K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 2 2019

Con sông Hồng chảy qua quê hương em. Sông chảy giữa những bãi mía, bờ dâu xanh ngắt. Mặt sông thường đó như màu gạch non nên mới mang tên là sông Hồng. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Con sông này đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng em. Em và con sông đã trở nên thân thiết.

   Những buổi sáng đẹp trời, con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao! từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xoá cả mặt sông. Những tiếng hò, tiếng hát vang lên. Sông tấp nập những tàu thuyền đi lại như mắc cửi. Hai bên bờ đọng lại những hạt sương trên lá cỏ non như những hạt ngọc bé xíu long lanh… Cỏ còn ướt đẫm sương đêm mà các bà, các chị xã viên đã ra tỉa bắp, hái dâu. Bình minh chan hoà trên mặt sông. Buổi trưa, trẻ em rủ nhau ra vùng vẫy, tắm rửa. Chúng lặn hụp, bơi lội khéo léo như những con cá heo. Sóng ôm chúng vào lòng, ôm lấy những đứa trẻ hồn nhiên, vui tươi và nghịch ngợm. Sông dịu dàng, dễ dãi như một người mẹ đôi với đàn con. Sông vui cười đùa nghịch với chúng em. Những cụ già râu tóc bạc phơ dắt đàn cháu ra sông tắm rửa. Những người mẹ tất bật mang quần áo, chiếu màn ra giặt giũ .Những chiều hè hoặc những buổi tối sáng trăng, em và các bạn em thả thuyền lênh đênh trên mặt sông cất vó, câu cá hoặc nằm trên sạp thuyền hát, ngâm thơ cho bạn nghe. Buổi tối dưới trăng, em và các bạn bơi thuvền ra giữa sông buông chèo mặc cho nó trôi lơ lửng rồi nằm dài ra sạp thuyền ngắm trăng, hóng gió. Sóng vỗ ì oạp vào mạn thuyền như hát cho chúng em nghe, ru cho chúng em ngủ. Gió nồm, trăng sáng, trời nước lênh đênh, sóng nước vỗ vào mạn thuyền oàm oạp. chúng em ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Thuyền lênh đênh trên sông nước, trôi dạt vào bờ dâu, bãi cỏ. Sáng dậy mọi người đều ngơ ngác không hiểu mình lạc vào đâu và bắt đầu chèo thuyền ngược lại về nhà. Dòng sông Hồng êm đềm chảy xuôi. Mọi người đều say sưa ngắm nhìn sông Hồng một cách thích thú. Hai bên sông là những thảm cỏ xanh rờn. Chỗ kia là một chiếc tàu địch bị bắn cháy hồi Pháp thuộc, di tích còn đến ngày nay. Chỗ này là bác Ba xóm ngoài đã cầm mã tấu chém đứt đầu xẻ mặt thằng quan ba của Pháp. Mọi người vừa đi, vừa ngắm chẳng mấy chốc đã về bến.

   Dòng sông này đã kể lại cho em những kỉ niệm êm đềm nhất. Nhớ ngày nào em mới lên ba. Mẹ dắt ra bờ sông tắm, em sợ và hét ầm lên mếu máo khóc. Hồi em học lớp một, em đã để lại cho con sông này một kỉ niệm khó quên. Hồi đó em chưa biết bơi. Các bạn em rủ ra sóng tắm. Chúng em đùa nghịch ớ ngay cạnh bờ chứ khòng dám ra giữa sông. Chiếc nón “tốt đỏ” mà mẹ em mua cho sáng nay chưa có quai, em đội lung liêng trên đầu bị gió thổi trôi ra giữa sông. Em hốt hoảng vội nhào ra nắm lấy. Nhưng không kịp nữa rồi. Nón trôi ra xa lắm không thể nào lấy được nữa. Em không biết bơi nên suýt chìm nghỉm xuống lòng sông. Lũ bạn em đều không biết bơi cả, rối rít định nắm tay nhau dàn thành hàng dài để em nắm vào mà ngoi lên. Vừa lúc ấy thầy giáo em đi qua thấy chỏm tóc em bập bềnh trên mặt sông bèn để cả quần áo nhảy xuống vớt em lên. Thầy nắm lấy chỏm tóc em kéo lên và ôm em bằng tay trái rẽ nước bơi vào bờ. Lên bờ, mặt em nhợt nhạt trắng bệch, bụng no nước. Thấy dốc ngược người em lên rồi làm hô hấp nhân tạo. Một lúc sau em tỉnh dậy, thầy bế em về nhà. Các bạn ai cũng vui mừng cho em và thương em, về đến nhà, bố mẹ em cho em đến trạm xá. Hai ngày sau về và lại ra sông tắm. Dòng sông mát lạnh vỗ về em như là xin lỗi em thì phải. Sông ơi sông! Sông không có lỗi gì đâu. Chính ta mới là người có lỗi đấy sông ạ! Quên làm sao được những buổi đi cào hến, giậm trai ở bờ ven sông. Những ngày ấy còn ghi đậm trong trí nhớ của em.

