K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hoạt động 1: Cho học sinh đọc kỹ đề bài, tìm hiểu đề: Khi đọc đề bài, cần phải xác định rõ đối tượng được yêu cầu trong đề. Nếu đề bài yêu cầu viết về một người bạn thân quen nhất hãy nghĩ kỹ xem những người nào là những người bạn thân quen nhất.

Nhất định đó phải là người bạn thường gặp và rất hiểu về họ, tốt nhất là nên viết về người ở xung quanh bạn. Hãy nghĩ xem ấn tượng sâu sắc nhất mà người đó đã để lại cho bạn là gì. Hãy thử nhớ lại những kỷ niệm mà bạn đã có với người đó và thử dùng vài “từ ngữ then chốt” để khái quát về họ.

Sau đó, kết nối những từ then chốt lại với nhau; xem thử như: kỷ niệm nào là cần viết chi tiết, kỷ niệm nào cần viết sơ lược; xác định mạch tư duy của bài văn.

Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ đồ tư duy theo mạch tư duy. Ví dụ: Nếu chọn viết về lớp trưởng của bạn, bạn phải miêu tả vài đặc điểm của bạn lớp trưởng đó như: Xinh đẹp, nghiêm khắc, nhiệt tình… lập sơ đồ tư duy. Giáo viên có thể cho học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với các gợi ý.

Hoạt động 3: Báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy. Cho một vài học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập.

Qua hoạt động này vừa biết rõ việc hiểu kiến thức của các em, vừa là một cách rèn cho các em khả năng thuyết trình trước đông người, giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn, đây cũng là một trong những điểm cần rèn luyện của học sinh hiện nay.

Hoạt động 4: Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện sơ đồ tư duy. Tổ chức cho học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy về kiến thức cần đạt của một bài văn. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức trọng tâm của bài học.

Hoạt động 5: Củng cố kiến thức bằng sơ đồ tư duy. Nhìn vào sơ đồ tư duy, học sinh lần lượt trình bày các phần, từ mở bài đến kết luận, nêu tình cảm của mình.

Hoạt động 6: Dựa trên bản đồ tư duy, viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Với quy trình này giáo viên đã vận dụng trong quá trình dạy văn miêu tả của học sinh lớp 4, 5 và sẽ được minh chứng cụ thể thông qua các bài văn của các em.

Sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm học sinh có chung một kiểu sơ đồ tư duy, giáo viên chỉ nên chỉnh sửa cho học sinh về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức (nếu cần).

Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ dễ dàng hơn trong việc phát triển ý tưởng, tìm tòi xây dựng kiến thức mới. Nhờ sự liên kết các nét vẽ cùng với màu sắc thích hợp và cách diễn đạt riêng của mỗi người, sơ đồ tư duy giúp bộ não liên tưởng, liên kết và các kiến thức đã học trong sách vở, đã biết trong cuộc sống… để phát triển, mở rộng ý tưởng.

Sau khi học sinh thiết lập sơ đồ tư duy kết hợp việc thảo luận nhóm dưới sự gợi ý, dẫn dắt của giáo viên dẫn đến kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.

Trong quá trình giảng dạy, chất lượng của một bài văn được chúng tôi đánh giá với nhiều tiêu chí khác nhau. Và để có thể đưa ra được cơ sở đánh giá rõ ràng về các sản phẩm viết văn của các em tôi cũng đã chia thành 8 dạng thức khác nhau để thuận lợi cho việc khuyến khích và phát huy hết được năng lực, sự sáng tạo của các em trong quá trình giảng dạy môn Văn và hướng dẫn sử dụng sơ đồ tư duy để học.

Sơ đồ tư duy là một công cụ có tính khả thi cao vì có thể vận dụng được với bất kỳ điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay. Có thể thiết kế sơ đồ tư duy trên giấy, bìa, bảng phụ… bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn, tẩy… kích thích được trí tò mò óc sáng tạo của học sinh.

Bước đầu cho phép kết luận: Việc thiết kế bài giảng môn Tập làm văn bằng phương pháp dạy học sơ đồ tư duy sẽ dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học.

Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như: vấn đáp gợi mở, thuyết trình… có tính khả thi cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học.

Hiện nay dạy học bằng sơ đồ tư duy ở bậc tiểu học chưa nhiều, nhưng nếu giáo viên đầu tư tìm tòi sáng tạo sẽ giúp các em nâng cao chất lượng học tập, có phương pháp ghi nhớ tốt, thuận lợi cho việc sau này lên học bậc THCS và THPT.

