Anh cô đơn “thèm tiếng người” nên nghĩ ra cách lấy cây gỗ chặn đường để được nói chuyện trong giây lát với những người đi đường. Điều ấy chẳng có gì là xấu, không có nỗi nhớ người, nhớ nhà như vậy thì anh không còn gần gũi với chúng ta nữa.
Công việc mà người thanh niên ấy cùng bao nhiêu đồng nghiệp của anh đang làm cao cả xiết bao. Họ đã hy sinh những khát vọng, những ham muốn cá nhân, chấp nhận mọi nỗi khổ cực, mà nỗi khổ cực khó vượt qua nhất là sự cô đơn, để mang đến những bản tin dự báo thời tiết. Sự hy sinh của các anh làm nên hạnh phúc và cuộc sống bình yên cho mọi người. Các anh đã đánh đổi hạnh phúc của cá nhân mình để làm giảm đi những bất trắc cho cuộc sống của tất cả chúng ta. Cao cả vậy nhưng anh vẫn rất khiêm tốn. Khi người hoạ sĩ già muốn vẽ anh, anh đã ngượng ngùng và anh muốn giới thiệu với hoạ sĩ những người đáng được vẽ hơn anh. Bởi còn nhiều ngọn núi cao hơn và những người thanh niên có lí tưởng sống cao đẹp như anh.
Anh thanh niên ấy đã để lại trong tôi một niềm cảm mến vô bờ. Tôi không thể không nghĩ về cuộc sống cô đơn mà các anh phải chịu đựng. Chính tình yêu con người, tình yêu cuộc sống đã khiến anh có đủ can đảm để bám lấy trạm khí tượng và thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của mình với tinh thần trách nhiệm và niềm say mê công việc. Nhà văn đã xây dựng được một nhân vật vừa thật đời thường, vừa thật cao đẹp. Nội dung câu chuyện đơn giản, lại thể hiện một tư tưởng cũng không mấy hấp dẫn, song với những chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhà văn dùng để xây dựng nhân vật người thanh niên, câu chuyện đã khiến người đọc thích thú và xúc động.
Những trang viết của nhà văn Nguyễn Thành Long về một trong những người làm nhiệm vụ trông coi trạm khí tượng trên núi cao đã để lại trong tôi nhưng tình cảm tốt đẹp. Tôi đã nhận ra rằng: yêu thương con người và sống thật tốt đẹp sẽ mang lại cho ta một cuộc sống vui vẻ và thật sự có ý nghĩa.

29 tháng 9 2019

Lên mạng tìm đi bn 

29 tháng 9 2019

Bạn tham khảo nhé!

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

HAND!!

Em đã được xem phim Đất Phương Nam dựa theo truyện Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Quãng đời lưu lạc của bé An- nhân vật chính trong phim đã làm cho em vô cùng cảm phục. Còn hình ảnh sông nước Cà Mau, đặc biệt là cảnh sắc chợ Năm Căn nằm trên mảnh đất cuối cùng cực nam của Tổ quốc thì mãi mãi tới tận hôm nay, sau khi học xong văn bản Sông nước Cà Mau mới để lại trong tâm trí em những ấn tượng vô cùng mới lạ, qua tài năng quan sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả điêu luyện của nhà văn Đoàn Giỏi.

Một đoạn văn không dài (chỉ nửa trang văn) mà tác giả đã làm sống lại như thật trước mắt người đọc cảnh sắc của cái chợ ở vùng sông nước Cà Mau một vẻ đẹp riêng, vừa trù phú vừa độc đáo làm sao!

Dưới ngòi bút miêu tả đặc sắc của nhà văn, lần đầu tiên em được “thưởng thức” một cảnh chợ nằm sát bên bờ dòng sông Năm Căn. Với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh  những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng... Phải chăng đó là kiểu cấu trúc vừa mang dáng dấp của thời đại vừa giữ được truyền thống dân tộc: Vẫn là quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu. Nhưng không, đó là một sự “ồn ào, đông vui, tấp nập”. Không những thế, “Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn "anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc”. Sự trù phú của nó được thể hiện qua khung cảnh rộng lớn tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát: những đống gỗ cao như núi, những bến vân hà nhộn nhịp dọc dài theo dòng sông, những ngôi nhà bè... Với 12 điệp từ những trong đoạn văn, có thể nói Đoàn Giỏi đã thành công trong biện pháp liệt kê gây ấn tượng về sự trù của chợ Năm Căn.