   Ôi! Dóng sông! Dòng sông cua quê hương, đất nước. Dòng sông đẹp dịu dàng khi những ngày nắng đẹp; dòng sông trắng xoá trong những đợt mưa rào mùa hạ; sông thường hay đỏ ngầu, ầm ầm chảy xiết khi nước lũ tràn về; sông còn đắm mình trong ánh bình minh.

   Em yêu con sông quê hương như yêu người mẹ dịu hiền của em. Ôi! Con sông Hổng. Sông đã bao phen giận dữ nổi sóng nhấn chìm tàu giặc xuống lòng sòng. Sông đã ôm những kỉ niệm, ước mơ của những tâm hồn bé nhỏ.

12 tháng 2 2019

tham khảo nhé.... 
 

BÀI LÀM 1​



Quê em là một vùng nông thôn hẻo lánh.Nơi đay vật thanh bình,con người chất phát.Qua thời gian,quê em đã đổi mới,đổi mới từ con đường làng đến nhà cửa,từ con đê đến cây cầu dừa.Nhưng con sông quê hương vẫn không thay đổi,vẫn cái dòng nước chảy xiếc kia,vẫn cái dáng uốn lượn quanh co kia.Hình ảnh con sông đã in đậm trong kí ức người dân quê em.Con sông là một mảng màu trong bức tranh quê. 

Dòng sông quê hương là nơi ghi nhớ biết bao kỷ niệm của em cùng lũ bạn dưới quê.Con sông chạy dài như bất tận,dáng uốn lượn quanh co,mềm mại như tấm lụa đào vắt qua xóm làng.Vào lúc trời lập đông,nước sông trong vắt như thế là một tấm gương soi khổng lồ,nhìn vào lòng sông ta có thế thấy mình trong đó. 

Buổi sớm mai,khi ông mặt trời vừa nhô lên ở đằng đông,nước sông lại ánh lên những gợn màu hồng hồng bởi những tia nắng đang nhảy múa đâu đó trong không trung mà mất đà ngã xuống dòng sông tạo nên sắc màu ấy.Trưa xuống,ánh nắng càng chói chang,gay gắt hơn,con sông là một dòng lửa chạy cuồn cuộn như muốn ập vào đám cỏ dại ven bờ.Chiều chiều,những ánh nắng gay gắt lúc trưa cũng đã dịu xuống,mặt sông trở lại màu xanh biếc,phẳng lặng.Đôi khi có một cơn gió thoảng qua,mặt sông lại lăn tăn gợn,gió càng mạnh,những con sóng ấy càng nhấp nhô hơn,ập vào cả hai bên bờ làm hàng cỏ dại ướt sũng rũ xuống mặt sông. 