Để có hiệu quả cao thì cả giáo viên và học sinh đều phải nỗ lực phấn đấu. Vì vậy ngoài giờ Tập làm văn, học sinh cần có thói quen tích lũy vốn từ, trau dồi cách sử dụng nó thông qua tất cả các giờ học.

Ngoài ra, học sinh có thể tìm thêm sách tham khảo, báo, truyện để đọc, điều đó cũng rất bổ ích cho việc học văn của các em.

2 tháng 3 2019

giúp mik vẽ sơ đồ nha!

12 tháng 9 2021

Về ma , quỷ, các chuyện cổ tích làm nên lịch sử

6 tháng 3 2019

Tham khảo nha bn

Nhà em ở Hòn Gai, trông ra biển Đông suốt ngày đêm ì ầm sóng vỗ. Những con tàu cập bến ăn than; những chiếc thuyền đánh cá đậu đầy mặt nước tạo nên khung cảnh nhộn nhịp, sầm uất của vùng biển quê hương. Sáng sáng, em có thói quen cùng với bố chạy bộ trên bãi cát để chờ đón mặt trời lên.

 Tang tảng sáng, mọi vật còn loà nhoà trong màn sương mỏng. Rừng phi lao rì rào trong làn gió mang hương vị mặn mòi của biển. Phía Đông, bầu trời đang chuyển dần từ màu trắng đục sang màu hồng phớt. Những tia sáng hình rẻ quạt xuyên qua lớp mây báo hiệu mặt trời sắp mọc. Mặt trời từ trong lòng biển dần dần nhô lên như một quả bóng khổng lồ màu lòng đỏ trứng gà.

Lúc mặt trời đã nhô lên. hết, cả mặt biển bỗng sáng bừng lên, lấp lánh ánh vàng. Bầu trời trong xanh, gió lồng lộng thổi. Đàn hải âu thức giấc tự bao giờ đang chao nghiêng đôi cánh bay là là sát mặt nước, cất lên những tiếng kêu quen thuộc. Ngoài xa, từng đợt, từng đợt sóng rì rào nối tiếp nhau ùa vào bờ cát.

   Trên bãi biển, ngư dân đang hối hả chuẩn bị cho đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Tiếng cười, tiếng nói rộn rã. Có chiếc tàu nào đấy kéo còi. Tiếng còi trầm ấm lan xa trên mặt biển lúc bình minh. Một ngày mới bắt đầu.

   Cảnh mặt trời mọc trên biển Đông đẹp như một bức tranh sơn mài lộng lẫy. Sáng nào em cũng được chứng kiến cảnh tượng huy hoàng ấy nhưng vẫn có cảm giác say mê, thích thú như buổi ban đầu.

5 tháng 5 2021

Ngoại hình :

+ Ưa nhìn : cường tráng, càng mẫm bóng(mập mạp), vuốt cứng và nhọn hoắt, thân hình bóng mỡ (đậm) và ưa nhìn, cánh dài kín.

+ Dữ tợn : Đầu... to và nổi từng tảng, răng đen nhánh, râu dài và uốn cong.

Tính cách :

+ bướng, hùng dũng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai, oai vệ, tợn(bạo), giỏi, xốc nổi(bốc đồng), ghê gớm...

5 tháng 5 2021

Tác giả đã sử dụng một loạt các tính từ rất chính xác và tinh tế để miêu tả tính cách và hành động của nhân vật. Rõ ràng nếu thay thế những từ ngữ ấy bằng một từ khác đồng nghĩa như:  Ngắn hủn hoẳn  thay bằng ngắn củn, ngắn tủn, ngắn cũn cỡn,...hay Đi đứng oai vệ : đi đứng chững chạc, đi đứng đàng hoàng, đi đứng oai lắm. Những lời thay thế không thể diễn tả được ý nghĩa sâu sắc như những từ tác giả đã dùng. Ngôn ngữ của tác giả miêu tả chính xác đặc tính của loài dế, đồng thời làm nổi bật được tính cách con người.

4 tháng 5 2018

lên mạng ý đầy năm lớp 6 thi HK mik cũng có câu này nhưng tự nghĩ

4 tháng 5 2018

Tham khảo nha!

Cách đây hai tuần, em đã phạm một lỗi lầm mà em không bao giờ quên được. Đó là lần em đã quay cóp tài liệu khi đang làm bài kiểm tra. Việc làm đó đã khiến cho cô chủ nhiệm của em phải buồn lòng rất nhiều.