Trù phú thôi chưa đủ! Chợ còn có vẻ đẹp, một vẻ đẹp độc đáo mà chẳng thể có nơi nào có được. Chợ họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nổi và những con thuyền bán hàng len lỏi ở mọi nơi. Khách mua hàng có thể mua mọi thứ mà không phải bước ra khỏi thuyền. Chợ lại họp cả ban đêm nữa mới thích chứ! Những ngôi nhà lá ban đêm ánh đèn măng sông chiểu rực trên mặt nước như những khu phố nổi, và ở nơi đây người ta có thể cập thuyền lại... Đọc đến đây khiến em liên tưởng đến một hội hoa đăng trên sông nước, hay là một bầu trời đầy sao in hình xuống dòng sông Năm Căn lung linh, lấp lánh như một “thiên cung”. Đẹp làm sao! Em đã phải thầm thốt lên trong tâm trí của mình.

Chợ Năm Căn đã đẹp lại còn đẹp hơn bởi sự tô điểm về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng của rất nhiều các dân tộc: những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu giang bán vải, những bà cụ già người Miền bán rượu với đủ các giọng nói líu lô, đủ cách ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau. Chợ Năm Căn còn “khêu gợi” hấp dẫn du khách bởi những hương vị của các “món xào”, món nấu Trung quốc rất mới lạ, hoặc những món ăn dân dã không kém phần thú vị: một đĩa thịt rừng nướng ướp kiểu địa phương kèm theo vài cút rượu. Thật tài hoa! Nhà văn như “hội tụ” được những hương vị đậm đà của đời thường vào ngòi bút của mình để rồi “toả” ra trên những trang viết làm ngất ngây lòng người.

Cảnh chợ Năm Căn là một bức tranh vô cùng sống động. Một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ văn chương có đường nét, hình khối, có màu sắc âm thanh, và đặc biệt còn có cả hương vị đậm đà mà chỉ một vùng đất cuối cùng của Tổ quốc mới có được. Nhờ có bức tranh này mà chợ Năm Căn được hiện lên với những màu sắc độc đáo cùng với sự tấp nập của nó. Tuy chưa được đặt chân lên vùng đất xa xôi này nhưng những trang văn đã giúp em vừa hình dung được cụ thể, vừa có những hiểu biết rộng lớn hơn để yêu mến mảnh đất ở tận cùng phía nam của đất nước. Học xong bài Sông nước Cà Mau bỗng nhiên trong em ấp ủ một ước mơ khát vọng: sau này khi đã trưởng thành, em sẽ được đến mảnh đất yêu thương này để được tận mắt chiêm ngưỡng và đóng góp một phần trí tuệ, sức lực của mình xây dựng và bảo tồn những nét văn hoá đẹp cúa chợ Năm Căn.



 

Trong các câu chuyện em đã học từ đầu năm đến giờ, em thích nhất nhân vật Xa - xa - cô  Xa - xa - ki trong câu chuyện Những con sếu bằng giấy ở lớp 5. Vì Xa - xa - cô là một cô bé dũng cảm, yêu hòa bình, cô tin vào một truyền thuyết nếu gấp đủ 1000 nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng sẽ khỏi bệnh nhưng cô đã chết. Cô bé rất ngây thơ, hồn nhiên.

25 tháng 3 2020

Trong văn bản " Bài học đường đời đầu tiên " của Tô Hoài , em thấy thương nhân vật Dế Choắt nhất vì tự nhiên đâu có trêu chọc Chị Cốc đâu mà bị chị Cốc giáng xuống hai mỏ khiến cho Dế Choắt muốn gãy xương sống. Sau khi nói điều trăn trối mà Dế Choắt muốn dành cho Dế Mèn , Dế Choắt đã chết.