Vào lúc này,lũ trẻ chúng em thường nhảy xuống sông tắm,đùa ngịch,vùng vẫy.Cảm giác nước sông tạt vào hai bên má thật là sảng khoái,cứ như trút bỏ hết tất cả những suy nghĩ trong đầu,hòa quyện vào dòng nước như một.Có lúc,tắm sông mãi cũng chán,cả lũ lại ngồi bẹp xuống hàng cỏ dại,chân đung đưa dưới lòng sông,miệng ngân nga khúc hát quê hương,nối tiếp từ đứa này sang đứa khác.Có lúc,cả bọn nhặt những hòn sỏi,hòn đá ném xuống dòng sông,viên sỏi chạy lăn tăn trên mặt sông,thật là thích!Rồi lại cùng nhau thi xem ai ném xa nhất,đứa thua phải đi nhặt đá cho những đứa còn lại.Khi màn đêm buông xuống,dòng sông trở nên huyền bí hơn,em cùng lũ bạn chèo thuyền ra giữa sông ngắm trăng,vào những đêm rằm,mặt trăng to,tròn và sáng hơn mọi ngày.Ánh trăng soi xuống mặt sông làm cho con sông như được dát một lớp vàng mỏng.Lũ bạn thường thi nhau kể chuyện,đứa thì kể chuyện cười,đứa thì kể chuyện ma làm bọn con gái run lên cầm cập,rồi có đứa bảo: 

– Phía sau có ai kìa! 

Thế là đứa con gái giật mình,hốt hoảng quay ra phía sau làm cả bọn cười ần lên.Những gợn sóng lăn tăn đập vào mạn thuyền,con sông như đang vui cùng bọn em... 

Sông luôn là nỗi nhớ,niềm thương của những đứa trẻ xa quê như em,bởi từ bao giờ,lũ trẻ đã xem con sông quê hương như một người bạn tri kỷ.Dù sau này có đi đâu,em cũng sẽ nhớ về quê hương,nhớ về dòng sông tuổi thơ in dấu bao kỷ niệm thuở ấy_một người bạn tri kỷ. 

13 tháng 11 2023

                     Tâm sáng

        Sương còn mờ tựa phù vân,                

    Nắng vàng bẽn lẽn xua dần bóng đêm.

         Hương khuya rớt nhẹ bên thềm,

   Bình minh e thẹn hôn lên mắt hường.

         Tâm thanh giữa chốn vô thường,

 Vầng dương sáng tỏa đoạn trường xá chi!

         Tác giả Thương Hoài olm

       

              

 

 

       

13 tháng 11 2023
ÌNH minh đã rạng thỏa thê lòng Biển dứt cơn cuồng nộ bão phong Kẻ muốn mưa tàn yên lặng sóng Thuyền mơ nắng rạng thả xuôi dòng Đời ly biệt tủi thương chờ ngóng Kiếp rẽ phân sầu hận nhớ mong Viễn xứ từng đêm thầm khát vọng Về bên gối Mẹ trĩu lưng còng   Về bên gối Mẹ trĩu lưng còng Ước nguyện bao ngày khắc khoải mong Hớn hở căng buồm lên vượt sóng Mừng vui bẻ lái chạy theo dòng Làng xưa gió nhẹ lay hàng liễu Xóm cũ mây vờn đảo rặng phong Tỉnh giấc công hầu mê hão vọng Bình mình đã rạng thỏa thê lòng.
15 tháng 3 2020



Xem nội dung đầy đủ tại:https://123doc.net/document/1247309-dua-vao-bai-mua-cua-tran-dang-khoa-hay-ta-lai-tran-mua-rao-ma-em-co-dip-quan-sat-van-mau.htm

18 tháng 3 2020

dài nha

25 tháng 9 2017

Ai đã từng một lần đặt chân lên đất Sa Pa thơ mộng, hẳn không thể nào quên ấn tượng sâu đậm, kì thú về phiên chợ Bắc Hà, nơi tập trung rõ nhất đặc điểm các dân tộc thiểu số vùng cao cùng những sản vật quý giá của núi rừng Tây Bắc.