Buổi tối trước hôm đó, em đã xem thời khóa biểu và biết rằng ngày mai không có gì phải làm cả, chỉ riêng môn Văn là phải học thuộc lại các ghi nhớ, xem lại tất cả các bài tập làm văn cô cho. Nhưng vì hôm đó có bộ phim rất hay nên em mải mê xem phim mà quên không học bài gì cả. Sáng hôm sau, khi vào tiết Văn em đã rất ngạc nhiên khi nghe cô nói rằng: “Ôn lại bài năm phút rồi lấy giấy ra làm kiểm tra nhé các em”. Lúc đó, trên trán em toát cả mồ hôi, ướt cả tóc. Em không biết phải làm sao nếu như điểm kém thì sẽ bị bố mẹ la rầy còn các bạn sẽ cười chê mình. Thẫn thờ một lúc lâu thì cô giáo bắt đầu đọc đề. Cô vừa đọc xong thì các bạn chăm chú làm bài, chỉ riêng em thì loay hoay hỏi bài nhưng chẳng ai chỉ em cả. Nhìn lên đồng hồ em thấy không còn kịp thời gian để ngồi hỏi bài nữa. Em đánh liều một phen thử xem sao. Em lấy cuốn tài liệu ra và chép lia lịa cho đến hết giờ, cô kêu cả lớp nộp bài. Nộp bài xong, các bạn ríu rít hỏi xem nhau có làm được không, còn em chỉ ngồi cười mỉm một mình vì em biết chắc rằng mình sẽ được điểm cao thôi.

Qua ngày hôm sau, khi cô trả bài kiểm tra, em đạt được điểm số rất cao. Khi cô kêu đọc điểm cho cô ghi vào sổ thì em đã rất tự tin đứng lên nói lớn rằng: “Thưa cô, mười ạ!”. Cả lớp ồ lên tuyên dương em, cô thì mỉm cười nói rằng: “Em làm bài tốt lắm!”. Lúc đó, em cảm thấy rất vui. Vừa tan học, em chạy một mạch về nhà khoe với bố mẹ và mọi người trong nhà. Ai cùng khen em giỏi, em cũng cảm thấy rất hãnh diện vì điều đó nhưng không biết vì sao, tối hôm đó em không thể nào ngủ được. Cứ mãi trằn trọc suốt đêm, cứ cảm thấy mình không trung thực với cô, với những người xung quanh đã luôn tin tưởng ở mình. Điểm này không phải là con điểm thật sự do chính thực lực của mình làm, mà nó chỉ do em quay cóp mà có. Em cứ suy nghĩ mãi, không biết làm sao vì bây giờ nếu nói ra sự thật thì mọi người sẽ nghĩ mình như thế nào? Em đắn đo một lúc em quyết định sẽ nói rõ ràng cho cô biết. Sáng hôm thứ hai, em đã lấy hết can đảm để gặp cô và nói rằng: “Thưa cô, em xin lỗi cô rất nhiều vì em đã không trung thực trong lúc làm bài. Em đã quay cóp tài liệu mới có điểm mười đó”. Nghe xong, cô giáo không nói gì chỉ im lặng sửa điểm trong sổ. Nhưng em biết rằng, thẳm sâu trong đôi mắt cô là sự buồn lòng và thất vọng khi có một học sinh như em. Cuối giờ học, cô gọi em lên và nói : “Cô mong rằng sẽ không có lần thứ hai em quay cóp tài liệu trong giờ kiểm tra nữa. Đó là việc làm không đúng. Em cần khắc phục. Tuy vậy, cô cũng có lời khen ngợi vì em đã biết trung thực nhận lỗi, đó là điều đáng khen. Em phải hứa với cô sẽ cố gắng học hành chăm chỉ hơn và đừng làm như vậy nữa em nhé!”. Nghe cô nói xong, tự dưng hai khóe mắt em cay cav, nghẹn ngào, lí nhí xin lỗi cô mà trong lòng chan chứa bao cảm xúc khó tả. Trong lòng em giờ đây đã nhẹ nhõm hơn vì mình đã can đảm nói ra sự thật.

Qua sự việc này, em muốn nói với mọi người rằng: trong cuộc sống đầy bộn bề như bây giờ, chúng ta cần phải biết sống một cách trung thực, đừng làm người khác phải buồn lòng vì mình. Là một học sinh, ngay từ bây giờ, em sẽ cố gắng học hành chăm chỉ, không ham chơi nữa. Em sẽ không phải khiến cho các thầy, các cô và mọi người xung quanh mình buồn lòng thêm lần nào nữa.

Hc tốt #



 

18 tháng 9 2018

Ở trong bài Thánh Gióng nhak các bn

.......................................................................................hiuhiu