Giống như các chợ Cán Cấu, Simacai... phiên chợ Bắc Hà quê em thường họp vào ngày cuối tuần. Tờ mờ sáng, từ những bản làng xa xôi, hẻo lánh, từng đoàn người nối nhau đổ về chợ. Các em bé, các cụ già, các chàng trai, cô gái Hmông, Dao, Tày... ai cũng mặc những bộ quần áo đẹp nhất mang sắc thái của dân tộc mình. Mấy chị người Dao áo xanh, váy đen, khuyên bạc đeo tai, vòng bạc đeo trên cổ, trên tay. Con gái Hmông váy áo xanh, thêu hoa văn nhiều màu rực rỡ, lưng đeo gùi, tay cầm ô, bước nhanh thoăn thoắt. Trẻ con đi thành từng nhóm, ríu rít nói cười.

Người vùng cao đi chợ gùi hàng trên lưng. Họ mang đến chợ những sản vật vườn nhà như su hào, bắp cải, mận, táo, ngô... hay thu hái được trong rừng như nấm, măng, mộc nhĩ, thảo quả, sa nhân cùng những thứ cây làm thuốc khác. Phụ nữ thường đi bộ, đàn ông dắt ngựa, trên lưng ngựa chất những bao hàng lớn. Chỗ dốc đổ xuống chợ có tốp người Thái trắng. Người thì tay ôm khư khư con gà trống, người thì tay dắt con, tay dắt chó...

Lúc vừng hồng hiện ra giữa màn mây trắng xốp, phiên chợ bắt đầu. Hàng hoá ở chợ Bắc Hà cũng chia thành từng khu riêng biệt. Khu bán nông sản, gia cầm, khu bán vải vóc, váy áo, khu hàng ăn, khu lò rèn, đồ mộc... Người mua, kẻ bán đông đúc, ồn ào, náo nhiệt. Các bà, các chị xúm xít quanh những quầy vải lanh, thổ cẩm rực rỡ muôn màu sắc. Họ ướm thử thứ mình định mua rồi khen, chê, hỏi giá... Dãy hàng bách hoá bày la liệt hàng trăm mặt hàng đưa từ Trung Quốc sang hay ở dưới xuôi lên. Các chị các cô thích mua gương lược, chỉ thêu và đồ trang sức.

Em thích nhất là dãy bán trái cây. Nhiều loại là đặc sản của Sa Pa như táo Mèo, mận hậu, đào, lê, mắc-coọc... chỉ nhìn qua đã thấy thèm, muốn được thưởng thức hương vị tuyệt vời của chúng. Trái đào hồng ửng như má trẻ thơ, màu lê vàng nuột, mắc-coọc vàng nâu, mận hậu tím, xanh chất đầy trong gùi, nối dài thành dãy. Hương thơm quyện vào nhau hấp dẫn lạ lùng.

Chợ Bắc Hà có hai khu tụ tập nhiều đàn ông hơn cả là khu mua bán gia súc như ngựa, trâu, bò, dê, lợn... và khu bán hàng ăn uống. Quanh chảo thắng cố sôi sùng sục, họ chụm đầu vào nhau tốp năm, tốp ba uống rượu bằng bát, ăn mèn mén với thắng cố hoặc nhấm nháp những món thịt rừng nướng thơm phức. Tiếng chuyện trò, đùa giỡn ồn ào. Mặt ai cũng phừng phừng men rượu. Cách đấy không xa, các bà, các chị cùng đám trẻ quây quần ăn phở chua, xôi đậu hay bánh ngô nướng nóng hổi trên những chậu than hồng.

Cung cách mua bán của người vùng cao rất thật thà, chất phác, ít cò kè, thêm bớt. Kẻ bán, người mua đều vui vẻ vì họ coi chợ phiên như một ngày hội để gặp gõ, trao đổi tình cảm với nhau.

Trời đã quá trưa, chợ vãn dần, dòng người lại toả về các ngả đường chênh vênh trên sườn núi. Tiếng lục lạc ngựa leng keng, tiếng sáo Mèo, tiếng khèn, tiếng kèn lá văng vẳng trong gió chiều lồng lộng. Những chiếc ô xoè thấp thoáng xa dần trong bạt ngàn màu xanh cây lá. ở xứ sở của sương mù và mây trắng Sa Pa, phiên chợ Bắc Hà với nhiều màu sắc giống như một bức tranh ấm áp và đầy sức sống.

Bạn tham hảo nhé!

26 tháng 9 2017

Bạn tham khảo chứ !

10 tháng 2 2017

1. Mở bài:

- Đoạn văn Vượt thác trích từ chương XI trong truyện vừa Quê nội của nhà văn Võ Quảng, viết về cuộc sống của dân làng ven sông Thu Bồn vào những ngày sau cuộc Cách mạng tháng Tám 1945.

- Nội dung đoạn văn tả chuyến chèo thuyền vượt thác của mấy người lên thượng nguồn Đềlấy gỗ về xây dựng trường làng. Qua đó làm nổi bật vẻ đẹp của người lao động giữa khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.

2. Thân bài:

* Bức tranh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình:

- Khung cảnh hai bên bờ sông được miêu tả qua cặp mắt quan sát và cảm nhận của người chèo thuyền ngược dòng từ hạ nguồn lên thượng nguồn.

- Đoạn sông ở vùng đổng bằng êm đềm, hiền hoà, thơ mộng, thuyền bè tấp nập, hai bên bờ là những bãi dâu xanh mướt.

- Càng ngược lên thượng nguồn, dòng sông càng nhiều ghềnh thác, vườn tược càng um tùm... những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt...

- Ổ đoạn sông có thác dữ, nước từ trên cao phóng xuống giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, cảnh tượng trông rất hùng vĩ.

* Hình ảnh khoẻ khoắn, dũng mãnh của người lao động:

- Nhân vật dượng Hương Thư được tác giả miêu tả bằng tình cảm yêu mến và trân trọng: Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”!... Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cô' lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm ràng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cập mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

-Ngoài ra còn hai nhân vật thiếu niên tên là Cục và Cù Lao cùng chèo chống con thuyền vượt thác.

- Tâm trạng hào hứng, ý chí kiên cường và vẻ đẹp khoẻ khoắn của con người thể hiện rất rõ qua đoạn trích.

3. Kết bài:

- Bài văn tả vẻ đẹp đa dạng của dòng sông Thu Bồn ở quê hương tác giả.

- Tác giả gửi gắm tình yêu quê hương và tình yêu con người thắm thiết vào những trang viết vừa đậm chất hiện thực, vừa giàu chất trữ tình.

10 tháng 2 2017

Cảm nhận về thiên nhiên và con người lao động qua văn bản vượt thác của nhà văn Võ Quảng

Viết bởi Trần Thu Hường 0 Chuyên mục Văn mẫu THCS Đề bài: Cảm nhận về thiên nhiên và con người lao động qua văn bản vượt thác của nhà văn Võ Quảng

Bài làm

Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng – nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả cửa con người.

Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.

Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.

Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp… Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn… Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trước. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm. Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ân sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.

Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh “như”) thì hình ảnh ở đoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn – đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.

Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái “thần” nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn.

Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vảng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.

Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.

Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.



10 tháng 2 2017

Lập dàn ý: Một đêm trăng đẹp:

Mở bài: Giới thiệu đêm trăng định tả ở đâu? Vào dịp nào?

Thân bài:

a) Tả bao quát: vẻ đẹp của cảnh vật dưới đêm trăng.

b) Tả chi tiết:

- Vẻ đẹp của trăng khi mới xuất hiện, khi trăng đã lên cao.

- Cảnh vật đêm trăng, mặt đất, con sông, mặt hồ, cây cối, con người, con vật, gió...

- Vẻ đẹp của trăng khi trời đã về khuya.

Kết bài: Cảm nghĩ của em về đêm trăng đẹp.

10 tháng 2 2017

1. Mở bài:

Giới thiệu cảnh đêm trăng:
(Thời gian, địa điểm, hoàn cảnh tiếp xúc)
2. Thân bài:
a. Trước khi trời tối:
+ Nhà nhà chuẩn bị lên đèn điện.
+ Cảnh vật trang nghiêm chờ trăng lên.
b. Trời tối:
+ Trăng hiện ra, vầng trăng tròn…
+ Bầu trời, vì sao,…
+ Cây cối dưới trăng…
+ Nhà cửa…
+ Đường làng, ngõ phố sáng trưng,…
+ Trẻ con tụ tập chơi trốn tìm…
c. Trời về khuya:
+ Không gian trong vắt, tiếng con trùng rả rích.
+ Càng lúc trăng càng nhỏ dần nhưng sáng dần .
3. Kết bài:

Cảm nghĩ về đêm trăng.

18 tháng 5 2017

Tờ mờ sáng,vài ánh dương hồng le lói đang cố giương mình len sâu vào lớp sương đêm dày đặc,vài bước chân người đi trên con đường đất làm phá tan bầu không khí tĩnh mịch bí ẩn của buổi đêm.Xa xa,lục tục vài bà hàng nước ngồi đun cái bếp lửa than để kịp nấu nước chè sớm

Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá,trên phía mép đường đan,những hàng thịt với ê hề nào thịt heo,thịt bò,thịt gà,…đã được dọn từ rất sớm cho kịp tay mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng…

Trời sáng dần,hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngỏ chợ,như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá,hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ.Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt,từ các xóm dưới nào rau,nào củ,nào quả… các thứ hàng lagim nằm trong mẹt,thúng các bà buôn chuyến đi vào chợ.Cả khu chợ rộn lên,bắt đầu cuộc đầu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán,có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc,cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo,cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi,để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhãm của mấy bà buôn.Lũ trẻ nhỏ đi học sớm,được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh,cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và tán vài câu rồi bỏ đi…

Qua giữa buổi,chợ bắt đầu thong thả,người đi chợ sớm tản sang các ngã rời khỏi chợ,những hàng cá,hàng thịt,hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang.Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trể mà phải chịu tay lấy mấy bó rau,con cá hàng ế cho vừa buổi chợ.Các bà hàng nước gôm mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước…

Trưa,mặt trời lên qua đỉnh đầu,nắng gắt,nóng bức và mùi ôi nồng làm cả khu chợ như đắm chìm trong bầu không khí đặc quánh,hàng họ đã dẹp dần từ giữa buổi.Chợ tan.

18 tháng 5 2017

Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố nó rất yên tĩnh và tràn đầy sức sống. Vừa đi ra khỏi cửa nhà, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiện chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thật gần gũi và thân thiện.

Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng. Ngày nào chợ cũng họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa g đến khi bóng mặt trời đã xế tà, nhưng phiên chợ chính thì chỉ có vào những ngày mồng 6,10,16 20, 26, 30 hàng tháng. Vào phiên chợ chính, hàng hóa được bày bán ở đây rất đa dạng và phong phú. Từ tinh mơ, những người bán hàng đã mang hàng ra chợ bày biện hàng hóa, ai cũng mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Trời sáng rõ hơn, những người đến mua đã bắt đầu đến chợ, khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Từ xa nhìn lại, chúng ta đã cảm nhận được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong.

Ngoài hàng hóa ra, trong chợ còn có những quán bún phở, mùi vị phở thơm phức, bốc khói nghi ngút, mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Phở quê tôi vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Phiên chợ quê không chỉ xuất hiện những người bán và người mua mà còn xuất hiện những em bé với những bộ quần áo xanh đó theo cha mẹ ra chợ. Em nào cũng nở nụ cười tươi trên khuôn mặt. Thấy phiên chợ đông đúc và có nhiều đồ đẹp, các em cứ chạy lung tung, hò hét thích thú.

Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những mặt hàng cần thiết cho gia đình như rổ rá, chiếu gối, đồ điện. Hàng thịt cá đông nghịt người mua, những phản thịt tươi ngon và tươi rói, những chậu cá với những con cá to, đang bơi lội, vùng vảy. Dạo qua một vòng khu bán hoa quả, tôi lại muốn được ăn những quả lê quả ổi chín mọng và tươi ngon… Tôi thấy hiện lên trong tâm trí mình hình ảnh người nông dân phải một nắng hai sương để tạo ra chúng, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với những người nông dân. Không chỉ có vậy, chợ quê tôi còn có nhiều loại bánh rất ngon, bánh chưng, bánh tét, bánh nếp,…Khi nào đi chợ tôi cũng phải thưởng thức một trong những loại bánh đó, khi ăn ăn xong là chúng tôi không thể quên được mùi vị ấy.

Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Buổi chiều, người đến chợ thưa dần, đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập, nó đã cho thấy sự no ấm đủ đầy của người dân quê tôi. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra trên mảnh đất này này và có cơ hội được tận hưởng cái hay cái đẹp của phiên chợ quê, tôi sẽ thường xuyên về quê hơn để được tận hưởng cảm giác này

25 tháng 4 2018

Từ ngày lên lớp 3, gia đình em chuyển đến một nơi ở mới cách xa ngôi trường tiểu học của em nên khi đó em cũng phải chuyển trường. Từ đó đến nay, đã lâu rồi em không được đến thăm ngôi trường thuở ấu thơ ấy của mình. Hôm nay, nhân dịp về thăm bà nội, em đã trở lại ngôi trường gắn bó với em suốt những năm đầu tiểu học.

Khi em chuyển đi thì trường tiểu học hát đầu sửa chữa và xây mới rất nhiều. Vì vây, hôm nay em trở lại thấy có nhiều điều đã đổi thay. Tuy thế, trường vẫn giữ được những hình ảnh gắn bó với tuổi thơ của em.

Con đường trước cổng trường được làm rộng hơn, cao hơn, bằng phẳng và thoáng đãng. Hai bên đường còn có vỉa hè sạch đẹp, có những cây phượng được trồng thẳng hàng rất đẹp mắt. Nhìn ra con đường đẹp đẽ ấy là cổng trường uy nghiêm cũng đã được xây mới. Tấm biển trường ngày nào đã được thay nhưng vẫn được trang trí và sơn màu như cũ - nó giống hệt với hình ảnh tấm biển trường em được nhìn thấy vào ngày đầu tiên em bước vào lớp 1. Em cứ đứng ngắm mãi tấm biển ấy không thôi. Vừa thân quen lại vừa ngỡ ngàng như cậu bé lớp 1 ngày đầu nhập học.

Bước qua cánh cổng trường rộng mở là một không gian vừa lạ vừa quen. Lạ vì sân trường rộng hơn ngày trước rất nhiều. Trước đấy, sân trường chỉ bằng một nửa thế này và được lát gạch màu đỏ, nửa còn lại là một khu đất trống với cỏ dại với những cây bằng lăng gầy gò. Bây giờ, tất cả được lát gạch, những cây thân gỗ được xây bồn và chăm sóc chu đáo nên tất cả đều tươi xanh, rợp bóng. Dưới mỗi tán cây lớn lại có những chiếc ghế đá dành cho các em nhỏ ngồi nghỉ ngợi sau khi đã chơi đùa thỏa thích. Nhìn thẳng từ cổng trường vào là khu nhà của các thầy cô giáo, khu nhà ấy vẫn như xưa. Em còn nhớ, trước đây mỗi lần có chương trình văn nghệ, các thầy cô thường làm sân khấu trước khu nhà này. Nhìn khu nhà thân quen, em như nhìn thấy chính mình đang đứng hát trước khu nhà đó. Ngược lại, hai dãy phòng học được xây hai bôn vuông góc với khu nhà của các thầy cô thì đã được xây mới hoàn toàn. Đó là hai dãy nhà ba tầng khang trang và rất đẹp đẽ với đầy đủ phương tiện dạy học rất hiện đại. Phòng nào cũng được trang trí bằng những tranh ảnh, dụng cụ rực rỡ và đẹp mắt.

Có lẽ những hàng cây là còn thân quen hơn cả: phượng vĩ, xà cừ, bằng lăng. Hơn ba năm đã trôi qua nhưng dường như chúng không thay đổi gì nhiều. Thân vẫn vươn cao, to và chắc. Nhìn chúng,  nhớ những buổi cả lớp cùng lao động, vun cây, tưới nước rồi đùa nghịch. Đó còn là những lúc nghịch ngợm bẻ hoa hay vụng về khắc mãi vào thân cây tên mình và tên lớp...

Rời mái trường tiểu học thân yêu ra về em vẫn còn bồi hồi xúc động. Mái trường như nhắc nhở em phải cố gắng học tập để xứng đáng với kỉ niệm đẹp đẽ thuở ấu thơ.

25 tháng 4 2018

Từ ngày lên lớp 3, gia đình em chuyển đến một nơi ở mới cách xa ngôi trường tiểu học của em nên khi đó em cũng phải chuyển trường. Từ đó đến nay, đã lâu rồi em không được đến thăm ngôi trường thuở ấu thơ ấy của mình. Hôm nay, nhân dịp về thăm bà nội, em đã trở lại ngôi trường gắn bó với em suốt những năm đầu tiểu học.

Khi em chuyển đi thì trường tiểu học hát đầu sửa chữa và xây mới rất nhiều. Vì vây, hôm nay em trở lại thấy có nhiều điều đã đổi thay. Tuy thế, trường vẫn giữ được những hình ảnh gắn bó với tuổi thơ của em.

Con đường trước cổng trường được làm rộng hơn, cao hơn, bằng phẳng và thoáng đãng. Hai bên đường còn có vỉa hè sạch đẹp, có những cây phượng được trồng thẳng hàng rất đẹp mắt. Nhìn ra con đường đẹp đẽ ấy là cổng trường uy nghiêm cũng đã được xây mới. Tấm biển trường ngày nào đã được thay nhưng vẫn được trang trí và sơn màu như cũ - nó giống hệt với hình ảnh tấm biển trường em được nhìn thấy vào ngày đầu tiên em bước vào lớp 1. Em cứ đứng ngắm mãi tấm biển ấy không thôi. Vừa thân quen lại vừa ngỡ ngàng như cậu bé lớp 1 ngày đầu nhập học.

Bước qua cánh cổng trường rộng mở là một không gian vừa lạ vừa quen. Lạ vì sân trường rộng hơn ngày trước rất nhiều. Trước đấy, sân trường chỉ bằng một nửa thế này và được lát gạch màu đỏ, nửa còn lại là một khu đất trống với cỏ dại với những cây bằng lăng gầy gò. Bây giờ, tất cả được lát gạch, những cây thân gỗ được xây bồn và chăm sóc chu đáo nên tất cả đều tươi xanh, rợp bóng. Dưới mỗi tán cây lớn lại có những chiếc ghế đá dành cho các em nhỏ ngồi nghỉ ngợi sau khi đã chơi đùa thỏa thích. Nhìn thẳng từ cổng trường vào là khu nhà của các thầy cô giáo, khu nhà ấy vẫn như xưa. Em còn nhớ, trước đây mỗi lần có chương trình văn nghệ, các thầy cô thường làm sân khấu trước khu nhà này. Nhìn khu nhà thân quen, em như nhìn thấy chính mình đang đứng hát trước khu nhà đó. Ngược lại, hai dãy phòng học được xây hai bôn vuông góc với khu nhà của các thầy cô thì đã được xây mới hoàn toàn. Đó là hai dãy nhà ba tầng khang trang và rất đẹp đẽ với đầy đủ phương tiện dạy học rất hiện đại. Phòng nào cũng được trang trí bằng những tranh ảnh, dụng cụ rực rỡ và đẹp mắt.

Có lẽ những hàng cây là còn thân quen hơn cả: phượng vĩ, xà cừ, bằng lăng. Hơn ba năm đã trôi qua nhưng dường như chúng không thay đổi gì nhiều. Thân vẫn vươn cao, to và chắc. Nhìn chúng,  nhớ những buổi cả lớp cùng lao động, vun cây, tưới nước rồi đùa nghịch. Đó còn là những lúc nghịch ngợm bẻ hoa hay vụng về khắc mãi vào thân cây tên mình và tên lớp...

Rời mái trường tiểu học thân yêu ra về em vẫn còn bồi hồi xúc động. Mái trường như nhắc nhở em phải cố gắng học tập để xứng đáng với kỉ niệm đẹp đẽ thuở ấu thơ.